Xin chào cả nhà!
Sau đây là chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của Bruce Bower về thời gian làm việc ở bộ phận trading tại Citibank nhé anh em...
------------------------------
Vào năm cuối đại học, tôi đã trúng số độc đắc!
Nhưng không, tôi không phải là trúng xổ số, mà thậm chí còn tốt hơn thế - tôi đã được nhận vào làm một công việc mà tôi muốn trên thị trường. Xin nhắc lại là “công việc” nhé! Lưu ý: Thông điệp mà tôi muốn gửi đến các bạn đó là nếu tôi có thể làm được thì ai cũng có thể!
Ngay từ khi 14 tuổi, tôi đã biết rằng mình muốn trở thành một
trader. Một ngày nọ, tôi vào văn phòng làm việc của bố tôi và đã rút một cuốn sách ra khỏi kệ sách của ông ấy. Đó là một cuốn sách về các nhà đầu tư nổi tiếng - một thế giới mà tôi hầu như không biết đến sự tồn tại của nó. Những câu chuyện về việc tạo ra khối tài sản khổng lồ thông qua một trí tuệ tuyệt phẩm đã thu hút và lôi cuốn tôi vào. Kể từ đó, tôi đã biết rằng tôi thực sự muốn trở thành một
trader.
Thời học đại học, theo bản năng, tôi đã tìm kiếm các công việc liên quan đến trading. Người duy nhất mà tôi thèm muốn được noi theo trong số các bạn cùng lớp của tôi là một người làm việc tại Citibank. Hãy quên ngân hàng đầu tư Goldman Sachs với 100 giờ làm việc mỗi tuần đi – đây mới là cơ hội tốt nhất. Mỗi năm, Citibank tuyển dụng một người trên thế giới trực tiếp vào bộ phận ‘prop trading desk’ (bàn giao dịch chuyên nghiệp) trong phòng Foreign Exchange and Fixed Income. Đó là một thoả thuận cực kỳ đơn giản – bạn có thể trade bất kỳ công cụ nào bạn muốn, bằng vốn của chính Citibank, trong khi ngồi cạnh bên những
trader giỏi nhất trong ngân hàng. Đó là một cơ hội vô song để học hỏi, và nếu bạn có năng lực, thì công việc này là một mỏ vàng đầy tiềm năng.
Đối với tôi, sự hấp dẫn đã quá rõ ràng. Tôi đã tạm nghỉ một học kỳ trên trường để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn. Tôi đã đọc các tạp chí cũ của Euromoney magazine cách đây 10 năm. Tôi đã tìm hiểu về tên và tiểu sử của tất cả những ai làm việc
FX tại Citibank. Tôi đã tự giao dịch
FX và các công cụ có thu nhập cố định trên tài khoản của mình để tập làm quen. Những trade thắng lớn của tôi bao gồm trái phiếu chính phủ ở Iceland và ở Nam Phi. Sau 3 tháng làm việc không ngừng nghỉ, tôi đã sẵn sàng.
Sau hai vòng phỏng vấn mệt mỏi, một vòng ở New York và một vòng ở London, tôi đã nhận được cuộc điện thoại được chờ đợi từ lâu: “Bạn đã được nhận vào.
Trader giỏi nhất của chúng tôi vừa mới chuyển từ New York đến London, bạn có muốn ngồi cạnh anh ấy không?”
Giải độc đắc của tôi
Tôi đã đồng ý chỉ trong khoảng một nano giây. Vài tháng sau, tôi đã ngồi cạnh
trader này. Chúng tôi đặt cho anh ấy một nick name là “Peerless” (Vô Song) – bởi vì thực sự là không ai sánh bằng anh ấy. Ngay khi bắt đầu làm việc, tôi đã nghe tất cả các truyền thuyết về anh ấy. Anh ấy đạt được doanh thu cao nhất trên bàn làm việc ở tuổi 21. Rồi thì nào là người kiếm nhiều tiền nhất trong toàn bộ phận,
trader giỏi nhất tại Citibank và “thiên tài toàn năng”.
Peerless không chỉ là một
trader tuyệt vời, mà anh ấy còn là một nhà tiên tri, một định nghĩa thực sự cho trí khôn giao dịch. Tôi mãi mãi biết ơn về những mảnh ghép khiến thức mà tôi thu nhặt được từ sự khôn ngoan của anh ấy. Tôi sẽ cố gắng chắt lọc ra một số nguyên lý quan trọng nhất trong số đó.
