[Funland] Chiến tranh thuế và tác động của nó

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,047
Động cơ
540,373 Mã lực
Đầu tiên, thuế đánh vào 1 sản phẩm nhập vào Mỹ được trả bởi người dân bỏ tiền ra mua sản phẩm đó. Ví dụ, đánh thuế 10% vào 1kg tôm, giá tôm sẽ tăng thêm 10%, người mua tôm sẽ bỏ tiền ra trả.

Khi Trump khoe khoang về thành tích kiếm về cho ngân khố US thêm 100 tỷ $, thái độ đó nói rằng ông ta ko hiểu tất cả số tiền đó là do người Mỹ trả.
Anh này suy nghĩ kiểu VN rồi. VN tăng thuế chỉ để nuôi bộ máy nhà nước, duy trì chế độ, còn Trump tăng thuế và dùng tiền thặng dư để:

Mr Trump said the $100bn gained from the tariffs will be used to buy US agricultural products, which will then be sent to "poor and starving countries" for "humanitarian assistance".
Lưu ý là Trump nói để những người có nền tảng giáo dục thấp cũng có thể hiểu được, nên không nhất thiết chỉ hiểu theo nghĩa đen là ông ta dùng tiền thu được để mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đem trợ giúp nhân đạo cho các nước thiếu đói.
 

Mashimaro

Xe buýt
Biển số
OF-647548
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
726
Động cơ
122,617 Mã lực
Tuổi
34
Cụ cho em hỏi nhé. Giả sử rơi vào tình huống xấu nhất như cụ phân tích ở trên là khựa sẽ mất khoảng 70 tỷ $. Và vì là tình huống xấu nhất thì ko thể lấy mốc tăng trưởng dự đoán là 800-870 tỷ $ được. Em giả sử nó rơi xuống 700 tỷ $ nhé, vì chưa qua nửa năm mà đã ăn vả liên tục.
Khi đó mất đi cỡ 70/700 là 10% GDP thì có đáng quan ngại ko cụ?
mất 10% tăng trưởng GDP thôi cụ ạ. Tức là đang tăng 6.4% thì giảm xuống còn 5.76%
Việt Nam GDP 2018 đã 238 tỷ USD rồi mà cụ nhìn số 870 tỷ USD còn nghĩ đấy là tổng GDP của Trung Quốc thì em cũng chịu cụ. Cụ tính toán ghê quá mà khả năng đọc hiểu hơi bị lùn.

Chưa kể bài toán này giả thiết là TQ giữ nguyên XK với tất cả các nước và bị mất 50% XK sang Mỹ, trong khi điều này không thực tế vì chắc chắn TQ sẽ tìm các nguồn NK khác để xuất số hàng hóa đó. Nên tổng thiệt hại của TQ không cao như thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

z3xuz

Xe tải
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
454
Động cơ
366,517 Mã lực
Em cũng có cảm giác y như cụ vậy . Xin lỗi cụ chủ nếu có gì quá lời nhưng thật sự cách đặt vấn đề và diễn giải làm cho topic trở thành .... không có gì để bàn hết .
Cụ cứ giải thích thêm cho em hiểu
 

z3xuz

Xe tải
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
454
Động cơ
366,517 Mã lực
Hàng hoá đó có ông có độc quyền mình ông cung cấp méo đâu , khó quá thì nước tôi sản xuất cấp bù cho nước mẽo 3:-O
Bài toán vẫn thế cụ ạ.
Ví dụ : 1kg tôm TQ giá gốc 10$. Khi thuế nhập khẩu tăng 25%, qua các khâu thương mại, đến tay người tiêu dùng giá có thể tăng thêm 40%, thành 14$.
Thay vào đó, US đi mua tôm của VN, giá 10.5$, không có thuế, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì không có lý do gì không bán giá 13.5$. Người tiêu dùng thiệt 3.5$

Chưa kể VN cũng không lý do gì ko bán tôm giá 12.4$.
 

z3xuz

Xe tải
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
454
Động cơ
366,517 Mã lực
Anh này suy nghĩ kiểu VN rồi. VN tăng thuế chỉ để nuôi bộ máy nhà nước, duy trì chế độ, còn Trump tăng thuế và dùng tiền thặng dư để:



Lưu ý là Trump nói để những người có nền tảng giáo dục thấp cũng có thể hiểu được, nên không nhất thiết chỉ hiểu theo nghĩa đen là ông ta dùng tiền thu được để mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đem trợ giúp nhân đạo cho các nước thiếu đói.
Thông điệp nhảm **** để lòe cử tri Mỹ.
- Từ khi nào TT Mỹ được quyết định ngân sách?
- Trump trở thành cơm sườn? Định đánh thuế người dân Mỹ và mang tiền tặng cho nước khác?
- Đem tiền cho nước khác thế còn thâm hụt thương mại thì sao?
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Bài toán vẫn thế cụ ạ.
Ví dụ : 1kg tôm TQ giá gốc 10$. Khi thuế nhập khẩu tăng 25%, qua các khâu thương mại, đến tay người tiêu dùng giá có thể tăng thêm 40%, thành 14$.
Thay vào đó, US đi mua tôm của VN, giá 10.5$, không có thuế, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì không có lý do gì không bán giá 13.5$. Người tiêu dùng thiệt 3.5$

