- Biển số
- OF-453554
- Ngày cấp bằng
- 15/9/16
- Số km
- 4,529
- Động cơ
- 248,165 Mã lực
- Tuổi
- 43
Lập luận của cụ có một chỗ yếu khiến nó không đứng vững.Các cụ xem có điểm nào bất hợp lý thì bảo em nhé.
Ông Ba Đa Lộc đề nghị vua Nguyễn Ánh giao cho đi sang Pháp, xin viện trợ của vua Pháp. Để có được sự đảm bảo, ông đã được ông Nguyễn Ánh giao con, cùng hai người Việt gốc Pháp là Nguyễn văn Thắng và Nguyễn văn Chấn, cùng Paul Nghi đi cùng. Ông Bá cũng mang theo mình một bức thư tay của ông Nguyễn Ánh (không phải tiếng Pháp) và một bản được gọi là Nghị quyết của Hội đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ bằng tiếng Pháp.
Ở đây, tôi đặt ra giả thuyết là ông chỉ có bản thư tay trước khi đi cầu viện. Ông tới Pondichery cầu viện trước vì đây là nơi định cư lớn nhất tại châu Á của người Pháp. Ngoài ra, ông không thể tới gặp triều đình Pháp nếu không được sự thẩm định và giới thiệu từ đây. Sau khi cố gắng đòi hỏi và không đạt được kết quả gì từ Ấn độ, người ta đã hướng dẫn ông tới Pháp gặp triều đình.
Bản Nghị quyết của Hội đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ có lẽ đã được ông tự soạn ra sau khi thấy chỉ dùng lời hứa, hoặc không có những lợi ích cụ thể thì không thể yêu cầu được sự viện trợ từ triều đình Pháp.
Tới Pháp, sau một thời gian lobby ông cũng đã tiến tới được việc ký kết hiệp ước Vecsai 1787.
Tuy nhiên, trong hiệp ước này có ghi rằng các điều khoản dựa trên cái gọi là Nghị quyết của Hội đồng cố vấn vương phủ Nam Kỳ. Điều này đã làm khó ông Bá, nếu ông quay lại gặp ông Nguyễn Ánh với bản hiệp ước này thì ông sẽ bị xử vì tội làm giả Nghị quyết. Không có câu này trong hiệp ước, ông còn có thể báo rằng các điều khoản yêu cầu nhượng đất không có lợi kia là do yêu cầu của Pháp khi ký. Chính vì vậy ông mới đề nghị ký thêm phụ lục mà trong đó chỉ ra rằng: tôi đã ký bản tuyên bố này và đóng dấu vũ khí của tôi với lời hứa sẽ xin được sự phê chuẩn của Quốc vương Nam Kỳ. Điều này để đảm bảo ông cũng sẽ không mắc tội với Pháp nếu bản hiệp ước có nội dung bất lợi không được vua Ánh phê chuẩn.
Đấy là về mặt văn bản, ông đã lo kín kẽ.
Còn về mặt thực hiện. Vua Pháp đã yêu cầu ông tới Ấn độ để xin Tổng đốc ở đây lệnh điều binh. Tàu thuyền, binh sỹ đã đợi ông sẵn ở đó.
Nếu bây giờ, ông quay lại gặp ông Nguyễn Ánh với quân chính quy của Pháp, rồi sau đó, vua Nguyễn Ánh không phê chuẩn việc nhượng đất thì ông biêt làm thế nào. Vậy ông phải ngăn đạo quân này để nó không được phái đi. Ông bèn gây ra bất hòa với viên Tổng đốc ở Ấn độ. Ông này vốn được biết là người không hề dễ tính, nên gây sự cũng chẳng khó gì.
Tuy vậy, ông không thể quay về với vua Nguyễn Ánh với hai bàn tay không. Ông bèn tìm cách xoay sở để có một đạo quân nhỏ cùng vũ khí quay về.
Với vua Nguyễn Ánh, ông không hề lộ ra về bản hiệp định Versai mà chỉ nói rằng Vua Pháp đã đồng ý trợ giúp đầy hào hiệpm nhưng viên quan ở Ấn độ đã không tuân lệnh.
Dù sao, lúc này ông Ánh cũng đã đương đầu được với quân Tây sơn và gây dựng được sự nghiệp của mình. Vẫn lo lắng vua Pháp sẽ thi hành hiệp ước Versai, gửi quân trực tiếp tới mà không cần quân bên Ấn đô, sau khi nó bị đình trệ, vì lợi ích của Hiệp ước này rất có lợi cho triều đình Pháp. Ông lại mạo danh vua Ánh gửi một bức thư cảm ơn và ngăn cản việc điều quân Pháp tới Việt nam. Thư này bằng tiếng Pháp.
Ông tạm thành công trong dự án này, chí ít cũng che dấu, khiến vua Nguyễn Ánh không được biết về bản hiệp ước Vec sai.
Sau, ông lập nhiều công với vua Ánh và cũng nhận được sự đối xử tượng ứng với công lao của ông.
Năm 1817, vua mới của Pháp lên ngôi, sai tàu đi quanh khu vực tặng quà. Tới Viêt nam, xin gặp vua Việt nam nhưng không được tiếp. Thuyền trưởng tàu này được căn dặn đặc biệt từ vua Pháp rằng, không được đề cập tới bản Hiệp ước nhưng ông này có muốn cũng chẳng biết đề cập nó với ai. Tàu rút sau gần một tháng neo tại Đà nẵng.
Vậy bản Hiệp ước đó, khi cầm về ông Bá đã để đâu. Điều này tôi cũng không biết, chỉ biết rằng ngoài một bản gốc ở Pháp ra, còn có một bản gốc được lưu lại tại Vatican.
Giả thiết trên của tôi, được gợi ý và phát triển từ sự nghi ngờ của cụ Bản đồ 20 và hình ảnh của cụ Tiến sỹ 76
Bá Lộc tự xin làm đại sứ của Ánh để xin viện trợ, chả có lý gì để sau đó tự ông ta lại phải tìm mọi cách để phá, khiến việc đó không thành công như gây sự với nhà chức trách Pháp ở Pondicherry, rồi lại phải lo bị Ánh hỏi tội.
Tóm lại Bá Lộc tự mua dây buộc mình một cách rất khó hiểu.
Chỉ cần không đi sang Pháp cầu viện, thế là yên thân.