Thảo luận Chọn xe MTB phù hợp cho người mới

h2bike

Xe tăng
Biển số
OF-381186
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
1,016
Động cơ
253,731 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
K5, Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên
Website
0392711734.chatnhanh.com

Canyon Exceed CF SLX 9.0 SL
Đây luôn là câu hỏi đầu tiên đối với những người bắt đầu có cảm tình với xe đạp, đặc biệt là xe đạp địa hình, nay xin mạn phép chia sẻ trong giới hạn kiến thức cho phép về chủ đề: “Chọn xe MTB phù hợp cho người mới”.

Tản mạn một xíu, MTB là chữ viết tắt của Mountain Bike nghĩa là xe đạp địa hình, nay em xin phép gọi luôn là MTB cho nó ngắn gọn, nói đến MTB thì có rất nhiều loại với nhiều thiết kế và mục đích sử dụng khác nhau (xem bài viết: Phân biệt các dòng xe đạp địa hình (Mountain Bike)). Trong bài viết này xin chủ ý đi sâu vào dòng xe MTB phổ biến ở VN hiện nay, đó là dòng xe băng đồng Cross-Country 1 phuộc hay gọi nôm na là XC, mà cá nhân em nghĩ nó phù hợp nhất với người mới bắt đầu chơi.

Đa số các hãng xe trên thế giới sẽ phụ trách mảng chính đó là sản xuất và lắp ráp khung sườn, các bộ phận khác như groupset, phuộc nhún sẽ được chọn lựa và đặt hàng ở hãng thứ 3, giống như lắp ráp máy tính vậy, mỗi một bộ phận là của một nhà sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn vào 1 chiếc xe thì cái thấy rõ nhất chính là khung sườn, nên tên gọi của xe cũng gắn liền với hãng sản xuất khung sườn.

Trước tiên, ta nói về cấu tạo của xe MTB

1. Khung (Sườn) – Frame:
Là khung của xe, khung được làm từ nhiều chất liệu như sắt, nhôm, Titanium, Carbon, ... Trong đó, nhôm là phổ biến nhất vì nhẹ và giá thành cũng ở mức cho phép. Còn Titanium và Carbon là 2 chất liệu cao cấp nên giá thành cũng rất cao cấp ;). Titanium thì siêu cứng và Carbon thì siêu nhẹ. Tương lai còn chất liệu gì nữa không thì không rõ, nhưng hiện tại, cá nhân em thấy nhôm là lựa chọn tốt nhất. Khung xe có nhiều kích cỡ, tùy thuộc vào chiều cao và khoảng cách từ chân đến đáy quần.


Khung Canyon Exceed CF SLX 29 (Carbon)

2. Bộ Groupset: Là bộ truyền động trên xe. Khi bạn đạp xe, lực chân hấp thụ vào pedals truyền đi đến xích tải và làm cho bánh xe chuyển động. Quá trình tác động lực của bạn có thể phải thay đổi khi vào những địa hình khác nhau như leo dốc chẳng hạn, khi đó việc đạp xe sẽ rất nặng nhưng chỉ cần một số thiết lập thay đổi nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạp xe leo lên dốc. Mô tả dưới đây sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của các bộ phận hỗ trợ này.


Bộ truyền động xe đạp thể thao

Groupset bao gồm các thành phần chính như sau:

a. Bộ líp – Cassette: Là các bánh răng gắn với trục của bánh sau. Có bộ líp 7, 8, 9, 10 hay thậm chí là 11 bánh răng được sắp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Líp này là tốc độ của xe, líp càng to thì sức đạp càng nhẹ nhưng tốc độ chậm và ngược lại.


Líp xe đạp Shimano

b. Đùi đĩa (Giò dĩa) – Crank: Nằm giữa khung xe, ở đây cũng được bố trí các bánh răng tương tự như líp nhưng được gọi là đĩa, có thể có 1, 2 hoặc 3 đĩa ở đây và cũng được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Về tốc độ thì đĩa ngược lại với líp, đĩa càng to thì sức đạp càng nặng nhưng tốc độ nhanh và ngược lại. Các đĩa này gắn với 2 đùi hay em còn gọi là đùi gà và đùi gà thì gắn với pedals.


Đùi đĩa Shimano XTR FC-M9000

c. Cùi đề trước và sau – Derailleur: Cùi đề sau làm nhiệm vụ di chuyển xích cho líp, và cùi trước thì làm nhiệm vụ di chuyển xích cho đĩa. Hai cùi đề này được điều khiển bởi hai tay bấm xả được gắn trên tay lái.


Cùi đề trước Shimano XTR-FD-M9000


Cùi đề sau Shimano XTR RD-M9000

d. Tay đề (Tay bấm xả) - Shifter: Dùng để điểu chỉnh cùi đề, 1 tay bấm điều chỉnh cùi đề trước (điều chỉnh đĩa) thường nằm bên trái và 1 tay bấm điều chỉnh cùi đề sau (điều chỉnh líp) thì nằm bên phải. Tay bấm sẽ có số nấc điều chỉnh tương ứng với số đĩa và số líp.
Ví dụ: Xe có 9 líp thì tay bấm phải sẽ có 9 nấc điều chỉnh, điều này tương tự cho tay bấm trái.


Tay đề Shimano XTR SL-M9000

e. Phanh (Thắng) – Brakes: Không nói cũng biết, phanh rất quan trọng, một bộ phanh hoạt động tốt đảm bảo cho bạn an toàn khi lái xe. Trên xe MTB phanh có 2 loại phanh V và phanh đĩa.

Phanh V thì dùng cao su ma sát vào vành để tạo ra lực cản.
Còn phanh đĩa thì dùng má phanh (bố thắng) ma sát vào đĩa phanh để tạo ra lực cản.

