- Biển số
- OF-20359
- Ngày cấp bằng
- 25/8/08
- Số km
- 69
- Động cơ
- 500,890 Mã lực
HSBC : Triển vọng TTCK Việt Nam không sáng sủa
10 giờ 53 phút trước
(SanOTC) Ngày 3/12/2008, HSBC-Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải - ra báo cáo hàng tháng “Vietnam Monitor’ tạm dịch là “theo dõi tình hìnhViệt Nam” với nội dung phân tích về tình hình kinh tế, đưa ra các chiến lược đối với thị trường chứng khoán, thị trường lãi suất cố định và thị trường ngoại hối của Việt Nam.
Trong bài viết này, SanOTC tập trung vào tóm tắt nội dung chính về chiến lược thị trường chứng khoán Việt Nam và tình hình kinh tế để độc giả tham khảo. Trong bản báo cáo này, HSBC tỏ rõ cái nhìn bi quan đối với thị trường chứng khoán và kinh tế Việt Nam.
Một tháng tàn khốc
Sự tàn khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 được thể hiện ở 4 điểm chính sau:
• Hàn thử biểu VN-Index mất thêm 10% trong tháng 11
• Tổng vốn hóa thị trường giảm còn 13 tỷ USD- quá nhỏ để có thể đầu tư
• Nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường vì quy mô thị trường thu hẹp
• Các loại thuế mới áp dụng từ tháng 1/2009 sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ở điểm thứ nhất, với mức giảm 10% trong tháng 11, thị trường Việt Nam đã tụt dốc mạnh hơn mức giảm 6,1% của chỉ số trung bình thị trường chứng khoán châu Á trừ Nhật Bản MSCI và mất 75% so với đỉnh của thị trường hồi tháng 3/2007. Ở thời điểm cuối tháng 11, chỉ số này đã về sát mức 300 điểm, một ngưỡng kháng cự tâm lý cực kỳ quan trọng, và là đáy của thị trường kể từ tháng 12/2005.
Ở điểm thứ 2, tổng giá trị vốn hóa thị trường của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM đã co lại chỉ còn 13 tỷ USD (so với mức 30 tỷ USD ở thời điểm đầu năm nay). HSBC nhận định, 13 tỷ USD là quá nhỏ so với các TTCK nhỏ khác ở châu Á, ví dụ như thị trường Indonesia có mức vốn hóa 79 tỷ USD, hay thị trường Philippines có mức vốn hóa 98 tỷ USD.
Biểu đồ về giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài theo quý từ tháng 1/2006 đến 10/2008 (Đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Bloomberg.
Bên cạnh đó, giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 chỉ đạt mức 782 triệu USD, bằng già nửa giá trị giao dịch của tháng 12 năm ngoái. Hiện chỉ còn có ngân hàng ACB là doanh nghiệp niêm yết duy nhất có giá trị vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD so với mức 9 doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm ngoái. Số doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa trên 500 triệu USD cũng giảm từ mức 15 doanh nghiệp xuống còn 7 doanh nghiệp.
HSBC nhận định TTCK Việt Nam lúc này đã gần như “không thể đầu tư” đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, ngoại trừ các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến điểm thứ 3, và không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra lượng cổ phiếu Việt Nam mà họ đang nắm giữ. Trong tháng 11, lượng bán ròng của khối ngoại là 48 triệu USD, xấp xỉ mức bán ròng của khối này trong tháng 10.
Các chuyên gia HSBC cho rằng ngoài các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam, lượng cổ phiếu Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài khác đang nắm giữ còn không nhiều, do đó, áp lực bán ra trong thời gian tới sẽ hạn chế.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam , hiện vẫn nắm giữ khoảng 22% lượng cổ phiếu niêm yết, tương đương với hơn một nửa tổng số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường, tăng hơn so với mức 18% của cuối năm ngoái. Do đó, thời gian tới, thị trường vẫn sẽ chịu tác động bất cân xứng từ các động thái của các quỹ này, nếu các quỹ này bán ra tăng mức nắm giữ tiền mặt, hay thậm chí đóng cửa.
