Em chưa thử tìm hiểu kỹ nhưng em nghĩ là có đấy. Ý nghĩa sâu xa của việc hình thành luật là để bảo vệ con người, nên em tin là sẽ có những điều luật quốc tế mà được lập ra với mục đích bảo vệ con người vượt trên cả giới hạn lãnh thổ (đấy chỉ là em nghĩ chứ em chưa có tìm kiếm). Chính vì vậy mỗi quốc gia sẽ tự kiểm soát chặt biên giới để không lọt người nhập cư trái phép, và có quyền đưa họ hồi hương, hoặc vào trại tị nạn, nhưng đưa sang một quốc gia khác em thì không phải là chuyện muốn đưa đi là được.
Em ví dụ, cụ thử đọc tuyên ngôn (tuyên bố) về quyền con người ở đây, cụ đọc kỹ đoạn đầu, điều 2, điều 13.2.
Các công ước quốc tế, điều ước quốc tế khác em chưa tìm hiểu.
Không có đâu cụ, tôi còn biết một vụ nhập cảnh trái phép vào thái lan làm việc bất hợp pháp, bên thái nó còn bắt lao động khổ sai gần 2 năm rồi nó đá đít về nước.
Nói sách mách có chứng không thể đưa ra điều luật mang tính chung chung được như cụ được.
Nó phải cụ thể hoá các trường hợp và những cam kết các nước tuân theo điều ước quốc tế. Không đơn giản vài dòng thế này đc nếu khi cụ xâm nhập bất hợp pháp vào Trung Quốc nó bắt tù mọt gông. Ngay như Dải gaza dân palestin đang trong triến tranh muốn vượt biên tị nạn bên Ai cập bên ai cập nó cũng có mở biên đâu.
Chính phủ Anh nó có 2 trường hợp:
Một là biết rõ ông đấy là quốc tịch nào thì gom lại trục xuất về nước đó
Hai là tình trạng đốt hộ chiếu và bất hợp pháp nên không thế xác định quốc tịch thì thường trục xuất ngược về pháp hoặc bỉ. Đôi khi còn không trục xuất đc.
Chính phủ Anh nghĩ ra đòn khá thông minh là bê mấy ông đi
Rwanda đảm bảo cho các ông:
Được ăn uống, ngủ nghỉ
Được chữa bệnh
Được sống
Tuy nhiên không để ông làm giàu bất hợp pháp.
Nếu không chịu đc thì ông nên khai thật ông quốc gia nào và ngay lập tức ông đc trục xuất về nơi ông ở.
Mọi chi phí lều trại, y tế, ăn uống bên Anh gánh hết.
Tôi lấy ví dụ thế này một ông Việt trốn sang Thái Hay Trung Quốc, đốt hộ chiếu khi bị bắt thì không khai mình ở đâu====> xác định nát người luôn đừng nghĩ mấy cái điều ước quốc tế nó bảo vệ mình.