[Funland] Chứng khoán và Bds sẽ thế nào khi Juve liên tục tuyển mộ?!

DonaldTrump79

Xe tăng
Biển số
OF-525095
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
1,255
Động cơ
188,414 Mã lực
Google có mà cụ, chủ tịch lớn
Có bức ảnh ngồi trên máy bay cạnh trùm cuối
Trên này bẫy ruồi với nằm ở vùng kín nhiều lắm đấy cụ, cụ nên cẩn thận củi lửa...
Bảo sao đùng cái bừng sáng như sao đêm :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Trong kinh doanh, quan trọng nhất là dòng tiền. Lỗ chưa chết nhưng đứt dòng tiền là chết 100%. Chủ DN bị dính đòn, tài sản bị phong toả - dòng tiền của DN bị gián đoạn là tất lẽ dĩ ngẫu. Không có dòng tiền lấy gì trả chi phí, trả lãi (gốc) vay đến hạn, trái phiếu đến hạn... trái phiếu đến hạn không trả được (dù chỉ 1 đồng) là lâm vào trạng thái vỡ nợ, bên cạnh đó đó là các khoản nợ khủng tại NH. Ôm nợ xấu, chả được khoanh, không thể tạo tiền, NH toạch nốt... Tất nhiên, NH còn cửa tăng huy động để co kéo, tuy nhiên muốn tăng huy động thì phải tăng LS.
Nếu tăng ls thì những thằng đã không trả nổi tiền sẽ tạch luôn, tài sản thế chấp ngân hàng chủ yếu là bds sẽ tạch nốt.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Nếu tăng ls thì những thằng đã không trả nổi tiền sẽ tạch luôn, tài sản thế chấp ngân hàng chủ yếu là bds sẽ tạch nốt.
Tàu thời gian vừa qua đã xử lý tốt vấn đề tương tự - chỉ cần copy, đừng cố gắng thông minh hơn là ổn.
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Tàu thời gian vừa qua đã xử lý tốt vấn đề tương tự - chỉ cần copy, đừng cố gắng thông minh hơn là ổn.
Vậy chỉ cần copy mô hình phương tây là Việt Nam thịnh vượng rồi hở cụ?
Kinh tế mỗi quốc gia mỗi khác, mỗi thời kỳ mỗi khác, cùng một cách mà có khi năm nay thành công năm sau lại thất bại, lèo lái con thuyền kinh tế không đơn giản như đánh cờ đâu ạ!
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Nào
Chúng ta hay liệt kê xem ở Việt Nam, ngoài kinh doanh xây dựng nói chung, cũng như kinh doanh bất động sản thì những ngành nghề linh doanh gì mà có thể hấp thụ được lượng tiền đền nghìn tỷ nọ, nghìn tỷ kia ?

Lĩnh vực nông nghiệp, nông sản, thủy sản ? Ngành này xuất khẩu tính được bằng chục tỷ đô đấy. Nhưng có những tay to nào đầu tư để hấp thụ cả ngàn tỷ ? và NH nào dám mạnh tay cho vay trong lĩnh vực này cả ngàn tỷ đây ? Kể cả cho vay thành nhiều món, mỗi món dăm chục, dăm trăm... nhưng có NH nào chịu mở rộng mạng lưới để nhặt nhạnh, góp gió thành bão không ?

Lĩnh vực cơ khí có thể hấp thụ nhiều vốn nhất là đầu tư SX ô tô tàu thủy này nọ thì ở VN ta có ông nào có tầm không ?

Đầu tư công như đường xá, cầu cống, sân bay... là nơi kéo theo các ngành khác tốt nhất, như sắt thép, xi măng.... nên nhà nước tích cực đầu tư công lắm đấy chứ. và cộng tất cả các dự án đầu tư công xem giá trị nó là bao nhiêu thì suy ra được các doanh nghiệp phục vụ nó cần bao nhiêu vốn, hấp thụ được bao nhiêu vốn đây ?

