[Funland] Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) qua hình ảnh

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Tháng 11-1950, khi quân đội Liên Hợp Quốc áp sát biên giới Trung Quốc, máy bay ném bom Mỹ tấn công đường xá kho tàng và đường tiếp viện của từ Trung Quốc sang Triều Tiên, thì Stalin tung 150 MiG-15 đóng ở các sân bay Trung Quốc vào trận.
MiG-15 xung trận nhiệm vụ chính là đánh chặn máy bay ném bom, chứ không phải giao chiến với máy bay tiêm kích Mỹ yểm trợ máy bay ném bom. Bất đắc dĩ thì mới phải đánh nhau với tiêm kích Mỹ
Không một loại tiêm kích nào của Mỹ từ cánh quạt đến máy bay phản lực P-80, Grumman F9F Panther địch nổi
Ngay lập tức Mỹ phải đưa F-86 Sabre, dòng máy bay tiêm kích hiện đại nhất lúc bấy giờ vào trận





 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Tiêm kích North American F-86A Sabre ra đời 1949, tốc độ cực đại 1.100 km/h, tầm bay 1.700 km, dài 11,43 m, sải cánh 11,3 m, cao 4,57 m, nặng 4.967 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 7.711 kg, 6 súng 12,7mm, động cơ General Electric J47 turbo phản lực sức đẩy 24 kN (5.200 lbf)







 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,288
Động cơ
876,373 Mã lực
Này mợ có biết mục đích và khẩu hiệu của CCRĐ ở Việt nam là gì thời thử phát biểu cái đê :D :D :D
À em biết chứ, nhưng trước khi có khẩu hiệu ý chắc Vệ quốc đoàn toàn ôm phím đấu nhau với Pháp!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Thoạt nhìn F-86A có vẻ nhỉnh hơn MiG-15, nhưng cùng sức đẩy động cơ 24 kN, do MiG-15 nhẹ hơn nên "bốc" hơn, nhanh nhẹn hơn
F-86A có ưu điểm: phi công có áo kháng áp, buồng lái, rộng hơn, mát hơn và đặc biệt là súng ngắm bằng radar, do vậy F-86A bắn MiG-15 chính xác hơn
Liên Xô quyết tâm bắt một chiếc F-86 để tìm hiểu

Bắt F-86
Nguồn: Báo An ninh thế giới, số 549, ngày 3-5-2006

F-86 là loại máy bay chiến đấu cánh nghiêng của quân đội Mỹ tham chiến ở Triều Tiên tháng 12-1950, loại máy bay này đã uy hiếp nghiêm trọng máy bay chiến đấu MiG-15 do Liên Xô sản xuất được Không quân Trung Quốc và Triều Tiên sử dụng để đối phó với Mỹ. Trước uy hiếp này, thời đó Liên Xô đã làm gì để “hóa giải” sức mạnh của F-86?

