- Biển số
- OF-65216
- Ngày cấp bằng
- 29/5/10
- Số km
- 4,962
- Động cơ
- 481,102 Mã lực
Ai thắng thua không quan trọng mà quan trọng là chúng ta hiểu được bản chất để mưu sinh được gì cho mình không. Bám theo đại bàng kiếm tý thịt rơi vãi...
Cụ chuẩn đấy ợ , bên em đang phải mua win , office ... bản quyền với giá khá chát dành cho dn . Không thì nó gõ cho sưng đầuLàm gì có chiến tranh thuế! Cách đặt vấn đề chứng tỏ tầm hiểu biết còn nông cạn. Thuế chỉ là công cụ, là một trong các biện pháp thực hiện. Mục tiêu là tranh chấp TM, bản quyền SHTT, mở rộng thị trường...
Tăng thuế nhập khẩu từ 1 nước sẽ kích thích sản xuất của các quốc gia khác.Tăng thuế nhập khẩu sẽ kích thích sản xuất trong nước. Chỉ cần sản xuất trong nước bán rẻ hơn hàng xuất khẩu 1 đồng thì hàng nhập khẩu mất lợi thế rất nhiều.
Trước khi trở thành chính trị gia thì trump là tỷ phú. Bây giờ ông dùng chiến tranh kinh tế thì cũng chỉ là lĩnh vực ông am hiểu nhất và cũng là nước đi mạnh nhất của trump.
Rõ ràng cụ chủ đã lộ mặt là thân tàu rồi. Em nhìn cái nick 3xu cũng đoán ra phần nào.Cụ chủ topic bảo không pro ai, em đọc thấy hơi hài hước
Hiểu cứng nhắc (mặc dù đã có warning trước) thì khó hiểu kinh tế lắm.Thông điệp nhảm **** để lòe cử tri Mỹ.
- Từ khi nào TT Mỹ được quyết định ngân sách?
- Trump trở thành cơm sườn? Định đánh thuế người dân Mỹ và mang tiền tặng cho nước khác?
- Đem tiền cho nước khác thế còn thâm hụt thương mại thì sao?
Cái 1 của cụ, e có ý kiến là: chính phủ Tq chỉ hỗ trợ đc các Dn Tq thôi. Các dn FDI thì phải té khỏi TQ, một số quay về Mỹ. Như vậy là đạt 1 mục tiêi của Trump.Chuyện thay đổi tỉ giá có 2 mặt của nó, tạm thời ta không tính đến để tránh phức tạp hóa vấn đề.
Còn các trường hợp cụ đưa ra:
1. Giữ nguyên giá : chính phủ TQ và các công ty thương mại chịu thiệt 25%, giá mặt hàng đấy trên thị trường không thay đổi => chính sách thuế không có tác dụng, người ta vẫn tiếp tục mua từ TQ
2. Tăng giá 25% : Cho dù sản xuất ở TQ, Mỹ hay ở đâu đi nữa thì, sau các khâu thương mại, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng tăng khoảng 40%. Thường là trường hợp hàng hóa giá trị thấp, có margin rất thấp, không thể chịu giảm giá hơn. Nhắm vào đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
3. Tăng giá mức ở giữa 0-25% : thiệt hại chia sẻ cho tất cả các khâu.
Việc áp thuế bảo hộ lên hàng hóa gây tác động tiêu cực thì đã có tiền lệ. Em có dẫn link ví dụ ở post #2.
https://www.otofun.net/threads/chien-tranh-thue-va-tac-dong-cua-no.1509806/#post-47918838
Về vụ xe Harley, cụ nói đúng, nhưng điều đó không phủ nhận điểm em muốn đưa ra là thuế bảo hộ với mặt hàng này sẽ gây hại 1 cách trực tiếp hay gián tiếp, ở diện rộng hơn đối với các mặt hàng khác.