#1: Không ở trong một vị thế vẫn OK
Bạn là một
trader, vì thế bạn phải ở trong một vị thế nào đó, đúng chứ?
Câu trả lời ngắn gọn: Không, không cần thiết!
Đây là một trong những điều khó học nhất. Thông thường, các
trader thường có thiên hướng hành động và muốn làm một điều gì đó – bất cứ điều gì cũng được. Về mặt tâm lý, thật kỳ cục khi chúng ta không ở trong một vị thế nào đó. Nó làm chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đang không làm việc, hoặc là chúng ta không thể có một cái nhìn về thị trường.
Thật khó tin, nhưng Peerless cực kỳ giỏi ở khoản không có một vị thế nào cả. Nếu anh ấy không có một quan điểm mạnh mẽ về bất kỳ thị trường nào, anh ấy sẽ chỉ ngồi yên đó mà thôi. Khi không có gì để làm, anh sẽ chẳng làm gì cả. Anh nói rằng: “Tốt hơn là không có vị thế nào, còn hơn là vào một vị thế ngu ngốc!” Bằng cách cho phép bản thân ngoảnh mặt làm ngơ trước những giao dịch tầm thường có thể nảy sinh ra từ sự nhàm chán của chính mình, anh ấy đã có thể tránh được các cú trade có khả năng làm mất tiền của mình. Vì thế, Peerless thực sự có thể chờ đợi một cách thoải mái cho đến khi các giao dịch thực sự có xác suất thắng cao xuất hiện và thực hiện một cú ‘home run’.
Mặc dù cách tiếp cận như vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn không hề nhỏ, nhưng nó thực sự dễ dàng hơn việc duy trì thói quen này trong lâu dài. Một khi bạn đã tìm ra phương pháp cho riêng mình và cảm thấy thoải mái với nó, thì trước khi quyết định có gắn bó với phương pháp ấy hay không, bạn nên được thuyết phục bởi các thông số của nó. Hãy tiếp tục làm bài tập về nhà, theo dõi thị trường và nghĩ về các vị thế tiềm năng. Nhưng nếu một giao dịch không đáp ứng đủ các tiêu chí của bạn, bạn không nên bước vào giao dịch đó. Do đó, khả năng đứng ngoài thị trường chính là một sự phản ánh của bạn khi có một phương pháp và một sự tuân thủ nghiêm ngặt, có kỷ luật đối với nó.
Cuối cùng, để thành công trong trading, bạn cần phải đưa ra một loạt các quyết định liên quan đến tỷ lệ risk:reward thích hợp. Nếu không xác định được tỷ lệ rủi ro
hần thưởng thì bạn cũng không nên vào lệnh làm gì. Việc khước từ các giao dịch có tỷ lệ R:R xấu thực sự là một quyết định rất đúng đắn. Mà nếu đó là quyết định đúng đắn thì hãy cứ tự tin vào nó!
#2: Sau mỗi đợt điều chỉnh, bạn cần phải nhìn lại và nghĩ “Sao phải xoắn?”
Khi đã vào một vị thế, thì việc theo dõi các biến động giá có thể sẽ sản sinh ra rất nhiều cảm xúc. Quá trình kiếm tiền trên một vị thế có thể rất thú vị, đặc biệt là nếu bạn đã bắt được một động thái trong nhiều tháng. Tuy nhiên, mất tiền có thể mang lại rất nhiều đau đớn, ngay cả khi nó chỉ xuất hiện ở giữa một cú điều chỉnh nhỏ theo trend bạn đã bắt.
Đây là một trong những bài học quan trọng mà Peerless đã dạy cho tôi. Khi mở một vị thế, bạn cần phải tìm ra một số lý do nhất định để tham gia vào giao dịch. Nếu vị thế vẫn đang kiếm được lợi nhuận và các lý do đó vẫn còn hiệu lực thì hãy “lên tàu” và để nó kiếm tiền cho bạn. Trong con sóng ấy, chắc chắn dường như sẽ có những cơn gió trở lực trong ngắn hạn gây không ít khó khăn cho con tàu, nhưng hãy giữ cho mình một cái nhìn trên bức tranh lớn hơn!