Ngày 25-6-1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Quân Mỹ nhảy vào tham chiến và cho máy bay xâm phạm khu vực không phận biên giới Trung - Triều. Không quân Trung Quốc đã tổ chức các phi đội sử dụng máy bay MiG-15 của Liên Xô để ứng chiến với các máy bay chiến đấu của Mỹ. Chỉ trong vòng 4 tháng, Không quân Trung Quốc đã nhiều lần đánh chặn thành công các tốp máy bay chiến đấu của Mỹ xâm phạm vào không phận của Trung Quốc. Trước tình hình này, Không quân Mỹ nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu tiên tiến nhất là F-86 vào tham chiến. Loại máy bay này thân dài 11 m, cao 4m, trọng lượng lớn nhất khi cất cánh hơn 6 tấn, tốc độ lớn nhất 1.100 km/ giờ, quãng đường bay liên tục dài nhất là 1.500 km, trên máy bay trang bị các súng máy tác chiến trên không và cả bom tấn công mặt đất. Đến lúc này, cục diện chiến sự trên không ở Trung Quốc bắt đầu thay đổi, các máy bay MiG-15 thường xuyên bị máy bay F-86 của Mỹ bắn hạ. Trong bối cảnh đó, Stalin đã quyết định sử dụng tất cả các biện pháp để có được bí mật về kỹ thuật của loại máy bay chiến đấu F-86.
Vào tháng 3-1951, quân đội Liên Xô đã quyết định phái Ollocov cùng 5 quân nhân tình báo bí mật thâm nhập chiến trường Tnều Tiên tìm kiếm các xác máy bay F-86 của Mỹ bị bắn rơi để thu thập các thông tin về kỹ thuật của loại máy bay chiến đấu này. Sau khi rời Moscow, tổ tình báo này đi tàu hỏa qua lãnh thổ Trung Quốc đến biên giới Trung - Triều rồi bí mật xâm nhập vào Triều Tiên để triển khai thu thập thông tin qua hỏi cung phi công Mỹ bị bắt. Thông qua việc hỏi cung một tù binh Mỹ, tổ hành động này đã nắm được một số thông tin bí mật về khả năng tác chiến của máy bay F-86 như hành trình bay, chiến thuật, tốc độ, rađa, vũ khí, trang phục cho phi công và thiết bị thoát hiểm kiểu mới. Thông tin này được báo cáo trực tiếp cho một cố vấn tình báo của quân đội Liên Xô tại Triều Tiên để báo về trụ sở chính của Cục Tình báo quân sự Liên Xô tại Moscow. Ngoài ra, để có được các tin tức tình báo xác thực hơn về máy bay F-86, tổ tình báo này còn đi nhiều nơi trên chiến trường Triều Tiên tìm kiếm xác những chiếc F-86 bị bắn hạ. Sau một thời gian vất vả và bí mật tìm kiếm, cuối cùng họ đã tìm được xác một chiếc F-86 và thu được một số bộ linh kiện của máy bay gửi về Phòng thiết kế máy bay Sukhoi ở Moscow tiến hành nghiên cứu, phân tích, nhằm tìm ra tính năng kỹ thuật của loại máy bay này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Bắt F-86 (tiếp)
Tuy quân đội Liên Xô có được một số bộ linh kiện của máy bay F-86 để nghiên cứu, nhưng Stalin vẫn chưa hài lòng. Vì vậy, ông đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của quân đội Liên Xô phải sử dụng mọi biện pháp để có được một chiếc máy bay chiến đấu F-86 hoàn chỉnh của Mỹ. Không quân Mỹ cũng rất cảnh giác và tìm mọi cách không để loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình rơi vào tay đối thủ. Trong tình thế đó, Stalin đã bí mật ra lệnh tập trung các phi công có trình độ xuất sắc nhất của Không quân Liên Xô lập ra một phi đội bay đặc biệt để thực hiện kế hoạch vây bắt và buộc máy bay F-86 phải hạ cánh xuống vùng lãnh thổ Trung Quốc.
Từ sân bay An Đông, phi đội bay đặc biệt này đã cho các máy bay chiến đấu MiG-15 xuất kích để theo dõi và truy tìm các máy bay F-86 của Mỹ. Trong một lần vây bắt, do yêu cầu muốn có được chiếc máy bay F-86 hoàn chỉnh, các phi công Liên Xô đã gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả là một máy bay MiG-15 của Liên Xô đã bị bắn rơi, hai chiếc khác bị thương nặng.