thế thì Trung Quốc mất thì giờ đàm phán lằng nhằng là gì? kệ bọn Mỹ thích làm gì thì làm, nói nhiều làm gì? khiêu khích cho nó đánh thuế 1000% luôn đi hoặc cấm vận luôn cho GDP tăng 30% luôn cho máu.Số liệu có vẻ đang vả vào phân tích của Mỹ nô
Kinh tế Trung Quốc tăng vượt dự báo trong quý 1/2019
Đây được xem là kết quả của những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng mà Bắc Kinh triển khai thời gian
17:23 GMT+7 - Thứ Tư, 17/04/2019
Trung Quốc ngày 17/4 công bố một loạt thống kê kinh tế khả quan, bao gồm tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2019 vượt dự báo.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng trưởng 6,4% trong quý đầu năm, so với mức dự báo tăng 6,3% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
http://vneconomy.vn/kinh-te-trung-quoc-tang-vuot-du-bao-trong-quy-1-2019-20190417111434246.htm
Chuẫn. Chơi bài mà một thằng chéo cánh ù suốt thì phải đổi cánh.Tăng thuế nhập khẩu từ 1 nước sẽ kích thích sản xuất của các quốc gia khác.
Tăng trưởng của thế giới sẽ không tập trung vào một thằng, mà nó vốn có hồ sơ nguy hiểm. Thế giới sẽ an toàn hơn
Cuối năm lạy lục Trump hoãn đánh thuế rồi tranh thủ đẩy nốt các HĐ làm đẹp báo cáo thôi. Cuối năm nay số liệu mới chuẩn, chỉ số DJ của Mỹ quý sau cao hơn quý trc, tăng trưởng 2018 cao nhất những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp giảm kỷ lục... Toàn số liệu chình ình ra đó ko thấy ai đổ tại là do trade war nhỉthế thì Trung Quốc mất thì giờ đàm phán lằng nhằng là gì? kệ bọn Mỹ thích làm gì thì làm, nói nhiều làm gì? khiêu khích cho nó đánh thuế 1000% luôn đi hoặc cấm vận luôn cho GDP tăng 30% luôn cho máu.
Cái này giống kiểu có nhiều người nghiên hút thuốc, nghiện uống rượu mà khoẻ hơn đầy thằng không hút thuốc, không uống rượu rồi cho rằng bác sỹ khuyên bố láo, vớ vẩn. Có thời gian mới thấm đòn được, và lúc đó lại bị trả giá.
Rất chuẩn, em chỉ biết cười vs mớ "ní nuận" của cụ chủ thới.Đoạn này bác hiểu chưa đúng đâu ạ.
Động tác đánh thuế của Mỹ không thể hiểu đơn giản thành "thuế nhập khẩu tăng 25% thì giá sẽ tăng 25%". Đúng là về lý thuyết, giá sẽ tăng 25%, nhưng thực tế, nó lắt léo hơn nhiều.
Đầu tiên, hãy đánh giá tình huống: Hàng TQ bị áp thuế 25%. Điều gì sẽ xảy ra?
- Theo lý thuyết, các lái buôn có 2 lựa chọn: Hoặc tăng giá bán lẻ 25% (bù thuế), hoặc giữ nguyên giá (để giữ thị phần, vì nếu 1 doanh nghiệp khác có nguồn cung từ Ấn Độ thì sẽ chiếm dần thị phần của doanh nghiệp nhập từ TQ).
+ Tăng giá thêm 25%: Đúng, trong trường hợp này, dân Mỹ sẽ phải gánh 25% thuế đó. Tuy nhiên, vì giá tăng 25%, nên lượng người mua tất nhiên có sự sụt giảm vì đồ nhập khẩu từ TQ ko phải độc quyền. Như vậy, thị trường của ngành hàng đó bị thu hẹp dù nhu cầu giữ nguyên. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm cách giữ giá cũ (chịu mất 25% lợi nhuận hay tìm nguồn cung khác) để chiếm thị trường.
+ Giữ nguyên giá: Trong trường hợp này, doanh nghiệp Mỹ chịu mất 25% lợi nhuận, và 1 cách gián tiếp chính người Mỹ chịu khoản thuế này. Lúc này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tìm 1 nguồn cung khác (lý do ko độc quyền như trên).
Bác thấy rõ là, ở trường hợp nào nó đều dẫn về nguồn cung khác nếu doanh nghiệp đó vẫn muốn tiếp tục phát triển. Về phần TQ, họ sẽ bị giảm xuất siêu, cán cân thương mại sẽ cân bằng hơn. Về phần Mỹ, họ đã làm được việc là khiến hàng TQ mất tính cạnh tranh trên đất Mỹ. Điều đó dẫn đến đa dạng nguồn cung, và Trump chỉ cần ưu đãi đầu tư trên đất Mỹ đủ có lợi thì cách doanh nghiệp sẽ trở về.