Vậy giờ NH thừa tiền, dân thừa tiền.... thì đổ vào đâu.
Hay NH cứ huy động tiết kiệm từ dân rồi để đấy ?

Cứ bảo là sao NH ham cho vay BĐS.
Bởi đơn giản là cho vay loại này nó dễ, doanh thu nó lớn; phương án của nó có tính thuyết phục bằng các con số. Kiểm soát sử dụng vốn sau khi vay nó dễ, sản phẩm/hàng hóa hình thành nó rõ mồn một...
Chứ cho vay SX bình thường á ? Vay được bao nhiêu ? tải sản thế chấp ở đâu (lại cũng là đất đai là chính), phương án kinh doanh bấp bõm vì sản phẩm đầu ra bố ai biết đâu mà lần ?



Các cụ cứ loi cái A rồi suy ra cái B làm gì? Sao không nhìn thẳng vào cái B mà nói chuyện?
Tiền ngân hàng không hề thiếu, mấy anh thiếu là do dính tới bds hoặc mới mở chưa đủ thời gian tích luỹ vốn. Và đó là việc của mấy anh đó, chỉ vì mấy anh đó mà vả toàn thị trường thì khác nào đập bình đuổi chuột?
Tiền ngân hàng cho vay chủ yếu từ tiền huy động, chứ vốn của ngân hàng chỉ là phần cực nhỏ so với tiền huy động được.
Thời gian vừa qua các bạn môi giới hay nói là dân có nhiều tiền lắm, có vài triệu tỉ đồng tiền gửi của dân cư và của các tổ chức trong hệ thống ngân hàng. Lượng tiền này sẽ tiếp tục vào bds và làm cho giá bds sẽ còn tăng tiếp.
Nhưng các bạn môi giới không biết rằng, để có được con số vài triệu tỉ đó trong hệ thống là kết quả của cả quá trình lâu dài tạo ra tiền ( bút tệ ) của hệ thống bank. ( từ 1 tỉ tiền gửi ban đầu, ngân hàng thương mại tạo ra 33 tỉ bút tệ ). Và nếu 1 tỉ tiền gửi ban đầu này bị rút ra thì 33 tỉ bút tệ (có thể đã đổ vào bds) sẽ mất theo.
Đấy là chưa nói đến việc tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp thường kì hạn chỉ và tháng, trong khi tiền cho vay bds thường lên đến 5 năm +.
Vậy nên nhìn qua thì tưởng là thừa tiền, nhưng chỉ cần 1 lượng vừa đủ tiền bị rút ra là nguy cơ mất thanh khoản sẽ xảy ra.
Ngân hàng là ngành chịu quản lý Nhà Nước chặt chẽ cụ ạ.

Tháng 8/2020, NHNN đã ban hành Thông tư 08/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019. Theo đó, lộ trình áp dụng tỷ lệ “tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn” theo Thông tư 22 được lùi lại một năm. Cụ thể, từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022 giảm còn 37%. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023 giảm còn 34% và từ ngày 01 tháng 10 năm 2023 là 30%.

Không phải cứ thích là mang vốn ngắn hạn ra để cho vay trung dài hạn.

Chẳng cứ doanh nghiệp đặc biệt là ngân hàng, doanh nghiệp thông thường cũng phải quan tâm đến tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ tài sản trung dài hạn để đảm bảo sức khoẻ tài chính. Ae bê bctc doanh nghiệp ra kiểu gì chả soi Vốn lưu động ròng.
Chả phải nhìn đâu xa, lật bctc của ngân hàng ra thì thấy nó vẫn thừa tiền, tiền cho vay và tiền gửi ở các ngân hàng đều tăng theo tỉ lệ tương ứng bù trừ lẫn nhau.
Còn xét tới chuyện rút tiền chọc gậy bánh xe thanh khoản thì nó xảy ra chưa? Nếu chưa thì sao dám nói? Bậc cao nhân nào dám nói mình thông tuệ hết hệ thống ngân hàng?
Đội bên bank bảo e
Năm nay kd bank toat mồ hôi vì nợ xấu tăng khó giấu hơn 2 năm covid
Thì chính dự án này đang hút tiền đầu cơ/đầu tư. Làm cac dự án khac hoặc đất nền chỗ khac chậm thanh khoản