Theo em thấy phanh đĩa an toàn hơn và ngon hơn, với phanh V bạn có thể gặp hạn chế về phanh nếu xe phải lội nước và đi sình lầy, trong khi phanh đĩa thì ít bị ảnh hưởng hơn, và đa số các xe MTB nếu muốn nói là ngon lành thì đều sử dụng phanh đĩa.

Nói về phanh đĩa cũng có 2 loại: Dùng dây cáp như phanh V và dùng dầu thủy lực như của xe gắn máy vậy. Xét về độ bền và độ nhạy thì dầu thủy lực tốt hơn dây cáp và tất nhiên giá thành cũng cao hơn so với dùng dây cáp.


Phan đĩa dầu, đĩa cơ, V Shimano

f. Moay ơ (Đùm) – Hubs: Moay ơ nối với đũa (căm) và đũa nối với bánh, có nhiều loại moay ơ tương ứng với nhiều loại trục với thông số khác nhau mà người ta hay gọi là cây cốt. Moay ơ sau thì phải cùng thông số cốt với khung. Moay ơ trước phải cùng thông số cốt với phuộc.
Ví dụ: Khung có lỗ gắn bánh xe là 9mm thì bạn phải lựa chọn moay ơ sau có thông số 9mm.
Phuộc có cốt là 15mm thì bạn phải chọn moay ơ trước có thông số 15mm.


Moay ơ Shimano XTR M9000

g. Xích tải (Sên) – Chain: Là dây xích để kết nối chuyển động từ người đạp đến bánh xe.


Xích Shimano XTR/Dura-Ace CN-HG901 11-speed

3. Phuộc nhún – Forks: Phuộc nhún tốt với thiết lập đúng tạo cho người lái cảm giác vận hành êm ái khi vào đoạn đường gồ ghề, nó giúp giảm bớt chấn động tác động lên tay lái.
Thị trường hiện nay có 2 loại phuộc là phuộc lò xo (Coil) và phuộc hơi (Air). Phuộc hơi thì êm hơn, cho phép tinh chỉnh độ nặng nhẹ tùy thuộc vào trọng lượng người lái và giá thành cũng cao hơn so với phuộc Coil cùng thể loại. Nhưng bảo trì phuộc hơi khó và phức tạp hơn phuộc Coil. Đa số các dòng xe XC sử dụng phuộc có hành trình vào khoảng 80mm-120mm và phổ biến nhất là 100mm.


Phuộc xe đạp địa hình

4. Bánh xe – Wheels: Bánh xe và lốp (vỏ) xe, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các loại gai bánh khác nhau. Nếu nhu cầu của bạn là đi rừng, leo đèo, lội suối thì nên chọn bánh có gai phù hợp, độ bám cao. Ngược lại, nếu đi đường trường, cần tốc độ hoặc đường đất nhẹ, bạn nên sử dụng bánh ít gai để giảm ma sát và tăng tốc độ di chuyển.


Hướng dẫn chọn kích thước bánh xe

5. Tay lái – Handle bar: Tay lái góp phần vào tư thế ngồi và “phong cách lái”, về phong cách lái em muốn nói ở đây đó là bạn lái xe kiểu gì. Tay lái dành cho dòng xe XC có độ dài vào khoảng 580 – 700mm. Tay lái ngắn thì ít cản gió vì thế dành các bạn mê tốc độ, tay lái dài thì ngược lại nhưng lại dễ điều khiển hơn, kiểm soát xe tốt hơn và cho tư thế ngồi thoải mái hơn. Vì thế các dòng xe Downhill thường sử dụng tay lái 720mm trở lên ...


Tay lái xe đạp địa hình

6. Pô tăng - Stem: Nó chỉ là 1 cục kim loại để nối tay lái với cổ phuộc xe đạp, pô tăng cũng có nhiều kích thước, dài ngắn tùy thuộc vào chiều cao và kích thước của khung xe.


Pô tăng xe đạp địa hình

7. Cọc yên (Cốt yên) - Seatpot: Để nối khung xe MTB với yên. Cọc yên dùng để điều chỉnh độ cao thấp của yên xe tùy vào chiều cao và địa hình sử dụng.


Cọc yên xe đạp địa hình

8. Pedals: Là bàn đạp, có 2 trường phái là Flat Pedal và Clip Pedal.
Flat Pedals là Pedal bình thường, còn Clip Pedal là loại dính vào giày chuyên dụng. Clip pedal cho hiệu suất vòng đạp tốt hơn do bạn không phải quan tâm gì cả, vì pedal luôn dính với chân, nhưng với một số người mới sử dụng thì Clip pedal dễ gây té ngã khi gặp sự cố vì bạn không thể tách chân ra khỏi pedal được.


Pedal xe đạp địa hình

Xem thêm:
- Tên gọi (tiếng Anh) và cấu tạo của xe MTB
- Phân biệt các dòng xe đạp địa hình (Mountain Bike)
- Nói về Shimano MTB Groupset

Đó là sơ lược về xe mà các cụ (mợ) cần phải nắm để bắt đầu chọn xe cho mình.

Tham khảo: vietriders.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

h2bike

Xe tăng
Biển số
OF-381186
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
1,016
Động cơ
253,731 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
K5, Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên
Website
0392711734.chatnhanh.com
Lựa chọn xe: Mua nguyên chiếc hay lắp ráp.