Chưa kể VN cũng không lý do gì ko bán tôm giá 12.4$.
Chả có lí do gì “tất cả người tiêu dùng” sẽ chịu mua 13.5 cả. Và một khi nguồn cung đủ thì chả có lí do gì nhà cung cấp ở Mẽo phải “tham” đi bán 13.5 cả trong khi 10.25 đã có thêm lời rồi. Dân Mẽo chắc chắn sẽ có bộ phận phải bỏ thêm tiền nhưng chuyện 100 tỉ là trên giời. Bài toán chỉ là nhà cung cấp Mẽo tìm nguồn hàng mới và các nước nhanh chóng chiếm Tt của Khựa. Mà cái này thì chả phải lo, cơ hội kiếm xiền ai muốn bỏ qua.
 
Chỉnh sửa cuối:

KhuongDuy

Xe điện
Biển số
OF-49857
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
2,588
Động cơ
480,130 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà em không có
Theo cách nghĩ trên thì có những bất cập trong chiến tranh thương mại (cụ thể ở đây là thuế) sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích người dân, lợi ích cuốc da.

Nhưng kể từ khi ra đời cái gọi là nhà nước đến nay, mọi chính sách về bản chất thực sự nó chỉ phục vụ cho giai cấp thống trị và bình ổn giai cấp bị trị.

Cho dù nhân danh bất cứ lý tưởng nào, cái cốt lõi của nhà nước vẫn xuyên suốt và gắn liền với quyền lợi của giai cấp thống trị.
 

z3xuz

Xe tải
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
454
Động cơ
366,517 Mã lực
Chả có lí do gì “tất cả người tiêu dùng” sẽ chịu mua 13.5 cả. Và một khi nguồn cung của VN đủ thì chả có lí do gì nhà cung cấp ở Mẽo phải “tham” đi bán 13.5 cả trong khi 10.25 đã có thêm lời rồi. Dân Mẽo chắc chắn sẽ có bộ phận phải bỏ thêm tiền nhưng chuyện 100 tỉ là trên giời. Bài toán chỉ là nhà cung cấp Mẽo tìm nguồn hàng mới và các nước nhanh chóng chiếm Tt của Khựa. Mà cái này thì chả phải lo, cơ hội kiếm xiền ai muốn bỏ qua.
Mẽo mà không tham =))

Nếu không có can thiệp để bình ổn giá thì đảm bảo với cụ là giá sẽ tăng theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.

Còn khi NTD từ bỏ ăn tôm vì giá tăng, hay công ty phá sản do nguyên liệu đầu vào tăng, đó là mất trắng cho nền kinh tế (Deadweight loss)
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Ngoài ra, trong trận này em theo cửa dưới.

Từ đầu war đến giờ phe Trump liên tiếp sử dụng 1 vũ khí duy nhất là thuế để chống lại cả thế giới, điều này khiến em tự hỏi Trump đang dấu bài ... hay anh chỉ biết 1 đòn duy nhất?

Thuế là một vũ khí phổ biến trong thương mại quốc tế, tuy nhiên nó ít khi được hiểu một cách thấu đáo.

Phe ủng hộ thuế cho rằng, thuế “đánh” vào hàng hóa nước ngoài, làm cho hàng hóa đó đắt hơn. Hàng hóa đắt hơn thì nước ngoài xuất khẩu được ít hơn, và như thế làm cân bằng cán cân thương mại. Tuy nhiên thực tế thường hơi khác.

Đầu tiên, thuế đánh vào 1 sản phẩm nhập vào Mỹ được trả bởi người dân bỏ tiền ra mua sản phẩm đó. Ví dụ, đánh thuế 10% vào 1kg tôm, giá tôm sẽ tăng thêm 10%, người mua tôm sẽ bỏ tiền ra trả.

Khi Trump khoe khoang về thành tích kiếm về cho ngân khố US thêm 100 tỷ $, thái độ đó nói rằng ông ta ko hiểu tất cả số tiền đó là do người Mỹ trả.
Đoạn này bác hiểu chưa đúng đâu ạ.

Động tác đánh thuế của Mỹ không thể hiểu đơn giản thành "thuế nhập khẩu tăng 25% thì giá sẽ tăng 25%". Đúng là về lý thuyết, giá sẽ tăng 25%, nhưng thực tế, nó lắt léo hơn nhiều.

Đầu tiên, hãy đánh giá tình huống: Hàng TQ bị áp thuế 25%. Điều gì sẽ xảy ra?

- Theo lý thuyết, các lái buôn có 2 lựa chọn: Hoặc tăng giá bán lẻ 25% (bù thuế), hoặc giữ nguyên giá (để giữ thị phần, vì nếu 1 doanh nghiệp khác có nguồn cung từ Ấn Độ thì sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp nhập từ TQ).

