Em cũng chả biết cái quy tắc 72 thế nào nhưng đưa vào excel kéo roẹt 1 cái thì đúng đến 36 là 999.9448.
Tuy nhiên thực tế không chẵn được 2% nên ít thì cũng phải 43 phiên mới tăng được gấp đôi (em tính TB là 1.7%/ngày).
Toán kinh tế các bác ạ, nguồn Havard. Bác nào là dân đại lý bảo hiểm thì biết quá rõ
QT72
Đó là nguyên tắc mà các nhà ktế đưa ra để tính một cách gần đúng về số năm n mà một nước có GDP tăng lên gấp đôi với một tỷ lệ tăng trưởng cho truớc g, được liên hệ bởi công thức: 72/g = n. Có nghĩa là một nước như VN chúng ta chẳng hạn, với GDP/đầu nguời là khoảng gần 400$/năm, với tỉ lệ tăng trưởng GDP cao nhất là 7.5% như hiện nay, thì số năm cần thiết để có GDP/ đầu nguời gấp đôi sẽ là: n=72/7.5= gần 10 năm. Có nghĩa là để có được GDP/người là 800$ như gấp đôi hiện nay, ta cần phải chờ thêm 10 năm nữa.
Đấy là chưa tính đến tăng trưởng dân số, nếu tính thêm tăng trưởng dân số mỗi năm là 2.4%, thì số năm thực sự cần thiết sẽ là:n=72/(7.5-2.4) = gần 15 năm, có nghĩa là lâu hơn chúng ta tưởng để có con số 800$/người/năm. Trong khi đó hiện nay Trung quốc đã có GDP/ngưòi hơn 1000$, Thái lan thì cỡ gấp 10 lần ta, còn các nước phát triển thì trên duới 30 ngàn. Bây giờ giả sử cứ vẫn tăng trưởng như thế này, thử tính xem bao lâu VN đạt được 30 ngàn. Tức là VN phải có số GDP gấp 30000/400=75 lần hiện nay. Vì cứ 15 năm thì đuợc gấp 2 lần, vậy số năm để đạt đuợc gấp 75 lần sẽ là 15x6.3=95 năm (do 2^6.3=75). Vậy VN muốn bằng các nước phát triển bây giờ phải bò mất cỡ 100 năm nữa, mà là bằng người ta với điều kiện ngưòi ta đứng yên, không phát triển gì thêm nữa.
QT70
Người ta thường sử dụng quy tắc gần đúng sau đây, gọi là quy tắc 70, để tính toán nhanh sự thay đổi thu nhập như ở trên. Đó là, nếu một đại lượng nào đó tăng với tỉ lệ x% mỗi năm, thì nó sẽ tăng gấp đôi trong vòng 70/x năm.
Theo quy tắc 70, thì nền kinh tế mà VNMaths sống, thu nhập tăng 3%, nên nó sẽ tăng gấp đôi trong 70/3 = ~ 23 năm. Trong khi đó, nền kinh tế của BadMan thu nhập chỉ tăng 1% nên phải cần tới 70/1 = 70 năm nó mới tăng gấp đôi.
Quy tắc 70 còn áp dụng được cho tài khoản tiết kiệm tăng trưởng. Thí dụ: năm 1791, Ben Franklin mất và để lại 5.000 USD được đầu tư trong khoảng thời gian 200 năm để thưởng cho sinh viên và các nghiên cứu trong ngành y. Giả sử số tiền này tăng 7%/năm thì cứ sau 10 năm khoản giá trị đầu tư này lại tăng gấp đôi. Thế thì, sau 200 năm, giá trị của nó bằng (2^20)*(5.000) = 5 tỉ USD. Thật khó hình dung được điều này (Cũng cần lưu ý là số tiền của Franklin sau mỗi năm đều đem ra sử dụng (dành để thưởng) chứ không phải đem gửi tiết kiệm hết, nên số tiền thực tế sau 200 không lớn đến thế: nó chỉ khoảng 2 triệu USD thôi).
Phép màu của sự tăng trưởng kép chính là ở chỗ nó có thể dẫn đến những kết quả không ngờ sau một thời gian tương đối dài. Chính vì lẽ đó, Albert Einstein đã từng coi tăng trưởng kép là một trong những phát hiện toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.