[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 9) Việt Nam

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Vụ Pilot Mỹ được cứu đầu tiên được tính là công của ô cụ, nên OSS Mỹ (CIA sau này) mới liên hệ để mời cùng chống Nhật :)

Em đồ là người (quân sự) Mỹ đầu tiên chết dưới tay Việt Minh chứ trước đó Mỹ đánh bom suốt chả nhẽ ko cái nào rụng ?, phi công chết ? Cụ Ngao có tư liệu về vụ này ko ạ. Chính sử thì có TH phi công được VM cứu rồi
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
919
Động cơ
320,154 Mã lực
VQQ chính quy thì tất nhiên có súng, còn toàn dân từ tự vệ trở đi thì phải chơi gậy tầm vông thôi cụ.

Đến hơn 1 năm sau khi Toàn quốc KC, ô cụ vẫn còn kêu gọi "ai không có súng thì dùng quốc thuổng gậy gộc".

Cụ nghi vấn thì logic, nhg cụ nghĩ xem mr sỹ quan kia bị an ninh xịn bắt à; làn sóng trả thù dân Pháp lúc đó lên rất cao trong toàn dân đó cụ, đặc biệt là ở SG. Giữa lúc lộn xộn đó ăn đòn thù rơi vãi là khả năng cao.
Em có đọc đâu đó về vụ ông sĩ quan Mỹ này, nhưng không nhớ chính xác là đọc ở đâu nên giờ tìm lại không được, mà hình như xảy ra ban đêm thì phải, kiểu như bắt nhầm, chó ngáp phải ruồi chứ chẳng có mưu mô gì hết, xem như ông này xui. Em có cảm giác cụ có tư liệu vụ này, trêu em mãi, share lên đi ạ! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
"Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"

Cụ Ngao5 xem có cái ảnh nào có cờ sao vàng 5 cánh lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử thì cụ là #1 ạ :D

1669992223827.png

Sơ đồ tuyến đường Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi sau khi bị bắt, từ tháng 8/1942- 9/1943 ( nguồn: lưu trữ Trung Quốc). Cờ vàng 5 cánh hay tinh thần sục sôi của Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 là nguồn cảm hứng lớn cho ô cụ trong hơn 1 năm đi phượt bất đắc dĩ qua 18 nhà tù của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây.

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, nhân dân Nam Bộ khởi nghĩa chống lại chính quyền thực dân Pháp (theo Chính phủ bù nhìn Vichy), Quân đội xâm lược Nhật Bản. Do bị bại lộ, và lực lượng địch còn mạnh, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bị dìm trong biển máu
Việt Nam 1940_11 (1_1) Nam Kỳ Khởi Nghĩa.jpg
Việt Nam 1940_11 (1_3).jpg
Việt Nam 1940_11 (1_5).jpg
Việt Nam 1940_11 (1_7).jpg
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,797
Động cơ
422,211 Mã lực
Ông ngoại cháu là lính Khố xanh khố đỏ gì đó cho pháp từ những năm 1935. Đã từng có thời chiến đấu tại Angeri.
Sau năm 1940 đóng ở Quần Ngựa và đóng ở Đồ Sơn. Đúng khi đóng ở Đồ Sơn thì Nhật đảo chính Pháp. Ông em giải ngũ về quê.
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,587 Mã lực
View attachment 7538907
Từ trái sang phải: Vũ Đình Hoè, Hồ Chí Minh, Trần Duy Hưng, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Văn Đức và Giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên

Trước 5/1945, bố em trước sống ở ngõ Chấn Hưng, cuối đường Trần Hưng Đạo, gần Ga Hàng Cỏ. Bố em chơi thân với ông Nguyễn Văn Luyện, nên ông nhận làm bác sĩ riêng gia đình em (lúc đó bố em sinh 5 người con ở Hà Nội, còn em chưa ra đời). Ông Luyện hơn tuổi bố em, làng Tây thì phải. Ông là Đại uý Quân y quân đội Pháp. Ông kể với bố em là "Tao và thằng phụ việc người Pháp đến một làng, dân làng cứ khúm núm vâng dạ thằng Tây, còn tao thì họ không trọng".
Nhà ông Luyện ở chỗ gần Đại sứ quán Cuba, mà có khi lại chính là ngôi nhà đó. Hai bố con ông Luyện chết hôm Toàn quốc kháng chiến ở chỗ Đài liệt sĩ 19/12 gần nhà ông. Mỗi lần lên Hà Nội bố em đều dẫn em qua và chỉ ngôi nhà đó và chỗ bố con ông hy sinh.
Khoảng 1944 gì đó, lúc anh trai em 10 tuổi, bị ốm, bố em đến nhà tìm ông Luyện, người nhà nói: "Ông Luyện đi ăn cưới cô Helen Chương". Hỏi lấy ai "Ông Ngô Đình Nhu". Vợ chồng ông Trần Văn Chương là "làng Tây" nên các con cũng tên Tây. Helen Chương là tên của bà Trần Lệ Xuân. Bố em cũng đôi lần biết bà Trần Lệ Xuân, hơn tuổi anh trai cả của em, nhưng ít hơn bố em chừng 14 tuổi. Bố em kể là cô Helen Chương người còm, đen chứ không như sau này. Còn ông Nhu, bố em gặp một lần duy nhất ở Thư viện Đông Dương (Thư viện quốc gia ngày nay). Ông Nhu đề nghị bố em cho xem thẻ đọc sách. Sau đó bố em hỏi thủ thư. "Ai vậy" "Ông Ngô Đình Nhu, ở Pháp về, Phó giám đốc Thư viện". Sau đó thẻ đọc của bố em bị vô hiệu. Tấm thẻ đọc này là đặc ân của Giám đốc Thư viện người Pháp cấp cho bố em (vì bố em không đủ tiêu chuẩn vào đọc), sau khi bố em nhượng cho ông này lại cái bếp quay gà chạy bằng dầu mazut (dầu diesel) của Đức sản xuất rất khó mua.
Trích Hồi ký của cụ Vũ Đình Hòe
1669992997152.png
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
919
Động cơ
320,154 Mã lực
thửa trẻ trâu em cũng thuộc dạng mọt sách và hay tìm sách về đề tài lịch sử để độc , nhưng gần như sách sử nhà ta viết rất sơ sài. toàn kiểu như lên văn tám . vừa a dính . bế văn đàn ... chả hạn hồi đó đọc cứ tưởng thật giờ ngẫm lại thấy bốc phét quá .;;);;);;);;)
Em vd thời đấy người Pháp gọi ta là phản loạn cũng không hoàn toàn sai. Vì lực lượng võ trang ta bên cạnh vệ quốc đoàn thì còn có các nhóm tự xưng như vệ binh cộng hoà (lên hẳn tới sư đoàn, Pháp nổ vài phát súng chạy toé khói), bộ đội Bình Xuyên, Bộ đội Đồng văn Cống ở Bến Tre, bộ đội Huỳnh Văn Nghệ, Bộ đội Hóc Môn … rồi trong bộ đội Bình Xuyên lại có bộ đội Dương văn Dương, Bộ đội Mười Trí, bộ đội Hai Vĩnh … nghe xong muốn choáng. Chỉ huy thì tiêu biểu như Tư Tỵ được mô tả là đeo trên người an xơ man vũ khí (Đất Rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi) từ kiếm nhật cho đến côn đui giày Pháp …. Tướng Nguyễn Bình một tay dẹp gọn tình trạng quân phiệt cát cứ này cũng gọi là siêu.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Thấy Pháp rút lui đê hèn, thì ta phải tận dụng đánh bồi thôi. Đó chính là cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940) :D

Ngày 22 tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn. Thực dân Pháp hèn nhát đầu hàng, chính quyền tay sai ở khắp nơi hoang mang, lo sợ. Đám tàn binh Pháp rút chạy theo đường 1B qua Điềm He, Bình Gia, Bắc Sơn về Thái Nguyên. Đi tới đâu chúng cũng ra sức cướp bóc, bắn giết nhân dân ta tới đó, làm cho nhân dân căm thù đến cực điểm, quyết tâm nổi dậy giết giặc, giành chính quyền về tay mình.