Mà ko bán đuọc hàng thì…
Trong kinh doanh, quan trọng nhất là dòng tiền. Lỗ chưa chết nhưng đứt dòng tiền là chết 100%. Chủ DN bị dính đòn, tài sản bị phong toả - dòng tiền của DN bị gián đoạn là tất lẽ dĩ ngẫu. Không có dòng tiền lấy gì trả chi phí, trả lãi (gốc) vay đến hạn, trái phiếu đến hạn... trái phiếu đến hạn không trả được (dù chỉ 1 đồng) là lâm vào trạng thái vỡ nợ, bên cạnh đó đó là các khoản nợ khủng tại NH. Ôm nợ xấu, chả được khoanh, không thể tạo tiền, NH toạch nốt... Tất nhiên, NH còn cửa tăng huy động để co kéo, tuy nhiên muốn tăng huy động thì phải tăng LS.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Vậy chỉ cần copy mô hình phương tây là Việt Nam thịnh vượng rồi hở cụ?
Kinh tế mỗi quốc gia mỗi khác, mỗi thời kỳ mỗi khác, cùng một cách mà có khi năm nay thành công năm sau lại thất bại, lèo lái con thuyền kinh tế không đơn giản như đánh cờ đâu ạ!
Mô hình VN là sao chép của Tàu
 
Biển số
OF-380879
Ngày cấp bằng
3/9/15
Số km
903
Động cơ
247,910 Mã lực
Tuổi
34
Mô hình VN là sao chép của Tàu
Em không lạm bàn về vĩ mô, cho dù sao chép thì hoàn cảnh kinh tế cũng khác nhau xa lắm rồi.
Cụ nghía qua cái covid đi sẽ thấy khác biệt rõ rệt, không phải cái gì thằng tàu làm mình cũng làm được vì mình không có điều kiện như nó.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,503 Mã lực
Các doanh nghiệp ko nên bắt mà nên khoanh lại phân loại như TQ xử lý Evergrande: nợ dân nhỏ lẻ thì phải trả hoặc nhà nước can thiệp, nợ doanh nghiệp - doanh nghiệp / bank thì các ông tự xử với nhau theo hợp đồng, kể cả phá sản. Chứ bắt cũng ko giải quyết gì cả, bắt chỉ là cảnh cáo 1-2 trường hợp thôi. Evergrande tóe loe như vậy mà TQ có bắt đâu?
Cụ phân biệt làm ăn thua lỗ với vi phạm pháp luật chứ ạ?
 

Pinctada

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-810625
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
109
Động cơ
8,314 Mã lực
Nào
Chúng ta hay liệt kê xem ở Việt Nam, ngoài kinh doanh xây dựng nói chung, cũng như kinh doanh bất động sản thì những ngành nghề linh doanh gì mà có thể hấp thụ được lượng tiền đền nghìn tỷ nọ, nghìn tỷ kia ?

Lĩnh vực nông nghiệp, nông sản, thủy sản ? Ngành này xuất khẩu tính được bằng chục tỷ đô đấy. Nhưng có những tay to nào đầu tư để hấp thụ cả ngàn tỷ ? và NH nào dám mạnh tay cho vay trong lĩnh vực này cả ngàn tỷ đây ? Kể cả cho vay thành nhiều món, mỗi món dăm chục, dăm trăm... nhưng có NH nào chịu mở rộng mạng lưới để nhặt nhạnh, góp gió thành bão không ?

