[Funland] Chống thấm bằng cách ốp tôn vào tường liệu có hiệu quả không?

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Cụ cứ chém bừa ... Cụ hiểu gì về tấm FRP mà lại tư vấn anh em OF thế?
Em chả tư vấn thiết kế, hay giám sát thi công như cụ nhưng em hiểu là muốn tư vấn chuẩn phải hiểu nguyên nhân thấm là do cái gì đã
Tấm FRP theo em tìm hiểu chủ yêu dùng cho các công trình đặc chủng vì giá thành rất đắt (gia cường kết cấu chịu uốn, chống ăn mòn cho các bể chứa hóa chất) chứ em chưa thấy ai đem FRP ra chống thấm cho nhà dân dụng cả.
Thực ra vấn đề tường ngoài không trát được ở các nhà liền kề bị thấm rất khó xử lý, các phương pháp như sơn chống thấm gốc nước v.v... các cụ hiểu nôm na như việc các cụ lấy cái túi bóng bịt vòi nước ... nó chỉ mang tính nhất thời còn theo thời gian không triệt để được bởi có kín đến đâu thì trong quá trình lâu dài khả năng bám dính của lớp sơn này với lớp vữa cũng sẽ bị giảm, rồi giãn nở nhiệt rồi chuyển vị v.v...
Còn nếu nứt cổ chân tường hay thấm ngược từ nền lên (các cụ có thể thấy thường tường bị mốc xùi bông từ sàn lên khoảng 1m-1m5) thì giờ có nhiều biện pháp rất triệt để chứ việc ốp gạch lát ở chân tường chỉ giải quyết được vấn đê cho đỡ ngứa mắt chứ bản chất chả có gì là chống thấm cả.
Ối trời, FRP chỉ là tên chỉ chung cho các Fibre-reinforced polymer (nhựa cốt sợi thuỷ tinh), còn về hình thức thi công và chủng loại giờ trên thị trường có rất nhiều cụ nhé. Loại đắt có, kinh tế có, tuỳ thuộc vào đặc tính và nhu cầu kỹ thuật. 2 thành phần chính của công nghệ này là keo polymer và cốt sợi thủy tinh. Polymer thì chống thấm tốt, bền hóa học tuy nhiên lại không bền cơ học vì thế cần có sợi thủy tinh làm cốt. Ví dụ như bồn bể công nghiệp, áp lực chất lỏng, hóa chất có mực nước thay đổi hàng giờ vì thế vật liệu chống thấm phải bền, dẻo dai mới sử dụng được lâu dài, chưa kể có những hóa chất ăn mòn cả bê tông, sắt thép, hay như là các vị trí cần chống thấm nhưng lại có sự co giãn lớn như các vết nứt bê tông, chân tường, v.v…. Cũng phải nói thêm là chỉ 2 thành phần chính của FRP thôi mà trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều chủng loại như keo polymer có hàng chục loại, cũng như là loại cốt sợi thủy tinh mà nó tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như giá thành. Đơn giản nhất trong chống thấm dân dụng là sử dụng sika membrane (bản chất bitum trong sika membrane là 1 polymer) kết hợp với sợi thủy tinh (để gia cường cho lớp polymer). Ở trường hợp này nếu cụ dùng sợi thủy tinh tỉ trọng nhẹ, rẻ nhất hiện nay là khoảng 75-80g/m2 thì cụ cứ google 2 cái trên là ra khoảng giá ngay. Còn đương nhiên là tiền nào của nấy, việc chọn vật liệu mức độ nào chất lượng cần sao cho cân đối thì phải khảo sát thực tế công trình.