Rất thường xuyên, chúng ta có một lệnh ăn và nếu nó bắt đầu điều chỉnh, chúng ta sẽ có cảm giác như đó là tận thế vậy. Việc nhìn nó đi ngược với kỳ vọng, dù chỉ trong một ngày, cũng có thể khiến chúng ta hoảng loạn. Chúng ta cảm giác như lợi nhuận của mình đang vơi đi từng giây từng phút. Chúng ta lo lắng và muốn đóng lệnh ngay lập tức để chấm dứt nỗi đau này. Okay, cơn đau đã hết, nhưng đó có phải là một trade tốt? Vậy việc đóng lệnh đó có hợp lý hay không?
Và sau đó, chúng ta thường nhìn vào các biểu đồ. Trước mắt chúng ta bây giờ là một con trend rất đẹp, tiếp nối là một vài phản ứng ngược
xu hướng kéo dài trong hai hoặc ba ngày, tuy nhiên rất nhỏ và không đáng kể. Và rồi
xu hướng lại tiếp tục và đi xa hơn nhiều. Chỉ tại thời điểm đó, chúng ta mới ngộ ra rằng, chúng ta đã đóng lệnh trong quá trình giá điều chỉnh nhỏ và đã bỏ lỡ toàn bộ bước đi rộng lớn hơn đằng sau.
Peerless rất tuyệt ở khâu nắm bắt toàn bộ bước đi của giá. Anh ấy sẽ luôn bình tĩnh ngồi chờ các giai đoạn điều chỉnh, kể cả trong nhiều tuần, nếu anh ấy tự tin rằng mọi thứ vẫn đang hợp lý. Anh ấy luôn có thể kể lại những lý do mà anh đã tham gia vào một giao dịch và những lý do tại sao anh vẫn ở lại với vị thế đó. Những lý do ấy không bao giờ xê dịch. Khi chúng tôi đánh giá lại biểu đồ lịch sử và các con trend lớn mà anh ấy đã bắt, Peerless sẽ nêu bật những cú điều chỉnh nhỏ và đặt ra câu hỏi: "Thấy chưa, có gì mà phải xoắn đâu?"
Cách làm này của Peerless là nhất quán. Mỗi ngày, anh sẽ tự sao mình lại vào vị thế đó. Anh ấy sẽ đi qua tất cả các luận điểm đầu tư của mình và kiểm tra từng phần của chúng xem liệu có còn hiệu lực hay không. Sau đó, anh ấy sẽ đặt ra những câu hỏi như: "Rủi ro gì có thể xảy ra?" và "Sự kiện này có ý nghĩa gì với thị trường?" để dự đoán liệu luận điểm đầu tư của mình có cần thay đổi gì hay không. Nếu nó vẫn ổn và không có gì thay đổi, anh ấy sẽ giữ vững vị thế của mình, ngay cả khi có biến động trong ngắn hạn.
Rốt cuộc, với tư cách là một
trader, chúng tôi kiếm lợi nhuận bằng cách đưa ra những quyết định với tỷ lệ R:R tốt nhất có thể. Một quá trình mà tại đó, chúng tôi chỉ tập trung vào lý do tại sao chúng tôi lại vào và thoát các vị thế, đồng thời nghĩ đến hết các viễn cảnh khác nhau, sẽ giúp chúng tôi đưa ra quyết định tốt hơn. Nó cũng làm giảm tác động cảm xúc của bất kỳ
hành động giá bất lợi trong ngắn hạn nào, khiến chúng tôi chuẩn bị tâm lý sẵn sàng tốt hơn để "làm việc" với thị trường.
Khi nhìn lại một con trend thắng lợi, chúng tôi có thể yên tâm rằng không phải mọi tích tắc đều diễn ra theo cách mà chúng ta muốn. Mặc dù việc mất tiền trong một vài ngày có thể khiến chúng ta cảm thấy bực bội vào thời điểm đó, nhưng thực sự nó không quá đau đớn. Điều đau đớn hơn nhiều đó là chúng ta đã bỏ lỡ một
xu hướng lớn mà ban đầu chúng ta vốn rất đinh ninh.
#3: "Có gan trở thành một chú lợn"
Ồ không, anh ấy không có ý là có gan lăn lộn vào trong đống bùn, mà thay vào đó, ý của Peerless là bạn phải có gan vào một vị thế rất, rất lớn khi có một mức độ thuyết phục cao và một tỷ lệ R:R hợp lý.
Đây là mặt còn lại của viên ngọc trí khôn của Peerless: Khi không có gì để làm, đừng làm gì cả. Nhưng khi có một thứ gì đó đáng làm, hãy làm cho đáng!
George Soros thường xuyên nói về điều này, bởi vì nó là một đặc điểm chung của tất cả các
trader vĩ đại. Để trở thành một người thắng cuộc lớn, bạn phải dám chơi lớn trong các vị thế có tỷ lệ R:R tốt nhất.