Lĩnh vực cơ khí có thể hấp thụ nhiều vốn nhất là đầu tư SX ô tô tàu thủy này nọ thì ở VN ta có ông nào có tầm không ?

Đầu tư công như đường xá, cầu cống, sân bay... là nơi kéo theo các ngành khác tốt nhất, như sắt thép, xi măng.... nên nhà nước tích cực đầu tư công lắm đấy chứ. và cộng tất cả các dự án đầu tư công xem giá trị nó là bao nhiêu thì suy ra được các doanh nghiệp phục vụ nó cần bao nhiêu vốn, hấp thụ được bao nhiêu vốn đây ?

Vậy giờ NH thừa tiền, dân thừa tiền.... thì đổ vào đâu.
Hay NH cứ huy động tiết kiệm từ dân rồi để đấy ?

Cứ bảo là sao NH ham cho vay BĐS.
Bởi đơn giản là cho vay loại này nó dễ, doanh thu nó lớn; phương án của nó có tính thuyết phục bằng các con số. Kiểm soát sử dụng vốn sau khi vay nó dễ, sản phẩm/hàng hóa hình thành nó rõ mồn một...
Chứ cho vay SX bình thường á ? Vay được bao nhiêu ? tải sản thế chấp ở đâu (lại cũng là đất đai là chính), phương án kinh doanh bấp bõm vì sản phẩm đầu ra bố ai biết đâu mà lần ?
Cho vay ngoài đầu tư công, tách ra làm 2 đối tượng nhìn cho dễ: (1) Doanh nghiệp, (2) Cá nhân.

1. Doanh nghiệp BĐS: là cho vay BĐS rồi.

Doanh nghiệp thông thường thì ngoài cho vay vốn lưu động, khoản lớn là đầu tư tài sản cố định, bất động sản đầu tư (văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải). Hầu như không thể né cho vay tài sản cố định, mà lại bắt doanh nghiệp hoạt động được. Đại khái rồi loanh quanh cũng đất đai xây sửa là nhiều.

Doanh nghiệp đặc thù như hàng không, hàng hải, sản xuất và truyền tải điện,... Không phát sinh thường xuyên, và không có nhiều doanh nghiệp đặc thù đề nghị vay vốn ở các ngân hàng.

2. Cá nhân: Cho vay tiêu dùng thì lớn nhất là cho vay mua nhà, xây nhà, mua đất. Nhu cầu mua nhà để ở rất lớn, chứ không chỉ có nhu cầu đầu cơ/đầu tư.

Loanh quanh hầu như đối tượng nào, khoản vay lớn nào rồi cũng dính tới BĐS, chính xác hơn là đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản thế chấp chủ yếu, được coi là tốt nhì chỉ sau có tiền gửi/tiền tiết kiệm, chính là BĐS. Để thấy là không phải ngân hàng thích cho vay, thích dính đến BĐS vì tăng doanh số, vì thừa tiền, không dính cũng không được cơ :D
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Nào
Chúng ta hay liệt kê xem ở Việt Nam, ngoài kinh doanh xây dựng nói chung, cũng như kinh doanh bất động sản thì những ngành nghề linh doanh gì mà có thể hấp thụ được lượng tiền đền nghìn tỷ nọ, nghìn tỷ kia ?

Lĩnh vực nông nghiệp, nông sản, thủy sản ? Ngành này xuất khẩu tính được bằng chục tỷ đô đấy. Nhưng có những tay to nào đầu tư để hấp thụ cả ngàn tỷ ? và NH nào dám mạnh tay cho vay trong lĩnh vực này cả ngàn tỷ đây ? Kể cả cho vay thành nhiều món, mỗi món dăm chục, dăm trăm... nhưng có NH nào chịu mở rộng mạng lưới để nhặt nhạnh, góp gió thành bão không ?

Lĩnh vực cơ khí có thể hấp thụ nhiều vốn nhất là đầu tư SX ô tô tàu thủy này nọ thì ở VN ta có ông nào có tầm không ?