Phi đội bay đặc biệt không hề nản chí, vẫn tiếp tục hành động.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Bắt F-86 (tiếp)
Tám ngày sau, phi đội bay lại tiếp tục hành động vây bắt trên không lần thứ hai. Trong lần này phi công của Liên Xô đã hy sinh. Đến ngày 6-10-1951, quân Mỹ huy động 16 máy bay F-86 tiến hành một phi vụ tập kích. Ngay lập tức, các máy bay của phi đội bay đặc biệt Liên Xô cất cánh tiến hành đánh chặn. Khi hai bên đang giao tranh quyết liệt ở độ cao 8.000m thì một phi công hàng đầu của Liên Xô đã bắn trúng một máy bay F-86 do một thiếu úy Không quân Mỹ lái và làm cho động cơ của chiếc máy bay này bị hỏng. Trong tình thế nguy hiểm đó, viên phi công Mỹ buộc phải cho máy bay F.86 hạ cánh xuống biển. Lập tức, các máy bay chiến đấu MiG-15 của Liên Xô bám theo chiếc máy bay F-86 để truy bắt. Quân Mỹ cũng huy động các máy bay F-86 khác tìm kiếm chiếc máy bay bị thương với ý đồ phá hủy nó. Khi máy bay hai bên đang giao tranh quyết liệt thì bỗng mặt biển nổi lên cột sóng lớn và chiếc máy bay F-86 số hiệu 91319 bắt đầu chìm xuống.
Sang ngày thứ hai, Liên Xô đã cử người đến, vị trí chiếc máy bay F-86 cùng khoảng 500 người Trung Quốc trục vớt chiếc máy bay F-86 này và cuối cùng đã đưa được nó lên. Một tổ công tác đặc biệt gồm các kỹ sư chuyên về máy bay đã tháo dỡ chiếc máy bay F-86 thành công và đóng vào các thùng sắt. Quân Mỹ vì không muốn chiếc F-86 rơi vào tay Liên Xô và Trung Quốc, đã dùng máy bay ném bom B-26 tiến hành truy sát, nhưng đã bị thất bại. Mấy ngày sau, toàn bộ linh kiện của chiếc máy bay F-86 đã được chuyển về Phòng thiết kế máy bay Sukhoi, Liên Xô. Các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật ở đây đã tiến hành tháo lắp rồi phân tách từng bộ phận và đã hoàn toàn nắm được các bí mật về kỹ thuật của máy bay chiến đấu F-86. Công việc này của Không quân Liên Xô đã đặt cơ sở nền tảng cho máy bay chiến đấu MiG-15 tấn công và khống chế hiệu quả máy bay F-86 của Mỹ trên chiến trường Triều Tiên.
Thanh Trung
(Theo Thời báo Hoàn cầu)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Bắt F-86 (version 2)
Đứng trước sự lớn mạnh không ngừng của “hành lang MiG”, từ tháng 12-1950, Mỹ quyết định điều liên đội F-86 số 4 từ Nhật Bản sang tăng cường cho chiến trường Triều Tiên, quyết tâm giành lại ưu thế trên không. Ban đầu, do chưa nắm được tính năng ưu việt của F-86, các phi công Liên Xô vẫn vận dụng cách đánh F-80 để đối phó với F-86, nên hiệu quả rất thấp, thắng ít thua nhiều. Vấn đề đặt ra là phải có một chiếc F-86 hoặc chí ít là bắt sống được một viên phi công lái chiếc F-86 để lấy thông tin về chiếc máy bay. Nhiệm vụ khó khăn đó được giao cho Thượng tá Pepelyayev, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân tiêm kích số 198.
Ngày 11-7-1951, được tin F-86 xuất hiện, Pepelyayev được lệnh cất cánh nghênh chiến. MiG-15 nhanh chóng áp sát mục tiêu, nhấn nút. Một chiếc F-86 như một bó đuốc bùng lên, nổ tung thành trăm tràn mảnh. Viên phi công bị quân chí nguyện bắt sống. Qua thẩm vấn, viên phi công Mỹ đã tiết lộ những điểm yếu của F-86 như: tăng độ cao chậm, nếu bay cao hơn 10km, thì lực đẩy của động cơ và tính năng thao tác giảm… Ngày 6-10-1951, Pepelyayev chỉ huy 10 chiếc MiG-15 lên giao chiến cùng 16 chiếc F-86 ở độ cao 8.000m.

