10 LÝ DO KHIẾN TRADER THUA LỖ - CÁCH NHÀ CÁI THỊT TRADER ( Phần 2)
Ở phần này tôi sẽ đi sâu hơn vào tâm lý cũng như những thứ mà broker có thể làm để thịt các bạn. Trong suốt quãng thời gian làm trader tới bây giờ, có 2 điều tối quan trọng mà tôi đúc kết được, việc Trader luôn ở trong tình trạng thua lỗ dù bạn có một tấm bản đồ rất tốt, một con tàu rất chắc chắn, một lộ trình rõ ràng. Bạn có tất cả những điều đó, nhưng tại sao bạn vẫn thua lỗ ??? 5 lý do dưới đấy dù ít nhiều cũng sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân mình trong đó.
VI: Phá kỷ luật
Vậy phá kỷ luật về cơ bản là gì ? Hãy dành ra 1 phút để suy nghĩ cho tôi định nghĩa về phá kỷ luật của bạn. Hãy tưởng tượng giao dịch của bạn giống như trò chơi Domino vậy, mỗi 1 lệnh giao dịch, mỗi 1 tác động của bạn lên tài khoản giống như việc bạn đang sắp từng quân Domino. Hãy giả sử theo bài xác suất thống kê, bạn có 100 quân Domino, bạn muốn sắp 1 quãng đường là 2m = 200cm, vậy cứ mỗi 2cm bạn sẽ sắp 1 quân đúng không ? Nhưng bạn lại không đủ kiên nhẫn để làm điều đó, thế là bạn bắt đầu 1 phương án khác, chiều cao của mỗi quân domino là 4cm, nên bạn quyết định nâng khoảng cách giữa mỗi quân cờ lên 3cm hoặc 4cm để giúp bạn đạt tới đích 2m nhanh hơn. Đây chính là khoảnh khắc bạn chính thức phá kỷ luật trong giao dịch. Tôi không quan tâm việc nâng từ 2cm lên 4cm có giúp bạn sắp xong quãng đường 200cm nhanh hơn không, nhưng tôi chắc chắn 1 điều là bạn vừa nâng rủi ro của mình lên gấp đôi chỉ với 1 tác động nhỏ.
Hãy tưởng tượng trong tổng cuộc chơi giao dịch, với 1 hệ thống lớn hơn 1, tính theo xác suất thống kê của 1 hệ thống có tỷ lệ thắng là 51% trở lên. Với mỗi giao dịch của bạn vào thị trường là random, bạn không biết tại thời điểm đó lệnh giao dịch của bạn thắng hay thua (quân domino khi sắp có ngã hay không) vậy nếu bạn tuân thủ quy tắc của bài Roulette xác suất thống kê tôi từng dạy, thì sau 100 lệnh, với tỷ lệ 51% bạn chắc chắn lời 1% trên tổng tài khoản. Nhưng bạn là quá mất kiên nhẫn để hoàn thành 100 lệnh đó, bạn quyết đinh nâng 1% thành 2% và bạn cứ nghĩ đơn giản làm gì có chuyện tỷ lệ 51% mà lại có thể thua 50 lệnh liên tục. Điều này chính là 1 sai lầm lớn trong tư duy mà tôi sẽ giải thích ở phần tiếp theo.
VII: Bảng kế hoạch
Tại sao lại là bảng kế hoach ? Chẳng phải trong phần trước đã nói về bản kế hoạch rồi sao ?
Đúng, tôi đã nói về bản kế hoạch giao dịch ở phần 1, nhưng đó chỉ là định nghĩa. Trong cuộc chơi xác suất thống kê thật sự, việc tuân thủ quy tắc 1% không chỉ có ý nghĩa giúp bạn sống lâu hơn, lâu nhất có thể trong thị trường, mà nó còn giúp bạn giữ vừng tâm lý khi thua lỗ.