Đầu tư công như đường xá, cầu cống, sân bay... là nơi kéo theo các ngành khác tốt nhất, như sắt thép, xi măng.... nên nhà nước tích cực đầu tư công lắm đấy chứ. và cộng tất cả các dự án đầu tư công xem giá trị nó là bao nhiêu thì suy ra được các doanh nghiệp phục vụ nó cần bao nhiêu vốn, hấp thụ được bao nhiêu vốn đây ?

Vậy giờ NH thừa tiền, dân thừa tiền.... thì đổ vào đâu.
Hay NH cứ huy động tiết kiệm từ dân rồi để đấy ?

Cứ bảo là sao NH ham cho vay BĐS.
Bởi đơn giản là cho vay loại này nó dễ, doanh thu nó lớn; phương án của nó có tính thuyết phục bằng các con số. Kiểm soát sử dụng vốn sau khi vay nó dễ, sản phẩm/hàng hóa hình thành nó rõ mồn một...
Chứ cho vay SX bình thường á ? Vay được bao nhiêu ? tải sản thế chấp ở đâu (lại cũng là đất đai là chính), phương án kinh doanh bấp bõm vì sản phẩm đầu ra bố ai biết đâu mà lần ?
Bác xem lại về cách ngân hàng thương mại tạo thêm ra tiền ( bút tệ ).
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Cho vay ngoài đầu tư công, tách ra làm 2 đối tượng nhìn cho dễ: (1) Doanh nghiệp, (2) Cá nhân.

1. Doanh nghiệp BĐS: là cho vay BĐS rồi.

Doanh nghiệp thông thường thì ngoài cho vay vốn lưu động, khoản lớn là đầu tư tài sản cố định, bất động sản đầu tư (văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải). Hầu như không thể né cho vay tài sản cố định, mà lại bắt doanh nghiệp hoạt động được. Đại khái rồi loanh quanh cũng đất đai xây sửa là nhiều.

Doanh nghiệp đặc thù như hàng không, hàng hải, sản xuất và truyền tải điện,... Không phát sinh thường xuyên, và không có nhiều doanh nghiệp đặc thù đề nghị vay vốn ở các ngân hàng.

2. Cá nhân: Cho vay tiêu dùng thì lớn nhất là cho vay mua nhà, xây nhà, mua đất. Nhu cầu mua nhà để ở rất lớn, chứ không chỉ có nhu cầu đầu cơ/đầu tư.

Loanh quanh hầu như đối tượng nào, khoản vay lớn nào rồi cũng dính tới BĐS, chính xác hơn là đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản thế chấp chủ yếu, được coi là tốt nhì chỉ sau có tiền gửi/tiền tiết kiệm, chính là BĐS. Để thấy là không phải ngân hàng thích cho vay, thích dính đến BĐS vì tăng doanh số, vì thừa tiền, không dính cũng không được cơ :D
Ngân hàng thích cho vay bds vì nhanh tạo vòng quay tiền nhất. Ví dụ từ 1 tỉ tiền gửi ban đầu, muốn tạo ra được 33 tỉ bút tệ, nếu cho vay nhỏ lẻ thì phải mất vài năm, nhưng nếu cho vay bds thì chỉ cần 1 năm. Nhưng bạo phát thì dễ bạo tàn.
 

Pinctada

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-810625
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
109
Động cơ
8,314 Mã lực
Ngân hàng thích cho vay bds vì nhanh tạo vòng quay tiền nhất. Ví dụ từ 1 tỉ tiền gửi ban đầu, muốn tạo ra được 33 tỉ bút tệ, nếu cho vay nhỏ lẻ thì phải mất vài năm, nhưng nếu cho vay bds thì chỉ cần 1 năm. Nhưng bạo phát thì dễ bạo tàn.
Nói chính xác thì một cách vi mô, nhân viên tín dụng, giám đốc chi nhánh, những người chịu doanh số, sẽ có xu hướng thích 1 khoản vay lớn hơn là nhiều khoản vay nhỏ. Bởi vì 100 tỉ hay 100 triệu để cho vay cũng phải đẻ ra từng đó tờ giấy, từng đó bước, từng đó nhân viên tham gia vào. Làm món lớn sẽ nhàn hơn.

