- Biển số
- OF-533579
- Ngày cấp bằng
- 23/9/17
- Số km
- 347
- Động cơ
- 166,682 Mã lực
Lúc cu đầu 7 tuổi em bắt đầu cho học piano. Lý do lúc đó đơn giản chả nghĩ sâu xa gì, thấy đời mình thiệt thòi bố mẹ không cho học, cho con học để nó mở mang, biết thêm một thứ đẹp đẽ trên đời sẽ hướng chất lượng cuộc sống đến thứ văn minh hơn, tốt hơn. Lúc đó cũng có nghe chuyện kiểu như học nhạc thì cân bằng, rồi thông minh hơn nhưng em không quan tâm lắm và cũng không coi đó là động lực, có thật hay không cũng chả sao. Cu nhà em tuyệt đối không thích một tý nào, nó phản đối kiểu trẻ con bài bây. Em phải nhượng bộ là kệ, cứ học đến đâu thì học, nhưng cứ duy trì 1 tuần tập 1 lần lúc cô đến dạy. Cô về nó đóng đàn không đụng đến tý gì cho đến tuần sau. Cứ như thế đến tận năm nó lớp 7. Em cũng chọn được một em sinh viên loại giỏi, và mình cũng không kén chọn gì nên cứ để nguyên một cô đó dạy liên tục chứ không kén chọn, chê bai hay thay đổi giáo viên. Vẫn trên tinh thần xác định cứ học được đến đâu tính đến đó, khi nào nó phản đối dữ quá phải chịu thua nó thì thôi.
Dạo đó nó để đàn trong phòng ngủ, cô đến tập nó đóng kín cửa không cho một âm thanh nào lọt qua để đảm bảo bố mẹ không nghe được. 7 năm kiểu thế, em chả biết cô trò nó ra cái sản phẩm gì, cứ phải nhịn kệ nó muốn sao cũng được. Xác định kể cả mất tiền toi chả thu được cái gì cũng xong. Chỉ mỗi biết cuối tháng đếm buổi trả tiền cô, hồi đó đã 300k/buổi.
Xong đến năm lớp 8-9, nó tự nhiên thay đổi, như kiểu nó lớn lên và chín chắn hơn một tý, tự dưng bắt đầu thấy nó đóng cửa tập lúc có thời gian. Đến cuối năm lớp 9 một lần nó bảo em "May mà hồi đó mẹ không đầu hàng con, mẹ duy trì cho con học đến bây giờ. Nếu không bây giờ không có piano sẽ thật là chán".
Đến lớp 10 thì nó bắt đầu tập các bài cổ điển rất khó của Bethoven, Chopin các thứ. Tính nó hiếu thắng, đã tập là phải tập bài khó cấp độ cao mới chịu. Cô nó (vẫn là cô đấy), cũng coi nó như em như cháu, rèn nó xà xã từng kỹ thuật. Sai tý là cô là "Không được, không được, thế không được, nghe chả ra câu cú gì cả". Năm nó lớp 10 em cho nó đi thi thố cọ sát tý, để lấy cái cho vào hồ sơ du học. Năm lớp 12 nó làm hồ sơ, em bảo nó tập lấy một bài tử tế quay video cho vào hồ sơ cho nó đẹp. Em bảo cô giáo nó thẩm định chất lượng, khi nào cô bảo ổn rồi em mới cho quay clip. Lúc viết bài luận apply đại học nó cũng viết về nhạc, về các cảm xúc của nó các thứ. Thật ra viết về các đề tài khác cũng khó viết hơn nên chọn viết nhạc có vẻ ổn nhất thôi, chứ cũng không phải nó cuồng piano quá.
Tình cờ có một trường trong số các trường apply thấy thích nó, họ bảo nó dùng luôn cái clip ý xin học bổng âm nhạc. Tất nhiên cứ xin được đồng nào đỡ tiền bố mẹ đồng đó (không cần phải theo học nhạc mới xin được học bổng nhạc các cụ nhé). Thế là họ cho nó thêm 5K/năm riêng tiền nhạc. Điều kiện để duy trì học bổng là phải tham gia vào một ban nhạc, hay dàn nhạc nào đó của trường. Và ngoài 5K/năm nếu muốn học thêm giờ học nhạc riêng thì họ miễn cái tiền học riêng đó ($490/kỳ = $980/năm). Kết thúc 10 năm học nhạc vớ vẩn tập tọe của thằng con ở VN thu được kết quả như vậy là mỹ mãn với cả nhà.