Ngày 25 tháng 9 năm 1940, một số đồng chí đảng viên vừa thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn về tới địa phương. Trong đó có các đồng chí Nông Văn Cún, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức. Ngay trong đêm 26 tháng 9 năm 1940, các đồng chí đó đã họp bàn với một số đảng viên chi bộ xã Hưng Vũ, trong đó có đồng chí Dương Công Bình, Hoàng Văn Hán tại thôn Nông Lục, xã Hưng Vũ, nhận định thời cơ phát động quần chúng cách mạng nổi dậy khởi nghĩa vũ trang đã đến. Sáng ngày 27 tháng 9 năm 1940, cuộc họp do chi bộ triệu tập thống nhất các chủ trương khởi nghĩa và phát động quần chúng nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Đồng thời trong thời gian đó, nhân dân tự tổ chức việc thu nhặt vũ khí, tước khí giới của các toán quân lẻ để tự vũ trang. Chi bộ xác định lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Ban chỉ huy khởi nghĩa nhanh chóng được thành lập gồm các đồng chí Hoàng Văn Hán, Dương Công Bình, Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Nông Văn Cún do đồng chí Hoàng Văn Hán làm chỉ huy trưởng. Ban khởi nghĩa đã chọn địa điểm tấn công đầu tiên là đồn Mỏ Nhài, châu lỵ Bắc Sơn.

Ngày 27 tháng 9 năm 1940, tiếng súng Bắc Sơn bùng nổ, Ủy ban khởi nghĩa đã huy động một lực lượng tự vệ phục kích toán quân Pháp ở đèo Canh Tiến, tiêu diệt 7 tên lính Pháp và giết chết 1 tên quan ba, thu súng ống. Đúng 20 giờ 30 phút, ngày 27 tháng 9 năm 1940, với 20 khẩu súng trường, 8 súng kíp, đồng bào Đàng Lang đem ủng hộ 30 hòm đạn đã mò được. Đội tự vệ vũ trang cùng 3.000 quần chúng gồm các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hoa và Kinh thuộc các xã Tam Hoa, Hưng Vũ, Trấn Yên, Ngư Viễn dưới sự chỉ đạo của chi bộ Cộng sản xã Hưng Vũ, huy động người dân các làng xung quanh đồn Mỏ Nhài tập hợp lực lượng cùng nhau khua chiêng, gõ mõ, mang theo giáo mác, gậy gộc kéo về châu lỵ Bắc Sơn, tiến đánh đồn Mỏ Nhài, vị trí xung yếu của địch ở Bắc Sơn. Lực lượng khởi nghĩa chia làm 3 bộ phận, tiến theo hướng đã định. Một bộ phận do đồng chí Hoàng Văn Hán chỉ huy có 10 súng trường, 6 súng kíp, theo đường chính từ phía chợ tiến lên đồn. Bộ phận thứ hai gồm 6 súng trường, 4 súng kíp do đồng chí Dương Công Bình chỉ huy. Một bộ phận còn lại có 4 súng trường và một số súng kíp nữa do Tổng đoàn Phú chỉ huy. Tuy chưa có kinh nghiệm tác chiến nhưng với khí thế hùng dũng, mọi người ào ạt xông lên, vừa nổ súng vừa kêu gọi binh lính trong đồn về theo cách mạng. Tri châu Hoàng Văn Sĩ cùng một cai đội và 22 lính với trang bị đầy đủ súng ống, hoảng sợ chạy tháo thân qua đèo Canh Dàn sang Bằng Mạc. Nghĩa quân chiếm được đồn, thu 10 khẩu súng trường, 6 súng kíp, 2 gánh đạn, 1 máy chữ cùng toàn bộ sổ sách, bằng, triện. Chính quyền cai trị bị tan rã, cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.