Nói về cổ đông, chủ ngân hàng, họ thích cho vay vốn lưu động hơn, vòng quay tiền ngắn hơn, dưới 12 tháng đã thu một lần cả gốc lẫn lãi. An toàn mà hiệu quả. Chính vì thế mà khẩu vị tín dụng của các ngân hàng khác nhau có khác nhau. Chắc ăn như ACB thích cho vay doanh nghiệp thương mại, thắt chặt tài sản đảm bảo. Cho vay mua ô tô khó nhằn thì có VIB, TPB thì phải. MBB cho vay đánh giá khoản phải thu, dòng tiền rất cao... Cái gì để lâu chả sinh lắm chuyện, khoản vay trung dài hạn cũng phải thẩm định, quản lý, giám sát, đốc thúc phức tạp hơn.

Ngân hàng thương mại hoạt động cũng đơn giản như doanh nghiệp, họ quan tâm lợi nhuận và kiểm soát rủi ro mất vốn. Họ không vì mục tiêu cung tiền hay cái gì cả, mặc dù trong vận hành họ tham gia đóng góp vào đó.
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Nói chính xác thì một cách vi mô, nhân viên tín dụng, giám đốc chi nhánh, những người chịu doanh số, sẽ có xu hướng thích 1 khoản vay lớn hơn là nhiều khoản vay nhỏ. Bởi vì 100 tỉ hay 100 triệu để cho vay cũng phải đẻ ra từng đó tờ giấy, từng đó bước, từng đó nhân viên tham gia vào. Làm món lớn sẽ nhàn hơn.

Nói về cổ đông, chủ ngân hàng, họ thích cho vay vốn lưu động hơn, vòng quay tiền ngắn hơn, dưới 12 tháng đã thu một lần cả gốc lẫn lãi. An toàn mà hiệu quả. Chính vì thế mà khẩu vị tín dụng của các ngân hàng khác nhau có khác nhau. Chắc ăn như ACB thích cho vay doanh nghiệp thương mại, thắt chặt tài sản đảm bảo. Cho vay mua ô tô khó nhằn thì có VIB, TPB thì phải. MBB cho vay đánh giá khoản phải thu, dòng tiền rất cao... Cái gì để lâu chả sinh lắm chuyện, khoản vay trung dài hạn cũng phải thẩm định, quản lý, giám sát, đốc thúc phức tạp hơn.

Ngân hàng thương mại hoạt động cũng đơn giản như doanh nghiệp, họ quan tâm lợi nhuận và kiểm soát rủi ro mất vốn. Họ không vì mục tiêu cung tiền hay cái gì cả, mặc dù trong vận hành họ tham gia đóng góp vào đó.
Trả nợ sớm cũng bị ngân hàng phạt đấy bác. Ngân hàng thích khách vay dài hạn, nên bác nói là thích cho vay kì hạn ngắn là chưa đúng đâu.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Vâng

Ý tôi là ở Việt Nam ta, ừ thì kể cả tiền trong dân có nhiều, tiền trong NH có dư thì muốn hay không muốn cũng chả có chỗ nào hút được nguồn vốn lớn của NH cả - ngoài bất động sản.
Sản xuất để tiêu dùng trong nước và kể cả xuất khẩu được bao nhiêu ?
Tiêu dùng cá nhân nghe xe nọ xe kia nhưng tổng thể cả nước được bao nhiêu đâu
Đến như đầu tư công dầm dập đường xá cầu cống sân bay là thế thì cũng tính trung bình mỗi năm được bao nhiêu đây.
(các doanh nghiệp tham gia xây dựng trong gói đầu tư công thì phải đi vay vốn ngân hàng trước đã, chứ mấy ông có tiền túi bỏ ra làm đâu. Nên kể cả tính là đội DN này đi vay thì cũng chỉ ở mức đến 80% chỗ chỗ đầu tư công kia đi

Tổng những khoản phi bất động sản ở VN cần vay vốn là đáng mấy đâu.