P/s: cụ cứ google thêm nhé, cả youtube nữa, có rất nhiều về thi công dân dụng. Chứ em nói thêm nữa thì dài quá. À, còn tấm FRP như cụ nói thì là thành phẩm rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

CelicaGT

Xe buýt
Biển số
OF-17368
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
708
Động cơ
512,598 Mã lực
Ối trời, FRP chỉ là tên chỉ chung cho các Fibre-reinforced polymer (nhựa cốt sợi thuỷ tinh), còn về hình thức thi công và chủng loại giờ trên thị trường có rất nhiều cụ nhé. Loại đắt có, kinh tế có, tuỳ thuộc vào đặc tính và nhu cầu kỹ thuật. 2 thành phần chính của công nghệ này là keo polymer và cốt sợi thủy tinh. Polymer thì chống thấm tốt, bền hóa học tuy nhiên lại không bền cơ học vì thế cần có sợi thủy tinh làm cốt. Ví dụ như bồn bể công nghiệp, áp lực chất lỏng, hóa chất có mực nước thay đổi hàng giờ vì thế vật liệu chống thấm phải bền, dẻo dai mới sử dụng được lâu dài, chưa kể có những hóa chất ăn mòn cả bê tông, sắt thép, hay như là các vị trí cần chống thấm nhưng lại có sự co giãn lớn như các vết nứt bê tông, chân tường, v.v…. Cũng phải nói thêm là chỉ 2 thành phần chính của FRP thôi mà trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều chủng loại như keo polymer có hàng chục loại, cũng như là loại cốt sợi thủy tinh mà nó tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như giá thành. Đơn giản nhất trong chống thấm dân dụng là sử dụng sika membrane (bản chất bitum trong sika membrane là 1 polymer) kết hợp với sợi thủy tinh (để gia cường cho lớp polymer). Ở trường hợp này nếu cụ dùng sợi thủy tinh tỉ trọng nhẹ, rẻ nhất hiện nay là khoảng 75-80g/m2 thì cụ cứ google 2 cái trên là ra khoảng giá ngay. Còn đương nhiên là tiền nào của nấy, việc chọn vật liệu mức độ nào chất lượng cần sao cho cân đối thì phải khảo sát thực tế công trình.

P/s: cụ cứ google thêm nhé, cả youtube nữa, có rất nhiều về thi công dân dụng. Chứ em nói thêm nữa thì dài quá. À, còn tấm FRP như cụ nói thì là thành phẩm rồi.
Thế cuối cùng là cụ nói đến FRP hay cái gì? Em đang không hiểu khái niệm thành phẩm mà cụ nói tới là cái gì, nó khác gì cái FRP mà cụ nói ? Cụ thông não cho em phát :))
 

CelicaGT

Xe buýt
Biển số
OF-17368
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
708
Động cơ
512,598 Mã lực
tường nhà em không chát được nên mới nghĩ đến cách đấy, quét sơn ko giải quyết được vì ko chát được cụ ạ, bên trong e làm chống thấm ngược, bây giờ muốn chống thấm bên ngoài cho đảm bảo ạ. Dùng tôn sẽ chống được mưa hắt vào, qua đó giúp chống thấm tường, e nghĩ vậy, ko biết có phải ko?
Nhà mới thì em nghĩ là chưa ngấm nhiều nên cụ dùng tôn che trên để ngăn nước mưa hắt cũng ok, tuy nhiên bản chất thì lấp vữa trát ngoài việc làm phẳng khối xây thì nó chính là lớp vỏ bảo vệ của khối xây thế nên dù che kín trên thì không khí ẩm cũng vẫn có thể lọt vào dần nó có thể gây thấm ở ngay mạch vữa xây nhưng em nghĩ khó hoặc rất lâu mới bị vì cụ đã có lớp chống thấm ngược và vữa trát trong rồi. Còn nếu cụ muốn triệt để không phải nghĩ đến em bầy cho cụ "tối kiến" nếu khoảng hở giữa 2 tường không lớn thì cụ cứ ra trạm trộn gọi 1 xe bê tông hạt mịn độ chảy cao vào bơm đầy vào khe giữa 2 nhà lúc đó khác gì cụ trát ngoài.
 