+ Tăng giá thêm 25%: Đúng, trong trường hợp này, dân Mỹ sẽ phải gánh 25% thuế đó. Tuy nhiên, vì giá tăng 25%, nên lượng người mua tất nhiên có sự sụt giảm vì đồ nhập khẩu từ TQ ko phải độc quyền. Như vậy, thị trường của ngành hàng đó bị thu hẹp dù nhu cầu giữ nguyên. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm cách giữ giá cũ (chịu mất 25% lợi nhuận hay tìm nguồn cung khác) để chiếm thị trường.

+ Giữ nguyên giá: Trong trường hợp này, doanh nghiệp Mỹ chịu mất 25% lợi nhuận, và 1 cách gián tiếp chính người Mỹ chịu khoản thuế này. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm 1 nguồn cung khác (lý do ko độc quyền như trên).

Bác thấy rõ là, ở trường hợp nào nó đều dẫn về nguồn cung khác nếu doanh nghiệp đó vẫn muốn tiếp tục phát triển. Về phần TQ, họ sẽ bị giảm xuất siêu, cán cân thương mại sẽ cân bằng hơn. Về phần Mỹ, họ đã làm được việc là khiến hàng TQ mất tính cạnh tranh trên đất Mỹ. Điều đó dẫn đến đa dạng nguồn cung, và Trump chỉ cần ưu đãi đầu tư trên đất Mỹ đủ có lợi thì cách doanh nghiệp sẽ trở về.

Tuy nhiên, có 1 nghịch lý xảy ra là hàng TQ vẫn nhập nhiều vào Mỹ, chứ không giảm mấy. Ngoài lý do nhập trước tránh thuế, còn 1 lý do hiển nhiên nữa là hàng TQ vẫn giữ giá cũ, không bị tăng giá (25%). Tại sao vậy?

Bởi vì TQ không muốn mất thế cạnh tranh so với hàng các nước khác ở Mỹ (dù xuất đi Mỹ chiếm 18% nhưng thị trường Mỹ luôn là thị trường béo bở nhất), họ dùng các công cụ về tỉ giá và hoàn thuế để đảm bảo lượng xuất siêu đi Mỹ ổn định.

Nghĩa là, trước đó 1 USD ăn 6.82 CNY, 1 USD lúc này mua được 1 cái áo thun (giá xuất khẩu), nhận thêm thuế 25% là 1.25 USD. Tuy nhiên, TQ lại hạ giá CNY hiện tại thành 1 USD ăn 7 CNY, cũng cái áo thun đó giờ chỉ còn ~0.9 USD, nhận thêm thuế là 1.125 USD.

Vẫn chưa đủ, vì mục tiêu của TQ là giữ giá, họ làm thêm động tác hoàn thuế (max là 16% thì phải) cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nên, về tổng thể, giá của chiếc áo đó sẽ rất gần với giá cũ, tạm ví dụ 1.025 USD. Giá này vẫn thuyết phục được các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục nhập hàng. Nên nói 100 tỷ thuế thu được, dân Mỹ chỉ trả 1 phần nhỏ thôi ạ. Con số cụ thể em ko biết vì ko rõ TQ hoàn bao % thuế cho doanh nghiệp của mình.

Khi đánh thuế lên thép, 1 vài chuyện sẽ xảy ra. Trước hết, các nhà sản xuất thép của Mỹ bỗng nhiên có quyền tăng giá lên mà không sợ mất khách hàng. Nếu trước kia thép nhập khẩu có giá $10/tấn, sau khi đánh thuế, ví dụ 50%, giá thép nhập khẩu sau thuế sẽ là 15$/tấn. Lúc này, các công ty sản xuất thép của Mỹ cũng có thể nâng giá lên 15$/tấn. Nói cách khác, điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho 1 nhóm nhỏ các công ty trong ngành này.

Nhưng tiếp theo đó là các tác động tiêu cực ở mức độ rộng lớn hơn. Ví dụ, bạn là 1 công ty sản xuất các sản phẩm từ thép, nguyên liệu của bạn vừa đắt thêm 50%, cho dù bạn dùng thép của Mỹ hay thép nhập khẩu. Tệ hơn nữa, giá nguyên liệu của các đối thủ cạnh tranh lại giữ nguyên, thế là bạn mất tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Như thế thuế làm cho 1 số công ty rất vui, đồng thời 1 số công ty khác rất buồn.

Tác động lâu dài tiếp theo của việc tăng giá nguyên liệu đầu vào là nó kích thích việc chuyển tất cả/một phần sản xuất ra ngoài nước Mỹ, nơi không bị ảnh hưởng bởi thuế. Khi đó bạn có thể tiếp tục bán các sản phẩm ra thế giới mà vẫn giữ nguyên tính cạnh tranh, mặc dù điều đó có thể khiến rất nhiều người Mỹ phải mất việc làm.

https://thanhnien.vn/the-gioi/harle...a-nuoc-ngoai-vi-thue-nhom-thep-my-977091.html
Có bác võ đoán ở điểm mấu chốt nhất, đó là: "Thép Mỹ có quyền tăng giá lên mà không sợ mất khách hàng". Vẫn chưa có số liệu nào chứng minh cho việc đó xảy ra cả. Dù về lý thuyết, nó có thể xảy ra, nhưng thực tế sẽ khó như vậy. Thép là ngành được bảo hộ trọng điểm (tương tự như thịt bò ở Nhật, hay sữa ở châu Âu), ngoài các quy định về giá, các nhà sx còn được trợ giá, để đảm bảo thép trong nước luôn được ưu tiên. Nếu 1 doanh nghiệp tự động tăng lên 50%, họ có quyền nhưng doanh nghiệp thép khác cũng có quyền không tăng. Về làm ăn, giá luôn là vũ khí lợi hại nhất. Nếu bác tự tin rằng, thép của bác chắn chắc được mua, bác tăng 50%. Em cũng làm thép như bác, em muốn nuốt thị phần của bác, em tăng 40%. Bác muốn đánh lại em, bác giảm xuống chỉ tăng 35%, cứ như vậy tiếp diễn sẽ khiến giá thép không dao động quá cao. Đó là thực tế cạnh tranh thị trường. Sẽ rất khó có cảnh các doanh nghiệp bắt tay thao túng giá vì hệ thống giám sát của Mỹ rất hiệu quả.

Ở ví dụ xe Harley bác đưa ra, bác vô tình không chú ý đến phần quan trọng nhất.

"Hồi đầu tháng, chính quyền Mỹ công bố đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, có hiệu lực từ ngày 22.6. Đáp lại, EU cũng nâng thuế suất đối với xe môtô nhập từ Mỹ từ 6% lên thành 31%, cũng có hiệu lực từ ngày 22.6. Một chiếc xe Harley bị tăng giá thêm 2,200 USD"

Harley đi khỏi nước Mỹ không phải vì giá thép tăng quá cao khiến giá thành tăng cao, mà chính là thuế đáp trả từ EU. Đau đớn nhất, đó là thuế áp lên xe nguyên chiếc. Biên lợi nhuận của xe Harley là ở khoảng 600%. Nghĩa là 1 chiếc xe 20k USD của họ, giá vốn chỉ ở tầm 3.5k USD thôi (vật liệu, nhân công, marketing, etc.). Trong đó, vật liệu có thể chiếm 1/3, tương đương 1k2. Ngay cả khi dùng thép EU, giá vốn chỉ tăng lên cỡ 3.8k USD thôi.

Cuối cùng, để hiểu rõ về trade war này, ta cần hiểu rõ mục đích 2 bên mà từ đó nhận định thắng thua mới tường minh. Vụ đó thì khi khác em sẽ chém hầu bác.
 

dragonfe

Xe buýt
Biển số
OF-138493
Ngày cấp bằng
14/4/12
Số km
632
Động cơ
373,730 Mã lực
Kèo ra thế nào để e oánh nhỉ ? Đồng banh ăn mấy ? Nửa quả ăn mấy hả cụ thớt ?
 

z3xuz

Xe tải
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
454
Động cơ
366,517 Mã lực
Đoạn này bác hiểu chưa đúng đâu ạ.

Động tác đánh thuế của Mỹ không thể hiểu đơn giản thành "thuế nhập khẩu tăng 25% thì giá sẽ tăng 25%". Đúng là về lý thuyết, giá sẽ tăng 25%, nhưng thực tế, nó lắt léo hơn nhiều.

Đầu tiên, hãy đánh giá tình huống: Hàng TQ bị áp thuế 25%. Điều gì sẽ xảy ra?

- Theo lý thuyết, các lái buôn có 2 lựa chọn: Hoặc tăng giá bán lẻ 25% (bù thuế), hoặc giữ nguyên giá (để giữ thị phần, vì nếu 1 doanh nghiệp khác có nguồn cung từ Ấn Độ thì sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp nhập từ TQ).

+ Tăng giá thêm 25%: Đúng, trong trường hợp này, dân Mỹ sẽ phải gánh 25% thuế đó. Tuy nhiên, vì giá tăng 25%, nên lượng người mua tất nhiên có sự sụt giảm vì đồ nhập khẩu từ TQ ko phải độc quyền. Như vậy, thị trường của ngành hàng đó bị thu hẹp dù nhu cầu giữ nguyên. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm cách giữ giá cũ (chịu mất 25% lợi nhuận hay tìm nguồn cung khác) để chiếm thị trường.

+ Giữ nguyên giá: Trong trường hợp này, doanh nghiệp Mỹ chịu mất 25% lợi nhuận, và 1 cách gián tiếp chính người Mỹ chịu khoản thuế này. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm 1 nguồn cung khác (lý do ko độc quyền như trên).

Bác thấy rõ là, ở trường hợp nào nó đều dẫn về nguồn cung khác nếu doanh nghiệp đó vẫn muốn tiếp tục phát triển. Về phần TQ, họ sẽ bị giảm xuất siêu, cán cân thương mại sẽ cân bằng hơn. Về phần Mỹ, họ đã làm được việc là khiến hàng TQ mất tính cạnh tranh trên đất Mỹ. Điều đó dẫn đến đa dạng nguồn cung, và Trump chỉ cần ưu đãi đầu tư trên đất Mỹ đủ có lợi thì cách doanh nghiệp sẽ trở về.

