[Funland] Chứng khoán, cổ phẩn, cổ phiếu (Phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
TungRau nói:
Hôm nay , nếu VNM xuống 171 là giá cực tốt để mua vào.

VPK nếu xuống thêm 2 phiên nữa giá tầm 25-27K thì múc tốt.

Đấy là suy đoán theo các chỉ số nhé

VMM 180
khối lượng toàn thị trường chỉ còn 115 tỷ P1
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
REE sẽ đi về đâu khi hôm nay giá khớp 250 và dư bán giá 251 hơn 2 triệu CP? Em vừa cơ cấu lại danh mục rồi, chỉ còn REE và GMD nữa thôi - đang dư ra một đống tiền, nếu REE xuống <240 em lại bắn hết cơ số đạn. Bây giờ đến giai đoạn rình mò bắn tỉa, mục tiêu GMD<150, VNM<165, REE<240, SAM<190. Cứ chú nào đạt đúng giá mong đợi là em khừ, kiểu gì cũng lãi. Thời buổi loạn lạc khó khăn, lãi 5%-10% là quý lắm rồi !!!
 

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,307
Động cơ
595,680 Mã lực
Em thì chỉ còn rình 2 chú thôi , VNM <= 170 , VPK <=26

Vừa bán hết STB đi ( chẳng cần chốt chiết gì nữa , lời đủ rồi ) để lấy đạn múc.

Với REE , nhận định của iem thì giá tốt nhất là 300 thôi ( bữa trước bác Đẻ làm chứng :) ) Bữa trước 299 mà bác ấy bán không kịp :)
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Cho em cắt dán tý

HOẠT ĐỘNG CỦA PETROVIETNAM TELECOM

Chúc mừng bác nào có Petrosetco nhé

Ngày 9 tháng 4 năm 2007, Xí nghiệp Viễn thông Dầu khí (PetroViet nam Telecom) thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Dầu khí (PetroSetco) được Sở hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh chính thức cấp giấy phép hoạt động kinh doanh phân phối điện thoại di động trên phạm vi toàn quốc.

PETROSETCO đang trong giai đoạn cuối hoàn thiện hệ thống phân phối nhằm tiếp cận các nhà bán lẻ với phương châm đáp ứng đơn hàng với thời gian ngắn nhất và với độ bao phủ bao phủ toàn quốc. Ngoài trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, PetroVietnam Telecom sẽ thành lập các điểm tại Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Vinh, Hà Nội và Hải Phòng. Theo kế hoạch, PetroVietnam Telecom sẽ chọn tháng Năm với nhiếu sự kiện lịch sử để bắt đầu phân phối sản phẩm Nokia
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
bes nói:
REE sẽ đi về đâu khi hôm nay giá khớp 250 và dư bán giá 251 hơn 2 triệu CP? Em vừa cơ cấu lại danh mục rồi, chỉ còn REE và GMD nữa thôi - đang dư ra một đống tiền, nếu REE xuống <240 em lại bắn hết cơ số đạn. Bây giờ đến giai đoạn rình mò bắn tỉa, mục tiêu GMD<150, VNM<165, REE<240, SAM<190. Cứ chú nào đạt đúng giá mong đợi là em khừ, kiểu gì cũng lãi. Thời buổi loạn lạc khó khăn, lãi 5%-10% là quý lắm rồi !!!
để có thể lực theo đuổi mục tiêu trên
em đề nghị bác lướt hộ em con SFI để lấy ngắn nuôi dài
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Bcb

Bản cáo bạch của em đến ngày hôm nay:

PVD
REE
KHA
PGC
STB
TTP

OTC còn nhiều vô kể
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Thống kê Diễn đàn
25,620 thành viên đã đóng góp vào 56,483 chủ đề và 108,558 bài viết.

Trong 24 giờ qua, chúng ta có 43 chủ đề mới, 969 bài mới, và 131 thành viên mới.

Trong 3 ngày qua, chủ đề được nhiều người quan tâm nhất là:"Tình hình hiện nay?".

đáng ngại quá
bà con bên VST quan tâm đến tình hình chung chứ không xem từng cp
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
TungRau nói:
@tuanhaiha : Vào nhận định thì vui rồi nhưng lại sợ có bác lại bảo tụi em khuyến khích mua trong khi đáng lẽ nên bỏ của chạy lấy người nên thôi , em đứng ngoài nhảy loi choi chơi thui :)

Đầu tuần công ty em cấm toàn bộ nhân viên truy cập bảng giá online CK đồng thời chặn hàng loạt các website của các công ty CK. Thế là chả xem được tý gì


Có bác nào biết trang web nào mới mới coi được không cho em cái link với , chứ vcbs , ssi , thang long , bsc , acb , TTGDCK... là toi cơm hết ráo :(
www.vnds.com.vn

bác cài gprs cho điện thoại
sau đó vào tayho.homeip.net
bắn từng mã cp sẽ có kết quả giao dịch nhé
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
TungRau nói:
Bác cho em xin cái số DD được không , em máu cái vụ này mà đếch biết làm thế nào ( em cũng có laptop riêng )

Trình IT của em tồi cực kỳ. Đang máu cái vụ bác nói lắm :):)
Với thẻ dữ liệu từ HT Mobile, bạn có thể truy cập internet bất kỳ lúc nào. Lướt web thật nhanh, gửi và nhận mail thật nhanh chóng.
http://www.htmobile.com.vn/htmobile/htmls/index.php?tpl=info&mod=subinfo&p=66


Đại lý Công ty TNHH Minh Thành
Địa chỉ 2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại 08.9111139
Đại lý Công ty TNHH Thương Mại Tây Dịch Vụ
Địa chỉ 231-233 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại 08 8248603-092 7002222
Đại lý Công ty TNHH TMDV Huy Trần
Địa chỉ 42 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại 08.8376377/8369246
Đại lý Công ty TNHH TMDV Huy Trần
Địa chỉ 42 Trần Hưng Đạo , Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại (08) 8376377
Đại lý Chi Nhánh Công Ty TNHH Phân Phối 3H
Địa chỉ 385C Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại 08 9206771-092 7003479
Đại lý Chi nhánh Cty CP DV Tổng hợp Sài Gòn - Trung Tâm DV ĐT SVT
Địa chỉ 120F Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại 08.8200889
Đại lý Cong ty TNHH TM-DV Tâm Thiện Minh
Địa chỉ 172 Trần Quang Khải, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại 08 5265379-092 9007788
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Cái này tốt quá
bác bes đâu rồi

Ví dụ, ông A đang sở hữu cổ phiếu REE, thị giá là 280.000đ/CP, nhưng ông A không bán vì nghĩ rằng giá sẽ còn lên cao. Nhưng đề phòng trường hợp giá giảm xuống, ông A mua quyền chọn bán giá 280.000đ/CP với mức phí 5.000đ.

Sau đó, nếu giá bất ngờ xuống còn 260.000đ/CP, ông A không phải bán tháo vì đã mua được quyền chọn bán với giá 280.000đ/CP rồi. Tính ra ông A vẫn được lợi 15.000đ/CP.

Ngoài ra, ông A cũng có thể dự đoán giá cổ phiếu REE sẽ tăng cao trên 280.000đ/CP trong thời gian tới. Vậy thay vì bỏ khoản tiền lớn để mua thêm cổ phiếu, ông A chỉ bỏ ra một ít phí để mua quyền được mua với giá 280.000đ/CP.

Đến khi giá CP REE vọt lên 320.000đ/CP, ông A sẽ được hưởng quyền được mua với giá chỉ 280.000đ/CP. Khi đó, ông A sẽ thu được lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa cái giá từ quyền được mua và giá thực tế là 35.000đ/CP (đã trừ 5.000đ phí mua call option).
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
tuanhaiha nói:
Cái này tốt quá
bác bes đâu rồi

Ví dụ, ông A đang sở hữu cổ phiếu REE, thị giá là 280.000đ/CP, nhưng ông A không bán vì nghĩ rằng giá sẽ còn lên cao. Nhưng đề phòng trường hợp giá giảm xuống, ông A mua quyền chọn bán giá 280.000đ/CP với mức phí 5.000đ.