theanhbplc

Xe buýt
Biển số
OF-377590
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
785
Động cơ
753,059 Mã lực
Nhà mới thì em nghĩ là chưa ngấm nhiều nên cụ dùng tôn che trên để ngăn nước mưa hắt cũng ok, tuy nhiên bản chất thì lấp vữa trát ngoài việc làm phẳng khối xây thì nó chính là lớp vỏ bảo vệ của khối xây thế nên dù che kín trên thì không khí ẩm cũng vẫn có thể lọt vào dần nó có thể gây thấm ở ngay mạch vữa xây nhưng em nghĩ khó hoặc rất lâu mới bị vì cụ đã có lớp chống thấm ngược và vữa trát trong rồi. Còn nếu cụ muốn triệt để không phải nghĩ đến em bầy cho cụ "tối kiến" nếu khoảng hở giữa 2 tường không lớn thì cụ cứ ra trạm trộn gọi 1 xe bê tông hạt mịn độ chảy cao vào bơm đầy vào khe giữa 2 nhà lúc đó khác gì cụ trát ngoài.
mặt tường nhà e giáp với đường đi nhà họ, họ ko cho bắc giáo chát, nên cách của cụ ko được ạ.
 

theanhbplc

Xe buýt
Biển số
OF-377590
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
785
Động cơ
753,059 Mã lực
Ối trời, FRP chỉ là tên chỉ chung cho các Fibre-reinforced polymer (nhựa cốt sợi thuỷ tinh), còn về hình thức thi công và chủng loại giờ trên thị trường có rất nhiều cụ nhé. Loại đắt có, kinh tế có, tuỳ thuộc vào đặc tính và nhu cầu kỹ thuật. 2 thành phần chính của công nghệ này là keo polymer và cốt sợi thủy tinh. Polymer thì chống thấm tốt, bền hóa học tuy nhiên lại không bền cơ học vì thế cần có sợi thủy tinh làm cốt. Ví dụ như bồn bể công nghiệp, áp lực chất lỏng, hóa chất có mực nước thay đổi hàng giờ vì thế vật liệu chống thấm phải bền, dẻo dai mới sử dụng được lâu dài, chưa kể có những hóa chất ăn mòn cả bê tông, sắt thép, hay như là các vị trí cần chống thấm nhưng lại có sự co giãn lớn như các vết nứt bê tông, chân tường, v.v…. Cũng phải nói thêm là chỉ 2 thành phần chính của FRP thôi mà trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều chủng loại như keo polymer có hàng chục loại, cũng như là loại cốt sợi thủy tinh mà nó tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như giá thành. Đơn giản nhất trong chống thấm dân dụng là sử dụng sika membrane (bản chất bitum trong sika membrane là 1 polymer) kết hợp với sợi thủy tinh (để gia cường cho lớp polymer). Ở trường hợp này nếu cụ dùng sợi thủy tinh tỉ trọng nhẹ, rẻ nhất hiện nay là khoảng 75-80g/m2 thì cụ cứ google 2 cái trên là ra khoảng giá ngay. Còn đương nhiên là tiền nào của nấy, việc chọn vật liệu mức độ nào chất lượng cần sao cho cân đối thì phải khảo sát thực tế công trình.

P/s: cụ cứ google thêm nhé, cả youtube nữa, có rất nhiều về thi công dân dụng. Chứ em nói thêm nữa thì dài quá. À, còn tấm FRP như cụ nói thì là thành phẩm rồi.
làm như cụ phải có đội thợ chuyên nghiệp, hơn nữa thi công trên mặt tường ngoài em sợ hơi khó khả thi ạ
 

CelicaGT

Xe buýt
Biển số
OF-17368
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
708
Động cơ
512,598 Mã lực
mặt tường nhà e giáp với đường đi nhà họ, họ ko cho bắc giáo chát, nên cách của cụ ko được ạ.
Ối trời hàng xóm gì mà chuối thế, trát phẳng thì cũng sạch ngõ chứ sao mà không cho, nếu thế cụ che tôn phỏng có ích gì?
 

