- Biển số
- OF-112960
- Ngày cấp bằng
- 15/9/11
- Số km
- 1,380
- Động cơ
- 401,920 Mã lực
- Nơi ở
- Hoàng Sa - Trường Sa
Ối trời, FRP chỉ là tên chỉ chung cho các Fibre-reinforced polymer (nhựa cốt sợi thuỷ tinh), còn về hình thức thi công và chủng loại giờ trên thị trường có rất nhiều cụ nhé. Loại đắt có, kinh tế có, tuỳ thuộc vào đặc tính và nhu cầu kỹ thuật. 2 thành phần chính của công nghệ này là keo polymer và cốt sợi thủy tinh. Polymer thì chống thấm tốt, bền hóa học tuy nhiên lại không bền cơ học vì thế cần có sợi thủy tinh làm cốt. Ví dụ như bồn bể công nghiệp, áp lực chất lỏng, hóa chất có mực nước thay đổi hàng giờ vì thế vật liệu chống thấm phải bền, dẻo dai mới sử dụng được lâu dài, chưa kể có những hóa chất ăn mòn cả bê tông, sắt thép, hay như là các vị trí cần chống thấm nhưng lại có sự co giãn lớn như các vết nứt bê tông, chân tường, v.v…. Cũng phải nói thêm là chỉ 2 thành phần chính của FRP thôi mà trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều chủng loại như keo polymer có hàng chục loại, cũng như là loại cốt sợi thủy tinh mà nó tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như giá thành. Đơn giản nhất trong chống thấm dân dụng là sử dụng sika membrane (bản chất bitum trong sika membrane là 1 polymer) kết hợp với sợi thủy tinh (để gia cường cho lớp polymer). Ở trường hợp này nếu cụ dùng sợi thủy tinh tỉ trọng nhẹ, rẻ nhất hiện nay là khoảng 75-80g/m2 thì cụ cứ google 2 cái trên là ra khoảng giá ngay. Còn đương nhiên là tiền nào của nấy, việc chọn vật liệu mức độ nào chất lượng cần sao cho cân đối thì phải khảo sát thực tế công trình.Cụ cứ chém bừa ... Cụ hiểu gì về tấm FRP mà lại tư vấn anh em OF thế?
Em chả tư vấn thiết kế, hay giám sát thi công như cụ nhưng em hiểu là muốn tư vấn chuẩn phải hiểu nguyên nhân thấm là do cái gì đã
Tấm FRP theo em tìm hiểu chủ yêu dùng cho các công trình đặc chủng vì giá thành rất đắt (gia cường kết cấu chịu uốn, chống ăn mòn cho các bể chứa hóa chất) chứ em chưa thấy ai đem FRP ra chống thấm cho nhà dân dụng cả.
Thực ra vấn đề tường ngoài không trát được ở các nhà liền kề bị thấm rất khó xử lý, các phương pháp như sơn chống thấm gốc nước v.v... các cụ hiểu nôm na như việc các cụ lấy cái túi bóng bịt vòi nước ... nó chỉ mang tính nhất thời còn theo thời gian không triệt để được bởi có kín đến đâu thì trong quá trình lâu dài khả năng bám dính của lớp sơn này với lớp vữa cũng sẽ bị giảm, rồi giãn nở nhiệt rồi chuyển vị v.v...
Còn nếu nứt cổ chân tường hay thấm ngược từ nền lên (các cụ có thể thấy thường tường bị mốc xùi bông từ sàn lên khoảng 1m-1m5) thì giờ có nhiều biện pháp rất triệt để chứ việc ốp gạch lát ở chân tường chỉ giải quyết được vấn đê cho đỡ ngứa mắt chứ bản chất chả có gì là chống thấm cả.
P/s: cụ cứ google thêm nhé, cả youtube nữa, có rất nhiều về thi công dân dụng. Chứ em nói thêm nữa thì dài quá. À, còn tấm FRP như cụ nói thì là thành phẩm rồi.
Chỉnh sửa cuối: