[Funland] Cho mình tấm hình nơi các cụ sống để mở mang tầm mắt

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,838
Động cơ
753,413 Mã lực
Đập nhân tạo, ví dụ như ngăn làm hồ chứa có kết cấu cong dạng vòm vì trong kết cấu ấy chỉ xuất hiện ứng suất nén, mà vật liệu có thể chịu đựng tốt nhất. Kết cấu vòm phải lồi về phía ngược với lực tác động.

Tôi cho còm của bác là sự pha trò của người không có chuyên môn thôi, tuy nhiên cần thấy ở đây là con đường uốn éo lồi lõm theo cả 2 hướng, vậy mang kết cấu ra giải thích cũng không đúng vì không giải thích được nước đẩy từ bên nào sang bên nào.

Cũng quan trọng không kém là dưới chân vòm xuất hiện lực đạp ngang rất lớn. Có mấy cây cầu dân xây tự phát trong miền Tây có kết cấu dạng này nhưng dân không thực sự hiểu về kết cấu nên xây xong là sập mà dân ngơ ngác không hiểu tại sao.
Em trêu cụ tí thôi, chứ cái nguyên tắc của parabol thì em chả lạ.
Cơ mà vòng về việc cụ đang phân tích thì chả lẽ đê sông hồng cứ phải parabol thì đắp kiểu gì hở giời.
Cụ đã từng đi trên bờ sông rồi nhỉ, nó rất nghịch với lý thuyết Cụ có. Cũng chóng mặt phết.

Vòng lại về việc đường mòn, cụ đi bị thụt chân do bên này lở, thì đi sang bên khác, chứ ai quan tâm đến nó cong hay thẳng. Cứ chỗ nào dễ đắp thì ta đắp, vướng chỗ sâu, yếu chả lẽ mang cọc tre ra gia cố để đắp cho thẳng, đi bộ thôi mà, sao rách việc làm gì.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,486
Động cơ
467,727 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Xin bác nào một lời giải thích hạp lý về lý do con đường trong hình nó không chạy thẳng mà lại phải uốn lượn thế kia.

Thường thì đường đồi núi mới phải uốn lượn do được tao ra theo đường đồng mức của địa hình khu vực (bác nào kỹ sư chắc hiểu).

Còn đường này thì sao?
Có gì đâu. Trước kia là đường đất nó vốn thẳng.
Cơ mà đến mùa vụ, mỗi nhà xẻo 1 ít thành ra nó cong.
Cơ mà cong mềm mại =))
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,838
Động cơ
753,413 Mã lực
Có gì đâu. Trước kia là đường đất nó vốn thẳng.
Cơ mà đến mùa vụ, mỗi nhà xẻo 1 ít thành ra nó cong.
Cơ mà cong mềm mại =))
Cụ lại chê dân làng rồi, đường là phải cong mềm mại mới đem đến vận khí tốt cho làng nhé. :))
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,486
Động cơ
467,727 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Cụ lại chê dân làng rồi, đường là phải cong mềm mại mới đem đến vận khí tốt cho làng nhé. :))
Em có chê dân làng đâu.
Em nói sự thật mà ( Em ở quê ra ) ;))
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,541
Động cơ
201,634 Mã lực
Cụ lại chê dân làng rồi, đường là phải cong mềm mại mới đem đến vận khí tốt cho làng nhé. :))
Cụ nói cũng đúng, tránh phần nào khí đâm thẳng vào làng.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,349
Động cơ
540,373 Mã lực
Em trêu cụ tí thôi, chứ cái nguyên tắc của parabol thì em chả lạ.
Cơ mà vòng về việc cụ đang phân tích thì chả lẽ đê sông hồng cứ phải parabol thì đắp kiểu gì hở giời.
Cụ đã từng đi trên bờ sông rồi nhỉ, nó rất nghịch với lý thuyết Cụ có. Cũng chóng mặt phết.

Vòng lại về việc đường mòn, cụ đi bị thụt chân do bên này lở, thì đi sang bên khác, chứ ai quan tâm đến nó cong hay thẳng. Cứ chỗ nào dễ đắp thì ta đắp, vướng chỗ sâu, yếu chả lẽ mang cọc tre ra gia cố để đắp cho thẳng, đi bộ thôi mà, sao rách việc làm gì.
Cảm ơn bác đã trả lời, nhưng vấn đề này tôi nghiêng về ý dân mình thích cong :D

Đang có cái topic ảnh Hà Nội đầu thế kỷ 20, xem trong ấy thấy rõ từ xưa Pháp vẽ đường thẳng tắp. Chéo nan quạt không sao cả, nhưng dân mình vẽ đường thì cứ lượn tý cho nhã. Ví dụ như chỗ Nguyễn Khánh Toàn với Nguyễn Văn Huyên, ngày nào qua ấy cũng rất khó chịu.

Đê sông Hồng thì phải đắp theo đường đồng mức là cái chắc. Nước sẽ tìm đường tốt nhất để nó chảy, cứ thế mà tạo thành sông uốn lượn, đê phải đắp theo. Nhưng cái hình đang nói thì không giống một con đê lắm.

Chắc có lẽ do nguyên nhân kỹ thuật là hố bom.

Có bác đoán là tại có thể trước đây là bờ ao. Nhưng ai đào ao giữa đồng.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,838
Động cơ
753,413 Mã lực
Cảm ơn bác đã trả lời, nhưng vấn đề này tôi nghiêng về ý dân mình thích cong :D

Đang có cái topic ảnh Hà Nội đầu thế kỷ 20, xem trong ấy thấy rõ từ xưa Pháp vẽ đường thẳng tắp. Chéo nan quạt không sao cả, nhưng dân mình vẽ đường thì cứ lượn tý cho nhã. Ví dụ như chỗ Nguyễn Khánh Toàn với Nguyễn Văn Huyên, ngày nào qua ấy cũng rất khó chịu.

Đê sông Hồng thì phải đắp theo đường đồng mức là cái chắc. Nước sẽ tìm đường tốt nhất để nó chảy, cứ thế mà tạo thành sông uốn lượn, đê phải đắp theo. Nhưng cái hình đang nói thì không giống một con đê lắm.

Chắc có lẽ do nguyên nhân kỹ thuật là hố bom.

Có bác đoán là tại có thể trước đây là bờ ao. Nhưng ai đào ao giữa đồng.
Em có để ý thế này, khi đắp đường thì dân hay lấy đất của hai bên đường để vét lên tạo thành đường.
Khi đường vỡ, thì biết lấy đất đâu đắp hở giời, đành phải lấy bên lở đắp sang bên lành, thành ra nó mới cong mềm mại thế.
Cái hay ở chỗ là ông nào cũng muốn đắp sang phần đất ruộng nhà ông khác để nhà mình có thêm 1 hàng lúa. Từ chuyên môn gọi là "Vần Bờ", đại thể là cuốc bên nhà mình đắp sang hàng xóm, dân rất Gian. :D
 

VietHung12776

Xe điện
Biển số
OF-506045
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
2,449
Động cơ
194,248 Mã lực
Tuổi
48
Thành phố Hồ Chí Minh & sông Sài Gòn yên bình trong mùa dịch covid-19
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top