Mua xe nguyên chiếc

Cái thu hút đầu tiên của người đi tìm kiếm xe đó là màu sắc, em nghĩ vậy, vì ban đầu mình chẳng có tí kiến thức gì cả, cứ thấy xe có màu sắc phối đẹp, đúng màu mình yêu thích là hỏi giá và chọn mua, khỏi lăn tăn, nhưng mà làm vậy thì hên xui lắm... Em từng phải trả giá cho điều này. Vì thế các bạn đừng nên làm như vậy. Nếu không có nhiều thời gian nghiên cứu và tự chọn đồ để lắp ráp, thì lựa chọn số 1 là ra tiệm và mua hẳn 1 con xe, và tất nhiên nó phải phù hợp với mình và nhu cầu sử dụng.

Khi mua xe, bạn phải quan tâm các yếu tố sau:
1. Kích thước – Frame size: Lái một chiếc xe quá khổ hoặc quá nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra sự khó chịu và sai tư thế vận động. Vì vậy, chọn size rất quan trọng.


a. Bạn cần đo chiều cao của mình và thông số instream – instream là khoảng cách từ bàn chân đến đáy quần, cách đo thì cứ đứng sát vào tường, lấy 1 quyền sách dày kê vuông góc với tường rồi dùng viết đánh dấu xong rồi đo.

b. Sau khi đo chiều cao, bạn vào trang này để tìm kiếm size phù hợp với mình, Chú ý: size Nam và nữ cũng khác nhau.

http://www.ebicycles.com/bicycle-tools/frame-sizer/mountain-bike

c. Frame size của nhiều hãng thì lại có nhiều định nghĩa khác nhau, như size S của hãng này lại là size M của hãng khác, chẳng biết mà lần, thành ra bạn cứ dùng thông số là chính xác, Size S thường là 15.5 hoặc 16. Và phải ngồi lên xe xem có vừa không.

2. Bộ Groupset: Đa số các xe trong cửa hàng sử dụng Groupset không giống nhau. Bạn có thể thấy cùi đề loại này nhưng tay bấm loại khác, điều đó không có gì lạ vì cơ bản các món đồ đều có thể trộn lắp với nhau chỉ cần nó cùng thông số. Có nhiều người rất quan trọng Groupset phải liền mạch trên xe, phải cùng 1 dòng thì xe mới ngon, nhưng em không nghĩ vậy, miễn nó kết hợp với nhau tốt là được. Nếu bạn mua xe chính hãng thì trên website của hãng hẳn sẽ có thông số về xe đó, cầm và in ra sau đó đến tiệm mua và đối chiếu cho nó an toàn.

Lắp ráp

Ở VN có rất nhiều cửa hàng bán xe nguyên chiếc chính hãng như Giant phân phối Galaxy, Trinx, Twitter, GT, Canondale, Specialized giá thành cho các loại xe này dao động từ 8tr đến vài chục triệu. Còn xe Made in China thì vô vàn vô kể ... chất lượng cũng thuộc loại tạm chấp nhận vì giá thành nó rẻ.

Nói về ráp xe, không phải ta tự mua đồ về rồi tự lấy đồ nghề ra lắp ráp, nhiều người cứ nghĩ vậy, nhưng ráp xe ở đây cũng giống như ráp máy tính vậy, bạn chọn đồ, rồi cửa hàng sẽ giúp mình ráp và tính tiền trên linh kiện mình đã lựa chọn. Cái thú của ráp xe đó là bạn sẽ có trăm ngàn lựa chọn từng món đồ mà bạn cho là phù hợp với xe của mình.

1. Về khung xe: cũng như trình bày ở trên, bạn cũng phải lựa chọn đúng size của mình, và hơn nữa là bạn được lựa chọn màu sắc mình yêu thích. Một số thương hiệu khung sườn phổ biến để ráp xe như Giant, Winspeed, Surly ... Giá dao động khoảng 1tr5 – 15tr ...

2. Groupset thì tha hồ lựa chọn: Bạn thích 8 tốc độ hay 10 tốc độ, phanh dầu hay phanh cơ đều có. Về Groupset thì có 2 hãng lớn hiện nay được nhiều người sử dụng đó là Shimano (Nhật Bản) và Sram (Mỹ) (xem bài viết: Nói về Shimano MTB Groupset). Groupset có nhiều dòng từ bình dân cho đến siêu cao cấp. Giá rẻ nhất cho bộ Groupset vào khoảng 3.5tr đến cả vài chục triệu. Cá nhân em đang sử dụng bộ Shimano Alivio bình dân, giá khoảng 4tr5 và dùng gần 2 năm rồi, rất ưng ý.

3. Về Phuộc nhún: Tùy thuộc vào ngân sách, có điều kiện thì dùng các loại phuộc của các hãng lớn như Fox hoặc Rockshox còn trung bình thì có thể dùng Epicon của Suntour, cùng là phuộc hơi nhưng chất lượng tốt và ổn định, giá thành vào khoảng 3tr.

Thiết lập thông số phù hợp

1. Độ cao của yên xe: Trên cọc yên thường có một số vạch trên đó có ghi các thông số để giúp người lái chỉnh độ cao và ghi nhận các thông số phù hợp cho độ cao của mình. Chiều cao của cọc yên nên được điều chỉnh vào các mục đích sử dụng khác nhau, như bạn đi đường bằng, hoặc leo dốc thì có thể thiết lập yên cao để tăng lực đạp và tốc độ, nhưng nếu bạn đi đường đồi dốc, đường đá gập gềnh thì có thể chỉnh yên thấp để dễ điều khiển và xử lý tình huống xấu.

Cách chỉnh yên cao phù hợp: Có nhiều cách, nhưng ở đây xin nêu một cách nhanh gọn và dễ làm.
- Ngồi trên yên xe, gót bàn chân chạm vào Pedal, đầu gối hơi cong và thả lỏng sau đó chỉnh cốt yên sao cho phù hợp. (xem hình)


Chỉnh yên thấp: Bạn ngồi trên yên xe, và chỉnh độ cao của cốt yên sao cho 1 hoặc 1/2 bàn chân chạm hoàn toàn được xuống đất, sau đó khóa cọc yên lại.