Hãy điểm danh sơ qua về 3 trường phái giao dịch, tôi không cần biết bạn giao dịch bằng phương pháp nào, nhưng trong tất cả chỉ được tổng hợp lại thành 3 trường phái duy nhất.
- Mua theo chỉ báo A, và bán theo chỉ báo B
- Mua khi giá phá kháng cự, bán khi giá phá hỗ trợ
- Mua khi giá chạm hỗ trợ, bán khi giá chạm kháng cự
Dù là với bất kỳ phương pháp nào, bạn cũng phải định nghĩa nó nằm ở trong trường phái nào. Chung ta đều biết tổng thời gian của thị trường thì 70 => 80% là giai đoạn đi ngang, đây là giai đoạn phần lớn trader nghiệp dư có lời, và họ trả lại hết cho thị trường khi nó chuyển sang 20 => 30% giai đoạn còn lại, lúc market có sóng và cũng là thời điểm các trader chuyên nghiệp có lợi nhuận. Vậy nếu bạn không thể thống kê được phương pháp của mình nằm trong trường phái nào điều đó dễ dẫn tới việc bạn giao dịch 100% thời gian của market, nếu pp của bạn là trường phái thứ 3, tức là bạn chỉ phù hợp đánh khi thị trường đi ngang, hoặc khi xuất hiện price action. Và ngay khoảnh khắc bạn mang nó sang đánh khi thị trường có sóng, tức là nơi phù hợp với trường phái thứ 2, thì về cơ bản bạn đã chính thức làm đổ 1 quân cờ Domino rồi.
Và bạn kế hoạc lúc này không chỉ đóng vai trò thống kế lợi nhuận hay thua lỗ mỗi ngày, mà nó còn là kế hoạch với phương pháp giao dịch, tức là với phương pháp abc thì theo kế hoạch là không được giao dịch khi thị trường xyz. Và khi bạn mang 1 phương pháp giao dịch khi có sóng để giao dịch lúc sideway thì việc cắt lỗ 50 lệnh liên tục không phải là điều không thể. Tất nhiên tôi có vẻ hơi cường điệu, chắc sẽ là 9 lệnh thua và 1 lệnh hòa.
VIII Cảm giác hưng phấn với râu nến.
Đôi khi tôi vẫn thắc mắc tại sao việc bắt đỉnh đáy lại có thể khiến nhiều trader hứng thú như vậy, có phải là vì lợi nhuận không hay là vì lý dó khác ? Hãy giả sử market đang giảm giống như 1 con sông đang chảy từ thượng nguồn, vậy nếu bạn đang ở giữa sông thì việc cố gắng bơi ngược dòng chảy không khác gì việc giá đang giảm mà cố gắng bắt đáy cả. Trong suốt thời gian quan sát những trader khác tôi rút ra được 1 kết luận, đó là việc bắt đỉnh đáy với họ không nằm ở phần lợi nhuận mà họ nghĩ họ sẽ có, mà là cảm giác hưng phấn mà nó mang lại. Hãy thành thật với bản thân 1 chút, tất nhiên là lợi nhuận quan trọng, nhưng liệu những lý do mà bạn bắt đỉnh đáy có phải là cảm giác hưng phấn khi bạn bắt được cái râu của 1 cây nên tăng hoặc giảm không?. Bạn hoàn toàn có thể thuận chiều sông để có 1 xu hướng mạnh mẽ và rất dễ để đạt được 1 mức lợi nhuận tương đương cái râu nến đó, nhưng bạn vẫn chọn việc bắt đỉnh đáy, thì vấn đề ở đây không phải là lợi nhuận. Bản chất của con người là luôn thích những thứ mạo hiểm, rủi ro, và mang lại cảm giác hưng phấn.
Nên nếu như bạn là người bắt đỉnh đáy vì lợi nhuận thì chúc mừng bạn, bệnh bắt đỉnh đáy của bạn có thể chữa được.