có bài này cũng hay nhưng được cái dễ đọc, các cụ tham khảo, ngày xưa em cũng được một mớ VIS, xong rồi chẳng quay lại nữa, 1 năm sau nhìn lại ngành thép thì thế này:
Kha nang KKC se ve den gia 70-80.
Lời giải cho hàng chục vạn tấn phôi thép tồn kho?
Cập nhật: Hôm nay 16:44
Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong nước đang giảm mạnh, giá bán mặc dù đã giảm khoảng 3 triệu đồng/tấn so với hồi tháng 7, nhưng các nhà sản xuất thép trong nước vẫn không thể tìm thấy đầu ra. Thép thành phẩm không tiêu thụ được, tức là phôi thép cũng đang bị ế ẩm. Mức tồn kho hàng chục vạn tấn đang khiến cho hàng loạt nhà sản xuất phôi thép đứng trước nguy cơ phải đóng cửa nhà máy.
Khi không tiêu thụ được ở trong nước, thì xuất khẩu được coi là giải pháp tình thế để các nhà sản xuất phôi giải phóng lượng vốn đang tồn đọng. Tuy nhiên, vòng quay của đồng vốn trong ngành sản xuất phôi thép đã bị chặn lại bởi hàng rào thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này. Tháo gỡ khó khăn như thế nào? Câu hỏi này dường như cuối cùng lại quay trở về việc giải bài toán lợi ích ngay trong nội bộ ngành thép.
Tại Nhà máy sản xuất phôi thép của Công ty Thép Vạn Lợi (Hải Phòng), 5 vạn tấn phôi tồn kho đang biến nơi đây thành bãi chứa phôi thép khổng lồ. Dây chuyền luyện phôi cũng đã ngừng chạy nửa tháng nay, và mặt bằng đang được tận dụng làm nơi chứa hàng chưa tiêu thụ được. Theo đánh giá của Thép Vạn Lợi, 5 vạn tấn phôi tồn kho đang đặt doanh nghiệp trước nguy cơ đặc biệt xấu, có thể dẫn tới đóng cửa nhà máy.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Tổng Giám đốc Thép Vạn Lợi cho biết: "Tồn kho 5 vạn tấn là ở mức rất nguy hiểm rồi, vì nếu nhân theo giá thành thì 5vạn tấn tương đương khoảng 600-700 tỉ đồng. Với một doanh nghiệp sản xuất thì tồn như thế là quá lớn, DN không thể có tiền mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất, và có thể sẽ phải dừng sản xuất. Mà thực tế thì chúng tôi cũng đã ngừng sản xuất rồi".
Trong cả tháng 8, Thép Đình Vũ không bán được một cân phôi thép nào, dù mỗi ngày lò luyện vẫn cho ra 500-600 tấn phôi mới. Nhu cầu trong nước gần như bằng 0. Lối thoát duy nhất là xuất khẩu phôi ra thị trường nước ngoài. Nhưng cánh cửa hẹp này đã bị khép lại.
Chỉ từ tháng 6 tới tháng 8 vừa qua, thuế xuất khẩu phôi thép liên tục được tăng lên 10%, rồi 20%. Với mức thuế 20%, giá một tấn phôi xuất khẩu chưa có lãi của Thép Đình Vũ cao hơn khoảng 2,2 triệu so với giá phôi nước ngoài được chào bán tại Hải Phòng. Vì thế, một loạt các nhà sản xuất phôi thép đã cùng kiến nghị giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 0%. Theo họ, bỏ hẳn thuế xuất khẩu vào lúc này cũng chỉ giúp giải quyết phần nào những khó khăn tài chính.
Ông Nguyễn Mạnh Hoàn, Phó TGĐ Công ty CP Thép Đình Vũ: "Đặt giả định thuế xuất khẩu xuống còn 0%, mà giá thành của chúng tôi là 13,5 triệu/tấn, chưa kể phí bốc hàng, vận chuyển và xuất khẩu thì tối thiểu chúng tôi cũng lỗ khoảng 100-200.000 đồng cho một tấn phôi. Đấy là trong trường hợp thuế xuất đã về 0%. Và DN nào dũng cảm mới dám xuất khẩu, để thu tiền thôi".
Quan điểm điều hành thị trường thép Việt Nam của các cơ quan quản lí là không khuyến khích xuất khẩu phôi thép. Phôi đang ứ thừa, nhưng về tổng thể, sản lượng phôi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 50% tổng nhu cầu phôi của các nhà máy luyện thép. Xuất khẩu nhiều quá có thể dẫn đến thiếu hụt phôi và làm ảnh hưởng đến khả năng bình ổn giá thép và phôi thép trong thời gian tới.
Một số nhà sản xuất thép cũng không ủng hộ xuất khẩu phôi, Tổng công ty Thép thậm chí từng đề nghị tăng thuế xuất khẩu phôi lên 30%. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất phôi cho rằng, ai muốn giữ phôi thì phải bỏ tiền ra mua. Không nên bắt họ chịu lỗ nặng để làm thay nhà nước toàn bộ việc bình ổn giá.
"Một bài toán rất đơn giản thôi, nếu các cơ quan nhà nước muốn giữ lại phôi thép để bình ổn thị trường thì nhà nước phải bỏ tiền ra để mua hàng từ các DN dưới hình thức dự trữ quốc gia. Còn nếu không cần thiết thì phải tạo điều kiện để các DN xuất khẩu, trước hết là hạ thuế xuống". Ông Nguyễn Mạnh Hoàn, Phó TGĐ Công ty CP Thép Đình Vũ nói.
Nhà sản xuất thép không muốn mua phôi vào lúc này, nhưng lại muốn giữ phôi lại trong nước để có nguyên liệu sản xuất khi nhu cầu thị trường tăng. Các nhà sản xuất phôi muốn xuất khẩu để giảm bớt khó khăn. Đề nghị giảm thuế đã gửi đi nhưng chưa có phản hồi.
Hiệp Hội thép thừa nhận, hai dạng thành viên trong nội bộ ngành thép, một là sản xuất phôi, một là sử dụng phôi làm nguyên liệu sản xuất thép đang có lợi ích trái ngược nhau. Giữ phôi thép cho thị trường trong nước hay giữ cho các nhà sản xuất phôi thép không phá sản? Câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm của các cơ quan quản lí.