Em đem tỉ giá vào vì muốn để bác hiểu rằng, tăng thuế 25% không thể hiểu thành giá tự động tăng 25%, theo kiểu 1 + 1 = 2. Bác không thể tách rời nó ra được. Vì thế em chỉ xét đơn giản thế thôi.
Quay trở lại trường hợp của bác, trước khi giải thích thêm và chỉ ra chỗ bác logic nhầm. Em nghĩ chúng ta nên hiểu rõ mục đích chính trade war lần này thì mới nói tiếp được, vì nó là vấn đề cốt lõi. Em đọc comment nhiều bài về topic này, nhiều bác cho mục tiêu rất đơn giản: Giảm nhập khẩu TQ và ăn tiền thuế (như có bác nào cứ khăng khăng quanh vụ 100 tỷ khá buồn cười).
Tuy nhiên, mục tiêu của Mỹ (hay Trump) không chỉ đơn giản như thế. Trước tiên, cần biết mục tiêu lớn nhất của Trump khi làm tổng thống là: Make America Great Again vì như có 1 bác nào đó nói, Mỹ từ thời Bill đến giờ, đã rệu rã rồi. Trump làm điều đó bằng cách nào (về mặt kinh tế):
+ Thu hút đầu tư về Mỹ (hoặc khu vực thương mại tự do Mỹ có tham gia)
+ Giảm tỉ lệ chảy máu chất xám (bản quyền) và tài chính (nhiều hiệp định khiến Mỹ gián tiếp trả tiền cho nước khác)
+ Cán cân thương mại có lợi (không có nghĩa nhất định phải cân bằng, nhưng lợi gián thu cũng được chấp nhận).
+ Giảm chi phí nuôi "báo cô" đồng minh (Trump không muốn Mỹ là cảnh sát toàn cầu miễn phí nữa)
Vậy tại sao trade war với TQ lại quan trọng đến thế?
+ TQ là công xưởng giá rẻ của toàn thế giới. Điều này dẫn đến tình cảnh: TQ thu hút hết mọi nguồn lực thế giới, giết chết nền sản xuất các nước khác. Chẳng ai tội gì phải làm 1 cái áo giá 1USD trong khi TQ có thể làm điều đó với 0.5$?
+ Là công xưởng giá rẻ, TQ cũng giết chết sự sáng tạo hay áp dụng công nghệ mới ở các nước khác. Tóm lại cả thế giới phải lệ thuộc TQ về mặt sản xuất (rẻ, đa dạng và hiệu quả). Và đương nhiên, Mỹ cùng đồng minh không muốn đặt số phận vào tay nước khác. Hay như VN, em dẫn ví dụ về topic lương thực, VN sẽ không ngồi yên được nếu nông nghiệp TQ quá phát triển và không cần VN nữa (điều này hoàn toàn có thể xảy ra).
+ Chống lại nạn ăn cắp bản quyền (ép chuyển giao)
+ Giữ thế bá chủ thêm 1 thời gian nữa. Shanghai hiện tại hoàn toàn có thể so sánh với New York.
Vậy mục tiêu chính của Mỹ trong trade war này là gì?
+ Phá thế công xưởng của TQ
+ Phá tính cạnh tranh của hàng TQ
+ Thu hút đầu tư về Mỹ và khu vực NAFTA
+ Bảo vệ bản quyền
+ Cán cân thương mại có lợi.
+ Suy yếu nền kinh tế nhiều bất ổn của TQ. Tốt nhất là như Nhật trước kia
+ Làm XH bất ổn (buộc TQ phải thi hành bàn tay sắt để duy trì ổn định)
+ Kích thích nền sản xuất sáng tạo trong nước
Do đó, bác nên hiểu rằng Thuế chỉ là công cụ để đạt mục tiêu trên. Có nghĩa rằng, không phải đánh thuế để dừng mua hàng TQ, đó chỉ là cái cớ.
Quay trở lại các trường hợp bác đưa ra.
1. Chính phủ TQ + các công ty thương mại chịu khoảng 25%. Điều này em cho rằng TQ chịu phần nhiều vì như bác nói, bọn con buôn luôn giảm thiểu chi phí đúng không? Đúng, chính sách thuế không đạt được mục tiêu là giảm mua từ TQ, nhưng nó lại được mục tiêu khác là chính TQ phải bỏ tiền ra để trợ giá cho sản phẩm của mình, giảm thu tạo gánh nặng ngân sách. 1 cách gián tiếp là TQ đem cúng tiền cho Mỹ. Thêm vào đó là giảm uy tín của CNY. Con số 25% cũng rất nhạy cảm vì Trump có tính toán rất kỹ. 25% là mức gây áp lực lớn nhất do đó là mức TQ có thể chịu được khi kết hợp giảm tỉ giá + hoàn thuế.
