Về mặt xã hội:
- Tốt nhất là NN khuyến khích kinh doanh dịch vụ nhà dưỡng lão, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, từ loại cao cấp sống như vua đến loại nghèo 5 triệu/tháng. Hiện nay hình như mới có loại thấp nhất là 9tr/tháng.
- Thế bà con nghèo hơn, chỉ đóng góp được 2 tr đến dưới 5tr/tháng? Thì phải phát triển loại hình nhà dưỡng lão xã hội, khác với nhà dưỡng lão kinh doanh, được thuê đất 50 năm miễn phí, không thuế, có thể có trợ cấp của NN.
- Dạng cuối cùng: Nhà dưỡng lão từ thiện miễn phí: Nhà nước chủ động xây dựng và kêu gọi các tổ chức tôn giáo, các tổ chức từ thiện trợ cấp để duy trì hoạt động (giống như nhà thương từ thiện).
- Xây dựng cơ chế để các nhà dưỡng lão được quyền nhận đăng kí khám bảo hiểm y tế ban đầu kết hợp với một bệnh viện lớn nào đó, để họ chủ động tổ chức khám, mua thuốc, cấp phát thuốc bảo hiểm... cho người già.
Về mặt cá nhân:
An sinh xã hội của ta còn kém, do nước còn nghèo, NN chưa đảm bảo được cuộc sống cho người già như các nước giàu, nên ta phải tự lo cho ta, tích lũy khi còn trẻ, ai không ltích lũy được thì đành chịu thôi.
Giáo dục dạy dỗ con cái, đừng để chúng sống ích kỉ. Chiều chúng, đội chúng lên đầu, không biết thương yêu bố mẹ, thì về già kể cả có tiền cũng khổ. Không phải mọi thứ giải quyến được bằng tiền. Trong việc dạy con thì nêu gương là quan trọng nhất. Bản thân đối xử với cha mẹ không ra gì thì cũng đừng mong con cái sau này chúng đối xử tốt với mình.
Nếu có cái gọi là phát triển kinh tế định hướng Xh-Cn, thì cái gọi là định hướng này phải thể hiện ở an sinh xh, trong đó có vấn đề người già. Người già có được XH chăm lo thì người trẻ mới yên tâm cống hiến, làm giàu và đóng thuế nhiều cho NN được. Chứ vừa đi làm, vừa lo tích lũy cho tuổi già, vừa hàng ngày về chăm bố mẹ... thì tất nhiên khó toàn tâm toàn ý giành cho việc kiếm tiền và việc hưởng thụ được.