2. Thông số lốp: Thông số này ảnh hưởng trong suốt quá trình của xe, lốp càng căng thì càng làm giảm độ bám của xe nhưng lại tăng tốc di chuyển. Vì thế, nếu đi đường bằng, cần tốc độ, bạn có thể bơm lốp căng từ 3kg - 4kg; nhưng trong đường offroad, đường gồ ghề cần độ bám cao thì bạn nên xì bớt bánh xe xuống khoảng 1.5kg - 2kg.

Bảo trì

Người ta nói của bền tại người, bạn không thể mua xe hoặc ráp xe mà quên bảo dưỡng nó, đối với xe MTB khi chạy nhiều ở đường đất và sình lầy thì bộ phận dễ hư hại nhất là moay ơ và trục giữa, nên chú ý một vài điểm sau:

1. Không nên lội nước ngập quá ½ bánh xe (ngập trục), nếu có ngập trục thì khi về phải đem ra tiệm bảo dưỡng sau tối đa là 1-2 ngày.

2. Khi rửa xe, không nên dùng vòi xịt ngang vào moay ơ và trục mà chỉ nên dội nước thẳng từ trên xuống để tránh nước đọng trong đùm gây rỉ sét và hư các ổ bi trong đó.

3. Kiểm tra và tra dầu mỡ thường xuyên cho xích, tránh để xích rỉ sét.

4. Nếu sử dụng phanh đĩa, tuyệt đối không để bất cứ loại dầu gì dính vào đĩa phanh, vì sẽ làm hư má phanh và phanh sẽ phát ra các tiếng kêu rất khó chịu khi hoạt động.

Chúc các cụ tìm được một chiếc xe như ý và đừng quên bảo dưỡng nó thường xuyên nhé ;)

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, mọi đóng góp và ý kiến xin vui lòng comments để bổ sung.

Xin cảm ơn!

Tham khảo: vietriders.vn
 

Bournecycle

Xe đạp
Biển số
OF-540156
Ngày cấp bằng
4/11/17
Số km
31
Động cơ
164,610 Mã lực
Tuổi
32
Xe ngày nay quan trọng bảo dưỡng xích mới moay ơ quá nhỉ.
Hồi xưa đi con mini lội nước ầm ầm có bao giờ biết bảo dưỡng đâu mà chả thấy hỏng.
Lại còn vụ baga với khung , mini đèo người ầm ầm, 2 thằng 60 70kg đèo nhau đi đường xóc nảy đom đóm chả thấy gãy baga, gãy khung hay nan hoa gì.
Ngày nay thì khỏi nói, trong mấy hôm vừa rồi thôi, 1 bác bên group xe đạp touring khoe cái nan hoa gãy vì đèo chưa đến 30kg đồ trên đường nhựa đẹp; lại 1 bác khoe đứt xích bên group mtb việt nam. Xe nào cũng khuyến cáo không chở được đồ, thấy nhiều vụ quá làm mình có muốn lắp baga vào cũng sợ, nhỡ lắp vào mấy người không biết gì ngồi lên lại gãy cái này với cong cái kia thì ngượng quá.
Ra đường thấy mấy bà buôn đồng nát đi cái xe chả có gia cố gì mà ngày nào cũng đèo mấy tạ hàng.
Không hiểu xe đạp bây giờ kiểu gì.
 

h2bike

Xe tăng
Biển số
OF-381186
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
1,016
Động cơ
253,731 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
K5, Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên
Website
0392711734.chatnhanh.com
Xe ngày nay quan trọng bảo dưỡng xích mới moay ơ quá nhỉ.
Hồi xưa đi con mini lội nước ầm ầm có bao giờ biết bảo dưỡng đâu mà chả thấy hỏng.
Lại còn vụ baga với khung , mini đèo người ầm ầm, 2 thằng 60 70kg đèo nhau đi đường xóc nảy đom đóm chả thấy gãy baga, gãy khung hay nan hoa gì.
Ngày nay thì khỏi nói, trong mấy hôm vừa rồi thôi, 1 bác bên group xe đạp touring khoe cái nan hoa gãy vì đèo chưa đến 30kg đồ trên đường nhựa đẹp; lại 1 bác khoe đứt xích bên group mtb việt nam. Xe nào cũng khuyến cáo không chở được đồ, thấy nhiều vụ quá làm mình có muốn lắp baga vào cũng sợ, nhỡ lắp vào mấy người không biết gì ngồi lên lại gãy cái này với cong cái kia thì ngượng quá.
Ra đường thấy mấy bà buôn đồng nát đi cái xe chả có gia cố gì mà ngày nào cũng đèo mấy tạ hàng.
Không hiểu xe đạp bây giờ kiểu gì.
Dạ, khuyến cáo và chú ý cho người dùng cũng chỉ muốn làm sao cho chiếc xe được bền hơn, hoạt động ổn định, trơn tru, mượt mà tránh những tổn hại không đáng có cụ à. Còn xế yêu là của cụ, cụ muốn làm gì với em ý là quyền của cụ mà. ;)

Em fun chút, mời cụ tham khảo thêm xe đạp bây giờ nó như thế này ạ:
Đổ đèo không cần lốp sau luôn ạ.