View attachment 7533949
26-9-1940 – binh sĩ Pháp rút lui để quân đội Nhật tiến vào Hải Phòng với lý do chặn đường tiếp tế cho chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Vân Nam
View attachment 7533953
26-9-1940 – binh sĩ Pháp rút lui để quân đội Nhật tiến vào Hải Phòng với lý do chặn đường tiếp tế cho chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Vân Nam
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,587 Mã lực
Cụ ơi, em nghĩ tầm vông là tuyên truyền hoặc trong giới hạn nào đó kiểu như bẫy chông hay mù u, ong vò vẽ thôi, chứ con người ta bằng xương bằng thịt, sao dám lấy tầm vông mà xông lên để chết như đúng rồi được. Ngay cụ Ẩn cũng nói xung phong đi bộ đội mà bị từ chối vì thiếu súng chứ có cho vác tầm vông đâu.
Vả lại thời đấy lực lượng võ trang được trang bị súng nhiều mà cụ, có thể không đồng nhất vì tập hợp nhiều nguồn kiểu như xã hội hoá vậy. Cụ nhắc tướng Nguyễn Bình thì chắc là có đọc qua nghe qua Nguyên Hùng, ông nói khá nhiều về tự trang bị của các lực lượng tự phát trong tác phẩm “Người Bình Xuyên”. Những khẩu mút, bơ rem đầu bạc, pháo hải quân …. được nhắc nhiềm mà cụ.

Em nghĩ phục kích bắt cóc sỹ quan mà dùng tầm vông thì có vẻ sao sao ấy. :) .

Ông Giàu là nhà chính trị, trong khi lực lượng võ trang thời kỳ đầu phần lớn la không chính qui, toàn là xã hội hoá tự trang bị, năm cha bảy mẹ thì cần phải có một ông tướng đầu lĩnh, nên Bác cử ông Bình vào là quá siêu, profile ổng quá đáng nể và fix với tình hình lúc đó.
Lính chủ lực vệ quốc đoàn trước 1950 vẫn dùng một thứ hiện đại hơn tầm vông một tí là mác búp đa để đánh đồn, đánh công kiên khó hơn phục kích nhiều vì phải tấn công vào vị trí phòng thủ.
Ví dụ trận Đại Bục 1949, mác búp đa, mã tấu vẫn được lính xung kích sử dụng cùng với các loại súng khác. Ảnh chụp các cụ sau khi chiếm đồn, có những bức nếu để ý kỹ sẽ thấy... thủ cấp của lính Pháp. :)
1669993958227.png
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
1669995636826.png


Em có đọc đâu đó về vụ ông sĩ quan Mỹ này, nhưng không nhớ chính xác là đọc ở đâu nên giờ tìm lại không được, mà hình như xảy ra ban đêm thì phải, kiểu như bắt nhầm, chó ngáp phải ruồi chứ chẳng có mưu mô gì hết, xem như ông này xui. Em có cảm giác cụ có tư liệu vụ này, trêu em mãi, share lên đi ạ! :)
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Các cụ VQQ pre-1950 trông béo tốt thế cụ :)

Lính chủ lực vệ quốc đoàn trước 1950 vẫn dùng một thứ hiện đại hơn tầm vông một tí là mác búp đa để đánh đồn, đánh công kiên khó hơn phục kích nhiều vì phải tấn công vào vị trí phòng thủ.
Ví dụ trận Đại Bục 1949, mác búp đa, mã tấu vẫn được lính xung kích sử dụng cùng với các loại súng khác. Ảnh chụp các cụ sau khi chiếm đồn, có những bức nếu để ý kỹ sẽ thấy... thủ cấp của lính Pháp. :)
View attachment 7539093
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,035
Động cơ
480,908 Mã lực
Hay quá, tư liệu hay thật
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
919
Động cơ
320,154 Mã lực
View attachment 7539125
Em nhớ là họ thuật lại chính xác vụ cụ Mỹ này, không phải lẫn trong đám đông kia như cụ Phạm Duy kể.
Cụ tìm và share giúp, hình như có chi tiết đấy ạ. Em đọc lâu rồi, thời sách giấy rơm đen thui dày cộm, nên chẳng nhớ chính xác. :( .
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Đây nè cụ:


Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn.

Theo quy định của Hội nghị Potsdam, quân Anh đã được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16. Tuy nhiên, khi Nhật đầu hàng thì Hồ Chí Minh và Việt Minh đã tuyên bố họ là chính phủ hợp pháp của Việt Nam. Điều này khiến các quan chức thực dân Pháp và lính Pháp còn ở Việt Nam – khi đó đã bị tước vũ khí và bị quân Nhật giam cầm – vô cùng tức giận. Họ thúc giục Thiếu tướng Anh Douglas D. Gracey đến giúp họ giành lại quyền kiểm soát. Gracey, vốn không thích Việt Minh hay mục tiêu của họ, đã tái vũ trang cho 1.400 lính Pháp nhằm giúp quân đội của ông duy trì trật tự. Ngày hôm sau, lực lượng này đã đuổi Việt Minh ra khỏi những công sở họ vừa mới chiếm được.

Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Sĩ quan Mỹ này đã là một người thẳng thắn, ông hay nổi giận với Gracey, nên cuối cùng vị tướng người Anh đã ra lệnh cho ông rời khỏi Đông Dương.

Trên đường ra sân bay cùng một sĩ quan OSS, Đại úy Henry Bluechel, Dewey đã từ chối dừng lại khi bị ba người lính Việt Minh cản đường. Ông đã hét lên với họ bằng tiếng Pháp và họ đã nổ súng, giết chết Dewey ngay lập tức. Bluechel thì không bị thương và đã nhanh chấn trốn thoát. Sau đó, người ta đã xác định rằng Việt Minh bắn Dewey vì nghĩ ông là người Pháp. Và ông trở thành người đầu tiên trong số gần 59.000 người Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam.


Đọc xong cụ có tin được ko? Ko tin được thì đối chiếu thêm với vụ thảm sát ở quận Tây lông - Cité Héraud sau đó 1 ngày (24-25/9/1945)? Cái gì cũng đổ vấy cho VM là sao ta ??

1670214420592.png


Em nhớ là họ thuật lại chính xác vụ cụ Mỹ này, không phải lẫn trong đám đông kia như cụ Phạm Duy kể.
Cụ tìm và share giúp, hình như có chi tiết đấy ạ. Em đọc lâu rồi, thời sách giấy rơm đen thui dày cộm, nên chẳng nhớ chính xác. :( .
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
919
Động cơ
320,154 Mã lực
Đây nè cụ:


Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn.

Theo quy định của Hội nghị Potsdam, quân Anh đã được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16. Tuy nhiên, khi Nhật đầu hàng thì Hồ Chí Minh và Việt Minh đã tuyên bố họ là chính phủ hợp pháp của Việt Nam. Điều này khiến các quan chức thực dân Pháp và lính Pháp còn ở Việt Nam – khi đó đã bị tước vũ khí và bị quân Nhật giam cầm – vô cùng tức giận. Họ thúc giục Thiếu tướng Anh Douglas D. Gracey đến giúp họ giành lại quyền kiểm soát. Gracey, vốn không thích Việt Minh hay mục tiêu của họ, đã tái vũ trang cho 1.400 lính Pháp nhằm giúp quân đội của ông duy trì trật tự. Ngày hôm sau, lực lượng này đã đuổi Việt Minh ra khỏi những công sở họ vừa mới chiếm được.

Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Sĩ quan Mỹ này đã là một người thẳng thắn, ông hay nổi giận với Gracey, nên cuối cùng vị tướng người Anh đã ra lệnh cho ông rời khỏi Đông Dương.

Trên đường ra sân bay cùng một sĩ quan OSS, Đại úy Henry Bluechel, Dewey đã từ chối dừng lại khi bị ba người lính Việt Minh cản đường. Ông đã hét lên với họ bằng tiếng Pháp và họ đã nổ súng, giết chết Dewey ngay lập tức. Bluechel thì không bị thương và đã nhanh chấn trốn thoát. Sau đó, người ta đã xác định rằng Việt Minh bắn Dewey vì nghĩ ông là người Pháp. Và ông trở thành người đầu tiên trong số gần 59.000 người Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam.


Đọc xong cụ có tin được ko? Ko tin được thì đối chiếu thêm với vụ thảm sát ở quận Tây lông - Cité Héraud sau đó 1 ngày (24-25/9/1945)? Cái gì cũng đổ vấy cho VM là sao ta ??

View attachment 7542960
Tư liệu theo hướng này em chưa nghe bao giờ, cám ơn cụ. Vậy là cũng có nhiều quan điểm trái chiều nhau trong vụ này. Chắc chẳng bao giờ biết được sự thật. :( . Nếu đúng lời của người trong cuộc thì em xin hết chuyện. :) .
Khu này đến tận bây giờ vẫn còn một số căn nhà và biệt thự kiểu Pháp, dù đã bị xây cất cơi nới khá nhiều, nhưng các con đường đi rất thoáng và yên tĩnh, khác xa với cái xô bồ tấp nập ở đường Trần Quang Khải _ Boulevard Paul Bert.
 
