Cụ xem còm em nhé, người dùng 100% luôn, chả buôn bán gìChưa thấy người dùng đâu , mới thấy thương nhân buôn chảo đấu nhau thôi ạ
Cụ xem còm em nhé, người dùng 100% luôn, chả buôn bán gìChưa thấy người dùng đâu , mới thấy thương nhân buôn chảo đấu nhau thôi ạ
Inox cũng bị các chuyên gia khác phán là tp có nhiều chì độc hại đó cụ ạ. Tóm lại vẫn là niêu đất sét trắng nung là an toàn nhất. Thả nào xưa các cụ sống thọ thếChuyện đúng là dư vầy mà, dưng có 1 số chả hiểu biết mịa dì vào chém dư thật.
Ps: Nói thật là cháu éo thích chơi lũ Gang, Nhôm. Từ khi cái inox ra dời ở VN là Cháu cạch mẹt lũ ấy luôn.
Cụ cho em hỏi chút chiếc này cụ mua bao nhiêu và ở đâu đấy ạ.
Em mới mua cái chảo này, về tôi dầu 2 lần theo đúng hướng dẫn mà chảo vẫn bị xát.
Nhà em ở quê xưa cũng có mấy cáiEm thì chả bênh ai, nhưng cụ đó cũng không sai đâu, vấn đề này do các bên bán hàng ai cũng nói tốt cho sp của mình thôi. Gang nó có nhiều loại , tùy theo tỷ lệ pha trộn. Loại nhập khẩu của nước ngoài thường là gang đen (thành phần 98% là sắt, 2% cacbon). Khi sử dụng phải "tôi" dầu, lâu ngày lớp dầu cháy này nó tan vào thức ăn cũng không tốt, chưa kể quá trình giải phóng sắt vào thức ăn cũng không tốt cho đàn ông hay pn mãn kinh. Ưu điểm là thành phần của nó được kiểm soát, không lẫn tạp chất. Còn ngày xưa có loại nồi gang to, màu đen, thành mỏng, rất cứng và dòn chỉ dùng để nấu cám lợn, ít người dùng nấu cơm, hay canh vì nấu cơm nó hay bị cháy và nhìn kém thẩm mỹ. Loại này chất lượng kém, thường là sắt trộn các bon thủ công, không kiểm soát được thành phần. Còn 1 loại nữa thường cỡ nhỏ (chắc to tốn nhiều nhôm, hợp kim hơn nên tiết kiệm to thì dùng loại ở trên) dùng để nấu cơm hoặc canh. Loại này ngoài thép+các bon còn + thêm nhôm , thường có màu sáng hơn chứ không đen, thành dầy và lỳ, không dòn. Nấu cơm củi thì cháy dày và rất ngon. Nhược điểm thành phần các loại thép, các bon, nhôm đa phần là tận dụng, khó kiểm soát các tạp chất. Quê em xưa gọi là gang Tàu bay, vì dùng phế liệu từ nhôm xác máy bay mỹ rơi để đúc bằng khuôn cát ngay tại quê, nó bền đến lúc chán vứt đi luôn. Loại Gang đen cứng trên thì vỡ vứt đi chứ không nấu lại được nữa, chắc vì nó rẻ và tỷ lệ nhôm ít nên đồng nát không mua.
Tren fb bán đầy mà cụ.. k thì bếp thái sơn.. đc gucd gồ ấy. Em mua hàng xách tauCụ cho em hỏi chút chiếc này cụ mua bao nhiêu và ở đâu đấy ạ.
Thuổng với móng nhiều nơi dùng chung từ. Móng là cái thuổng nhỏ tiết diện cong như móng tay dùng để khoét lỗ kiểu đào hang chuột là chính. Thuổng đa số lưỡi phẳng, mỏng, lưỡi toàn bằng sắt dùng để đào, xén đất. Mai thì khác hoàn toàn thuổng về cấu tạo và chức năng. Mai to, nặng, lưỡi dày, phần gỗ sâu (giống cái thìa gỗ bọc thép). Mai dày, nặng mới đào đất được (có chỗ đạp chân tương tự xẻng nhưng ít dùng). Đất mềm và nạc thì cắt đất bằng khoen dây nhanh hơn. Hi hi... quê em xưa là vậy.Dạ, đây là cái thuổng thì đúng rồi.