Aaron Gwin - Downhill Mountain Bike World Cup 2014: Leogang, Austria

https://www.redbull.com/my-en/aaron-gwin-on-fire-with-no-tyre


Chia sẻ luôn vành xe là: DT Swiss EX471
https://www.dtswiss.com/en/products/rims/mtb/enduro/ex-471/

 
Chỉnh sửa cuối:

tidu90

Xe hơi
Biển số
OF-308198
Ngày cấp bằng
17/2/14
Số km
186
Động cơ
301,672 Mã lực
vãi cái vành xe cứng đầu @-)@-)@-)
 

Bournecycle

Xe đạp
Biển số
OF-540156
Ngày cấp bằng
4/11/17
Số km
31
Động cơ
164,610 Mã lực
Tuổi
32
Em hỏi cái xe size S đang lắp bánh 26 muốn đổi lên 27.5 có lắp vừa không
 

Cứu Hộ

Xe tải
Biển số
OF-90983
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
321
Động cơ
407,979 Mã lực
Nơi ở
228 Mễ Trì Thượng, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP.
Website
nuocuongtinhkhiet24h.vn
Cụ cho em hỏi em 1,6m thì đi hãng nào, size nào cho hợp, trong tầm tiền 6-7tr ( em đang hỏi về địa hình ạ ? )
 

h2bike

Xe tăng
Biển số
OF-381186
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
1,016
Động cơ
253,731 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
K5, Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên
Website
0392711734.chatnhanh.com
Em hỏi cái xe size S đang lắp bánh 26 muốn đổi lên 27.5 có lắp vừa không
Dạ, em chào cụ,

Không rõ cái xe của cụ có mã là gì ạ? Vì còn phụ thuộc vào khung xe, hơn nữa cả phuộc xe nữa.
 

h2bike

Xe tăng
Biển số
OF-381186
Ngày cấp bằng
5/9/15
Số km
1,016
Động cơ
253,731 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
K5, Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên
Website
0392711734.chatnhanh.com
Cụ cho em hỏi em 1,6m thì đi hãng nào, size nào cho hợp, trong tầm tiền 6-7tr ( em đang hỏi về địa hình ạ ? )
Dạ, em chào cụ,

Em rất xin lỗi cụ vì trả lời chậm.
Cụ cho em hỏi thêm, mục đích mua xe đạp của cụ là gì?
 

Cứu Hộ

Xe tải
Biển số
OF-90983
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
321
Động cơ
407,979 Mã lực
Nơi ở
228 Mễ Trì Thượng, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP.
Website
nuocuongtinhkhiet24h.vn
Dạ, em chào cụ,

Em rất xin lỗi cụ vì trả lời chậm.
Cụ cho em hỏi thêm, mục đích mua xe đạp của cụ là gì?
Em chỉ đạp thể dục bình thường hoặc đua theo ngẫu hứng thôi cụ ạ :D. Em không phượt, phạch gì cụ ạ.
 

cuong1903

Xe tăng
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,767
Động cơ
258,079 Mã lực
Tuổi
40
Em hỏi với: Người bán nói với e là xe size 38cm, tức là size bao nhiêu theo bảng kia vậy?
 

mcat1015

Xe tải
Biển số
OF-350226
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
359
Động cơ
270,545 Mã lực
Em hỏi với: Người bán nói với e là xe size 38cm, tức là size bao nhiêu theo bảng kia vậy?
Size 38 khả năng là chiều dài cái gióng đứng đó cụ. 38 cm = 15 inch. Vậy size xe tương đương size S, phù hợp người cao dưới 1,7m.
 

anhkhang906

Xe hơi
Biển số
OF-167588
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
109
Động cơ
346,366 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội
em thấy tập chơi thì mua cái khoảng 3 tr cũ hang ngon sau đó thấy mình thực sự yêu xe hãy đâu từ cái đắt tiền hơn. không như một số bác đầu tư cái xịn sò xong bỏ xó
 

thangtd

Xe tải
Biển số
OF-201752
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
484
Động cơ
326,879 Mã lực

Canyon Exceed CF SLX 9.0 SL
Đây luôn là câu hỏi đầu tiên đối với những người bắt đầu có cảm tình với xe đạp, đặc biệt là xe đạp địa hình, nay xin mạn phép chia sẻ trong giới hạn kiến thức cho phép về chủ đề: “Chọn xe MTB phù hợp cho người mới”.

Tản mạn một xíu, MTB là chữ viết tắt của Mountain Bike nghĩa là xe đạp địa hình, nay em xin phép gọi luôn là MTB cho nó ngắn gọn, nói đến MTB thì có rất nhiều loại với nhiều thiết kế và mục đích sử dụng khác nhau (xem bài viết: Phân biệt các dòng xe đạp địa hình (Mountain Bike)). Trong bài viết này xin chủ ý đi sâu vào dòng xe MTB phổ biến ở VN hiện nay, đó là dòng xe băng đồng Cross-Country 1 phuộc hay gọi nôm na là XC, mà cá nhân em nghĩ nó phù hợp nhất với người mới bắt đầu chơi.

Đa số các hãng xe trên thế giới sẽ phụ trách mảng chính đó là sản xuất và lắp ráp khung sườn, các bộ phận khác như groupset, phuộc nhún sẽ được chọn lựa và đặt hàng ở hãng thứ 3, giống như lắp ráp máy tính vậy, mỗi một bộ phận là của một nhà sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn vào 1 chiếc xe thì cái thấy rõ nhất chính là khung sườn, nên tên gọi của xe cũng gắn liền với hãng sản xuất khung sườn.

Trước tiên, ta nói về cấu tạo của xe MTB

1. Khung (Sườn) – Frame:
Là khung của xe, khung được làm từ nhiều chất liệu như sắt, nhôm, Titanium, Carbon, ... Trong đó, nhôm là phổ biến nhất vì nhẹ và giá thành cũng ở mức cho phép. Còn Titanium và Carbon là 2 chất liệu cao cấp nên giá thành cũng rất cao cấp ;). Titanium thì siêu cứng và Carbon thì siêu nhẹ. Tương lai còn chất liệu gì nữa không thì không rõ, nhưng hiện tại, cá nhân em thấy nhôm là lựa chọn tốt nhất. Khung xe có nhiều kích cỡ, tùy thuộc vào chiều cao và khoảng cách từ chân đến đáy quần.