Sau khi bố trí xong đội hình, Pepelyayev lập tức nhấn nút khai hỏa nhắm vào chiếc F-86 ở phía trước. Do đã có chủ định, nên ở cự ly chỉ khoảng 550m, Pepelyayev đã đưa được viên đạn vào đúng nơi nó cần tới - khoang lái. Phi công điều khiển chiếc F-86, ông Garrett, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ máy bay để chiếc F-86 lao xuống bờ biển phía đông Triều Tiên. Nhanh như cắt, một chiếc SA-16 lướt tới cứu Garrett mang đi.
Nhưng đối với phía Liên Xô, xác chiếc F-86 kia mới thực sự là món quà quý giá. Không thể chậm trễ, đội kỹ thuật lập tức tới hiện trường xẻ xác F-86 chất lên xe về nghiên cứu. Trên đường trở về, đoàn xe bị một tốp B-26 tấn công, may mắn không bị tổn thất gì.
Qua nghiên cứu tỉ mỉ, không quân Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đã nắm được hết những đặc tính, tính năng của F-86, loại máy bay tân tiến nhất của không quân Mỹ lúc bấy giờ, góp phần quan trọng giảm thiểu tổn thất trên chiến trường.
Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên, Moscow mất 335 máy bay cùng 126 phi công. Các máy bay của đơn vị tiêm kích số 64 xuất kích 64.300 lần, tham gia vào 1.872 lượt không chiến bắn rơi 1.106 chiếc máy bay của Mỹ, trong đó có 851 chiếc F-86. Điều đáng chú ý là trong cuộc chiến tranh này, Mỹ mất tới 170 chiếc máy bay ném bom B-29, làm tê liệt khả năng tác chiến của lực lượng tấn công hạt nhân của Mỹ ở Viễn Đông, buộc chính phủ Eisenhower phải từ bỏ ý định thả bom nguyên tử xuống Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên.
Một vấn đề đặt ra là người Mỹ có biết quân đội Liên Xô đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên? Câu trả lời là có. Ngay từ cuối năm 1950, qua các nguồn tin tình báo, Lầu Năm Góc đã kết luận quân Liên Xô đã tham chiến. Các đài chặn thu sóng vô tuyến điện của Mỹ đã ghi lại được nhiều đoạn đối thoại bằng tiếng Nga của các phi công Liên Xô khi tác chiến trên chiến trường Triều Tiên. Phi công Mỹ cũng nhiều lần nhìn thấy những khuôn mặt da trắng trong buồng lái của máy bay quân chí nguyện.
Tuy nhiên, Washington không một lần đề cập tới việc tham chiến của Liên Xô. Bởi Nhà Trắng biết rằng nếu công bố, nhân dân Mỹ sẽ yêu cầu họ phải có hành động trong khi họ không muốn đẩy những cuộc đụng độ với Liên Xô tới bờ vực nguy hiểm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Hơn nữa, lúc đó trọng điểm chiến lược của Mỹ nằm ở châu Âu, nơi Lầu Năm Góc mới bố trí được 150 chiếc máy bay. Theo đánh giá của giới tình báo, nếu muốn đối kháng toàn diện với Liên Xô, Mỹ phải chuẩn bị ít nhất hai, ba năm. Đó chính là lý do khiến Nhà Trắng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước hành động tham chiến của Liên Xô trong chiến tranh Triều Tiên.