Nhưng cái mai, cái móng là hai cái khác nhau (đối với quê em). Về hình dáng thì giống nhau, như cụ gì đó đã nói, về kích thước thì hai cái khác nhau chút do tính chất công việc của chúng.
Vote cụ! Người thật việc thật.Chắc cụ nhầm sao chứ. Cái Móng em thấy các thanh niên sau này gọi nó giống cái Mai về kích thước, nhưng phần tra cán thường bằng tre giống cán xẻng, thân nó mỏng nên yếu, chỉ xắn đất mềm là ngọt. Còn cái Mai quê em gọi nó có thân rất dày, phần tra cán làm hình chữ V có hai lớp dày, phần gỗ cũng hình V chêm vào, cạnh trên cùng của V từ 5-7 cm tra vào cán làm bằng gỗ sến cực dẻo và chắc không bao giờ bị gãy, dùng nhiều năm nó trơn bóng, lỳ như gỗ lim- nhưng hơn lim là nó chịu nước và cứng nhưng không dòn. Thế mới có câu của các cụ : Tháng 2 trồng cán Mai cũng sống là ám chỉ cái cán gỗ sến này. Cái này dùng chơi các loại đất, đóng, bẩy vô tư. Nó cứng không kém xà beng là mấy, rất nặng. Khi đào thường kén thanh niên to cao khỏe. Một máng dùng nó đào phải 2 người bốc máng, 1 dây đứng sắp hàng truyền tay nhau. Nói đến đây lại nhớ ngày xưa học C3 hay phải đi lao động đắp đê, đắp đường quá.
Loại trừ cùng độc hại so với những thứ kia thì được cái nó sạch sẽ hơn.Inox cũng bị các chuyên gia khác phán là tp có nhiều chì độc hại đó cụ ạ. Tóm lại vẫn là niêu đất sét trắng nung là an toàn nhất. Thả nào xưa các cụ sống thọ thế
Èo! Đôi khi muốn ăn Ngon thì phải Ton vào bếp.Bao giờ thì các cụ nhà mình Chơi tạp dề nhỉ
Cái khoen này quê em gọi là cái Kéo hê hê. Nó hình cái chống cối gạo ngày xưa, tay cầm có 2 tầng, 2 gọng 2 bên bằng thép tốt phi 18-22 mài nhọn 2 đầu , có mấu để căng sợi dây cáp < 1 ly. Một thanh niên quay kéo này gặp đất chắc mềm thì phải 20 ông bê mệt bở hơi tai. hz xưa em tuyền phải đứng chân cắt kéo này.Thuổng với móng nhiều nơi dùng chung từ. Móng là cái thuổng nhỏ tiết diện cong như móng tay dùng để khoét lỗ kiểu đào hang chuột là chính. Thuổng đa số lưỡi phẳng, mỏng, lưỡi toàn bằng sắt dùng để đào, xén đất. Mai thì khác hoàn tong thuổng về cấu tạo và chức năng. Mai to, nặng, lưỡi dày, phần gỗ sâu (giống cái thìa gỗ bọc thép). Mai dày, nặng mới đào đất được (có chỗ đạp chân tương tự xẻng nhưng ít dùng). Đất mềm và nạc thì cắt đất bằng khoen dây nhanh hơn. Hi hi... quê em xưa là vậy.
Em vào bếp là bình thường cụ ạ. Em đi chợ, nấu ăn không vấn đề gì. 2 đứa nhóc nhà em nó lại cứ khen bố nấu, con gấu được thể ngồi chơi cười khầng khậc. Mỗi rửa bát thì em ghét, để gấu rửa. Sắm cái máy rửa bát nữa thì gấu chẳng có việc gì làm, nhàn rỗi lại sinh nông nổiÈo! Đôi khi muốn ăn Ngon thì phải Ton vào bếp.