Sau đó, nếu giá bất ngờ xuống còn 260.000đ/CP, ông A không phải bán tháo vì đã mua được quyền chọn bán với giá 280.000đ/CP rồi. Tính ra ông A vẫn được lợi 15.000đ/CP.

Ngoài ra, ông A cũng có thể dự đoán giá cổ phiếu REE sẽ tăng cao trên 280.000đ/CP trong thời gian tới. Vậy thay vì bỏ khoản tiền lớn để mua thêm cổ phiếu, ông A chỉ bỏ ra một ít phí để mua quyền được mua với giá 280.000đ/CP.

Đến khi giá CP REE vọt lên 320.000đ/CP, ông A sẽ được hưởng quyền được mua với giá chỉ 280.000đ/CP. Khi đó, ông A sẽ thu được lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa cái giá từ quyền được mua và giá thực tế là 35.000đ/CP (đã trừ 5.000đ phí mua call option).
Em nghĩ có sự nhầm lẫn bác ạ , cái dòng bôi đậm phải là mất chứ. Trong cả 2 trường hợp đều được thì có thằng ngu nào không chơi? và có thằng ngu nào đứng ra làm cái???
Em thì hiểu option ở góc độ khác : Bác có 1000 REE ngày hôm nay giá 250. Em và bác thỏa thuận : Cùng thống nhất giá 250 , 10 ngày nữa nó lên bao nhiêu thì em được, nó xuống bao nhiêu thì em mất cộng thêm cái phí của việc thống nhất này là 5tr VNĐ.
Bản chất vấn đề : em không cần nhiều tiền vẫn kinh doanh được CP REE ,bác không phải bán cũng vẫn kiếm tiền được ở REE (cái 5tr ý).
Em đang nghiên cứu cái khớp lệnh dở dở ương ương mà sàn HO sắp sử dụng, sáng đọc qua thấy lằng nhằng quá. Thứ 6 này phải đi tập huấn cho đỡ mất tiền ngu - OF có bác nào đi không ạ ?
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Em vừa đọc được bài này hay quá, hy vọng có ích với một số người :
(from Vietsstock.com)

Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần đỉnh VNI 1.170

Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai.
Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi.
Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.

1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng :

Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao

Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.

Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.

Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư.

Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật.

Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình

Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ?

Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ?

Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào :

+ P/E < 20
+ G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới
+ P/E/G < 1
+ P/B < bình quân chung
+ ROE, ROA > 20%

và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi.

Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ :

William J.O'neil và phương pháp CAN SLIM

Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O

C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất.

A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C.

N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp.

S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips.

L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành.

I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối.

M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này.

Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt.

Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O

Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn

Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng)

Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn :

+ Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ
+ Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường
+ Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới
+ Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm)
+ Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá

Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể)

Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua.

2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ :

Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn.

Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau :

+ Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
+ Bán ngay để giảm lỗ
+ Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống
+ Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới

Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một.

3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại

Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính :

+ Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn
+ W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì
+ Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
+ v.v... và v.v...

Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại.

Tôi được gì ?

+ Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay
+ Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi
+ Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi

Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ

Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ.

5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào

Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào.

Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi.

6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử

Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá - từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con kên kên chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ xuất hiện (2 - 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó)

Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường. Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kên kên thì thật tai họa.

Hãy thử tưởng tượng khi tôi mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kên kên sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của tôi sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn tôi có thể sẽ rơi vào tình huống này.

Vậy nếu cổ phiếu tôi đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, tôi sẽ bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa.

Thế là tôi đã có hướng giải quyết cho 30 - 40% các khoản đầu tư của mình. Số cổ phiếu còn lại là những cổ phiếu tốt, nhưng giá vẫn cứ giảm, nếu xử trí không khéo léo tôi sẽ phạm sai lầm. Đó là những sai lầm gì ?