Tuy nhiên, có 1 nghịch lý xảy ra là hàng TQ vẫn nhập nhiều vào Mỹ, chứ không giảm mấy. Ngoài lý do nhập trước tránh thuế, còn 1 lý do hiển nhiên nữa là hàng TQ vẫn giữ giá cũ, không bị tăng giá (25%). Tại sao vậy?

Bởi vì TQ không muốn mất thế cạnh tranh so với hàng các nước khác ở Mỹ (dù xuất đi Mỹ chiếm 18% nhưng thị trường Mỹ luôn là thị trường béo bở nhất), họ dùng các công cụ về tỉ giá và hoàn thuế để đảm bảo lượng xuất siêu đi Mỹ ổn định.

Nghĩa là, trước đó 1 USD ăn 6.82 CNY, 1 USD lúc này mua được 1 cái áo thun (giá xuất khẩu), nhận thêm thuế 25% là 1.25 USD. Tuy nhiên, TQ lại hạ giá CNY hiện tại thành 1 USD ăn 7 CNY, cũng cái áo thun đó giờ chỉ còn ~0.9 USD, nhận thêm thuế là 1.125 USD.

Vẫn chưa đủ, vì mục tiêu của TQ là giữ giá, họ làm thêm động tác hoàn thuế (max là 16% thì phải) cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nên, về tổng thể, giá của chiếc áo đó sẽ rất gần với giá cũ, tạm ví dụ 1.025 USD. Giá này vẫn thuyết phục được các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục nhập hàng. Nên nói 100 tỷ thuế thu được, dân Mỹ chỉ trả 1 phần nhỏ thôi ạ. Con số cụ thể em ko biết vì ko rõ TQ hoàn bao % thuế cho doanh nghiệp của mình.



Có bác võ đoán ở điểm mấu chốt nhất, đó là: "Thép Mỹ có quyền tăng giá lên mà không sợ mất khách hàng". Vẫn chưa có số liệu nào chứng minh cho việc đó xảy ra cả. Dù về lý thuyết, nó có thể xảy ra, nhưng thực tế sẽ khó như vậy. Thép là ngành được bảo hộ trọng điểm (tương tự như thịt bò ở Nhật, hay sữa ở châu Âu), ngoài các quy định về giá, các nhà sx còn được trợ giá, để đảm bảo thép trong nước luôn được ưu tiên. Nếu 1 doanh nghiệp tự động tăng lên 50%, họ có quyền nhưng doanh nghiệp thép khác cũng có quyền không tăng. Về làm ăn, giá luôn là vũ khí lợi hại nhất. Nếu bác tự tin rằng, thép của bác chắn chắc được mua, bác tăng 50%. Em cũng làm thép như bác, em muốn nuốt thị phần của bác, em tăng 40%. Bác muốn đánh lại em, bác giảm xuống chỉ tăng 35%, cứ như vậy tiếp diễn sẽ khiến giá thép không dao động quá cao. Đó là thực tế cạnh tranh thị trường. Sẽ rất khó có cảnh các doanh nghiệp bắt tay thao túng giá vì hệ thống giám sát của Mỹ rất hiệu quả.

Ở ví dụ xe Harley bác đưa ra, bác vô tình không chú ý đến phần quan trọng nhất.

"Hồi đầu tháng, chính quyền Mỹ công bố đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, có hiệu lực từ ngày 22.6. Đáp lại, EU cũng nâng thuế suất đối với xe môtô nhập từ Mỹ từ 6% lên thành 31%, cũng có hiệu lực từ ngày 22.6. Một chiếc xe Harley bị tăng giá thêm 2,200 USD"

Harley đi khỏi nước Mỹ không phải vì giá thép tăng quá cao khiến giá thành tăng cao, mà chính là thuế đáp trả từ EU. Đau đớn nhất, đó là thuế áp lên xe nguyên chiếc. Biên lợi nhuận của xe Harley là ở khoảng 600%. Nghĩa là 1 chiếc xe 20k USD của họ, giá vốn chỉ ở tầm 3.5k USD thôi (vật liệu, nhân công, marketing, etc.). Trong đó, vật liệu có thể chiếm 1/3, tương đương 1k2. Ngay cả khi dùng thép EU, giá vốn chỉ tăng lên cỡ 3.8k USD thôi.

Cuối cùng, để hiểu rõ về trade war này, ta cần hiểu rõ mục đích 2 bên mà từ đó nhận định thắng thua mới tường minh. Vụ đó thì khi khác em sẽ chém hầu bác.
Chuyện thay đổi tỉ giá có 2 mặt của nó, tạm thời ta không tính đến để tránh phức tạp hóa vấn đề.

Còn các trường hợp cụ đưa ra:
1. Giữ nguyên giá : chính phủ TQ và các công ty thương mại chịu thiệt 25%, giá mặt hàng đấy trên thị trường không thay đổi => chính sách thuế không có tác dụng, người ta vẫn tiếp tục mua từ TQ
2. Tăng giá 25% : Cho dù sản xuất ở TQ, Mỹ hay ở đâu đi nữa thì, sau các khâu thương mại, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng tăng khoảng 40%. Thường là trường hợp hàng hóa giá trị thấp, có margin rất thấp, không thể chịu giảm giá hơn. Nhắm vào đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
3. Tăng giá mức ở giữa 0-25% : thiệt hại chia sẻ cho tất cả các khâu.