Vậy là cụ có nghề thổ mộc rùi đấy. Tốn cơm gạo lắm. Đúng là các cụ xưa không có máy móc hỗ trợ nên lao động vất vả thật, năng suất thì kém. Cái món cắt quay đất này nó giống kiểu cắt bánh chưng, chọc xuống, quay ngang, kéo lên. Hi hi...Cái khoen này quê em gọi là cái Kéo hê hê. Nó hình cái chống cối gạo ngày xưa, tay cầm có 2 tầng, 2 gọng 2 bên bằng thép tốt phi 18-22 mài nhọn 2 đầu , có mấu để căng sợi dây cáp < 1 ly. Một thanh niên quay kéo này gặp đất chắc mềm thì phải 20 ông bê mệt bở hơi tai. hz xưa em tuyền phải đứng chân cắt kéo này.
Nhiều lúc mình cũng không nên quá Gia Trưởng, Cháu nhớ cái thời các Cụ ngày xửa, chuyện bếp núc là phận Nữ giới hay chăm lo con cái cũng vậy.Em vào bếp là bình thường cụ ạ. Em đi chợ, nấu ăn không vấn đề gì. 2 đứa nhóc nhà em nó lại cứ khen bố nấu, con gấu được thể ngồi chơi cười khầng khậc. Mỗi rửa bát thì em ghét, để gấu rửa. Sắm cái máy rửa bát nữa thì gấu chẳng có việc gì làm, nhàn rỗi lại sinh nông nổi
Cháu nhớ thời trước có cái món Gạch Đá Ong, ở những vùng như Sơn Tây hay Hòa Bình. Họ có cái "Thục" lưỡi nhỏ như Xà Beng và rất cứng, sắc, cái đó gọi là gì vậy Cụ...?Cái khoen này quê em gọi là cái Kéo hê hê. Nó hình cái chống cối gạo ngày xưa, tay cầm có 2 tầng, 2 gọng 2 bên bằng thép tốt phi 18-22 mài nhọn 2 đầu , có mấu để căng sợi dây cáp < 1 ly. Một thanh niên quay kéo này gặp đất chắc mềm thì phải 20 ông bê mệt bở hơi tai. hz xưa em tuyền phải đứng chân cắt kéo này.
Gia trưởng thì em không. Riêng xắn tay vào bếp nấu các món nhậu, món cầu kỳ thì gấu nhà em nó gọi em bằng bố.Nhiều lúc mình cũng không nên quá Gia Trưởng, Cháu nhớ cái thời các Cụ ngày xửa, chuyện bếp núc là phận Nữ giới hay chăm lo con cái cũng vậy.
Mình phận con cháu nên sau này cố sống sao không rơi vào vết "Dép guốc" của các Cụ, miễn Vợ Con hòa thuận chứ không phải khép nép khi nghó tới bản mẹt mình.
giờ ăn cháy thì được chứ ngày xưa cháy nó hay xó sạn , đang nhá cộp cái vỡ hết mồmCòn công đoạn vây rơm xung quanh nồi đốt sau khi cơm cạn nước chứ cụ, cái đó quê em gọi là chàm cơm ( để cho cơm xung quanh thành xoong chín đều). Vụ cháy cơm thích nhất đi ăn cháy ở đám cưới nấu bằng nồi quân dụng.
Cái nồi này của cụ khả năng cao là nhôm cặn, phế liệu tạp pí lù ạ. Đúc cái này dễ hơn đúc gang nhiều ạ, lại rẻ nữa. Nó cũng dày, cũng nặng nên nấu ăn cũng ngon hơn nồi mỏng nhưng không dùng cho bếp từ được ạ.Nhưng có 1 vài cụ trên này gọi cái nồi này là nồi nhôm thì em đến ạ luôn
Hi hi... thế mới đúng sự thật cụ nhỉ. Lạ mồm, sướng miệng tý thôi chứ ăn cháy cũng oải lắm.giờ ăn cháy thì được chứ ngày xưa cháy nó hay xó sạn , đang nhá cộp cái vỡ hết mồm
Đất đá ong thì chỉ cuốc chim, xà beng, thục thôi. Cái thục đấy đồng bằng gọi là cái thuổng cũng được. Đất đá ong không xơi miếng to được.Cháu nhớ thời trước có cái món Gạch Đá Ong, ở những vùng như Sơn Tây hay Hòa Bình. Họ có cái "Thục" lưỡi nhỏ như Xà Beng và rất cứng, sắc, cái đó gọi là gì vậy Cụ...?
Em mua trên Shopee giá 960k cả shipCụ cho em hỏi chút chiếc này cụ mua bao nhiêu và ở đâu đấy ạ.