Sau vụ đó em mới để ý đến cách tụi trẻ con ở Mỹ học nhạc. Té ra hầu như đứa trẻ nào cũng học một loại nhạc cụ nào đó. Té ra trường cấp 3 nào cũng có một dàn nhạc orchestra, mà giáo viên dạy nhạc trường đó sẽ gom chọn những đứa khá nhất vào thành dàn nhạc của trường, tập thành biểu diễn nho nhỏ. Tuy không chuyên nghiệp, nhưng nó khiến việc chơi nhạc cụ trở nên khá thông dụng, phổ thông với tất cả mọi đứa trẻ. Và các trường đại học hầu như đều có ít nhất một dàn nhạc orchestra (em chưa gặp trường nào em tìm hiểu mà lại không có) và vài kiểu dàn nhạc nữa, nhưng orchestra có vẻ là cao nhất và cầu kỳ nhất. Việc xin vào các dàn nhạc này không phân biệt sinh viên theo học chuyên ngành gì, đứa nào thích cứ đăng ký kiểm tra audition đầu vào, khoa nhạc họ chọn thì họ cho vào thôi. Nên orchestra của các trường có rất nhiều sinh viên không phải sinh viên chuyên ngành nhạc tham gia (non-music major). Thằng con nhà em vừa chân ướt chân ráo sang trường phải đi audition cho thầy phụ trách nghe thử (vì còn phải lo mà giữ khoản học bổng 5K mà hihi) may quá được nhận. Sau em lại phát hiện ra là với dàn nhạc orchestra, thì chân piano chả là cái gì cả, và cực nhàn. Vì chủ yếu là hội kèn và hội violon và các loại đàn dây khác chơi là chính. Piano chỉ là chân phụ, một bài được giao cho vài nốt là xong. Nói thật là em mừng lắm vì càng đỡ áp lực tập tành, cho nó còn có thời gian học chuyên ngành của nó.
Ngoài tập với orchestra nó đăng ký học tiết luyện riêng với thầy giáo riêng, vì nó được miễn phí mà. Mỗi tuần 45 phút. Thầy giáo già, quý nó lắm lắm vì lần đầu tiên thầy có sinh viên nước ngoài học mà đánh cũng tàm tạm. Sau 4 tháng với thầy, nó như lột xác vậy. Đúng là 10 năm ở VN nó học với 1 cô, và cũng đã chạm ngưỡng phát triển. Thầy giáo ở đại học này luyện nó theo một cách khác. Mà giáo sư nước ngoài chắc các cụ cũng biết họ cẩn thận, tử tế và trách nhiệm lắm rồi đó.
Đến giờ phút này (nó đang học kỳ 2, năm thứ nhất đại học), em chỉ thấy may mắn. Từ lúc ban đầu chả tính xa gì đâu nhưng nó đi được đến đây cũng là quá đẹp cho một đứa nghiệp dư. Chơi cho đời thêm đẹp, chả định chuyên nghiệp hay gì. Chắc chắn những trải nghiệm tập cùng dàn nhạc, học với giáo sư là những trải nghiệm vô cùng hiếm hoi mà không theo chuyên nghiệp các cháu ở VN hoặc những cháu không kiên trì học từ bé không thể có được. Tất nhiên là đến giờ này thì piano là một phần của nó rồi, chả phải hỏi là để làm gì mà cả nhà em cũng chả ai quan tâm là để làm gì.
Em viết hơi dài, vì em nghĩ ca của em có nhiều cái các cụ có thể tham khảo cho con các cụ được.
Dạo đó nó để đàn trong phòng ngủ, cô đến tập nó đóng kín cửa không cho một âm thanh nào lọt qua để đảm bảo bố mẹ không nghe được. 7 năm kiểu thế, em chả biết cô trò nó ra cái sản phẩm gì, cứ phải nhịn kệ nó muốn sao cũng được. Xác định kể cả mất tiền toi chả thu được cái gì cũng xong. Chỉ mỗi biết cuối tháng đếm buổi trả tiền cô, hồi đó đã 300k/buổi.
Xong đến năm lớp 8-9, nó tự nhiên thay đổi, như kiểu nó lớn lên và chín chắn hơn một tý, tự dưng bắt đầu thấy nó đóng cửa tập lúc có thời gian. Đến cuối năm lớp 9 một lần nó bảo em "May mà hồi đó mẹ không đầu hàng con, mẹ duy trì cho con học đến bây giờ. Nếu không bây giờ không có piano sẽ thật là chán".
Đến lớp 10 thì nó bắt đầu tập các bài cổ điển rất khó của Bethoven, Chopin các thứ. Tính nó hiếu thắng, đã tập là phải tập bài khó cấp độ cao mới chịu. Cô nó (vẫn là cô đấy), cũng coi nó như em như cháu, rèn nó xà xã từng kỹ thuật. Sai tý là cô là "Không được, không được, thế không được, nghe chả ra câu cú gì cả". Năm nó lớp 10 em cho nó đi thi thố cọ sát tý, để lấy cái cho vào hồ sơ du học. Năm lớp 12 nó làm hồ sơ, em bảo nó tập lấy một bài tử tế quay video cho vào hồ sơ cho nó đẹp. Em bảo cô giáo nó thẩm định chất lượng, khi nào cô bảo ổn rồi em mới cho quay clip. Lúc viết bài luận apply đại học nó cũng viết về nhạc, về các cảm xúc của nó các thứ. Thật ra viết về các đề tài khác cũng khó viết hơn nên chọn viết nhạc có vẻ ổn nhất thôi, chứ cũng không phải nó cuồng piano quá.
