Thảo luận Chọn xe MTB phù hợp cho người mới

Starmovies

Xe tăng
Biển số
OF-183178
Ngày cấp bằng
3/3/13
Số km
1,053
Động cơ
346,430 Mã lực
Bài viết từ khá lâu rồi nhưng rất bổ ích cho người mới nhập môn như mình, cám ơn cụ chủ
 

Anh Linh Auto

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617877
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
158
Động cơ
118,421 Mã lực
Tuổi
38
Giant e thấy lành
DỄ chơi
 

hongquan1701

Xe hơi
Biển số
OF-456430
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
103
Động cơ
205,750 Mã lực
Tuổi
39

Canyon Exceed CF SLX 9.0 SL
Đây luôn là câu hỏi đầu tiên đối với những người bắt đầu có cảm tình với xe đạp, đặc biệt là xe đạp địa hình, nay xin mạn phép chia sẻ trong giới hạn kiến thức cho phép về chủ đề: “Chọn xe MTB phù hợp cho người mới”.

Tản mạn một xíu, MTB là chữ viết tắt của Mountain Bike nghĩa là xe đạp địa hình, nay em xin phép gọi luôn là MTB cho nó ngắn gọn, nói đến MTB thì có rất nhiều loại với nhiều thiết kế và mục đích sử dụng khác nhau (xem bài viết: Phân biệt các dòng xe đạp địa hình (Mountain Bike)). Trong bài viết này xin chủ ý đi sâu vào dòng xe MTB phổ biến ở VN hiện nay, đó là dòng xe băng đồng Cross-Country 1 phuộc hay gọi nôm na là XC, mà cá nhân em nghĩ nó phù hợp nhất với người mới bắt đầu chơi.

Đa số các hãng xe trên thế giới sẽ phụ trách mảng chính đó là sản xuất và lắp ráp khung sườn, các bộ phận khác như groupset, phuộc nhún sẽ được chọn lựa và đặt hàng ở hãng thứ 3, giống như lắp ráp máy tính vậy, mỗi một bộ phận là của một nhà sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn vào 1 chiếc xe thì cái thấy rõ nhất chính là khung sườn, nên tên gọi của xe cũng gắn liền với hãng sản xuất khung sườn.

Trước tiên, ta nói về cấu tạo của xe MTB

1. Khung (Sườn) – Frame:
Là khung của xe, khung được làm từ nhiều chất liệu như sắt, nhôm, Titanium, Carbon, ... Trong đó, nhôm là phổ biến nhất vì nhẹ và giá thành cũng ở mức cho phép. Còn Titanium và Carbon là 2 chất liệu cao cấp nên giá thành cũng rất cao cấp ;). Titanium thì siêu cứng và Carbon thì siêu nhẹ. Tương lai còn chất liệu gì nữa không thì không rõ, nhưng hiện tại, cá nhân em thấy nhôm là lựa chọn tốt nhất. Khung xe có nhiều kích cỡ, tùy thuộc vào chiều cao và khoảng cách từ chân đến đáy quần.


Khung Canyon Exceed CF SLX 29 (Carbon)

2. Bộ Groupset: Là bộ truyền động trên xe. Khi bạn đạp xe, lực chân hấp thụ vào pedals truyền đi đến xích tải và làm cho bánh xe chuyển động. Quá trình tác động lực của bạn có thể phải thay đổi khi vào những địa hình khác nhau như leo dốc chẳng hạn, khi đó việc đạp xe sẽ rất nặng nhưng chỉ cần một số thiết lập thay đổi nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạp xe leo lên dốc. Mô tả dưới đây sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của các bộ phận hỗ trợ này.


Bộ truyền động xe đạp thể thao

Groupset bao gồm các thành phần chính như sau:

a. Bộ líp – Cassette: Là các bánh răng gắn với trục của bánh sau. Có bộ líp 7, 8, 9, 10 hay thậm chí là 11 bánh răng được sắp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Líp này là tốc độ của xe, líp càng to thì sức đạp càng nhẹ nhưng tốc độ chậm và ngược lại.


Líp xe đạp Shimano

b. Đùi đĩa (Giò dĩa) – Crank: Nằm giữa khung xe, ở đây cũng được bố trí các bánh răng tương tự như líp nhưng được gọi là đĩa, có thể có 1, 2 hoặc 3 đĩa ở đây và cũng được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Về tốc độ thì đĩa ngược lại với líp, đĩa càng to thì sức đạp càng nặng nhưng tốc độ nhanh và ngược lại. Các đĩa này gắn với 2 đùi hay em còn gọi là đùi gà và đùi gà thì gắn với pedals.


Đùi đĩa Shimano XTR FC-M9000

c. Cùi đề trước và sau – Derailleur: Cùi đề sau làm nhiệm vụ di chuyển xích cho líp, và cùi trước thì làm nhiệm vụ di chuyển xích cho đĩa. Hai cùi đề này được điều khiển bởi hai tay bấm xả được gắn trên tay lái.


Cùi đề trước Shimano XTR-FD-M9000


Cùi đề sau Shimano XTR RD-M9000

d. Tay đề (Tay bấm xả) - Shifter: Dùng để điểu chỉnh cùi đề, 1 tay bấm điều chỉnh cùi đề trước (điều chỉnh đĩa) thường nằm bên trái và 1 tay bấm điều chỉnh cùi đề sau (điều chỉnh líp) thì nằm bên phải. Tay bấm sẽ có số nấc điều chỉnh tương ứng với số đĩa và số líp.
Ví dụ: Xe có 9 líp thì tay bấm phải sẽ có 9 nấc điều chỉnh, điều này tương tự cho tay bấm trái.