Chúng ta, từ người dân cho đến DN nhỏ, vừa và cả những ông to nữa... cái thiếu nhất là "làm cái gì, buôn cái gì" chứ không phải là biết làm cái gì nhưng thiếu vốn.
Câu than vãn cửa miệng "thiếu vốn, lãi suất cao" chỉ là ngụy biện, che dấu cái năng lực "cóc biết làm gì" mà thôi.


Cho vay ngoài đầu tư công, tách ra làm 2 đối tượng nhìn cho dễ: (1) Doanh nghiệp, (2) Cá nhân.

1. Doanh nghiệp BĐS: là cho vay BĐS rồi.

Doanh nghiệp thông thường thì ngoài cho vay vốn lưu động, khoản lớn là đầu tư tài sản cố định, bất động sản đầu tư (văn phòng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải). Hầu như không thể né cho vay tài sản cố định, mà lại bắt doanh nghiệp hoạt động được. Đại khái rồi loanh quanh cũng đất đai xây sửa là nhiều.

Doanh nghiệp đặc thù như hàng không, hàng hải, sản xuất và truyền tải điện,... Không phát sinh thường xuyên, và không có nhiều doanh nghiệp đặc thù đề nghị vay vốn ở các ngân hàng.

2. Cá nhân: Cho vay tiêu dùng thì lớn nhất là cho vay mua nhà, xây nhà, mua đất. Nhu cầu mua nhà để ở rất lớn, chứ không chỉ có nhu cầu đầu cơ/đầu tư.

Loanh quanh hầu như đối tượng nào, khoản vay lớn nào rồi cũng dính tới BĐS, chính xác hơn là đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản thế chấp chủ yếu, được coi là tốt nhì chỉ sau có tiền gửi/tiền tiết kiệm, chính là BĐS. Để thấy là không phải ngân hàng thích cho vay, thích dính đến BĐS vì tăng doanh số, vì thừa tiền, không dính cũng không được cơ :D
Bác xem lại về cách ngân hàng thương mại tạo thêm ra tiền ( bút tệ ).
Nói chính xác thì một cách vi mô, nhân viên tín dụng, giám đốc chi nhánh, những người chịu doanh số, sẽ có xu hướng thích 1 khoản vay lớn hơn là nhiều khoản vay nhỏ. Bởi vì 100 tỉ hay 100 triệu để cho vay cũng phải đẻ ra từng đó tờ giấy, từng đó bước, từng đó nhân viên tham gia vào. Làm món lớn sẽ nhàn hơn.

Nói về cổ đông, chủ ngân hàng, họ thích cho vay vốn lưu động hơn, vòng quay tiền ngắn hơn, dưới 12 tháng đã thu một lần cả gốc lẫn lãi. An toàn mà hiệu quả. Chính vì thế mà khẩu vị tín dụng của các ngân hàng khác nhau có khác nhau. Chắc ăn như ACB thích cho vay doanh nghiệp thương mại, thắt chặt tài sản đảm bảo. Cho vay mua ô tô khó nhằn thì có VIB, TPB thì phải. MBB cho vay đánh giá khoản phải thu, dòng tiền rất cao... Cái gì để lâu chả sinh lắm chuyện, khoản vay trung dài hạn cũng phải thẩm định, quản lý, giám sát, đốc thúc phức tạp hơn.