Việc áp thuế bảo hộ lên hàng hóa gây tác động tiêu cực thì đã có tiền lệ. Em có dẫn link ví dụ ở post #2.
https://www.otofun.net/threads/chien-tranh-thue-va-tac-dong-cua-no.1509806/#post-47918838

Về vụ xe Harley, cụ nói đúng, nhưng điều đó không phủ nhận điểm em muốn đưa ra là thuế bảo hộ với mặt hàng này sẽ gây hại 1 cách trực tiếp hay gián tiếp, ở diện rộng hơn đối với các mặt hàng khác.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Mẽo mà không tham =))

Nếu không có can thiệp để bình ổn giá thì đảm bảo với cụ là giá sẽ tăng theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.

Còn khi NTD từ bỏ ăn tôm vì giá tăng, hay công ty phá sản do nguyên liệu đầu vào tăng, đó là mất trắng cho nền kinh tế (Deadweight loss)
Tối đa hoá lợi nhuận không phải là 13.5$ và cũng không phải 10$. Công ty không tìm được nguồn hàng mới hoặc ăn dày 13.5$ thì nên phá sản. Công ty tìm được nguồn hàng giá hợp lí thì vẫn lãi khẳm diminishing returns và dynamic equilibrium. Trade war không phải chỉ là 100 tỏi (very worst case) vì nếu chỉ nhìn tới tiền, 100 tỏi chả bõ dính răng cho quân đội Mẽo viễn chinh bằng tiền thuế.
 

z3xuz

Xe tải
Biển số
OF-144834
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
454
Động cơ
366,517 Mã lực
Tối đa hoá lợi nhuận không phải là 13.5$ và cũng không phải 10$. Công ty không tìm được nguồn hàng mới hoặc ăn dày 13.5$ thì nên phá sản. Công ty tìm được nguồn hàng giá hợp lí thì vẫn lãi khẳm diminishing returns và dynamic equilibrium. Trade war không phải chỉ là 100 tỏi (very worst case) vì nếu chỉ nhìn tới tiền, 100 tỏi chả bõ dính răng cho quân đội Mẽo viễn chinh bằng tiền thuế.
Cụ nói rất đúng. Em đưa ra các số liệu cho 1 bài toán ví dụ. Nhưng thực tế xảy ra sẽ ko khác nhiều đâu. Điểm em muốn chỉ ra là, người dân Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho cùng 1 mặt hàng, có khi hơn 25%. Trong khi đó không có job mới nào được tạo ra cả.
 

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Cụ nói rất đúng. Em đưa ra các số liệu cho 1 bài toán ví dụ. Nhưng thực tế xảy ra sẽ ko khác nhiều đâu. Điểm em muốn chỉ ra là, người dân Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho cùng 1 mặt hàng, có khi hơn 25%. Trong khi đó không có job mới nào được tạo ra cả.
Kết luận của cụ chỉ là một trong nhiều kịch bản. Nếu cụ đưa ra được công thức tính Xs xảy ra cho kịch bản của mình cao hơn các kịch bản khác thì 1) Nobel đợi cụ 2) Oánh chứng cho giàu. Trade war vốn dĩ không phải là bài toán kinh tế đơn thuần nên tính toán 100 tỏi, 25% hay mấy con số không có tác dụng khi không hiểu mục tiêu là gì. Nếu chỉ vì vài trăm tỏi, Khựa sẵn sàng trả luôn một cục để có quyền xài chùa các bản quyền, được chuyển giao công nghệ etc. Nhưng làm thế coi như án tử. Nói chung khi Khựa đã là Enemy at the gate thì money is just wc paper. Trump đặt cửa nhiệm kỳ 2, dân Mẽo đặt cửa 100 tỏi thậm chí hơn để oánh gục Lọ. Chỉ cần còn sống, thương nặng cũng được nhưng thằng chết không có cơ hội nhìn số phận của thằng thập tử nhất sinh.

Nhìn lại quá trình tranh cử Trump đúng là The choosen One.
 
Chỉnh sửa cuối:

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,858
Động cơ
151,808 Mã lực
Tuổi
38
Trung Tá sai lầm thì ze vườn, dân Moẽ bầu sai thì mất tiền. Năm ngoái tới nay là thấy sơ sơ rùi. Ai đi mua sắm Ngày của Mẹ tăng giảm j hú 1 tiếng, hok có mấy bác ở đây lo lắng.
 
Chỉnh sửa cuối:

faceid6

Xe tải
Biển số
OF-619372
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
337
Động cơ
119,736 Mã lực
Trung Tá sai lầm thì ze vườn, dân Moẽ bầu sai thì mất tiền. Năm ngoái tới nay là thấy sơ sơ rùi. Ai đi mua sắm Ngày của Mẹ tăng giảm j hú 1 tiếng, hok có mấy bác ở đây lo lắng.
Em tí về check con Gấu xem sao, còn giờ đang ghếch chân ở quán cafe chém gió. Miẹ cái mall toàn người với người, chân dài không thấy toàn thấy chân giò mấy em Mễ xì cút.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Đoạn này bác hiểu chưa đúng đâu ạ.

