Theo những gì còn nhớ được là:
Hiện tượng phóng điện từ các đám mây mang điện tích phụ thuộc vào các yếu tố: khoảng cách, bề mặt sắc cạnh, vật liệu dẫn điện mang điện tích trái dấu tạo chênh lệch điện thế...
Cột thu lôi như các bác đề cập ở trên là giải pháp đơn giản với chi phí thấp, khi ngôi nhà là đối tượng cần bảo vệ (tất nhiên là bao gồm con người và tài sản trong đó), nguyên lý là cột thu lôi đặt cao - để đối tượng cần bảo vệ cách xa với mây mang tích điện hơn, kim thu sét nhọn để tạo môi trường hấp dẫn với điện tích trong mây, như vậy 2 yếu tố đó là để thu sét có chủ ý, nhưng quan trọng là tiếp địa phải tốt, nếu không chính luồng sét thu được đó sẽ đánh vào các mục tiêu ở gần đường dẫn của đây thu lôi.
Còn an toàn hơn thì thế này (xin lỗi lâu rồi không nhớ nên chỉ mô tả thôi) trên bản vẽ ngôi nhà, lăn trên bề mặt mái cần bảo vệ bằng một quả cầu với bán kính R=x (giá trị này bác chịu khó tìm trên google) tất cả những điểm mà quả cầu tiếp xúc được là tất cả những điểm có khả năng bị sét đánh. Người ta dùng các lưới sắt đan với các ô sắt có chiều dài là M (giá trị này cũng phải hỏi google) trên toàn bộ diện tích mà quả cầu chạm vào được, rồi các mảng sắt đó được nối với nhau và nối với dây tiếp địa. Ở điểm cao nhất và các điểm theo dạng tổ ong cách nhau N mét, người ta đặt các cột thu lôi và cũng được nối vào toàn bộ hệ thống lưới. Như vậy để thấy là để bảo vệ tiêu chuẩn cho một tòa nhà rất tốn kém chứ không phải là không đáng bao nhiêu.
Tuy nhiên tùy vào vùng nào có mật độ sét ra sang mà áp dụng các biện pháp cho phù hợp.
Nói dài dòng thế để khuyên bác nên hỏi ý kiến người có chuyên môn (người sẽ giám sát thi công cho bác luôn) chứ mang lên đây hỏi thì kết quả thu được rất hên xui.
Hiện tượng phóng điện từ các đám mây mang điện tích phụ thuộc vào các yếu tố: khoảng cách, bề mặt sắc cạnh, vật liệu dẫn điện mang điện tích trái dấu tạo chênh lệch điện thế...
Cột thu lôi như các bác đề cập ở trên là giải pháp đơn giản với chi phí thấp, khi ngôi nhà là đối tượng cần bảo vệ (tất nhiên là bao gồm con người và tài sản trong đó), nguyên lý là cột thu lôi đặt cao - để đối tượng cần bảo vệ cách xa với mây mang tích điện hơn, kim thu sét nhọn để tạo môi trường hấp dẫn với điện tích trong mây, như vậy 2 yếu tố đó là để thu sét có chủ ý, nhưng quan trọng là tiếp địa phải tốt, nếu không chính luồng sét thu được đó sẽ đánh vào các mục tiêu ở gần đường dẫn của đây thu lôi.
Còn an toàn hơn thì thế này (xin lỗi lâu rồi không nhớ nên chỉ mô tả thôi) trên bản vẽ ngôi nhà, lăn trên bề mặt mái cần bảo vệ bằng một quả cầu với bán kính R=x (giá trị này bác chịu khó tìm trên google) tất cả những điểm mà quả cầu tiếp xúc được là tất cả những điểm có khả năng bị sét đánh. Người ta dùng các lưới sắt đan với các ô sắt có chiều dài là M (giá trị này cũng phải hỏi google) trên toàn bộ diện tích mà quả cầu chạm vào được, rồi các mảng sắt đó được nối với nhau và nối với dây tiếp địa. Ở điểm cao nhất và các điểm theo dạng tổ ong cách nhau N mét, người ta đặt các cột thu lôi và cũng được nối vào toàn bộ hệ thống lưới. Như vậy để thấy là để bảo vệ tiêu chuẩn cho một tòa nhà rất tốn kém chứ không phải là không đáng bao nhiêu.
Tuy nhiên tùy vào vùng nào có mật độ sét ra sang mà áp dụng các biện pháp cho phù hợp.
Nói dài dòng thế để khuyên bác nên hỏi ý kiến người có chuyên môn (người sẽ giám sát thi công cho bác luôn) chứ mang lên đây hỏi thì kết quả thu được rất hên xui.