Trong lúc đó, sự phân chia giữa hai khu vực trở nên sâu sắc hơn. Sự khác biệt về chính sách giữa hai quyền lực cai trị dẫn đến sự phân cực về chính trị, và sự chuyển đổi dân số những phía Bắc và phía Nam.
Vào tháng 5 năm 1946 việc đi qua vĩ tuyến 38 mà chưa được cho phép trở thành trái pháp luật.
Nhà hoạt động chống cộng sản mãnh liệt
Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn), người từng là chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời và sau đó là một nhà vận động hành lang ủng hộ Hàn Quốc ở Mỹ, đã trở thành chính trị gia nổi bật nhất ở miền Nam. Rhee gây áp lực cho chính phủ Mỹ từ bỏ các cuộc đàm phán về quản lý và ông dứt khoát muốn thành lập một nước Cộng hòa Triều Tiên độc lập ở phía nam.
Ngày 19 tháng 7 năm 1947, Lyuh Woon-hyung, nhà chính trị cao cấp cuối cùng ủng hộ đối thoại song phương, bị ám sát bởi một người cánh hữu.
Chính phủ chiếm đóng tiến hành một số chiến dịch quân sự chống lại các phần tử nổi dậy cánh tả. Trong vòng một vài năm, khoảng 30.000 đến 100.000 người bị giết.
Syngman Rhee
Syngman Rhee sinh năm 1875, là thủ lĩnh phong trào đấu tranh, đòi độc lập chống sự xâm lăng của quân đội Nhật nên đã bị bắt, bị tuyên án tù chung thân. Năm 1904 được phóng thích, tới sinh sống tại Mỹ. Ông tốt nghiệp 3 trường Đại học Georgetown, Harvard và Princeton của Hoa Kỳ
Vợ của ông là người Áo
41 năm sau (1945), dưới sự trợ giúp của Mỹ, Syngman Rhee mới chấm dứt cuộc sống lưu vong, quay về Tổ quốc thành lập Đại Hàn dân quốc (1948). Sau 12 năm tại vị, năm 1960, do thao túng kết quả bầu cử tổng thống nên bị sinh viên toàn quốc đứng lên đấu tranh, buộc phải từ chức, sống lưu vong tại Mỹ. Năm 1965, chết nơi đất khách quê người.