[Luật] Chú ý : Hiệu lực của mũi tên trên mặt đường

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Vâng .cảm ơn bác đã bình luận .E xin thưa với bác là đây ko phải là E nói ý kiến của E mà đây là luật GTĐB VN ở điều 53 HLVKĐ quy định soạn thảo như thế bác ah .
ở điều 1 thì E hiểu là vạch kẻ đường chỉ có tác dụng khi đi có kèm theo tín hiệu đèn (mặc dù ko có biển 411)
òn ở điều 2 thì có ( hơi lạ) .Nhưng luật ghi rõ thế ,bọn nó soạn luật như thế thì ta cũng cứ như thế mà áp dụng thôi ,mặc dù biết vô lý ,nhưng theo bác ở XH này có cái gì hợp lý tuyệt đối ko ?.Tóm lại nếu E bị vịn vì lỗi này E cứ đưa hẳn khoản 6 điều 53 luật GTĐB ra tranh cãi .
Cụ xem lại Luật đi điều 53 của GTDB là "Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới" chẳng liên quan đến mũi tên nào cả.
Còn bài của cụ không thấy hiệu lực của mũi tên như thế nào mà toàn liên quan đến biển 411
 

thanhchem

Xe tải
Biển số
OF-149636
Ngày cấp bằng
18/7/12
Số km
243
Động cơ
359,910 Mã lực
Em ngại đọc chữ và suy nghĩ nhiều nên đau đầu với vụ mũi tên nhập làn này quá, có mấy cái tóp về cái này rồi.
Chốt câu là nên thế này ạ: Cố đi cho đúng mũi tên, mặc dù có thấy mâu thuẫn (chỉ là 1 trong vô vàn cái mâu thuẫn khác trong xã hội này)!
Câu luật của mình nó không rõ ràng nên khổ thế!
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Theo em để làm rõ chủ để này phải căn cứ vào QCVN 41-2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013).

1. Về hiệu lực
Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này

Do vậy phải tuân thủ hướng dẫn của mũi tên trên mặt đường vì nó một loại vạch kẻ đường.

2. Về ý nghĩa
Trong QCVN 41, mũi tên chỉ hướng có hai loại.
- Trên đường có tốc độ >60km/h: (vạch số 26)
"- Mũi tên chỉ hướng biểu thị hướng xe phải đi.
- Mũi tên chỉ hướng chủ yếu dùng chỉ dẫn ở các nút giao có tách nhập làn và
trên đường có nhiều làn xe."

- Trên đường có tốc độ <=60km/h: (vạch số 1.18)
"Vạch hình các mũi tên màu trắng, kích thước cơ bản như sau: Dài 3m, phần mũi tên 1,2m, chiều rộng chân mũi tên là 15cm, chiều rộng phần lớn nhất của mũi tên là 75cm, chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau"

Cả hai loại này đều có điểm chung là "chỉ hướng tại nơi giao nhau" do vây vị trí phải thực hiện theo mũi tên là sau mũi tên và tại nơi giao nhau chứ không phải tại vị trí mũi tên. Ví dụ đi trên làn rẽ phải có thể nhìn thấy nhiều mũi tên chỉ rẽ phải nhưng phải đến sau mũi tên cuối cùng (đến chỗ giao nhau) mới rẽ được. Khi đi trên đường cao tốc nhìn thấy mũi tên đi thẳng thì có nghĩa là nếu đi trên làn đó thì đến nơi giao nhau phải đi thẳng chứ không phải là tại đó không được chuyển làn.

Với các vấn đề nhập tách làn ở đường cao tốc ,và ở chân cầu phạm hùng .... về mũi tên các cụ dạy xxx hai điều sau:
- Các mũi tên vẽ tại nơi giao nhau là không đúng QCVN. Các vạch trong QCVN liên quan đều không có các mũi tên vẽ tại các vị trí này.
- Các mũi tên sẽ mâu thuẫn với vạch tách nhập làn (một cái bảo được nhập, một cái bảo chưa), hai loại cung thứ tự ưu tiên (đều là vạch kẻ đường) nên không thể xử lý được.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,809
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
kính thưa các AE trên OF .thời gian gần đây E thấy rất nhiều bài viết về vấn đề nhập tách làn ở đường cao tốc ,và ở chân cầu phạm hùng ....các bài viết đều gây tranh cãi ,và E thấy 1 số AE trên OF hiểu sai cơ bản về hiệu lực mũi tên sơn chỉ hướng dưới lòng đường ,Vì vậy E mạo muội lập thớt này để AE hiểu rõ hơn về tác dụng ,hiệu lực chính của nó để đỡ bị bắt nạt khi làm việc với xxxx .
Điều 53. Hiệu lực của vạch kẻ đường.
Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo hiệu mà ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường mâu thuẫn với ý nghĩa sử dụng của biển báo hiệu thì người lái xe phải tuân theo sự điều khiển cuả biển báo hiệu.



Do đó, theo những hiệu lực và ý nghĩa như trên thì chúng ta sẽ có một kết quả về sự tác động của biển phân làn, vạch kẻ lên nhau như sau:
1. Không có biển phân làn 411, có vạch kẻ và mũi tên kết hợp với đèn tín hiệu thì nhất thiết phải tuân theo mũi tên dưới lòng đường và tuân theo đèn tín hiệu, khi nào đèn tín hiệu màu xanh theo hướng đi thì phương tiện phải đứng ở làn theo mũi tên đúng theo tín hiệu màu xanh thì mới được đi.
2. Không có biển phân làn 411, không có đèn báo rẽ theo hướng, phương tiện vẫn phải tuân theo hướng mũi tên trên đường.
3. Có biển phân làn 411, không có mũi tên, không có đèn tín hiệu thì phương tiện tuân theo biển phân làn. Rẽ hướng nào thì đứng vào làn hướng đó.

4. Khi biển phân làn 411, mũi tên không giống nhau thì phương tiện tuân theo biển 411.
5. Đèn tín hiệu không có tác dụng phân làn, chỉ có tác dụng báo dừng khi đèn đỏ và đi khi đèn xanh.
6. Mũi tên chỉ hướng nằm trong nhóm vạch chỉ dẫn chứ không nằm trong nhóm vạch cấm, vẽ dưới đường kết hợp thêm chứ không có tác dụng bắt buộc phải theo nếu như không có biển 411.

vấn đề là ở chỗ E in đỏ ah(ko có tác dụng bắt buộc ) .Mong AE đọc và bình luận thêm .Ai thấy đúng ,voka cho E nha .Thank .=P~
Nhạy cảm nhất ở cái mũi tên chỉ hướng ấy. Mặc dù thuộc nhóm mũi tên chỉ dẫn rồi mà trong QCVN vẫn còn ghi đại ý là người lái xe phải theo. ĐM cái văn bản Luật kiểu lộn tùng phèo ở mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top