Chỉnh sửa cuối:

cò dất

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806252
Ngày cấp bằng
2/3/22
Số km
581
Động cơ
16,423 Mã lực
Tuổi
56
Đây nè cụ:


Ngày 23/09/1945, Trung tá Peter Dewey, một sĩ quan quân đội Mỹ thuộc Cục Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Việt Nam, đã bị bắn và thiệt mạng tại Sài Gòn.

Theo quy định của Hội nghị Potsdam, quân Anh đã được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16. Tuy nhiên, khi Nhật đầu hàng thì Hồ Chí Minh và Việt Minh đã tuyên bố họ là chính phủ hợp pháp của Việt Nam. Điều này khiến các quan chức thực dân Pháp và lính Pháp còn ở Việt Nam – khi đó đã bị tước vũ khí và bị quân Nhật giam cầm – vô cùng tức giận. Họ thúc giục Thiếu tướng Anh Douglas D. Gracey đến giúp họ giành lại quyền kiểm soát. Gracey, vốn không thích Việt Minh hay mục tiêu của họ, đã tái vũ trang cho 1.400 lính Pháp nhằm giúp quân đội của ông duy trì trật tự. Ngày hôm sau, lực lượng này đã đuổi Việt Minh ra khỏi những công sở họ vừa mới chiếm được.

Dewey là người đứng đầu một nhóm bảy sĩ quan được gửi đến Việt Nam để tìm kiếm một phi công người Mỹ đang mất tích, đồng thời thu thập thông tin về tình hình Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Sĩ quan Mỹ này đã là một người thẳng thắn, ông hay nổi giận với Gracey, nên cuối cùng vị tướng người Anh đã ra lệnh cho ông rời khỏi Đông Dương.

Trên đường ra sân bay cùng một sĩ quan OSS, Đại úy Henry Bluechel, Dewey đã từ chối dừng lại khi bị ba người lính Việt Minh cản đường. Ông đã hét lên với họ bằng tiếng Pháp và họ đã nổ súng, giết chết Dewey ngay lập tức. Bluechel thì không bị thương và đã nhanh chấn trốn thoát. Sau đó, người ta đã xác định rằng Việt Minh bắn Dewey vì nghĩ ông là người Pháp. Và ông trở thành người đầu tiên trong số gần 59.000 người Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam.


Đọc xong cụ có tin được ko? Ko tin được thì đối chiếu thêm với vụ thảm sát ở quận Tây lông - Cité Héraud sau đó 1 ngày (24-25/9/1945)? Cái gì cũng đổ vấy cho VM là sao ta ??

View attachment 7542960
tin chuẩn kg cụ ???
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
919
Động cơ
320,154 Mã lực
Xem cụ Nguyên Hùng tả về tình cảnh "lực lượng võ trang xã hội hóa" lúc đó:

