Em giả dụ thế này nhé , chả hạn đến thời điểm đáo hạn , NH A không thu được 100 tỷ từ ông X . Sau đó , hàng loạt các NH khác cũng tương tự , thế là số nợ xấu toàn hệ thống lên đến mức 500 nghìn tỷ .
Theo các bác thì chuyện gì xày ra tiếp theo :
1. Thông tin sẽ bị bưng bít và NH NN sẽ xuất tiền ra cứu .
2. NH NN chả làm gì cả , các NH sẽ phải tự thanh lý BDS để thu hồi nợ .
Xin mời các bác !
sẽ quốc hữu hóa hoặc bắt bank to nuốt bank nhỏ
Nếu không có cách nào khác thì cách tốt nhất là… cho giải thể, nếu không phải sửa đổi lại Nghị định 141, thưa ông?
Có nên cho phép phá sản một số ngân hàng quá nhỏ, hoạt động yếu kém hay không là một câu hỏi khó với tình hình cụ thể ở Việt Nam, mặc dù trên thế giới, việc phá sản ngân hàng, kể cả ngân hàng lớn là chuyện bình thường.
Theo tôi được biết, NHNN có nhiều hướng xử lý, trong đó không loại trừ việc cho một vài ngân hàng nhỏ giải thể hoặc sáp nhập vào ngân hàng lớn.
Nếu điều xấu nhất này xảy ra với ngân hàng nào đó, Nhà nước vẫn bảo đảm tất cả các quyền lợi của người gửi tiền cũng như người vay tiền, đảm bảo cho sự lành mạnh của thị trường tài chính và nền kinh tế, tránh gây xáo trộn dẫn đến ảnh hưởng dây chuyền cho toàn hệ thống.
Tuy nhiên, khả năng phá sản không cao. Việc thực hiện Nghị định 141, tôi nghĩ rằng, do điều kiện phát sinh không thực hiện được thì cũng phải sửa đổi, bổ sung và tìm hướng xử lý cho phù hợp.
Trong khi giá cổ phiếu của các NHTM nhỏ đang rất rẻ, ông có nghĩ rằng, Nhà nước nên bỏ tiền đầu tư vào các ngân hàng này?
Ngân sách Nhà nước có thể bỏ tiền mua cổ phần của một số ngân hàng nhỏ để trở thành cổ đông chiến lược, cổ đông có quyền chi phối, sau khi tái cơ cấu, Nhà nước bán cổ phần cũng là hướng đi đã được một số nước thực hiện.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có tiền lệ và Luật Ngân sách Nhà nước cũng không có khoản nào để đầu tư vào việc này. Tôi được biết,
NHNN đã có phương án và thời điểm cụ thể để xử lý đối với từng ngân hàng, với mục tiêu xuyên suốt là giữ sự ổn định của toàn hệ thống.
nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm.