Theo nghuồn tin đáng tin cậy mà ĐTCK có được thì các đối tác nước ngoài chào mua cổ phần của VCB ở mức giá tốt nhất so với mức giá của các ngân hàng khác đã bán cho đối tác chiến lược nước ngoài như ACB, Techcombank, VPBank,
Giá trị của VCB đã được đơn vị tư vấn xác định giá cao gấp 9 lần giá trị sổ sách của VCB tính tới thời điểm 31/12/2006. Với tổng mức vốn chủ sở hữu gần 11.000 tỷ đồng thì giá trị của VCB được các nhà đầu tư nước ngoài xác định khoảng 90.000 tỷ đồng (gần 6 tỷ USD). Hay nói khác đi là gấp khoảng 20 lần vốn điều lệ (hơn 4.000 tỷ đồng) với thời điểm trên, quy đổi đơn thuần thì mức giá là 20 lần giá cổ phiếu theo mệnh giá 10.000 đồng/CP.
Theo lãnh đạo một quỹ đầu tư khá lớn tại Việt Nam (đề nghị không nêu tên), việc định giá của một doanh nghiệp theo phương pháp quốc tế thường được phân tích trên 3 cơ sở, đó là: Phân tích chiết khấu cổ tức để đưa ra giá trị nội tại của ngân hàng, dựa trên khả năng sinh lời dòng tiền hoặc tiềm năng cổ tức dài hạn của ngân hàng (DDA); phân tích các trường hợp mua bán tương đồng, so sánh với ngân hàng có vị thế tương tự ở các nước xung quanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia
Với những thông số mà VCB đã có cũng như so sánh từ thị trường, việc xác định giá trị gấp khoảng 9 lần giá trị sổ sách của VCB là hoàn toàn có thể.
Vấn đề là các nhà đầu tư lớn nước ngoài đã không trả tới mức này giống như tin của một hãng thông tấn nước ngoài đã đưa (127.700 178.780 đồng/CP), và không hợp kỳ vọng của VCB và Chính phủ về khả năng tăng trưởng của Ngân hàng trong tương lai, và kết quả là việc IPO của VCB sẽ cơ bản giống với trượng hợp của Bảo Việt trước đây, đó là IPO trước, chọn cổ đông chiến lược sau.
ACB STB MB up up