2. Tăng giá 25%: Bác lại võ đoán rồi. Dựa vào đâu mà bác có thể nhận định hàng sx ở đâu đi nữa đều tăng 25% (hay 40% như bác nói)? Em giải thích ở bài trước về thép, thực tế nó không theo kiểu: tối đa lợi nhuận như trên lý thuyết đâu. Logic của bác là: Hàng rẻ nhất từ TQ bị tăng 25%, nên tội gì không tăng 25% để ăn thêm dù là ở đâu đi nữa. Bác logic sai ở các chỗ sau:
+ Hàng hoá đó từ TQ hay các nước nào khác không phải ĐỘC QUYỀN.
+ Bác bỏ qua yếu tố cạnh tranh thị trường.
+ Bác quên đi nguyên tắc số 1 của kinh doanh: thị phần quan trọng hơn lợi nhuận.
Em lấy ví dụ con tôm mà bác đang tranh luận với bác kia. Trước kia, tôm nhập từ TQ giá 10$, từ VN cũng 10$ (hoặc 10.5$) nhưng các công ty Mỹ nhập từ TQ nhiều vì ổn định, số lượng lớn, chuyên nghiệp, etc. Giờ đây, tôm TQ có giá 12.5$. Lúc này điều gì xảy ra ở thị trường?
+ Doanh số tôm TQ giảm (dó mất 1 lượng khách hàng). Quy mô thị trường giảm
+ Để đảm bảo thị phần, các công ty phải tìm nguồn cung khác. Lúc này là VN.
Bác khăng khăng cho rằng, bọn tư bản sẽ trục lợi chắc chắn bán với giá 12.4 dù cho nhập được tôm rẻ như TQ hoặc tôm 10.5$ của VN theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận. Bài trước, em có nói, cạnh tranh thị trường nó không phải kiểu độc quyền mua bán.
Lúc này, ví dụ là có 3 nhà nhập khẩu tôm. Bác, em và ông A cùng nhập khẩu tôm từ VN. Bác tư duy theo kiểu, giờ đây cơ hội, bán bác 12.4 (ăn thêm 2.4). Em muốn cạnh tranh thị phần với bác, em bán ở 12 (ăn ít hơn bác 0.4). Ông A muốn cạnh tranh với em và bác, bán ở 11.4 (lời thêm 1.4). Vậy câu hỏi đặt ra là, lúc đó em và bác sẽ làm gì? Nếu em ít vốn, em sẽ đưa giá về bằng với ông A. Bác trường vốn, hăng máu, bác đưa về giá 11.3. Ông A cũng như bác, ngoài giữ giá 11.3 , còn áp dụng các hình thức promotion (mua 100kg tặng 1kg, etc.). Cứ như vậy qua lại, bác và ông A sẽ chiến nhau về giá, giá thực tế của 1kg tôm sẽ xuống dưới 11.4. Kịch bản chắc chắn bán ở 12.4 của bác sẽ không bao giờ xảy ra.
Đó là chuyện xảy ra ở thị trường Mỹ do các nhà nhập khẩu đánh nhau. Giờ ta xét đến thị trường xuất khẩu. VN không phải độc quyền tôm. Lúc này, tôm Mexico, tôm của các nước Đông Nam Á khác cũng có cơ hội như VN. Nếu VN khăng khăng giữ giá ở 10.5$ (vì nghĩ mình độc quyền), nếu bác là Mexico hay Thái Lan bác sẽ làm gì? Có phải chào bán với nhà nhập khẩu Mỹ giá 10.2$ không? Và kịch bản các nhà nhập khẩu đánh nhau lại xảy ra. Ông A mua được nguồn rẻ, giả tiếp 0.2 còn 11.2 cùng với các hình thức promotion. Giá tôm của ông A còn 11. Bác ngồi yên chăng? Hay cũng đi tìm chỗ nhập khẩu rẻ hơn? Và nếu bác là VN, bác cũng ngồi yên bác 10.5 chăng? Hay là tối ưu hoá sản xuất để đưa tôm về 10.2?
Nên, việc bác khẳng định, thuế tăng 25% ở TQ, giá hàng chắc chắn tăng tối thiếu 25% (hoặc 40%) là không đúng với thực tế thị trường đâu.
Còn việc trade war, đánh chỗ này thì thua thiệt chỗ khác là đương nhiên rồi.