Biểu đồ về giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài từ tháng 1/2007 đến 11/2008 (Đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Bloomberg.
Điểm cuối cùng là một số loại thuế sẽ được bắt đầu áp dụng vào 1/1/2009 sẽ được trình bày trong phần phân tích triển vọng thị trường dưới đây
Triển vọng tương lai không tươi sáng:
Triển vọng tương lai TTCK Việt Nam trong vài tháng tới cũng được các chuyên gia phân tích của HSBC nhìn từ 4 góc độ:
• Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của thị trường Việt Nam
• Nhìn vào tương lai gần
• Triển vọng kinh tế vĩ mô
• Giá chứng khoán
Thứ nhất, các chuyên gia thực hiện báo cáo này truy tìm nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của thị trường Việt Nam. Họ cho rằng nguyên nhân bắt nguồn cả từ yếu tố bên ngoài và vấn đề nội tại. Sự sụt giảm chung của thị trường chứng khoán toàn cầu có ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam nhưng vấn đề lớn hơn lại chính là sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế, chính sách vĩ mô của Chính phủ, cũng như sai lầm của các doanh nghiệp niêm yết trong hoạt động đầu tư trái nghề vào thị trường bất động sản và chứng khoán dẫn tới thua lỗ nặng. Sự lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng kéo theo sự suy sụp niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nhiều người đã không còn hứng thú gì nữa với thị trường này.
Thứ 2, nhìn vào tương lai gần, HSBC cho rằng, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới vẫn chưa có gì sáng sủa. Chính phủ cho đến nay vẫn bác bỏ việc hoãn thuế có hiệu lực từ tháng 1/2009 áp dụng cho lợi tức chứng khoán và lãi đầu tư chứng khoán. Mặc dù các mức thuế suất thấp, nhưng tác động tâm lý sẽ hạn chế các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường. Trên thực tế, đã có nhiều công ty thông báo trả cổ tức một lần trước cuối năm nay để giúp các nhà đầu tư tránh thuế.
Thứ 3, triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có một số vấn đề phải bàn. HSBC nhận định lạm phát có thể xuống 1 con số trong năm 2009; các chỉ số phát triển cho thấy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn yếu, tỷ lệ lãi suất có thể được hạ xuống 9% vào cuối năm và giảm thêm 1,5% trong năm 2009.
Điều đáng lo ngại là một số nhà đầu tư đã bắt đầu lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu (68% GDP trong năm ngoái) và FDI (25% tổng nguồn vốn đầu tư) sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình bên ngoài.
Thứ 4, giá chứng khoán ở Việt Nam lúc này cũng không phải là rẻ. Chỉ số giá so với thu nhập 12 tháng tương lai (P/E) của thị trường Việt Nam (tính dựa trên mức giả định thu nhập trên cổ phiếu –EPS- giảm 10% trong năm nay và tăng 15% trong năm 2009) là khoảng 10 lần, cao hơn đáng kể so với mức 8,3 lần của thị trường Trung Quốc và 8,9 lần của thị trường Ấn Độ, nơi có thu nhập cao hơn và rủi ro ít hơn.
Biểu đồ dự báo chỉ số giá so với thu nhập 12 tháng tương lai (PE) của VN Index - Nguồn: HSBC
Kết luận : Sau những phân tích trên, HSBC kết luận họ tiếp tục giữ quan điểm thận trọng về thị trường chứng khoán Việt Nam trong vài tháng tới. Thậm chí ngay cả khi các hoạt động đầu tư rủi ro toàn cầu quay trở lại thì các chuyên gia của HSBC vẫn cho rằng các tổ chức quốc tế sẽ ưa chuộng các thị trường mới nổi khác hơn Việt Nam nơi chỉ có 1-2 công ty niêm yết hấp dẫn vì sự minh bạch và kinh doanh đúng ngành nghề của mình. Các chuyên gia thực hiện báo cáo còn nhận định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam khó có thể hoạt động tốt hơn các thị trường khác trong khu vực trong giai đoạn đầu phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu.