Động tác đánh thuế của Mỹ không thể hiểu đơn giản thành "thuế nhập khẩu tăng 25% thì giá sẽ tăng 25%". Đúng là về lý thuyết, giá sẽ tăng 25%, nhưng thực tế, nó lắt léo hơn nhiều.

Đầu tiên, hãy đánh giá tình huống: Hàng TQ bị áp thuế 25%. Điều gì sẽ xảy ra?

- Theo lý thuyết, các lái buôn có 2 lựa chọn: Hoặc tăng giá bán lẻ 25% (bù thuế), hoặc giữ nguyên giá (để giữ thị phần, vì nếu 1 doanh nghiệp khác có nguồn cung từ Ấn Độ thì sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp nhập từ TQ).

+ Tăng giá thêm 25%: Đúng, trong trường hợp này, dân Mỹ sẽ phải gánh 25% thuế đó. Tuy nhiên, vì giá tăng 25%, nên lượng người mua tất nhiên có sự sụt giảm vì đồ nhập khẩu từ TQ ko phải độc quyền. Như vậy, thị trường của ngành hàng đó bị thu hẹp dù nhu cầu giữ nguyên. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm cách giữ giá cũ (chịu mất 25% lợi nhuận hay tìm nguồn cung khác) để chiếm thị trường.

+ Giữ nguyên giá: Trong trường hợp này, doanh nghiệp Mỹ chịu mất 25% lợi nhuận, và 1 cách gián tiếp chính người Mỹ chịu khoản thuế này. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm 1 nguồn cung khác (lý do ko độc quyền như trên).

Bác thấy rõ là, ở trường hợp nào nó đều dẫn về nguồn cung khác nếu doanh nghiệp đó vẫn muốn tiếp tục phát triển. Về phần TQ, họ sẽ bị giảm xuất siêu, cán cân thương mại sẽ cân bằng hơn. Về phần Mỹ, họ đã làm được việc là khiến hàng TQ mất tính cạnh tranh trên đất Mỹ. Điều đó dẫn đến đa dạng nguồn cung, và Trump chỉ cần ưu đãi đầu tư trên đất Mỹ đủ có lợi thì cách doanh nghiệp sẽ trở về.

Tuy nhiên, có 1 nghịch lý xảy ra là hàng TQ vẫn nhập nhiều vào Mỹ, chứ không giảm mấy. Ngoài lý do nhập trước tránh thuế, còn 1 lý do hiển nhiên nữa là hàng TQ vẫn giữ giá cũ, không bị tăng giá (25%). Tại sao vậy?

Bởi vì TQ không muốn mất thế cạnh tranh so với hàng các nước khác ở Mỹ (dù xuất đi Mỹ chiếm 18% nhưng thị trường Mỹ luôn là thị trường béo bở nhất), họ dùng các công cụ về tỉ giá và hoàn thuế để đảm bảo lượng xuất siêu đi Mỹ ổn định.

Nghĩa là, trước đó 1 USD ăn 6.82 CNY, 1 USD lúc này mua được 1 cái áo thun (giá xuất khẩu), nhận thêm thuế 25% là 1.25 USD. Tuy nhiên, TQ lại hạ giá CNY hiện tại thành 1 USD ăn 7 CNY, cũng cái áo thun đó giờ chỉ còn ~0.9 USD, nhận thêm thuế là 1.125 USD.

Vẫn chưa đủ, vì mục tiêu của TQ là giữ giá, họ làm thêm động tác hoàn thuế (max là 16% thì phải) cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nên, về tổng thể, giá của chiếc áo đó sẽ rất gần với giá cũ, tạm ví dụ 1.025 USD. Giá này vẫn thuyết phục được các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục nhập hàng. Nên nói 100 tỷ thuế thu được, dân Mỹ chỉ trả 1 phần nhỏ thôi ạ. Con số cụ thể em ko biết vì ko rõ TQ hoàn bao % thuế cho doanh nghiệp của mình.



Có bác võ đoán ở điểm mấu chốt nhất, đó là: "Thép Mỹ có quyền tăng giá lên mà không sợ mất khách hàng". Vẫn chưa có số liệu nào chứng minh cho việc đó xảy ra cả. Dù về lý thuyết, nó có thể xảy ra, nhưng thực tế sẽ khó như vậy. Thép là ngành được bảo hộ trọng điểm (tương tự như thịt bò ở Nhật, hay sữa ở châu Âu), ngoài các quy định về giá, các nhà sx còn được trợ giá, để đảm bảo thép trong nước luôn được ưu tiên. Nếu 1 doanh nghiệp tự động tăng lên 50%, họ có quyền nhưng doanh nghiệp thép khác cũng có quyền không tăng. Về làm ăn, giá luôn là vũ khí lợi hại nhất. Nếu bác tự tin rằng, thép của bác chắn chắc được mua, bác tăng 50%. Em cũng làm thép như bác, em muốn nuốt thị phần của bác, em tăng 40%. Bác muốn đánh lại em, bác giảm xuống chỉ tăng 35%, cứ như vậy tiếp diễn sẽ khiến giá thép không dao động quá cao. Đó là thực tế cạnh tranh thị trường. Sẽ rất khó có cảnh các doanh nghiệp bắt tay thao túng giá vì hệ thống giám sát của Mỹ rất hiệu quả.