7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại

Sau khi thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, hiện nay tôi có 40% tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. Tôi không biết phải làm tiếp gì cả vì không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại.
Hình như không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm khá phổ biến (tôi tự an ủi bản thân như vậy), lúc thị trường đi lên tôi nghĩ nó lên mãi, lúc nó bắt đầu xuống tôi lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi, tới lúc mới đi ngang nhè nhẹ tôi lại mơ đến lúc nó giật đùng đùng.

Tóm lại là tôi không hiểu ra làm sao cả. Vậy có cách nào xác định được tương đối xu hướng thị trường ? (tôi già rồi, không nhanh bằng lớp trẻ, thôi thì chấp nhận ăn ít no lâu)

Sau khi lân la tìm hiểu thế nào xu hướng thị trường, tôi nghe loáng thoáng muốn biết được xu hướng là phải có chen (ah thì ra là thế, chen lấn ý mà, chen lấn nhiều trên sàn thì thị trường sẽ tăng, chen lấn ít, thậm chí chả ai thèm chen lấn với mình tất thị trường giảm) sau tôi mới biết là nhầm, không phải chen (lấn) mà là trend. Nhưng dù sao cái vụ chen lấn kia cũng khá chính xác đấy.

Làm thế nào để xác định trend ?

Chợt nhớ ra đứa cháu trai đang làm việc một tổ chức tài chính, tôi bèn lặn lội đèn sách đến nhờ vả, mặc dù được cháu tận tình chỉ bảo nhưng sau 3 ngày đánh vật với nào là MACD, BB, Momenturn, RSI, MFI, Aroon, CCI vân vân và vân vân - tóm lại tôi vẫn chưa hiểu gì cả.

Cháu trai của tôi rất thông cảm nhưng chỉ biết an ủi : TA là một môn học khó bác ạ và cần có năng khiếu nữa, bác biết chút chút về làm vườn thì trồng cây chắc là nó vẫn sống tươi tốt, chứ bác biết chút chút về TA mà đầu tư cổ phiếu theo kiểu ngày nào, tuần nào cũng mua mua bán bán là mất tiền oan đó.

Chợt nhớ ra điều gì đó, cháu trai hỏi tôi : vậy bác đầu tư cổ phiếu ngẫu hứng hay có phương pháp ? Tôi trả lời : trước thì lung tung nhưng giờ thì bác đang lựa chọn hai ông W.B và W.J.O làm thày dạy.

Vậy thì tốt rồi, bác nên nghiên cứu kỹ phương pháp đầu tư và tuân thủ, còn việc tham khảo bằng TA chủ yếu để cân nhắc vào - ra thị trường cho hợp lý. Một trend hình thành và phát triển đều cần có thời gian, đủ để bác suy tính chứ không trồi sụt chóng mặt như giá cả khớp lệnh đợt một đợt ba đâu, nếu bác chấp nhận được việc không tranh mua đáy, không tranh bán đỉnh thì có thể kết hợp phương pháp đầu tư mà bác chọn và tín hiệu phát ra từ MACD là tạm ổn. Sau đó dần dần bác sẽ có kinh nghiệm hơn.

Thế này bác nhé có 2 đường MACD (26,12) thường được biểu hiện bằng màu xanh và đường EXP (9) thường được biểu hiện bằng màu hồng. Mỗi đường đều có số liệu cụ thể, hiệu số của hai số liệu đó gọi là Divergence. Bác có thể đọc kỹ hơn tại : http://www.dautuchungkhoan.com/Kinh-Nghiem/2005/03/3813.OTC

Nói chung tín hiệu phát ra từ MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nhưng nó cho bác một cái nhìn ổn định trong trung hạn.

Sau khi ngắm nghía kỹ MACD tôi thấy mình đúng là khờ thật. MACD cho thấy thị trường bắt đầu đi xuống từ sau tết mà đúng lúc đó tôi lại mua vào.