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn đánh giá được khi nào thì nên "trở thành một chú lợn"?
Đáp án: Bạn phải xếp hạng các vị thế của bạn theo mức độ hấp dẫn/ sức thuyết phục tổng thể và sau đó mới định cỡ chúng cho phù hợp. Khi một giao dịch đáp ứng tất cả các tiêu chí tối thiểu của bạn để vào lệnh, thì bạn mới có thể tiếp tục xếp hạng nó theo thang điểm từ 1-5 của mức độ hấp dẫn tổng thể.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang giao dịch một hệ thống tương tự như hệ thống Canslim của William J O'Neill. Để đơn giản hoá, bạn có các tiêu chí sau:
- Đà tăng của thu nhập phải mạnh mẽ - Tốc độ tăng trưởng của EPS phải từ 25% trở lên.
- Biểu đồ mạnh mẽ - Giá đã phá vỡ khỏi mức base của giai đoạn ít nhất là 6 tuần với khối lượng giao dịch gấp đôi khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày.
- Cổ phiếu phải có sở hữu của các tổ chức, bằng chứng là khối lượng giao dịch tăng lên trong những ngày tăng giá.
- Một thị trường chứng khoán nhìn chung đang có xu hướng tăng.
Sau đó, hãy thử "chấm điểm" một cổ phiếu nào đó trên 5 thang điểm này. Nếu nó chỉ là một cổ phiếu chỉ với mức tăng trưởng lợi nhuận 25%, bạn có thể cho nó 1/5 (mức thấp nhất). Mặt khác, nếu đó là một cổ phiếu cho thấy mức tăng trưởng thu nhập hơn 50% và vượt ra khỏi mức base trong nhiều tháng trên khối lượng giao dịch khổng lồ và đã có sự
hỗ trợ đáng kể từ các tổ chức thì sẽ xứng đáng được chấm 5/5.
Làm thế nào để định cỡ vị thế dựa trên những xếp hạng này? Đối với mốc "5", bạn sẽ muốn một kích thước vị thế lớn hơn nhiều lần so với mốc "1". Điều đó có nghĩa là bạn có thể định cỡ vị thế cho mốc "1" với 1-2% NAV (giá trị tài sản ròng) hoặc định cỡ vị thế 6-10% NAV cho mốc "5". Nhưng rốt cuộc, bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi đặt cược nhiều hơn vào một vị thế mà mọi thứ dường như không thể tốt hơn, thay vì ở trong một vị thế dường như chỉ vừa đáp ứng các tiêu chí đầu vào của bạn.
Đó là cách mà
trader đỉnh nhất tại Citigroup đã làm. Bất cứ khi nào anh ấy tìm thấy một giao dịch "trời sinh" với tỷ lệ R:R tuyệt hảo, Peerless sẽ sẵn sàng vào một vị thế khổng lồ. Vì thế, lợi nhuận từ những trade thắng của anh ấy sẽ vượt xa những trade thua, giúp anh trở thành một người chiến thắng đáng kể. "Trở thành một chú lợn" và ghi điểm lớn là những gì dẫn đến những trade thắng lớn.
Lời kết
Phương pháp luận của Peerless khá đơn giản. Anh ấy sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các thị trường vĩ mô, tìm kiếm các thị trường phù hợp với phương pháp của mình. Khi không biết phải trade gì, anh sẽ không làm gì cả; khi có một ý tưởng hay, anh ấy sẽ mạo hiểm; và khi có một ý tưởng tuyệt vời, anh ấy sẽ chơi lớn.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện được nó thì lại là chuyện khác. Mặc dù có tiền bối đỉnh vậy cạnh bên, tại sao tôi vẫn chưa thể là người chiến thắng? Bởi lẽ khi gặp khó khăn, tôi vẫn chưa có một phương pháp và cách tiếp cận giao dịch nào được xác định rõ ràng. Rốt cuộc, chẳng có lời khuyên nào có thể giúp đỡ được bạn khi bạn thực sự không có một kế hoạch trò chơi rõ ràng.
Như Tiến sĩ Brett Steenbarger nói, rào cản lớn nhất đối với sự thành công trong giao dịch thường là vấn đề về phương pháp. Hy vọng rằng, trường hợp của tôi sẽ cho bạn thấy tầm quan trọng của việc có được những kiến thức cơ bản đúng đắn