Ở ví dụ xe Harley bác đưa ra, bác vô tình không chú ý đến phần quan trọng nhất.

"Hồi đầu tháng, chính quyền Mỹ công bố đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, có hiệu lực từ ngày 22.6. Đáp lại, EU cũng nâng thuế suất đối với xe môtô nhập từ Mỹ từ 6% lên thành 31%, cũng có hiệu lực từ ngày 22.6. Một chiếc xe Harley bị tăng giá thêm 2,200 USD"

Harley đi khỏi nước Mỹ không phải vì giá thép tăng quá cao khiến giá thành tăng cao, mà chính là thuế đáp trả từ EU. Đau đớn nhất, đó là thuế áp lên xe nguyên chiếc. Biên lợi nhuận của xe Harley là ở khoảng 600%. Nghĩa là 1 chiếc xe 20k USD của họ, giá vốn chỉ ở tầm 3.5k USD thôi (vật liệu, nhân công, marketing, etc.). Trong đó, vật liệu có thể chiếm 1/3, tương đương 1k2. Ngay cả khi dùng thép EU, giá vốn chỉ tăng lên cỡ 3.8k USD thôi.

Cuối cùng, để hiểu rõ về trade war này, ta cần hiểu rõ mục đích 2 bên mà từ đó nhận định thắng thua mới tường minh. Vụ đó thì khi khác em sẽ chém hầu bác.
e kô hiểu nhiều về thương mại nhưng e thử ý kiến tí : D , cụ viết ở trên là hoàn thuế đối với doanh nghiệp nội địa TQ thôi chứ chưa đề cập tới các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại TQ , nhưng Trump nó nhắm vào sự ra đi của các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại TQ , mà công nghiệp thì có tính dây chuyền , e nghĩ Trump nó nhắm vào công nghiệp - công nghiệp nặng của TQ .
 

tuanva06

Xe tải
Biển số
OF-165316
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
425
Động cơ
348,935 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bài toán vẫn thế cụ ạ.
Ví dụ : 1kg tôm TQ giá gốc 10$. Khi thuế nhập khẩu tăng 25%, qua các khâu thương mại, đến tay người tiêu dùng giá có thể tăng thêm 40%, thành 14$.
Thay vào đó, US đi mua tôm của VN, giá 10.5$, không có thuế, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì không có lý do gì không bán giá 13.5$. Người tiêu dùng thiệt 3.5$

Chưa kể VN cũng không lý do gì ko bán tôm giá 12.4$.
Em đồng tình với diễn giải của cụ.
Có cụ nào đó ở trên nói chỉ cần rẻ hơn đối thủ, kích thích trong nước mà quên xét trên diện rộng là người dân sẽ bỏ tiền nhiều hơn. Tư bản lại càng tối đa lợi nhuận.
 

sweet_heart

Xe buýt
Biển số
OF-348470
Ngày cấp bằng
28/12/14
Số km
591
Động cơ
217 Mã lực
Về việc Chum tát Lọ thì Chum chỉ đau tay tí còn Lọ thì rát mặt :))

Mấy con bò đỏ đang định hướng dư luận rằng thằng Chum ngu, đi tát thằng đại ca Lọ để đau tay, rồi thế nào cũng gãy tay đi viện :))

Xin lỗi các cụ bên Lọ nhưng không phải bò đỏ nhé. Bò đỏ nhiều quá nên cháu gộp chung lại rồi đá xoáy tất cả ạ :D

P.s: Sau cú tát này thì Chum có đau tay tí thật nhưng anh Lọ có sống được không thì để xem anh ý xoay sở thế nào :))
 

hatza

Xe tải
Biển số
OF-174074
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
300
Động cơ
344,551 Mã lực
Khả năng là anh Tập giải được bài toán rồi nên mới dám trở cờ như thế. Trung Quốc dù sao vẫn ở thế yếu so với Mỹ. Vì là thế yếu nên lúc đầu khi Mỹ doạ tăng thuế lên 25% cho 200 tỷ USD hàng hoá, TQ đã phải nhượng bộ. Nhượng bộ không phải vì TQ muốn thương lượng với Mỹ mà là muốn hoãn binh để tìm phương kế hoá giải đòn đánh của Mỹ. Em dự là trong 6 tháng vừa rồi, anh Tập đã huy động các nhà toán học, kinh tế học cũng như các nhà khoa học trong nước để đánh giá mức độ ảnh hướng của các đòn tăng thuế và tìm cách hoá giải. Theo suy nghĩ của em, họ đã xây dựng mô hình toán học (có lẽ dựa trên lý thuyết trò chơi) giải bài toán này. Giờ bài toán đã giải được, thì TQ có thể mặc kệ Trump tung đòn thoải mái, kể cả đánh thuế cho 500 tỷ USD hàng hoá đi nữa. Nói chung như một ván cờ, các nước cờ của Trump đã lộ hết rồi, chờ xem phía bên kia xuất chiêu đỡ lại thế nào thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top