10 giờ 53 phút trước
(SanOTC) Ngày 3/12/2008, HSBC-Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải - ra báo cáo hàng tháng “Vietnam Monitor’ tạm dịch là “theo dõi tình hìnhViệt Nam” với nội dung phân tích về tình hình kinh tế, đưa ra các chiến lược đối với thị trường chứng khoán, thị trường lãi suất cố định và thị trường ngoại hối của Việt Nam.
Trong bài viết này, SanOTC tập trung vào tóm tắt nội dung chính về chiến lược thị trường chứng khoán Việt Nam và tình hình kinh tế để độc giả tham khảo. Trong bản báo cáo này, HSBC tỏ rõ cái nhìn bi quan đối với thị trường chứng khoán và kinh tế Việt Nam.
Một tháng tàn khốc
Sự tàn khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 được thể hiện ở 4 điểm chính sau:
• Hàn thử biểu VN-Index mất thêm 10% trong tháng 11
• Tổng vốn hóa thị trường giảm còn 13 tỷ USD- quá nhỏ để có thể đầu tư
• Nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường vì quy mô thị trường thu hẹp
• Các loại thuế mới áp dụng từ tháng 1/2009 sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ở điểm thứ nhất, với mức giảm 10% trong tháng 11, thị trường Việt Nam đã tụt dốc mạnh hơn mức giảm 6,1% của chỉ số trung bình thị trường chứng khoán châu Á trừ Nhật Bản MSCI và mất 75% so với đỉnh của thị trường hồi tháng 3/2007. Ở thời điểm cuối tháng 11, chỉ số này đã về sát mức 300 điểm, một ngưỡng kháng cự tâm lý cực kỳ quan trọng, và là đáy của thị trường kể từ tháng 12/2005.
Ở điểm thứ 2, tổng giá trị vốn hóa thị trường của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM đã co lại chỉ còn 13 tỷ USD (so với mức 30 tỷ USD ở thời điểm đầu năm nay). HSBC nhận định, 13 tỷ USD là quá nhỏ so với các TTCK nhỏ khác ở châu Á, ví dụ như thị trường Indonesia có mức vốn hóa 79 tỷ USD, hay thị trường Philippines có mức vốn hóa 98 tỷ USD.
Biểu đồ về giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài theo quý từ tháng 1/2006 đến 10/2008 (Đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Bloomberg.
Bên cạnh đó, giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 chỉ đạt mức 782 triệu USD, bằng già nửa giá trị giao dịch của tháng 12 năm ngoái. Hiện chỉ còn có ngân hàng ACB là doanh nghiệp niêm yết duy nhất có giá trị vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD so với mức 9 doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm ngoái. Số doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa trên 500 triệu USD cũng giảm từ mức 15 doanh nghiệp xuống còn 7 doanh nghiệp.
HSBC nhận định TTCK Việt Nam lúc này đã gần như “không thể đầu tư” đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, ngoại trừ các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến điểm thứ 3, và không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra lượng cổ phiếu Việt Nam mà họ đang nắm giữ. Trong tháng 11, lượng bán ròng của khối ngoại là 48 triệu USD, xấp xỉ mức bán ròng của khối này trong tháng 10.
Các chuyên gia HSBC cho rằng ngoài các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam, lượng cổ phiếu Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài khác đang nắm giữ còn không nhiều, do đó, áp lực bán ra trong thời gian tới sẽ hạn chế.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các quỹ chuyên đầu tư vào Việt Nam , hiện vẫn nắm giữ khoảng 22% lượng cổ phiếu niêm yết, tương đương với hơn một nửa tổng số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường, tăng hơn so với mức 18% của cuối năm ngoái. Do đó, thời gian tới, thị trường vẫn sẽ chịu tác động bất cân xứng từ các động thái của các quỹ này, nếu các quỹ này bán ra tăng mức nắm giữ tiền mặt, hay thậm chí đóng cửa.