Khung Canyon Exceed CF SLX 29 (Carbon)

2. Bộ Groupset: Là bộ truyền động trên xe. Khi bạn đạp xe, lực chân hấp thụ vào pedals truyền đi đến xích tải và làm cho bánh xe chuyển động. Quá trình tác động lực của bạn có thể phải thay đổi khi vào những địa hình khác nhau như leo dốc chẳng hạn, khi đó việc đạp xe sẽ rất nặng nhưng chỉ cần một số thiết lập thay đổi nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạp xe leo lên dốc. Mô tả dưới đây sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của các bộ phận hỗ trợ này.


Bộ truyền động xe đạp thể thao

Groupset bao gồm các thành phần chính như sau:

a. Bộ líp – Cassette: Là các bánh răng gắn với trục của bánh sau. Có bộ líp 7, 8, 9, 10 hay thậm chí là 11 bánh răng được sắp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Líp này là tốc độ của xe, líp càng to thì sức đạp càng nhẹ nhưng tốc độ chậm và ngược lại.


Líp xe đạp Shimano

b. Đùi đĩa (Giò dĩa) – Crank: Nằm giữa khung xe, ở đây cũng được bố trí các bánh răng tương tự như líp nhưng được gọi là đĩa, có thể có 1, 2 hoặc 3 đĩa ở đây và cũng được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Về tốc độ thì đĩa ngược lại với líp, đĩa càng to thì sức đạp càng nặng nhưng tốc độ nhanh và ngược lại. Các đĩa này gắn với 2 đùi hay em còn gọi là đùi gà và đùi gà thì gắn với pedals.


Đùi đĩa Shimano XTR FC-M9000

c. Cùi đề trước và sau – Derailleur: Cùi đề sau làm nhiệm vụ di chuyển xích cho líp, và cùi trước thì làm nhiệm vụ di chuyển xích cho đĩa. Hai cùi đề này được điều khiển bởi hai tay bấm xả được gắn trên tay lái.


Cùi đề trước Shimano XTR-FD-M9000


Cùi đề sau Shimano XTR RD-M9000

d. Tay đề (Tay bấm xả) - Shifter: Dùng để điểu chỉnh cùi đề, 1 tay bấm điều chỉnh cùi đề trước (điều chỉnh đĩa) thường nằm bên trái và 1 tay bấm điều chỉnh cùi đề sau (điều chỉnh líp) thì nằm bên phải. Tay bấm sẽ có số nấc điều chỉnh tương ứng với số đĩa và số líp.
Ví dụ: Xe có 9 líp thì tay bấm phải sẽ có 9 nấc điều chỉnh, điều này tương tự cho tay bấm trái.


Tay đề Shimano XTR SL-M9000

e. Phanh (Thắng) – Brakes: Không nói cũng biết, phanh rất quan trọng, một bộ phanh hoạt động tốt đảm bảo cho bạn an toàn khi lái xe. Trên xe MTB phanh có 2 loại phanh V và phanh đĩa.

Phanh V thì dùng cao su ma sát vào vành để tạo ra lực cản.
Còn phanh đĩa thì dùng má phanh (bố thắng) ma sát vào đĩa phanh để tạo ra lực cản.

Theo em thấy phanh đĩa an toàn hơn và ngon hơn, với phanh V bạn có thể gặp hạn chế về phanh nếu xe phải lội nước và đi sình lầy, trong khi phanh đĩa thì ít bị ảnh hưởng hơn, và đa số các xe MTB nếu muốn nói là ngon lành thì đều sử dụng phanh đĩa.

Nói về phanh đĩa cũng có 2 loại: Dùng dây cáp như phanh V và dùng dầu thủy lực như của xe gắn máy vậy. Xét về độ bền và độ nhạy thì dầu thủy lực tốt hơn dây cáp và tất nhiên giá thành cũng cao hơn so với dùng dây cáp.


Phan đĩa dầu, đĩa cơ, V Shimano

f. Moay ơ (Đùm) – Hubs: Moay ơ nối với đũa (căm) và đũa nối với bánh, có nhiều loại moay ơ tương ứng với nhiều loại trục với thông số khác nhau mà người ta hay gọi là cây cốt. Moay ơ sau thì phải cùng thông số cốt với khung. Moay ơ trước phải cùng thông số cốt với phuộc.
Ví dụ: Khung có lỗ gắn bánh xe là 9mm thì bạn phải lựa chọn moay ơ sau có thông số 9mm.
Phuộc có cốt là 15mm thì bạn phải chọn moay ơ trước có thông số 15mm.


Moay ơ Shimano XTR M9000

g. Xích tải (Sên) – Chain: Là dây xích để kết nối chuyển động từ người đạp đến bánh xe.


Xích Shimano XTR/Dura-Ace CN-HG901 11-speed

3. Phuộc nhún – Forks: Phuộc nhún tốt với thiết lập đúng tạo cho người lái cảm giác vận hành êm ái khi vào đoạn đường gồ ghề, nó giúp giảm bớt chấn động tác động lên tay lái.
Thị trường hiện nay có 2 loại phuộc là phuộc lò xo (Coil) và phuộc hơi (Air). Phuộc hơi thì êm hơn, cho phép tinh chỉnh độ nặng nhẹ tùy thuộc vào trọng lượng người lái và giá thành cũng cao hơn so với phuộc Coil cùng thể loại. Nhưng bảo trì phuộc hơi khó và phức tạp hơn phuộc Coil. Đa số các dòng xe XC sử dụng phuộc có hành trình vào khoảng 80mm-120mm và phổ biến nhất là 100mm.