Tình cờ có một trường trong số các trường apply thấy thích nó, họ bảo nó dùng luôn cái clip ý xin học bổng âm nhạc. Tất nhiên cứ xin được đồng nào đỡ tiền bố mẹ đồng đó (không cần phải theo học nhạc mới xin được học bổng nhạc các cụ nhé). Thế là họ cho nó thêm 5K/năm riêng tiền nhạc. Điều kiện để duy trì học bổng là phải tham gia vào một ban nhạc, hay dàn nhạc nào đó của trường. Và ngoài 5K/năm nếu muốn học thêm giờ học nhạc riêng thì họ miễn cái tiền học riêng đó ($490/kỳ = $980/năm). Kết thúc 10 năm học nhạc vớ vẩn tập tọe của thằng con ở VN thu được kết quả như vậy là mỹ mãn với cả nhà.
Sau vụ đó em mới để ý đến cách tụi trẻ con ở Mỹ học nhạc. Té ra hầu như đứa trẻ nào cũng học một loại nhạc cụ nào đó. Té ra trường cấp 3 nào cũng có một dàn nhạc orchestra, mà giáo viên dạy nhạc trường đó sẽ gom chọn những đứa khá nhất vào thành dàn nhạc của trường, tập thành biểu diễn nho nhỏ. Tuy không chuyên nghiệp, nhưng nó khiến việc chơi nhạc cụ trở nên khá thông dụng, phổ thông với tất cả mọi đứa trẻ. Và các trường đại học hầu như đều có ít nhất một dàn nhạc orchestra (em chưa gặp trường nào em tìm hiểu mà lại không có) và vài kiểu dàn nhạc nữa, nhưng orchestra có vẻ là cao nhất và cầu kỳ nhất. Việc xin vào các dàn nhạc này không phân biệt sinh viên theo học chuyên ngành gì, đứa nào thích cứ đăng ký kiểm tra audition đầu vào, khoa nhạc họ chọn thì họ cho vào thôi. Nên orchestra của các trường có rất nhiều sinh viên không phải sinh viên chuyên ngành nhạc tham gia (non-music major). Thằng con nhà em vừa chân ướt chân ráo sang trường phải đi audition cho thầy phụ trách nghe thử (vì còn phải lo mà giữ khoản học bổng 5K mà hihi) may quá được nhận. Sau em lại phát hiện ra là với dàn nhạc orchestra, thì chân piano chả là cái gì cả, và cực nhàn. Vì chủ yếu là hội kèn và hội violon và các loại đàn dây khác chơi là chính. Piano chỉ là chân phụ, một bài được giao cho vài nốt là xong. Nói thật là em mừng lắm vì càng đỡ áp lực tập tành, cho nó còn có thời gian học chuyên ngành của nó.
Ngoài tập với orchestra nó đăng ký học tiết luyện riêng với thầy giáo riêng, vì nó được miễn phí mà. Mỗi tuần 45 phút. Thầy giáo già, quý nó lắm lắm vì lần đầu tiên thầy có sinh viên nước ngoài học mà đánh cũng tàm tạm. Sau 4 tháng với thầy, nó như lột xác vậy. Đúng là 10 năm ở VN nó học với 1 cô, và cũng đã chạm ngưỡng phát triển. Thầy giáo ở đại học này luyện nó theo một cách khác. Mà giáo sư nước ngoài chắc các cụ cũng biết họ cẩn thận, tử tế và trách nhiệm lắm rồi đó.
Đến giờ phút này (nó đang học kỳ 2, năm thứ nhất đại học), em chỉ thấy may mắn. Từ lúc ban đầu chả tính xa gì đâu nhưng nó đi được đến đây cũng là quá đẹp cho một đứa nghiệp dư. Chơi cho đời thêm đẹp, chả định chuyên nghiệp hay gì. Chắc chắn những trải nghiệm tập cùng dàn nhạc, học với giáo sư là những trải nghiệm vô cùng hiếm hoi mà không theo chuyên nghiệp các cháu ở VN hoặc những cháu không kiên trì học từ bé không thể có được. Tất nhiên là đến giờ này thì piano là một phần của nó rồi, chả phải hỏi là để làm gì mà cả nhà em cũng chả ai quan tâm là để làm gì.
Em viết hơi dài, vì em nghĩ ca của em có nhiều cái các cụ có thể tham khảo cho con các cụ được.
Chỉnh sửa cuối: