Quay phim, ghi âm, viết biên bản là những việc cần làm, và nên làm ở bất cứ cuộc làm việc nào, không nhất thiết chỉ bó hẹp trong làm việc với các cơ quan nhà nước. Đây là hành vi văn minh, thể hiện lối làm việc đàng hoàng, công khai, ngay ngắn; được pháp luật bảo vệ. Chỉ có những buổi làm việc liên quan đến bí mật nhà nước (3 cấp độ), hoặc nơi cấm quay phim chụp ảnh (phải đúng luật, chứ không phải gắn bừa lên chỗ nào cũng được) thì mới bị pháp luật ngăn cấm việc quay phim, ghi âm.
Tuy nhiên, quay phim, ghi âm, viết biên bản đều có mục tiêu là ghi nhận một cách khách quan sự việc diễn ra, do vậy không được cản trở công việc, cũng không được xâm phạm quyền hợp pháp của người khác. Chế tài về lĩnh vực này không đầy đủ và chặt chẽ, nhưng có thể nói đến 1 số VD như sau: Muốn quay phim, ghi âm người khác cần phải thông báo và được sự đồng ý của họ (vì bảo vệ bí mật đời tư), hoặc không được quay phim, chụp ảnh trong phòng làm việc riêng của CA (vì trong đó có bí mật nhà nước).
Nếu vẫn muốn quay phim khi làm việc thì thế nào? Theo em nghĩ, nếu làm việc với công an thì nên làm việc trong phòng tiếp dân (phòng này không có cái bí mật nhà nước nào cả); nếu quay người khác thì nên bỏ mặt, làm mờ mặt người ta. Nếu bị bắt, bị thẩm vấn thì yêu cầu có luật sư và có quyền im lặng, hỏi cung, thẩm vấn phải có camera...