theanhbplc

Xe buýt
Biển số
OF-377590
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
785
Động cơ
753,059 Mã lực
Ối trời hàng xóm gì mà chuối thế, trát phẳng thì cũng sạch ngõ chứ sao mà không cho, nếu thế cụ che tôn phỏng có ích gì?
e định ghim tôn vào tường để chống mưa ẩm ạ. bây giờ hàng xóm cũng khác trước lắm
 

CelicaGT

Xe buýt
Biển số
OF-17368
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
708
Động cơ
512,598 Mã lực
Thế cụ ghim tôn không phải bác giáo à? hay nó chỉ không cho trát? Vụ này em cũng chưa thông lắm
 

theanhbplc

Xe buýt
Biển số
OF-377590
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
785
Động cơ
753,059 Mã lực
vẫn phải bắc giáo nhưng mà mình sẽ làm nhanh nên khả năng thành công cao ạ. Nếu chát mất rất nhiều thời gian ạ, nên sẽ khó khăn hơn nhiều
 

Hieu.hug

Xe tải
Biển số
OF-372849
Ngày cấp bằng
7/7/15
Số km
280
Động cơ
250,619 Mã lực
Cụ thử lợp hết phần bị mưa hắt vao.nếu ko đc cụ gọi bên chống thấm thôi, họ có 1 loại keo như là hồ ấy. Còn rèm cản nắng trước em làm của bác này 0936335288 hình như có 300k/m. Họ mang mẫu đến nhà cho chọn
 

9700

Xe hơi
Biển số
OF-318334
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
152
Động cơ
293,270 Mã lực
Ơ, em tưởng ý chủ thớt là tôn vào tường. E đi ra
 

theanhbplc

Xe buýt
Biển số
OF-377590
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
785
Động cơ
753,059 Mã lực
Cụ thử lợp hết phần bị mưa hắt vao.nếu ko đc cụ gọi bên chống thấm thôi, họ có 1 loại keo như là hồ ấy. Còn rèm cản nắng trước em làm của bác này 0936335288 hình như có 300k/m. Họ mang mẫu đến nhà cho chọn
Vâng, nếu chống thấm đucợ là tốt nhất, e sợ tường ko chát thì chống thấm ko dính, 1 thời gian sau lại bị lại thì mệt người lắm ạ. cụ có thể cho biết thêm thông tin về bên chống thấm và chống thấm loại gì ko?
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Thế cuối cùng là cụ nói đến FRP hay cái gì? Em đang không hiểu khái niệm thành phẩm mà cụ nói tới là cái gì, nó khác gì cái FRP mà cụ nói ? Cụ thông não cho em phát :))
Em xin lỗi, em cũng không biết phải giải thích kỹ hơn nữa thế nào. 1 là em dốt, giải thích khó hiểu cho cụ, 2 là cụ ... Cụ thông cảm!
 

Hieu.hug

Xe tải
Biển số
OF-372849
Ngày cấp bằng
7/7/15
Số km
280
Động cơ
250,619 Mã lực
Vâng, nếu chống thấm đucợ là tốt nhất, e sợ tường ko chát thì chống thấm ko dính, 1 thời gian sau lại bị lại thì mệt người lắm ạ. cụ có thể cho biết thêm thông tin về bên chống thấm và chống thấm loại gì ko?
Dính lắm cụ ạ, keo đấy hình như là PU,ko cần bắc giàn giáo, họ phun như bơm silicon. Keo này khi khô lại co gianz như cao su. Bên nào thì e ko nhớ
 

annhatnam

Xe tải
Biển số
OF-377389
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
292
Động cơ
247,700 Mã lực
Nơi ở
Ba đình, hà nội
em đã thấy nhiều nhà bị hàng xóm không cho sang chát tường ngoài.
cụ chủ nêu lý do xem nào.
nhà bạn em hàng xóm xây nhà.
nó cũng k cho trát vì đã xây hết đất.
nghĩ cũng hài
 