Phuộc xe đạp địa hình

4. Bánh xe – Wheels: Bánh xe và lốp (vỏ) xe, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các loại gai bánh khác nhau. Nếu nhu cầu của bạn là đi rừng, leo đèo, lội suối thì nên chọn bánh có gai phù hợp, độ bám cao. Ngược lại, nếu đi đường trường, cần tốc độ hoặc đường đất nhẹ, bạn nên sử dụng bánh ít gai để giảm ma sát và tăng tốc độ di chuyển.


Hướng dẫn chọn kích thước bánh xe

5. Tay lái – Handle bar: Tay lái góp phần vào tư thế ngồi và “phong cách lái”, về phong cách lái em muốn nói ở đây đó là bạn lái xe kiểu gì. Tay lái dành cho dòng xe XC có độ dài vào khoảng 580 – 700mm. Tay lái ngắn thì ít cản gió vì thế dành các bạn mê tốc độ, tay lái dài thì ngược lại nhưng lại dễ điều khiển hơn, kiểm soát xe tốt hơn và cho tư thế ngồi thoải mái hơn. Vì thế các dòng xe Downhill thường sử dụng tay lái 720mm trở lên ...


Tay lái xe đạp địa hình

6. Pô tăng - Stem: Nó chỉ là 1 cục kim loại để nối tay lái với cổ phuộc xe đạp, pô tăng cũng có nhiều kích thước, dài ngắn tùy thuộc vào chiều cao và kích thước của khung xe.


Pô tăng xe đạp địa hình

7. Cọc yên (Cốt yên) - Seatpot: Để nối khung xe MTB với yên. Cọc yên dùng để điều chỉnh độ cao thấp của yên xe tùy vào chiều cao và địa hình sử dụng.


Cọc yên xe đạp địa hình

8. Pedals: Là bàn đạp, có 2 trường phái là Flat Pedal và Clip Pedal.
Flat Pedals là Pedal bình thường, còn Clip Pedal là loại dính vào giày chuyên dụng. Clip pedal cho hiệu suất vòng đạp tốt hơn do bạn không phải quan tâm gì cả, vì pedal luôn dính với chân, nhưng với một số người mới sử dụng thì Clip pedal dễ gây té ngã khi gặp sự cố vì bạn không thể tách chân ra khỏi pedal được.


Pedal xe đạp địa hình

Xem thêm:
- Tên gọi (tiếng Anh) và cấu tạo của xe MTB
- Phân biệt các dòng xe đạp địa hình (Mountain Bike)
- Nói về Shimano MTB Groupset

Đó là sơ lược về xe mà các cụ (mợ) cần phải nắm để bắt đầu chọn xe cho mình.

Tham khảo: vietriders.vn
Lựa chọn xe: Mua nguyên chiếc hay lắp ráp.

Mua xe nguyên chiếc

Cái thu hút đầu tiên của người đi tìm kiếm xe đó là màu sắc, em nghĩ vậy, vì ban đầu mình chẳng có tí kiến thức gì cả, cứ thấy xe có màu sắc phối đẹp, đúng màu mình yêu thích là hỏi giá và chọn mua, khỏi lăn tăn, nhưng mà làm vậy thì hên xui lắm... Em từng phải trả giá cho điều này. Vì thế các bạn đừng nên làm như vậy. Nếu không có nhiều thời gian nghiên cứu và tự chọn đồ để lắp ráp, thì lựa chọn số 1 là ra tiệm và mua hẳn 1 con xe, và tất nhiên nó phải phù hợp với mình và nhu cầu sử dụng.

Khi mua xe, bạn phải quan tâm các yếu tố sau:
1. Kích thước – Frame size: Lái một chiếc xe quá khổ hoặc quá nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra sự khó chịu và sai tư thế vận động. Vì vậy, chọn size rất quan trọng.


a. Bạn cần đo chiều cao của mình và thông số instream – instream là khoảng cách từ bàn chân đến đáy quần, cách đo thì cứ đứng sát vào tường, lấy 1 quyền sách dày kê vuông góc với tường rồi dùng viết đánh dấu xong rồi đo.

b. Sau khi đo chiều cao, bạn vào trang này để tìm kiếm size phù hợp với mình, Chú ý: size Nam và nữ cũng khác nhau.

http://www.ebicycles.com/bicycle-tools/frame-sizer/mountain-bike

c. Frame size của nhiều hãng thì lại có nhiều định nghĩa khác nhau, như size S của hãng này lại là size M của hãng khác, chẳng biết mà lần, thành ra bạn cứ dùng thông số là chính xác, Size S thường là 15.5 hoặc 16. Và phải ngồi lên xe xem có vừa không.

2. Bộ Groupset: Đa số các xe trong cửa hàng sử dụng Groupset không giống nhau. Bạn có thể thấy cùi đề loại này nhưng tay bấm loại khác, điều đó không có gì lạ vì cơ bản các món đồ đều có thể trộn lắp với nhau chỉ cần nó cùng thông số. Có nhiều người rất quan trọng Groupset phải liền mạch trên xe, phải cùng 1 dòng thì xe mới ngon, nhưng em không nghĩ vậy, miễn nó kết hợp với nhau tốt là được. Nếu bạn mua xe chính hãng thì trên website của hãng hẳn sẽ có thông số về xe đó, cầm và in ra sau đó đến tiệm mua và đối chiếu cho nó an toàn.

Lắp ráp

Ở VN có rất nhiều cửa hàng bán xe nguyên chiếc chính hãng như Giant phân phối Galaxy, Trinx, Twitter, GT, Canondale, Specialized giá thành cho các loại xe này dao động từ 8tr đến vài chục triệu. Còn xe Made in China thì vô vàn vô kể ... chất lượng cũng thuộc loại tạm chấp nhận vì giá thành nó rẻ.