Cháu tôi còn dặn kỹ, vì MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nên bác cần lưu ý : Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì cần xét kỹ đang là giai đoạn đầu hay là giai đoạn cuối (bây giờ tôi thấy thấm thía cái đoạn đầu hay cuối này lắm rồi). Nếu thị trường giảm xuống thì nó vận động thế nào ? Nó yếu ớt và vận động kém ? hay chỉ đơn thuần là vừa trải qua một đợt điều chỉnh bình thường (nếu giảm < 10% là điều chỉnh bình thường, > 10% cần phải nghiên cứu kỹ hơn). Thị trường đang vận hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế hay nó đang vận động một cách quá mạnh mẽ, hoặc quá yếu ớt với nền kinh tế ?

Cháu tôi dặn thêm : trong tình hiện nay bác nên thận trọng khi chưa biết thị trường đi tiếp ra sao, nếu không bác sẽ rơi tiếp vào sai lầm (khi bác đã chuyển một phần cổ phiếu thành tiền và đã lỗ thì hay mắc phải lỗi này)

8. Bảo toàn vốn hay mua mua bán bán gỡ lại

Sau khi đã bán bớt các cổ phiếu đang ngày càng giảm giá tôi thu về được một số tiền mặt, việc làm này hầu như có tính bản năng sinh tồn thôi, nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại những kiến thức đã đọc được và đối chiếu với thực tế thị trường, tôi thấy mình đang thực hiện một cách vô thức những việc mà nhiều nhà đầu cơ lớn đã làm : cắt giảm thua lỗ.

Nếu tôi giữ nguyên số tiền mặt này trong túi, thì một lần nữa tôi lại vô thức thực hiện đúng những việc mà các nhà đầu cơ lớn sẽ làm : ngừng giao dịch khi xu hướng chưa rõ ràng (chưa rõ thị trường sẽ lên hay xuống trong tương lai gần)

Nhưng tôi còn trăn trở lắm với những cổ phiếu còn lại : bán tiếp thu tiền về (cũng là một dạng cắt giảm lỗ nếu giá tiếp tục giảm) ? để nguyên số cổ phiếu đó (coi như ngừng giao dịch) ? hay mua mua bán bán, theo cách nhiều người nói là nhảy sóng ? hay lấy chính số tiền vừa có mua từ từ vào các loại cổ phiếu tôi đang nắm giữ ?

Tôi sẽ thử suy nghĩ xem trong mỗi cách đó tôi sẽ phạm phải những sai lầm nào làm cho đồng vốn của tôi ngày một teo lại ?

9. Bán tiếp thu tiền về và nỗi đau đáu mong muốn quay lại thị trường sớm

Sau khi bán nốt chỗ cổ phiếu còn lại, tôi thu được tiền mặt, thị trường mỗi ngày giảm thêm chút ít, vì tôi đã bán hết rồi nên thấy mình không bị lỗ thêm nữa (tâm lý vừa mừng) nhưng một sự thật đáng buồn là số tiền chỉ còn lại 75 triệu (tâm lý vừa buồn)
 

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,307
Động cơ
595,680 Mã lực
Người viết bài này theo em nghĩ phải tối thiểu 5 năm kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ. Kiến thức rất chuẩn đấy.

@bes : Bài này hình như chưa viết xong , em nghĩ còn tiếp tục nữa
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
TungRau nói:
Người viết bài này theo em nghĩ phải tối thiểu 5 năm kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ. Kiến thức rất chuẩn đấy.

@bes : Bài này hình như chưa viết xong , em nghĩ còn tiếp tục nữa
Chính xác bác ạ, đây là một đại cao thủ về CK vào vai một ông già về hưu. Ông ấy liệt kê ra 80 sai lầm cơ mà, chắc là sẽ còn tiếp khoảng 10 tập. Bài viết này rất bổ ích trong giai đoạn hiện nay, nếu ông ấy viết sớm 2 tháng chắc chả ai đọc vì lúc đó nhà nhà đều thắng, người người đều thắng :) :) :)
 

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,307
Động cơ
595,680 Mã lực
Em cũng mắc sai lầm khi mua SAM giá 233 và cũng đúng như tâm lý bác trên phân tích , em lại gom tiếp khi giá xuống <200. Bây giờ bình quân là 216 , coi như cũng đỡ đỡ tý.