Tuy nhiên, có 1 nghịch lý xảy ra là hàng TQ vẫn nhập nhiều vào Mỹ, chứ không giảm mấy. Ngoài lý do nhập trước tránh thuế, còn 1 lý do hiển nhiên nữa là hàng TQ vẫn giữ giá cũ, không bị tăng giá (25%). Tại sao vậy?
Bởi vì TQ không muốn mất thế cạnh tranh so với hàng các nước khác ở Mỹ (dù xuất đi Mỹ chiếm 18% nhưng thị trường Mỹ luôn là thị trường béo bở nhất), họ dùng các công cụ về tỉ giá và hoàn thuế để đảm bảo lượng xuất siêu đi Mỹ ổn định.
Nghĩa là, trước đó 1 USD ăn 6.82 CNY, 1 USD lúc này mua được 1 cái áo thun (giá xuất khẩu), nhận thêm thuế 25% là 1.25 USD. Tuy nhiên, TQ lại hạ giá CNY hiện tại thành 1 USD ăn 7 CNY, cũng cái áo thun đó giờ chỉ còn ~0.9 USD, nhận thêm thuế là 1.125 USD.
Vẫn chưa đủ, vì mục tiêu của TQ là giữ giá, họ làm thêm động tác hoàn thuế (max là 16% thì phải) cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nên, về tổng thể, giá của chiếc áo đó sẽ rất gần với giá cũ, tạm ví dụ 1.025 USD. Giá này vẫn thuyết phục được các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục nhập hàng. Nên nói 100 tỷ thuế thu được, dân Mỹ chỉ trả 1 phần nhỏ thôi ạ. Con số cụ thể em ko biết vì ko rõ TQ hoàn bao % thuế cho doanh nghiệp của mình.
Có bác võ đoán ở điểm mấu chốt nhất, đó là: "Thép Mỹ có quyền tăng giá lên mà không sợ mất khách hàng". Vẫn chưa có số liệu nào chứng minh cho việc đó xảy ra cả. Dù về lý thuyết, nó có thể xảy ra, nhưng thực tế sẽ khó như vậy. Thép là ngành được bảo hộ trọng điểm (tương tự như thịt bò ở Nhật, hay sữa ở châu Âu), ngoài các quy định về giá, các nhà sx còn được trợ giá, để đảm bảo thép trong nước luôn được ưu tiên. Nếu 1 doanh nghiệp tự động tăng lên 50%, họ có quyền nhưng doanh nghiệp thép khác cũng có quyền không tăng. Về làm ăn, giá luôn là vũ khí lợi hại nhất. Nếu bác tự tin rằng, thép của bác chắn chắc được mua, bác tăng 50%. Em cũng làm thép như bác, em muốn nuốt thị phần của bác, em tăng 40%. Bác muốn đánh lại em, bác giảm xuống chỉ tăng 35%, cứ như vậy tiếp diễn sẽ khiến giá thép không dao động quá cao. Đó là thực tế cạnh tranh thị trường. Sẽ rất khó có cảnh các doanh nghiệp bắt tay thao túng giá vì hệ thống giám sát của Mỹ rất hiệu quả.
Ở ví dụ xe Harley bác đưa ra, bác vô tình không chú ý đến phần quan trọng nhất.
"Hồi đầu tháng, chính quyền Mỹ công bố đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, có hiệu lực từ ngày 22.6. Đáp lại, EU cũng nâng thuế suất đối với xe môtô nhập từ Mỹ từ 6% lên thành 31%, cũng có hiệu lực từ ngày 22.6. Một chiếc xe Harley bị tăng giá thêm 2,200 USD"
Harley đi khỏi nước Mỹ không phải vì giá thép tăng quá cao khiến giá thành tăng cao, mà chính là thuế đáp trả từ EU. Đau đớn nhất, đó là thuế áp lên xe nguyên chiếc. Biên lợi nhuận của xe Harley là ở khoảng 600%. Nghĩa là 1 chiếc xe 20k USD của họ, giá vốn chỉ ở tầm 3.5k USD thôi (vật liệu, nhân công, marketing, etc.). Trong đó, vật liệu có thể chiếm 1/3, tương đương 1k2. Ngay cả khi dùng thép EU, giá vốn chỉ tăng lên cỡ 3.8k USD thôi.