Theo Ngọc Khánh
 
Chỉnh sửa cuối:

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,066
Động cơ
349,492 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Các cụ hai phe tranh luận về CCRĐ vui lòng tự xoá còm, mở thớt khác. Tránh ảnh hưởng đến thớt cụ Ngao5.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Bản lĩnh của cụ Ngao em ưng, mặc tôm tép lìu rìu léo nhéo bên tai, vẫn lạnh lùng post bài méo thèm bắt nhời, em sẽ làm vậy trong vài tình huống cuộc sống, thank cụ thớt.
Nhân tiện, mả cụ bịn xét lại, cái thói đem suy nghĩ ngày nay để xét việc xưa là tào lao nhất, không bao giờ đem lại suy nghĩ đúng đắn. Hãy thông đi những cái đầu cực đoan thù hận bồi mõm xỏ xiên, rằng cái gì nó đã tồn tại trên đời thì nó đều có cái lý của nó, bởi nếu không nhue vậy thì đơn giản là nó đã không có trên đời. Cái lý này nó nằm ở điều kiện hoàn cảnh cụ thể của sự kiện chứ làm lol gì có ở đời nay mà các mày hiểu được mà chém. Cho nên chỉ mất trật tự thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Vụ đào tẩu MiG-15 của phi công Triều Tiên No Kum-sok
Năm 1952, bộ phận chiến tranh tâm lý Mỹ lên kế hoạch thực hiện chiến dịch tâm lý chiến mang tên Moolah để lôi kéo phi công Triều Tiên, Trung Quốc đào tẩu cùng tiêm kích MiG-15. Họ hứa hẹn trả 100.000 USD tiền mặt, cho phép phi công đào tẩu được tị nạn chính trị và trở thành công dân của bất kỳ nước phương Tây nào.
Từ tháng 4-1953, Lầu Năm Góc tiến hành chiến dịch Moolah bằng việc phát sóng qua radio và rải hơn một triệu tờ rơi ở các căn cứ không quân Trung Quốc và Triều Tiên gần sông biên giới Áp Lục. Nhưng kết quả hết sức thất vọng, không có phi công nào đào thoát cho đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc ba tháng sau đó.


Truyền đơn kêu gọi phi công Triều Tiên và Trung Quốc đào tẩu





Văn bản về vấn đề in truyền đơn kêu gọi đào tẩu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Trong lúc chiến dịch Moolah rơi vào bế tắc, vận may bất ngờ đến với Mỹ. Ngày 21-9-1953, gần hai tháng sau khi hiệp định đình chiến được ký, một tiêm kích MiG-15 hạ cánh bất ngờ ở sân bay Kimpo gần thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Sáng hôm đó, trung úy phi công Triều Tiên 21 tuổi No Kum-sok nhận nhiệm vụ trinh sát trên tiêm kích MiG-15 và nhận thấy đây là cơ hội để bỏ trốn. Xuất phát từ một đường băng gần Bình Nhưỡng, trung úy No biết rõ cách để đến Kimpo cũng như nhiên liệu cần thiết cho hành trình đào thoát.
Phi công này hướng về khu giới tuyến phi quân sự (DMZ) với vận tốc 965 km/h. Sau 17 phút, chiếc MiG-15 vượt qua khu vực biên giới phòng thủ nghiêm ngặt và hạ cánh xuống căn cứ không quân Kimpo mà không bị không quân Triều Tiên truy đuổi hay lực lượng phòng không Hàn Quốc bắn hạ.














 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Điều trùng hợp là vào buổi sáng ngày trung úy No đào tẩu, radar ở căn cứ Kimpo bị ngắt để bảo dưỡng, nên Mỹ không phát hiện sớm được chiếc MiG-15 để đánh chặn. Một số phi công Mỹ lái chiến đấu cơ trên căn cứ Kimpo còn nhìn thấy chiếc MiG-15 hạ cánh, nhưng không coi đó là máy bay địch, bởi không ai được thông báo về kế hoạch bay hoặc kiểm soát chuyến bay.
Do không biết quy trình hạ cánh của sân bay này, trung úy No cho chiếc MiG-15 di chuyển sai đường băng và suýt đâm vào một chiếc F-86 đang hạ cánh bên cạnh.
Đại úy phi công Mỹ Dave William lái chiếc F-86 đã phải cố tránh để không xảy ra va chạm, đồng thời thông báo qua radio về sự xuất hiện bất ngờ của chiếc tiêm kích MiG-15 đối phương. Ngay sau đó, No Kum-sok đưa máy bay đỗ vào khoảng trống giữa hai chiếc F-86, mở cửa buồng lái trèo ra ngoài và đầu hàng trước sự sửng sốt của người Mỹ.