Tay đề Shimano XTR SL-M9000

e. Phanh (Thắng) – Brakes: Không nói cũng biết, phanh rất quan trọng, một bộ phanh hoạt động tốt đảm bảo cho bạn an toàn khi lái xe. Trên xe MTB phanh có 2 loại phanh V và phanh đĩa.

Phanh V thì dùng cao su ma sát vào vành để tạo ra lực cản.
Còn phanh đĩa thì dùng má phanh (bố thắng) ma sát vào đĩa phanh để tạo ra lực cản.

Theo em thấy phanh đĩa an toàn hơn và ngon hơn, với phanh V bạn có thể gặp hạn chế về phanh nếu xe phải lội nước và đi sình lầy, trong khi phanh đĩa thì ít bị ảnh hưởng hơn, và đa số các xe MTB nếu muốn nói là ngon lành thì đều sử dụng phanh đĩa.

Nói về phanh đĩa cũng có 2 loại: Dùng dây cáp như phanh V và dùng dầu thủy lực như của xe gắn máy vậy. Xét về độ bền và độ nhạy thì dầu thủy lực tốt hơn dây cáp và tất nhiên giá thành cũng cao hơn so với dùng dây cáp.


Phan đĩa dầu, đĩa cơ, V Shimano

f. Moay ơ (Đùm) – Hubs: Moay ơ nối với đũa (căm) và đũa nối với bánh, có nhiều loại moay ơ tương ứng với nhiều loại trục với thông số khác nhau mà người ta hay gọi là cây cốt. Moay ơ sau thì phải cùng thông số cốt với khung. Moay ơ trước phải cùng thông số cốt với phuộc.
Ví dụ: Khung có lỗ gắn bánh xe là 9mm thì bạn phải lựa chọn moay ơ sau có thông số 9mm.
Phuộc có cốt là 15mm thì bạn phải chọn moay ơ trước có thông số 15mm.


Moay ơ Shimano XTR M9000

g. Xích tải (Sên) – Chain: Là dây xích để kết nối chuyển động từ người đạp đến bánh xe.


Xích Shimano XTR/Dura-Ace CN-HG901 11-speed

3. Phuộc nhún – Forks: Phuộc nhún tốt với thiết lập đúng tạo cho người lái cảm giác vận hành êm ái khi vào đoạn đường gồ ghề, nó giúp giảm bớt chấn động tác động lên tay lái.
Thị trường hiện nay có 2 loại phuộc là phuộc lò xo (Coil) và phuộc hơi (Air). Phuộc hơi thì êm hơn, cho phép tinh chỉnh độ nặng nhẹ tùy thuộc vào trọng lượng người lái và giá thành cũng cao hơn so với phuộc Coil cùng thể loại. Nhưng bảo trì phuộc hơi khó và phức tạp hơn phuộc Coil. Đa số các dòng xe XC sử dụng phuộc có hành trình vào khoảng 80mm-120mm và phổ biến nhất là 100mm.


Phuộc xe đạp địa hình

4. Bánh xe – Wheels: Bánh xe và lốp (vỏ) xe, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các loại gai bánh khác nhau. Nếu nhu cầu của bạn là đi rừng, leo đèo, lội suối thì nên chọn bánh có gai phù hợp, độ bám cao. Ngược lại, nếu đi đường trường, cần tốc độ hoặc đường đất nhẹ, bạn nên sử dụng bánh ít gai để giảm ma sát và tăng tốc độ di chuyển.


Hướng dẫn chọn kích thước bánh xe

5. Tay lái – Handle bar: Tay lái góp phần vào tư thế ngồi và “phong cách lái”, về phong cách lái em muốn nói ở đây đó là bạn lái xe kiểu gì. Tay lái dành cho dòng xe XC có độ dài vào khoảng 580 – 700mm. Tay lái ngắn thì ít cản gió vì thế dành các bạn mê tốc độ, tay lái dài thì ngược lại nhưng lại dễ điều khiển hơn, kiểm soát xe tốt hơn và cho tư thế ngồi thoải mái hơn. Vì thế các dòng xe Downhill thường sử dụng tay lái 720mm trở lên ...


Tay lái xe đạp địa hình

6. Pô tăng - Stem: Nó chỉ là 1 cục kim loại để nối tay lái với cổ phuộc xe đạp, pô tăng cũng có nhiều kích thước, dài ngắn tùy thuộc vào chiều cao và kích thước của khung xe.


Pô tăng xe đạp địa hình

7. Cọc yên (Cốt yên) - Seatpot: Để nối khung xe MTB với yên. Cọc yên dùng để điều chỉnh độ cao thấp của yên xe tùy vào chiều cao và địa hình sử dụng.


Cọc yên xe đạp địa hình

8. Pedals: Là bàn đạp, có 2 trường phái là Flat Pedal và Clip Pedal.
Flat Pedals là Pedal bình thường, còn Clip Pedal là loại dính vào giày chuyên dụng. Clip pedal cho hiệu suất vòng đạp tốt hơn do bạn không phải quan tâm gì cả, vì pedal luôn dính với chân, nhưng với một số người mới sử dụng thì Clip pedal dễ gây té ngã khi gặp sự cố vì bạn không thể tách chân ra khỏi pedal được.


Pedal xe đạp địa hình

Xem thêm:
- Tên gọi (tiếng Anh) và cấu tạo của xe MTB
- Phân biệt các dòng xe đạp địa hình (Mountain Bike)
- Nói về Shimano MTB Groupset

Đó là sơ lược về xe mà các cụ (mợ) cần phải nắm để bắt đầu chọn xe cho mình.

Tham khảo: vietriders.vn
Chi tiết quá. Cảm ơn cụ kính cụ ly
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top