- Biển số
- OF-596130
- Ngày cấp bằng
- 26/10/18
- Số km
- 856
- Động cơ
- 137,769 Mã lực
- Tuổi
- 46
Em xin trích từ ý kiến của cụ Uman bên trang otonet.fun, vì cũng có liên quan khá trực tiếp đến vấn đề này. Theo em với cách tư duy từ giáo dục đến kinh doanh theo kiểu hớt ngọn mà không quan tâm đến bồi dưỡng cái gốc như hiện nay thì có lẽ khoảng cách về công nghệ của chúng ta với các nước Đông Bắc Á chỉ có ngày càng mở rộng ra chứ khó có khả năng thu hẹp. Kỹ sư học thiếu nền tảng cơ bản về kiến thức khoa học, chỉ luyện tiếng Anh giỏi để đọc tài liệu nước ngoài và gọi đó là "chuyển giao công nghệ", thực chất chỉ là sử dụng công nghệ và tuyên truyền bán hàng cho nước ngoài. Phần trích của cụ Uman em đặt chữ in nghiêng. Phần bôi đen là em bôi, vì em cũng rất phản đối cách thi trắc nghiệm, và em biết không ít người trong ngành giáo dục cũng phản đối.TQ bây giờ về ngành bông, vải, may mặc cũng như Mỹ thời trước nội chiến nhỉ. Lúc đó sản lượng bông, vải Mỹ chiếm tới 70% thế giới.
Mình có làm polyester Đình Vũ (Pvtex), nhưng dự án ngủm củ tỏi thời Mr Thăng, đang cố hồi phục.
Trải qua một quá trình khá dài dùng sách giáo khoa cả hai nguồn Nga và phương Tây, nói riêng về Vật lý, nhà em có nhận xét riêng thế này:
- Mỗi một dòng, một phong cách viết sách, đều có cái hay và cái dở , không nên tuyệt đối hóa cái gì mà nên cố gắng tận dụng theo khả năng của mình.
- Cách viết sách của Nga: rất cơ bản, trình bày cặn kẽ, có lớp lang, hàn lâm, vấn đề được thảo luận. Tuy nhiên, làm thế nào thật cụ thể trong thực tế thì hơi ít chỉ dẫn. Người học (đương nhiên, mốc đánh giá là người học lý tưởng, hấp thụ được hết những gì được dạy) theo nguồn sách này có một vốn kiến thức rất rộng, cơ bản và sâu, vững vàng. Nhưng áp dụng được vào thực tế còn phụ thuộc nhiều vào khả năng sáng tạo của bản thân người đó. Nếu chỉ là người trung bình, dễ bị sa vào nguy cơ "học vẹt", lúng túng khi ra trường đời hay phải được đào tạo lại hoàn toàn, có khi với một công việc hoàn toàn mới. Dù vậy, nền kiến thức cơ bản tốt giúp họ dễ xoay chuyển hơn.
- Cách viết sách của "Tây": ngắn gọn hơn, đi thẳng vào kết quả/hệ quả, nhiều khi bỏ qua phần thiết lập mô hình/ý tưởng. Người học thấy dễ tiếp nhận hơn, ít chữ, ít công thức, lập luận lằng nhằng, nhiều hình vẽ, phim, clip sinh động. Có nhiều ví dụ gắn với thực tế ở mức đại cương. Thế thôi. Nếu muốn đi sâu vào phần know-how (bí quyết) thì đụng tới bản quyền, phải trả tiền nếu muốn đi tiếp, hoặc được chỉ tiền tới một nguồn tài liệu bản quyền khác.
- Ở xứ Rau, trước đây vì chỉ có nguồn sách Nga (và các nước XHCN khác) nên dạy chủ yếu bằng chúng. Sau này, theo trào lưu chung, việc dạy chuyển dần sang dùng nguồn tài liệu giáo khoa Mỹ và phương Tây. Điển hình của trào lưu này là xu hướng tệ hại chỉ cho thi bằng hình thức thi trắc nghiệm. Kỹ năng lập luận của học sinh sinh viên trở nên rất kém, nhiều sinh viên khi trình bày kết quả thực tập, khóa luận, thậm chí đồ án tốt nghiệp, ngoài chuyện kỹ năng mềm (giao tiếp trước cử tọa, v.v...), lập luận cực kém, đa phần chỉ đọc thuộc lòng những gì được chuẩn bị trước. Ngay cả giảng viên, rất nhiều giảng viên trẻ dùng trình chiếu để lên lớp, bất kể môn học nào, đặc điểm ra sao. Hễ mất điện hay vì lý do nào khác không thể dùng được trình chiếu, thì giảng viên đó cũng ngọng luôn! Nhưng được tiếng là hiện đại, có hình thức giảng dạy tiên tiến.