 

xe chở gạch đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-563021
Ngày cấp bằng
6/4/18
Số km
90
Động cơ
149,900 Mã lực
Tuổi
29
Chả bao giờ thấy cột điện phe tư bản đào thoát sang phía bên kia nhở. Tuyền thấy ngược lại :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Hóa ra, nếu phi công No bay đúng hướng vào sân bay, anh ta có thể đã bị một chiếc F-86 khác phát hiện và bắn hạ. Ngạc nhiên hơn nữa là phi công Triều Tiên không biết về khoản tiền thưởng cho hành động đào tẩu của mình. Sau khi biết được việc này, anh ta cũng không quan tâm nhiều tới khoản tiền thưởng 100.000 USD bởi không biết việc đó từ trước.
Chiếc MiG-15 ngay sau đó được chuyển tới căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản. Mỹ lập tức điều những phi công thử nghiệm giỏi nhất tới đây để tìm hiểu công nghệ trên chiếc tiêm kích đáng gờm này.




Máy bay MiG-15 số 2057 được sơn lại và mang số hiệu mới, đưa sang Nhật Bản bay thử

Các chuyến bay thử của phi công Mỹ cho thấy hiệu suất đáng nể của MiG-15, nhưng họ cũng khám phá nhiều điểm hạn chế của nó. "Chiếc MiG-15 có xu hướng xoay tròn mất kiểm soát và không thể phục hồi. Có một vệt sơn trắng dọc bảng điều khiển giúp phi công giữ cần lái ở vị trí trung tâm khi cố gắng khôi phục đường bay trong trường hợp bị xoay tròn", phi công thử nghiệm Harold Collins cho hay.
Các chuyến bay thử sau đó cho thấy tốc độ tối đa của MiG-15 là 1.127 km/h, nhưng nó rất khó thực hiện động tác bổ nhào hoặc chuyển hướng ở góc hẹp. Trong những lần không chiến trên bầu trời Triều Tiên, phi công Mỹ đã chứng kiến cảnh tiêm kích MiG-15 bị tròng trành hoặc rụng cánh khi tăng tốc đột ngột ở tốc độ cao.
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,564
Động cơ
312,972 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chiến tranh hiện đại từ thế chiến thứ 1 đến nay đa số nhưng cuộc chiến đều có sự góp mặt của Liên Xô (Nga) và Mỹ. Cả ở VN cũng vậy !
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Dù quân đội Mỹ đã có được MiG-15 để nghiên cứu, tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower tỏ ra không hài lòng và không muốn trả tiền thưởng cho phi công No. Eisenhower không muốn chiếc tiêm kích này, lo sợ việc đánh cắp nó sẽ hủy hoại thỏa thuận ngừng bắn mong manh với Triều Tiên, nên ông tin rằng chiếc MiG-15 cần được trả lại cho đối phương càng sớm càng tốt.
Để khiến các phi công Triều Tiên có ý đào tẩu nản chí, ông cũng muốn hủy chiến dịch Moolah, đồng thời gây sức ép buộc trung úy No từ chối khoản tiền thưởng 100.000 USD.

9-1953, phó Tổng thống Nixon tiếp Trung uý No Kum-sok và trao giải thưởng 100.000 USD

Tuy nhiên, No Kum-sok cuối cùng cũng nhận được khoản tiền thưởng, sau đó nhập quốc tịch Mỹ, trở thành một giáo sư đại học và viết một cuốn sách về hành trình đào tẩu của mình.
Sau vài lần tìm cách trả lại chiếc MiG-15 cho Triều Tiên bất thành, Mỹ từ bỏ ý định và đem nó trưng bày ở Bảo tàng quốc gia không quân Mỹ ở Dayton, bang Ohio, với số hiệu ban đầu: 2057


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Thảo luận đình chiến kéo dài hai năm (7/1951 tới 7/1953)
tại làng Munsan (gần Bàn Môn Điếm)






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,905
Động cơ
1,127,325 Mã lực
Thảo luận đình chiến kéo dài hai năm (7/1951 tới 7/1953) (tiếp)
tại làng Munsan (gần Bàn Môn Điếm)

















 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top