Ngân hàng thương mại hoạt động cũng đơn giản như doanh nghiệp, họ quan tâm lợi nhuận và kiểm soát rủi ro mất vốn. Họ không vì mục tiêu cung tiền hay cái gì cả, mặc dù trong vận hành họ tham gia đóng góp vào đó.
 

Pinctada

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-810625
Ngày cấp bằng
11/4/22
Số km
109
Động cơ
8,314 Mã lực
Trả nợ sớm cũng bị ngân hàng phạt đấy bác. Ngân hàng thích khách vay dài hạn, nên bác nói là thích cho vay kì hạn ngắn là chưa đúng đâu.
Phạt trả nợ trước hạn không phải là do ngân hàng không thích cho vay ngắn hạn đâu bác, mà là do việc trả nợ không thực hiện đúng kế hoạch vốn.

Lên kế hoạch dòng tiền thì đơn vị kinh doanh nào cũng phải làm, quy mô càng lớn càng phải làm chặt. Giờ bác tính ngày 10 tháng sau mới trả nợ nhà cung cấp, cho người mua nợ tới ngày 5 tháng sau, mà 10 tháng này người bán đã đòi tiền thì có ổn không?

Ngân hàng cân đối nguồn đảm bảo thanh khoản trả gốc tiết kiệm theo các kỳ hạn, thu nợ vay trên các kỳ hạn, từ đó tính biên lợi nhuận, tính lãi suất cho vay, quản trị rủi ro... Ông nào cũng phá hợp đồng không bị phạt thì tính toán thế nào? Có phải tự nhiên mà thu xếp được nguồn cho vay 3, 5, 10 năm đâu?

Chưa nói các khoản vay có ưu đãi lãi suất thời gian đầu, ngân hàng thu bù vào thời gian sau. Ưu đãi lãi suất vay 2% trong 12 tháng, đi huy động cân nguồn trung dài hạn 7%, tháng thứ 11 ông đi vay đòi trả nợ, ngân hàng không phạt thì đi buôn ngược ạ? Rồi các khoản vay tiêu dùng lãi add-on, tức là trả bớt nợ rồi vẫn tính lãi trên số tiền vay, lãi suất công bố của nó thấp vì nó thu bù vào những năm sau của khoản vay, giờ đòi trả sớm làm gì có chuyện không phạt?...

Nói về thích, nói ngân hàng chỉ thích cho vay ngắn hạn cũng chưa đủ. Đúng ra phải nói ngân hàng thích cho vay các khoản vay có mục đích rõ ràng, có nguồn trả đều đặn, có tài sản đảm bảo chắc chắn, có người đi vay đàng hoàng. Nếu cùng các cơ sở so sánh, thì khoản vay ngắn hạn cho tiền về cả gốc lẫn lãi trước cho vay trung dài hạn, chả sướng hơn ạ. Mang tiền đi cho vay thêm nhiều vòng khác.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vnexpress theo đuôi các cụ Ofer bàn về ngành ngân hàng này, chất lượng tài sản xấu đi nhưng lợi nhuận lập đỉnh?

 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,668,503 Mã lực
Chúng ta, từ người dân cho đến DN nhỏ, vừa và cả những ông to nữa... cái thiếu nhất là "làm cái gì, buôn cái gì" chứ không phải là biết làm cái gì nhưng thiếu vốn.
Câu than vãn cửa miệng "thiếu vốn, lãi suất cao" chỉ là ngụy biện, che dấu cái năng lực "cóc biết làm gì" mà thôi.
Em cũng cho là như cụ nói. Ít nghĩ, nghĩ không được hay ho lắm. Chứ bảo lẹt đẹt vì thiếu tiền, thành ra tiền lại quan trọng quá. :P

Tiền mà quan trọng thật như thế, thì bank lãi to, còn doanh nghiệp bì bõm mãi cũng đúng thôi.
 

aotu

Xe hơi
Biển số
OF-179638
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
150
Động cơ
339,564 Mã lực
Ban căng phết, bds thì em ko lo bằng chứng khoán :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top