Cuối cùng, để hiểu rõ về trade war này, ta cần hiểu rõ mục đích 2 bên mà từ đó nhận định thắng thua mới tường minh. Vụ đó thì khi khác em sẽ chém hầu bác.
Em đem tỉ giá vào vì muốn để bác hiểu rằng, tăng thuế 25% không thể hiểu thành giá tự động tăng 25%, theo kiểu 1 + 1 = 2. Bác không thể tách rời nó ra được. Vì thế em chỉ xét đơn giản thế thôi.Chuyện thay đổi tỉ giá có 2 mặt của nó, tạm thời ta không tính đến để tránh phức tạp hóa vấn đề.
Còn các trường hợp cụ đưa ra:
1. Giữ nguyên giá : chính phủ TQ và các công ty thương mại chịu thiệt 25%, giá mặt hàng đấy trên thị trường không thay đổi => chính sách thuế không có tác dụng, người ta vẫn tiếp tục mua từ TQ
2. Tăng giá 25% : Cho dù sản xuất ở TQ, Mỹ hay ở đâu đi nữa thì, sau các khâu thương mại, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng tăng khoảng 40%. Thường là trường hợp hàng hóa giá trị thấp, có margin rất thấp, không thể chịu giảm giá hơn. Nhắm vào đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
3. Tăng giá mức ở giữa 0-25% : thiệt hại chia sẻ cho tất cả các khâu.
Việc áp thuế bảo hộ lên hàng hóa gây tác động tiêu cực thì đã có tiền lệ. Em có dẫn link ví dụ ở post #2.
https://www.otofun.net/threads/chien-tranh-thue-va-tac-dong-cua-no.1509806/#post-47918838
Về vụ xe Harley, cụ nói đúng, nhưng điều đó không phủ nhận điểm em muốn đưa ra là thuế bảo hộ với mặt hàng này sẽ gây hại 1 cách trực tiếp hay gián tiếp, ở diện rộng hơn đối với các mặt hàng khác.
Em e là mẽo nó sẽ giềng cho giống nhật,mãi chỉ lẽo đẽo theo sau nó thôi.Rất chuẩn, em chỉ biết cười vs mớ "ní nuận" của cụ chủ thới.
Mục đích của trade war lần này Trump phát động không chỉ để cân bằng cán cân thương mại hay thu thuế, mà nhiều chỉ dấu cho thấy nhiều hệ lụy kéo theo sẽ làm cho TQ chậm lại, thậm chí rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Ck lao dốc, nhiều cty, nhà máy tháo chạy khỏi TQ....
Các cụ cứ đợi thời gian tới sẽ thấy. Đấu thương mại thì TQ không có tuổi vs Trump, lão ấy cáo già thương trường rồi, để trở thành tỷ phú $ đâu có dễ như các quan chức CS.
Cũng khó vì Trung Quốc thị trường lớn, người Hoa buôn bán rất giỏi có liên hệ với nhau trên toàn cầu...Em e là mẽo nó sẽ giềng cho giống nhật,mãi chỉ lẽo đẽo theo sau nó thôi.
Em xin nói thêm chỗ bác nói Trump chỉ biết 1 đòn duy nhất. Thật ra thì Trump đã ra rất nhiều đòn.Nói trước, em không pro Khựa hay pro Mẽo. Em theo dõi Trade war như người ta xem đá bóng hay boxing, em chỉ quan tâm phân tích thế mạnh thế yếu, đòn miếng, bài vở, chiến lược chiến thuật, dự đoán động thái ... của các bên. Mong các cụ, nếu ủng hộ tham gia thớt này, vui lòng tôn trọng tinh thần thể thao, tạm thời bỏ qua các vấn đề phe cánh liên quan đến 9 chụy VN như nguy cơ, cơ hội, mối thù dân tộc v.v... Em xin cảm ơn.
Ngoài ra, trong trận này em theo cửa dưới.
Từ đầu war đến giờ phe Trump liên tiếp sử dụng 1 vũ khí duy nhất là thuế để chống lại cả thế giới, điều này khiến em tự hỏi Trump đang dấu bài ... hay anh chỉ biết 1 đòn duy nhất?