Nói về ráp xe, không phải ta tự mua đồ về rồi tự lấy đồ nghề ra lắp ráp, nhiều người cứ nghĩ vậy, nhưng ráp xe ở đây cũng giống như ráp máy tính vậy, bạn chọn đồ, rồi cửa hàng sẽ giúp mình ráp và tính tiền trên linh kiện mình đã lựa chọn. Cái thú của ráp xe đó là bạn sẽ có trăm ngàn lựa chọn từng món đồ mà bạn cho là phù hợp với xe của mình.

1. Về khung xe: cũng như trình bày ở trên, bạn cũng phải lựa chọn đúng size của mình, và hơn nữa là bạn được lựa chọn màu sắc mình yêu thích. Một số thương hiệu khung sườn phổ biến để ráp xe như Giant, Winspeed, Surly ... Giá dao động khoảng 1tr5 – 15tr ...

2. Groupset thì tha hồ lựa chọn: Bạn thích 8 tốc độ hay 10 tốc độ, phanh dầu hay phanh cơ đều có. Về Groupset thì có 2 hãng lớn hiện nay được nhiều người sử dụng đó là Shimano (Nhật Bản) và Sram (Mỹ) (xem bài viết: Nói về Shimano MTB Groupset). Groupset có nhiều dòng từ bình dân cho đến siêu cao cấp. Giá rẻ nhất cho bộ Groupset vào khoảng 3.5tr đến cả vài chục triệu. Cá nhân em đang sử dụng bộ Shimano Alivio bình dân, giá khoảng 4tr5 và dùng gần 2 năm rồi, rất ưng ý.

3. Về Phuộc nhún: Tùy thuộc vào ngân sách, có điều kiện thì dùng các loại phuộc của các hãng lớn như Fox hoặc Rockshox còn trung bình thì có thể dùng Epicon của Suntour, cùng là phuộc hơi nhưng chất lượng tốt và ổn định, giá thành vào khoảng 3tr.

Thiết lập thông số phù hợp

1. Độ cao của yên xe: Trên cọc yên thường có một số vạch trên đó có ghi các thông số để giúp người lái chỉnh độ cao và ghi nhận các thông số phù hợp cho độ cao của mình. Chiều cao của cọc yên nên được điều chỉnh vào các mục đích sử dụng khác nhau, như bạn đi đường bằng, hoặc leo dốc thì có thể thiết lập yên cao để tăng lực đạp và tốc độ, nhưng nếu bạn đi đường đồi dốc, đường đá gập gềnh thì có thể chỉnh yên thấp để dễ điều khiển và xử lý tình huống xấu.

Cách chỉnh yên cao phù hợp: Có nhiều cách, nhưng ở đây xin nêu một cách nhanh gọn và dễ làm.
- Ngồi trên yên xe, gót bàn chân chạm vào Pedal, đầu gối hơi cong và thả lỏng sau đó chỉnh cốt yên sao cho phù hợp. (xem hình)


Chỉnh yên thấp: Bạn ngồi trên yên xe, và chỉnh độ cao của cốt yên sao cho 1 hoặc 1/2 bàn chân chạm hoàn toàn được xuống đất, sau đó khóa cọc yên lại.

2. Thông số lốp: Thông số này ảnh hưởng trong suốt quá trình của xe, lốp càng căng thì càng làm giảm độ bám của xe nhưng lại tăng tốc di chuyển. Vì thế, nếu đi đường bằng, cần tốc độ, bạn có thể bơm lốp căng từ 3kg - 4kg; nhưng trong đường offroad, đường gồ ghề cần độ bám cao thì bạn nên xì bớt bánh xe xuống khoảng 1.5kg - 2kg.

Bảo trì

Người ta nói của bền tại người, bạn không thể mua xe hoặc ráp xe mà quên bảo dưỡng nó, đối với xe MTB khi chạy nhiều ở đường đất và sình lầy thì bộ phận dễ hư hại nhất là moay ơ và trục giữa, nên chú ý một vài điểm sau:

1. Không nên lội nước ngập quá ½ bánh xe (ngập trục), nếu có ngập trục thì khi về phải đem ra tiệm bảo dưỡng sau tối đa là 1-2 ngày.

2. Khi rửa xe, không nên dùng vòi xịt ngang vào moay ơ và trục mà chỉ nên dội nước thẳng từ trên xuống để tránh nước đọng trong đùm gây rỉ sét và hư các ổ bi trong đó.

3. Kiểm tra và tra dầu mỡ thường xuyên cho xích, tránh để xích rỉ sét.

4. Nếu sử dụng phanh đĩa, tuyệt đối không để bất cứ loại dầu gì dính vào đĩa phanh, vì sẽ làm hư má phanh và phanh sẽ phát ra các tiếng kêu rất khó chịu khi hoạt động.

Chúc các cụ tìm được một chiếc xe như ý và đừng quên bảo dưỡng nó thường xuyên nhé ;)

Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, mọi đóng góp và ý kiến xin vui lòng comments để bổ sung.

Xin cảm ơn!

Tham khảo: vietriders.vn
Cám ơn cụ chủ cung cấp kiến thức hữu ích cho người nhập môn như em.
 

Lezyne

Xe hơi
Biển số
OF-659890
Ngày cấp bằng
24/5/19
Số km
129
Động cơ
108,990 Mã lực
Tuổi
34
Mua xe nên ra hàng ngồi thử size kỹ lưỡng,Không nên tra bảng theo hãng cung cấp.Mình so size hãng ra size S,đến khi ngồi thử thấy vẫn hơi bị với,ngồi XS vừa in luôn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top