Biểu đồ về giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài từ tháng 1/2007 đến 11/2008 (Đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Bloomberg.
Điểm cuối cùng là một số loại thuế sẽ được bắt đầu áp dụng vào 1/1/2009 sẽ được trình bày trong phần phân tích triển vọng thị trường dưới đây
Triển vọng tương lai không tươi sáng:
Triển vọng tương lai TTCK Việt Nam trong vài tháng tới cũng được các chuyên gia phân tích của HSBC nhìn từ 4 góc độ:
• Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của thị trường Việt Nam
• Nhìn vào tương lai gần
• Triển vọng kinh tế vĩ mô
• Giá chứng khoán
Thứ nhất, các chuyên gia thực hiện báo cáo này truy tìm nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của thị trường Việt Nam. Họ cho rằng nguyên nhân bắt nguồn cả từ yếu tố bên ngoài và vấn đề nội tại. Sự sụt giảm chung của thị trường chứng khoán toàn cầu có ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam nhưng vấn đề lớn hơn lại chính là sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế, chính sách vĩ mô của Chính phủ, cũng như sai lầm của các doanh nghiệp niêm yết trong hoạt động đầu tư trái nghề vào thị trường bất động sản và chứng khoán dẫn tới thua lỗ nặng. Sự lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng kéo theo sự suy sụp niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nhiều người đã không còn hứng thú gì nữa với thị trường này.
Thứ 2, nhìn vào tương lai gần, HSBC cho rằng, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới vẫn chưa có gì sáng sủa. Chính phủ cho đến nay vẫn bác bỏ việc hoãn thuế có hiệu lực từ tháng 1/2009 áp dụng cho lợi tức chứng khoán và lãi đầu tư chứng khoán. Mặc dù các mức thuế suất thấp, nhưng tác động tâm lý sẽ hạn chế các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường. Trên thực tế, đã có nhiều công ty thông báo trả cổ tức một lần trước cuối năm nay để giúp các nhà đầu tư tránh thuế.
Thứ 3, triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có một số vấn đề phải bàn. HSBC nhận định lạm phát có thể xuống 1 con số trong năm 2009; các chỉ số phát triển cho thấy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn yếu, tỷ lệ lãi suất có thể được hạ xuống 9% vào cuối năm và giảm thêm 1,5% trong năm 2009.
Điều đáng lo ngại là một số nhà đầu tư đã bắt đầu lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu (68% GDP trong năm ngoái) và FDI (25% tổng nguồn vốn đầu tư) sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình bên ngoài.
Thứ 4, giá chứng khoán ở Việt Nam lúc này cũng không phải là rẻ. Chỉ số giá so với thu nhập 12 tháng tương lai (P/E) của thị trường Việt Nam (tính dựa trên mức giả định thu nhập trên cổ phiếu –EPS- giảm 10% trong năm nay và tăng 15% trong năm 2009) là khoảng 10 lần, cao hơn đáng kể so với mức 8,3 lần của thị trường Trung Quốc và 8,9 lần của thị trường Ấn Độ, nơi có thu nhập cao hơn và rủi ro ít hơn.
Biểu đồ dự báo chỉ số giá so với thu nhập 12 tháng tương lai (PE) của VN Index - Nguồn: HSBC
Kết luận : Sau những phân tích trên, HSBC kết luận họ tiếp tục giữ quan điểm thận trọng về thị trường chứng khoán Việt Nam trong vài tháng tới. Thậm chí ngay cả khi các hoạt động đầu tư rủi ro toàn cầu quay trở lại thì các chuyên gia của HSBC vẫn cho rằng các tổ chức quốc tế sẽ ưa chuộng các thị trường mới nổi khác hơn Việt Nam nơi chỉ có 1-2 công ty niêm yết hấp dẫn vì sự minh bạch và kinh doanh đúng ngành nghề của mình. Các chuyên gia thực hiện báo cáo còn nhận định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam khó có thể hoạt động tốt hơn các thị trường khác trong khu vực trong giai đoạn đầu phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu.