Trong hồi ký của mình, Khrushev kể rằng lúc nào Stalin cũng khinh miệt gọi Mao là “ông sư trong hang đá”. Trong thời gian chống Nhật Bản, chính phủ Liên Xô có đại sứ bên cạnh Quốc Dân Đảng và viện trợ vũ khí cho họ kháng Nhật, trong khi đó rất dè sẻn đối với Mao.
Mao cũng thừa biết Stalin không ưa ông. Ăn chực nằm chờ gần 2 tháng, mãi tới hôm 15-2-1950, Stalin mới thuận cho ký Hiệp ước hoà bình hữu nghị tương trợ với Trung Quốc
Trong những khoản vay, Mao đặt trọng tâm xây dựng quân đội Trung Quốc trong đó không quân và hải quân là chủ yếu để giải phóng Đài Loan. Song Mao cũng chẳng hiểu hết tâm địa Stalin. Stalin không muốn một nước Trung Quốc nghèo khổ, nhưng để Trung Quốc mạnh “ngoài sự kiểm soát” thì Stalin cũng chẳng muốn
Vấn đề Triều Tiên cũng được đặt ra
Mao không đồng ý Kim Nhật Thành tấn công Nam Triều Tiên, vì:
1. Nếu chiến tranh nổ ra, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp và nguy cơ Mỹ ở lại Nam Triều Tiên là cao (Mao cũng chưa tính hết quân đội Liên Hợp Quốc đã tiến sát tới biên giới Trung Quốc)
2. Nếu chiến tranh, Liên Xô sẽ phải tung phương tiện quân sự vào Bắc Triều Tiên. Nghĩa là việc viện trợ vũ khí cho Trung Quốc sẽ chậm đi hoặc bị cắt giảm
3. Cũng nếu chiến tranh nổ ra, thì bộ binh Liên Xô chắc chắn không xuất hiện, lúc đó thì Trung Quốc phải lãnh trách nhiệm này. Như vậy cuộc chiến ở Triều Tiên sẽ là “chiến tranh uỷ thác”. Tai vạ này Trung Quốc phải gánh trong lúc chẳng được gì. Lúc đó Mao chưa tính hết rằng cuộc chiến Triều Tiên đã ngốn 50% ngân sách của Trung Quốc. Rõ ràng Stalin khôn lỏi, khơi ngòi để Trung Quốc hứng chịu
4. Stalin khôn lỏi đã đành, Mao cũng khôn lỏi chẳng kém cạnh. Hai chính phủ Triều Tiên tuy thù địch, nhưng cuộc chiến của họ cũng chỉ xung đột ở khu vực vĩ tuyến 38 vì Hàn Quốc chưa đủ sức tẩn Bắc Triều Tiên. Tình thế như vậy sẽ giúp cho Trung Quốc vừa an toàn, vừa sai khiến được Bắc Triều Tiên
5. Vấn đề giải phóng Đài Loan chắc chắn sẽ vấp phải khó khăn, đó chính là mấu chốt khiến Mao cực lực phản đối Kim Nhật Thành nổ súng trước
Kim Nhật Thành “quá húng” khiến Mao lo ngại và luôn bác bỏ kế hoạch của họ Kim
Nội bộ quân đội Trung Quốc cũng không muốn chiến tranh với Mỹ vì thực lực còn yếu nhất là về không quân và hải quân. Lâm Bưu phản đối ra mặt, kể cả khi chiến tranh đã nổ ra
Giữa tháng 5-1950, nghĩa là chỉ 6 tuần trước khi Kim nổ súng, thấy Mao vẫn ngang ngạnh, buộc Stalin phải có một bức điện gây sức ép. Và củ cà rốt được thò ra: Liên Xô hứa sẽ chi viện không quân và vũ khí.
Ở thế này, Mao đành phải chấp nhận, xoay chuyển quyết định, trước sự ngỡ ngàng của quan chức cao cấp Trung Quốc
Lúc lâm trận, Mao té ngửa mới biết Stalin lừa mình ra sao