Thật ra như hồi đầu em nói, cách chơi của em toàn dựa vào phân tích kỹ thuật hết , mà các con số thì không bao giờ nói dối
 

cuongvx

Xe buýt
Biển số
OF-2122
Ngày cấp bằng
25/10/06
Số km
608
Động cơ
573,195 Mã lực
Nơi ở
Mộ Lao Hà Đông
Website
newscenter.vov.vn
Liệu có phải chiêu tung đòn - gom hàng không ạ???
 

sigma

Xe buýt
Biển số
OF-293
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
673
Động cơ
587,120 Mã lực
Tuổi
52
TungRau nói:
Người viết bài này theo em nghĩ phải tối thiểu 5 năm kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ. Kiến thức rất chuẩn đấy.

@bes : Bài này hình như chưa viết xong , em nghĩ còn tiếp tục nữa
Bài trên là của 1 đại cao thủ từng tham gia trading chuyên nghiệp trên thị trường CK Mỹ, hiện làm cho 1 nhóm tư vấn đầu tư CK nào đó. Bác này ban đầu lấy Nick trên Vietstock là NoobNo1, rất hay giúp đỡ các Newbies. Trước khi thị trường CK VN bước vào Down trend, bác này đã cảnh báo rất nhiều cho các Newbies không cắm đầu lao vào cơn sốt giá nhưng bị 1 số bác chửi bới nhiều quá, coi là dọa nạt thị trường xuống để gom vào. Bác này giận quá nên bỏ đi với lời hứa sẽ trở lại giúp đỡ các Newbies khi thị trường xuống và đây chính là những lời tâm huyết của con người có tâm và tầm này, dù đã đổi nick.

Quả thật đọc bài này em thấy mình sáng mắt ra nhiều.
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Sông Đà - Xây Dựng...

Các bác ơi ! Em đang ngó nghiêng sang bên sàn Hà Nội , ngắm nghía SDA-SD7-VC2. Bác nào có nhiều thông tin giúp em với , em thấy kế hoạch chia chác phát hành hoành tráng lắm, ăn đứt REE mà giá còn đang rẻ hon(tất nhiên so sánh tương đối).

SDA :
VDL : 20 tỷ
LNST 2006 : 16 tỷ
Thưởng CP : 2:1 + phát hành 1:2 giá 10.000
Giá hôm nay : 275
Giá mới : 68

SD7 :
VDL : 15 tỷ
LNST 2006 : 11 tỷ
Thường CP : 3:1 + phát hành 1:2 giá 10.000
Giá hiện tại : 136
Giá mới :41

VC2 :
VDL : 20 tỷ
LNST 2006 : 21 tỷ
Thường CP : phát hành 2:1 giá 21.600
Giá hiện tại : 165
Giá mới :117

Em chưa nghiên cứu về mảng xây dựng bao giờ, bác nào có kinh nghiệm định hướng cho em với. Em cảm ơn các bác.
 
Chỉnh sửa cuối:

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Trùng bài.
 

tuanhaiha

Xe điện
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
4,988
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73
Bác Tungrau ơi, VNM xuống mức giá mà bác thích này

TungRau nói:
Người viết bài này theo em nghĩ phải tối thiểu 5 năm kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ. Kiến thức rất chuẩn đấy.

@bes : Bài này hình như chưa viết xong , em nghĩ còn tiếp tục nữa

CTCP Sữa Vinamilk thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ như sau:

Tên người thực hiện giao dịch: Vietnam Enterprise Investments Limited

Tên người có liên quan: Dominic Scriven

Chức vụ tại tổ chức niêm yết: Thành viên Hội đồng Quản trị

Số lượng cổ phiếu sở hữu trước khi thực hiện giao dịch: 5.936.364 cp (chiếm 3,5558%)

Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu dự kiến giao dịch (bán) : 1.600.000 cp

Số lượng cổ phiếu dự kiến sẽ nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch:4.336.364 cp (chiếm 2,5974%)

Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch : Từ ngày 23/04/2007
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top