laixedo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-359233
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
2,210
Động cơ
274,030 Mã lực
Bắn tôn kín từ trên xuống chắc chắn là chữa được thấm ngoài vào một thời gian dài, nhưng về phong thuỷ cho ngôi nhà thì không ổn do toàn bộ mặt tường bị bắn đinh ghim vào. Nếu ốp tôn thì mũ đinh cụ yêu cầu bơm silicon trùm lên để tránh ô xi hoá, nếu mặt ốp nằm bên trống trải thì phải thi công chắc chắn để chống gió giật bật đinh văng tôn xuống thì hậu quả khôn lường.
 

CelicaGT

Xe buýt
Biển số
OF-17368
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
708
Động cơ
512,598 Mã lực
Ối trời, FRP chỉ là tên chỉ chung cho các Fibre-reinforced polymer (nhựa cốt sợi thuỷ tinh), còn về hình thức thi công và chủng loại giờ trên thị trường có rất nhiều cụ nhé. Loại đắt có, kinh tế có, tuỳ thuộc vào đặc tính và nhu cầu kỹ thuật. 2 thành phần chính của công nghệ này là keo polymer và cốt sợi thủy tinh. Polymer thì chống thấm tốt, bền hóa học tuy nhiên lại không bền cơ học vì thế cần có sợi thủy tinh làm cốt. Ví dụ như bồn bể công nghiệp, áp lực chất lỏng, hóa chất có mực nước thay đổi hàng giờ vì thế vật liệu chống thấm phải bền, dẻo dai mới sử dụng được lâu dài, chưa kể có những hóa chất ăn mòn cả bê tông, sắt thép, hay như là các vị trí cần chống thấm nhưng lại có sự co giãn lớn như các vết nứt bê tông, chân tường, v.v…. Cũng phải nói thêm là chỉ 2 thành phần chính của FRP thôi mà trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều chủng loại như keo polymer có hàng chục loại, cũng như là loại cốt sợi thủy tinh mà nó tùy thuộc vào kỹ thuật cũng như giá thành. Đơn giản nhất trong chống thấm dân dụng là sử dụng sika membrane (bản chất bitum trong sika membrane là 1 polymer) kết hợp với sợi thủy tinh (để gia cường cho lớp polymer). Ở trường hợp này nếu cụ dùng sợi thủy tinh tỉ trọng nhẹ, rẻ nhất hiện nay là khoảng 75-80g/m2 thì cụ cứ google 2 cái trên là ra khoảng giá ngay. Còn đương nhiên là tiền nào của nấy, việc chọn vật liệu mức độ nào chất lượng cần sao cho cân đối thì phải khảo sát thực tế công trình.

