Theo em thì chả có gì mà choáng cả
. Điện tăng, nước tăng, vé tàu xe tăng, giá sinh hoạt phi mã, thế mà các cụ cứ muốn giáo dục với y tế cứ là cho không với rẻ mạt cả thì những người làm ngành đó (em nói số đông, chứ không phải số ít ở thành thị, có cơ hội kiếm tiền bằng làm thêm, dạy thêm) có muốn húp không khí cũng chả đủ mà sống!!!
Còn nhớ, năm 2002, ngay sau vụ 11/9/2001, có một áp phích quảng cáo đăng lính bên Mẽo (nghề nhà binh lúc đó đã bỏ chế độ quân dịch rồi, là một nghề như những nghề khác, chỉ có hàng bán là hơi đặc biệt
) rằng nếu vào lính, anh sẽ có ngay 50k tiền Mẽo, nghĩa là để bán thân, thậm chí bán đời, thì được món tiền to là 50 k tờ xanh. Trong khi, học phí trung bình ở trường đại học công
trung bình dưới cứ cho là 15k một học kỳ, thì một khoá học đại học, không thi lại môn nào, là 15k x 2 học kỳ x 4 năm = 130k tờ tiền Mẽo! Trong khi, cứ tính học phí cao nhất của NEU - là
trường tốp đầu khối kinh tế - bây giờ là 17 chai/năm x 5 năm = 85 chai VND = cỡ 4100 đô la Mẽo, rẻ thối so với "sinh viên người ta" ( nhỏ hơn 1/30 lần nhé). Đó là trường NEU, trang thiết bị học tập, ngoài phòng ốc ra, bất quá có mấy cái máy chiếu với PC là hết. Không nói tới các trường khoa học tự nhiên, công nghệ, máy móc cần có nhiều cái đơn vị tính là hàng mấy/chục triệu đô, tốn phí không biết bao nhiêu!
Việc học bị rẻ rúng quá, người học chả thèm học, đi chơi game hay làm việc khác, đến kỳ thi thì mua phao, cốt cho qua. Có may ra được trường thì cũng ngơ ngơ, chả biết làm gì, thế nào, đến nỗi các chủ lao động lại kêu học đại học mà chẳng biết gì, chúng tôi lại phải đào tạo lại! Người dạy thì dạy chay, lương không đủ để vật vờ, tâm trí nào mà dạy, mà tự học để dạy cho hay, cho giỏi?
Lẽ ra việc học cũng phải coi là một cuộc đầu tư, đi buôn phải có vốn, không có thì được vay, nhưng phải buôn bán, cày cuốc mà trả. Và ai nhắm "buôn" được thì mới bước chân vào, không thì rẽ ngả khác. Đời đâu phải chỉ một cách sống. Thế mới công bằng và hợp lý, mới như thế giới người ta vẫn vận hành như thế. Đằng này, cứ muốn chạy ngược