- Biển số
- OF-738653
- Ngày cấp bằng
- 7/8/20
- Số km
- 591
- Động cơ
- 69,645 Mã lực
- Tuổi
- 42
Trịnh Tùng ( 1550 – 1623), thụy hiệu Thành Tổ Triết Vương , là vị chúa đầu tiên của vương tôc Trịnh cầm quyền ở miền bắc Đại Việt thời Lê trung hưng. Ông cai trị từ năm 1570 tới năm 1623. Xét theo thế thứ, ông là đời thứ hai của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền "phù Lê". Tuy nhiên cha ông là Trịnh Kiểm chỉ mới được phong tước công, thụy hiệu Thái Vương của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải từ thời Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là chúa và lập thế tử, nên ông được xem là vị chúa Trịnh chính thức đầu tiên.
Sau khi cha là Trịnh Kiểm qua đời, Trịnh Tùng nổi dậy đánh đuổi anh là Trịnh Cối, đoạt lấy binh quyền Nam triều. Năm 1573, ông lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa vua nhỏ Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn, bản thân nắm hết quân quốc đại sự. Năm 1592, Trịnh Tùng xuất quân bắc phạt, giành lại Đông Đô từ tay nhà Mạc, hoàn thành sự nghiệp trung hưng triều Lê. Sau đó, ông buộc nhà vua phải phong cho mình tước Bình An Vương và lập con làm thế tử, thiết lập phủ chúa tại thành Đông Kinh, chính thức mở ra cơ đồ 200 năm của họ Trịnh. Những năm tiếp theo, Trịnh Tùng lo việc thông hiếu với nước Minh, đối phó với dư đảng họ Mạc ở phía bắc và sự trỗi dậy của họ Nguyễn ở phương nam.
Năm 1619, vua Lê Kính Tông cùng con thứ của ông là Trịnh Xuân lập mưu hãm hại ông, Tùng bèn giết vua rồi đưa cháu ngoại của mình lên ngôi. Bốn năm sau, Trịnh Tùng bị bệnh nặng; Trịnh Xuân lại nổi loạn song nhanh chóng bị diệt. Trịnh Tùng qua đời trong cùng năm đó, ngôi chúa được truyền cho con trai thứ hai là Trịnh Tráng.
Sử gia Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (phần Nhân vật chí) đã đánh giá:
"Ông tính khoan hậu, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, đoán tình thế của giặc không sai, dùng binh như thần. Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng. Ông thực sự làm chúa cầm quyền bính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy."
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục thường phê phán Trịnh Tùng là một gian thần ức hiếp vua, và nhận xét về việc lập Lê Thế Tông năm 1573 của Trịnh Tùng:
là vì Trịnh Tùng chỉ cốt lợi rằng vua còn thơ ấu đó thôi. Trịnh Kiểm tuy chuyên quyền nhưng tội ác chưa có gì tỏ rõ cho lắm; đến Trịnh Tùng mới thật là gian thần như đồ Vương Mãng và Tào Tháo.
Về công trung hưng nhà Lê của chúa Trịnh
Dựa vào công lao trước của cha. Trịnh Tùng có công rất to, mà mang tội cũng nặng lắm. Không làm như vậy thì không đủ để diệt nhà Mạc mà phù Lê được. Mạc tuy bị diệt rồi, nhưng Trịnh lại lù lù ở đó thì cũng lại là một Mạc (thứ hai) nữa thôi!
Cương mục còn bình luận về việc Trịnh Tùng bị con là Trịnh Xuân mưu phản:
"Người bầy tôi ngỗ ngược, tất nhiên có người con ngỗ ngược; đạo trời hay trả miếng, bao giờ cũng thế"
Sau khi cha là Trịnh Kiểm qua đời, Trịnh Tùng nổi dậy đánh đuổi anh là Trịnh Cối, đoạt lấy binh quyền Nam triều. Năm 1573, ông lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa vua nhỏ Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn, bản thân nắm hết quân quốc đại sự. Năm 1592, Trịnh Tùng xuất quân bắc phạt, giành lại Đông Đô từ tay nhà Mạc, hoàn thành sự nghiệp trung hưng triều Lê. Sau đó, ông buộc nhà vua phải phong cho mình tước Bình An Vương và lập con làm thế tử, thiết lập phủ chúa tại thành Đông Kinh, chính thức mở ra cơ đồ 200 năm của họ Trịnh. Những năm tiếp theo, Trịnh Tùng lo việc thông hiếu với nước Minh, đối phó với dư đảng họ Mạc ở phía bắc và sự trỗi dậy của họ Nguyễn ở phương nam.
Năm 1619, vua Lê Kính Tông cùng con thứ của ông là Trịnh Xuân lập mưu hãm hại ông, Tùng bèn giết vua rồi đưa cháu ngoại của mình lên ngôi. Bốn năm sau, Trịnh Tùng bị bệnh nặng; Trịnh Xuân lại nổi loạn song nhanh chóng bị diệt. Trịnh Tùng qua đời trong cùng năm đó, ngôi chúa được truyền cho con trai thứ hai là Trịnh Tráng.
Sử gia Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (phần Nhân vật chí) đã đánh giá:
"Ông tính khoan hậu, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, đoán tình thế của giặc không sai, dùng binh như thần. Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng. Ông thực sự làm chúa cầm quyền bính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy."
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục thường phê phán Trịnh Tùng là một gian thần ức hiếp vua, và nhận xét về việc lập Lê Thế Tông năm 1573 của Trịnh Tùng:
là vì Trịnh Tùng chỉ cốt lợi rằng vua còn thơ ấu đó thôi. Trịnh Kiểm tuy chuyên quyền nhưng tội ác chưa có gì tỏ rõ cho lắm; đến Trịnh Tùng mới thật là gian thần như đồ Vương Mãng và Tào Tháo.
Về công trung hưng nhà Lê của chúa Trịnh
Dựa vào công lao trước của cha. Trịnh Tùng có công rất to, mà mang tội cũng nặng lắm. Không làm như vậy thì không đủ để diệt nhà Mạc mà phù Lê được. Mạc tuy bị diệt rồi, nhưng Trịnh lại lù lù ở đó thì cũng lại là một Mạc (thứ hai) nữa thôi!
Cương mục còn bình luận về việc Trịnh Tùng bị con là Trịnh Xuân mưu phản:
"Người bầy tôi ngỗ ngược, tất nhiên có người con ngỗ ngược; đạo trời hay trả miếng, bao giờ cũng thế"