P/s: cụ cứ google thêm nhé, cả youtube nữa, có rất nhiều về thi công dân dụng. Chứ em nói thêm nữa thì dài quá. À, còn tấm FRP như cụ nói thì là thành phẩm rồi.
Em không thích nhiều chuyện nhưng cụ cứ thích bố đời thì để em phân tích cho cụ hiểu nhé.
- Thứ nhất nếu cụ có lên ngồi nghe người ta nói về FRP thì cũng nên tìm hiểu nó là gì rồi hẵng phán ... cụ biểu diễn tiếng Anh với chả tiếng Em nhưng dích có đúng đâu cái. Cái mà cụ thông não cho em trong ngoặc (nhựa cốt thủy tinh) nó phải là Fibre-reinforced Plastic cụ nhé.
- Thứ hai cụ nói Polymer chống thấm tốt nhưng chịu lực kém bla blo ... em khẳng định luôn là cụ dốt thậm chí cụ chả biết Polymer nó là cái quái gì, nếu cụ đi tư vấn xây dựng mà không hiểu gì về Vật Liệu Chất Dẻo thì cụ ra Hoa Lư hỏi mua quyển Vật Liệu Xây Dựng của GS Phùng Văn Lự đọc qua cho nó thông ra ... dù sách này chỉ là nhập môn cho Kỹ Sư Xây Dựng thôi chứ chưa đến tầm chuyên gia như cụ.
- Thứ ba cụ đang nói về xử lý thấm nhà dân dụng cụ ngéo sang mực nước bể công nghiệp lên xuống hàng giờ rồi áp lực chất lỏng v.v... nghe thì bác học đấy nhưng càng chứng tỏ cụ có hiểu gì về bể chứa thải công nghiệp đâu.
- Thứ tư đang nói đến FRP cụ nghéo sang Sika membrane rồi nói kết hợp với cốt sợi thủy tinh (cụ cho em xem cái sản phẩm này dạng tấm cho em thông não cái)
- Thứ năm em cũng chưa thấy ở VN người ta cuộn cái tấm FRP để chống thấm tường cả nên em mới nói (cụ đừng lấy mấy cái clip chống thấm sàn với trần bằng tấm trải ra nói nhé) ... Ở đây người ta hỏi biết thì tư vấn (tốt nhất là làm rồi hay tận mất thấy rồi hẵng phán) đừng kể chuyển ở bên Mỹ thế nọ ở bên Đức thế kia.
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Em không thích nhiều chuyện nhưng cụ cứ thích bố đời thì để em phân tích cho cụ hiểu nhé.
- Thứ nhất nếu cụ có lên ngồi nghe người ta nói về FRP thì cũng nên tìm hiểu nó là gì rồi hẵng phán ... cụ biểu diễn tiếng Anh với chả tiếng Em nhưng dích có đúng đâu cái. Cái mà cụ thông não cho em trong ngoặc (nhựa cốt thủy tinh) nó phải là Fibre-reinforced Plastic cụ nhé.
- Thứ hai cụ nói Polymer chống thấm tốt nhưng chịu lực kém bla blo ... em khẳng định luôn là cụ dốt thậm chí cụ chả biết Polymer nó là cái quái gì, nếu cụ đi tư vấn xây dựng mà không hiểu gì về Vật Liệu Chất Dẻo thì cụ ra Hoa Lư hỏi mua quyển Vật Liệu Xây Dựng của GS Phùng Văn Lự đọc qua cho nó thông ra ... dù sách này chỉ là nhập môn cho Kỹ Sư Xây Dựng thôi chứ chưa đến tầm chuyên gia như cụ.
- Thứ ba cụ đang nói về xử lý thấm nhà dân dụng cụ ngéo sang mực nước bể công nghiệp lên xuống hàng giờ rồi áp lực chất lỏng v.v... nghe thì bác học đấy nhưng càng chứng tỏ cụ có hiểu gì về bể chứa thải công nghiệp đâu.
- Thứ tư đang nói đến FRP cụ nghéo sang Sika membrane rồi nói kết hợp với cốt sợi thủy tinh (cụ cho em xem cái sản phẩm này dạng tấm cho em thông não cái)
- Thứ năm em cũng chưa thấy ở VN người ta cuộn cái tấm FRP để chống thấm tường cả nên em mới nói (cụ đừng lấy mấy cái clip chống thấm sàn với trần bằng tấm trải ra nói nhé) ... Ở đây người ta hỏi biết thì tư vấn (tốt nhất là làm rồi hay tận mất thấy rồi hẵng phán) đừng kể chuyển ở bên Mỹ thế nọ ở bên Đức thế kia.
Em chả hiểu cụ nghĩ gì cụ bảo em nhiều chuyện, em cũng chẳng bố đời với ai cả, cụ cứ hỏi tất cả các cụ trên topic, em bố đời ở đâu? Em xin được hầu đáp cụ mấy cái thứ của cụ vì em thấy nó chối quá, cụ chỉ phản bác em mà chả thấy khai sáng gì cho em cả.
- Thứ nhất, FRP là khái niệm chung chỉ một loại vật liệu, giống kiểu như người ta vẫn nói về BTCT chẳng hạn. FRP được chấp nhận viết tắt bởi Polymer hay Plastic đều được cụ nhé (trên tài liệu nước ngoài người ta còn dùng cụ thể như Polyester, Polyurethane,v.v...). Còn nói một cách Việt hóa thì em cũng giống như mọi người thì gọi chung là nhựa. Cụ bắt bẻ em thế thì em chịu.
- Thứ hai, em đi học thì dốt và lười nên em thú thật là em không biết GS nào viết sách VLXD cả, chỉ là đi làm, em lượm lặt được gì thì bỏ vào đầu thôi ạ. Nhưng hơn chục năm đi lê la các hội chợ, hội thảo xây dựng thì em biết là các VLXD mới đã đi xa so với SGK rất nhiều rồi. Đi vào vấn đề, em chưa hề dùng một câu nào nói Polymer chịu lực kém, cụ đọc hiểu cho kỹ ạ. Em nói "polymer không bền cơ học", mà cụ thể hơn nó dễ bị biến dạng dẻo cụ ạ.
- Thứ ba, em thấy cụ nhắc đến vấn đề công nghiệp từ comment trước nên em giải thích lân la sang một tí, nếu cụ không thích thì thôi. Còn cụ bảo em không biết thì em xin nhận vì em cũng chỉ mới làm vài cái bể xử lý công nghiệp nên kinh nghiệm cũng không nhiều để hầu cụ.
- Thứ tư, em nghĩ là cụ với em vẫn chưa hiểu chung về FRP, đối với em, như đã nói ở trên, FRP chỉ là một khái niệm chung của loại vật liệu, kiểu như là BTCT (ví dụ BTCT thì cụ có thể dùng XM Hoàng Thạch hay Bỉm Sơn, PC30 hay PC40, thép CT1 hay CT2, Hòa Phát hay Đa Hội, đá 4x6 hay đá 1x2, đúc sẵn hay đổ tươi, v..v.....) là tùy cụ thì FRP cũng vậy. Hãng sika có dòng sản phẩm sika plastic chuyên dùng pha cho FRP nhưng nếu cụ dùng sika membrane hay sản phẩm cùng loại của các hãng khác để pha trộn FRP thì vẫn chẳng sao cả, giống như kiểu trộn BT cụ không dùng PC40 mà dùng PC30 thôi chẳng hạn, mác nó khác nhau.
- Thứ năm, em thấy cụ nói mãi về tấm FRP, FRP tấm chỉ là 1 thành phẩm được đúc, cán sẵn trong nhà xưởng, còn thi công tươi cũng rất nhiều.

Bonus cho cụ mấy cái ảnh, Việt có mà Tây có, ảnh em tự chụp có mà sưu tầm có (TOÀN ẢNH DÂN DỤNG, KHÔNG CỤ LẠI NÓI EM LẠC ĐỀ)
LÀM FRP TƯƠI CHỐNG THẤM TƯỜNG (KEO PLASTIC VÀ VẢI CỐT SỢI THUỶ TINH)
LÀM FRP VỚI THÀNH PHẦN BITUM (SIKA MEMBRANE) VỚI VẢI CỐT SỢI THUỶ TINH
TẤM FRP THÀNH PHẨM ĐƯỢC DÙNG ỐP NHÀ VỆ SINH.
 
Chỉnh sửa cuối:

michealvac

Xe hơi
Biển số
OF-51732
Ngày cấp bằng
28/11/09
Số km
122
Động cơ
455,090 Mã lực
Cách chống thấm đơn giản nhất là gọi 1 ông chuyên gia chống thấm về, bảo ông làm sao cho nhà tôi hết thấm thì làm!
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
14,368
Động cơ
1,597,172 Mã lực
Nhà các cụ nhà em em cũng bị thấm từ chân tường lên rồi thấm cả từ trên trần xuống (nhà tập thể), cụ nào thông thái giúp em các chống thấm với ạ - nhất là cái thấm từ dưới lên.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top