Sau vụ thảm sát Cité Hérault, Bảy Trân thấy được cái nguy hiểm của việc sử dụng du đãng trong công tác cách mạng. Không nói chuyện giết người cướp của, nội chuyện bắn súng rầm rầm làm kinh động cả xóm làng cũng là bậy rồi. Ông chỉ thị cho các chủ tịch UBND xã phải nghiêm trị những người vô cớ nổ súng.
Bây giờ ông Bảy Nhơn, anh ông Tám Mạnh được bầu chủ tịch xã Chánh Hưng. Mặc dầu đã cảnh giác cao về tánh vô chính phủ của anh em du đãng, Bảy Trân cũng đã để xảy ra một vụ đáng tiếc nữa.
Đang làm việc trong văn phòng xã Bình Đăng, nghe tiếng huyên náo khác thường, ông nhìn ra thì thấy dân quân áp giải một người Pháp. Người Pháp bị trói hai tay, chân đi cà nhắc vì đi chân không, chỉ còn đôi vớ rách. Lập tức ông cùng Ba Bang chạy ra hỏi:
- Tại sao bắt người này?
Đám dân quân ngơ ngác trước câu hỏi đó. Một người nói:
- Nó là Tây, mình phải bắt.
Bảy Trân hỏi người Pháp:
- Ông là ai? Đi đâu mà bị bắt?
Người Pháp tươi tỉnh khi nghe Bảy Trân hỏi tiếng Pháp:
- Tôi là bác sĩ. Có người rước tôi đi chữa bệnh. Tôi lái xe nhà cùng người đó qua đây. Chưa tới nơi thì bị lính của ông bắt. Xe tôi bỏ ngoài đường cái. Họ trói tôi lại, không cho đi giày.
Bảy Trân đang xem giấy tờ bác sĩ Pháp thì một đám đông du đãng kéo tới, mang theo đủ loại võ khí. Một người lên đạn khẩu Mút, bộ tướng hầm hừ. Bảy Trân khoát tay:
- Các anh lui ra. Tôi đang xem giấy tờ của người này.
Trước đám đông hung hăng, người Pháp lo âu, nói với Bảy Trân:
- Xin ông giải về thành phố. Ở đó người ta biết tôi.
- Bảy Trân trả giấy tờ lại, ôn tồn bảo:
- Bác sĩ yên tâm. Tôi sẽ cho người đưa bác sĩ lên Ủy ban thành phố.
Nhưng đám đông kéo lại bao vây người Pháp:
- Bắt được Tây là phải giết! Không đưa đi đâu hết!
Bảy Trân và Ba Bang bước tới choàng vai người Pháp, nói:
- Anh em không được làm ẩu. Đây là bác sĩ, vì lòng nhân đạo mà chữa bệnh xa...
Ông nói chưa dứt thì người cầm khẩu súng Mút đã chĩa súng dưới cánh tay ông, dí vô lưng người Pháp bóp cò. Một tiếng "đùng" chát chúa. Bác sĩ Pháp ngã lăn ra chết.
- Tôi đã bảo không được bắn, sao anh dám cãi lệnh? Ông lật sổ tay ghi tên họ kẻ giết người, đồng thời chỉ thị cho khiêng nạn nhân trở ra xe đưa về tận nhà.
Ngay đêm đó, Bảy Trân đến gặp Trần Văn Giàu báo cáo tình trạng vô chính phủ trong bộ đội mà nòng cốt là du đãng.
Ông nói:
- Dùng Bình Xuyên như dao hai lưỡi. Không khéo có ngày nó thọc huyết mình đó. Tao ớn quá rồi. Mày cho tao từ chức Ủy trưởng Mặt trận số 4.
Sáu Giàu lắc đầu:
- Mới đụng một vụ đã co đầu rút cổ sao?
Bảy Trân nhăn nhó:
- Đây phải lần đầu? Mà nhiều vô số kể. Đây là vụ giết người tao thấy tận mắt, còn rất nhiều vụ "tiền trảm hậu tấu", như bên cầu Rạch Đỉa, tụi nó cho biết bao nhiêu người "mò tôm". Rồi vụ đánh Nhà đèn Chợ Quán. Bố trí đâu đó xong rồi, tới giờ nổ súng, kẻ đánh, người rút, lọt chọt chẳng ra gì hết. Một số lợi dụng súng trong tay đi ăn cướp. Đúng là ngựa quen đường cũ!
- Làm cách mạng đâu phải là lái xe hơi trên đường tráng nhựa!- Trần Văn Giàu vỗ vai Bảy Trân. Suy nghĩ một lúc Giàu nói tiếp: - Được rồi! Tao sẽ phái một số cán bộ Tổng công đoàn tới các nhóm bộ đội giữ chức chánh trị viên. Vai trò của họ là giúp Bộ chỉ huy nắm chắc binh lính, tránh những chuyên độc tài quân phiệt như bên Bình Đăng của mày. Còn riêng về mày thì tao ột cố vấn quốc tế…

<<Nguyên Hùng-Người Bình Xuyên, Chương 22.>>
 
Chỉnh sửa cuối:

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,210
Động cơ
408,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
View attachment 7534093
1-10-1941 – Binh lính Nhật Bản, một phần của đội quân bổ sung đầu tiên của Lực lượng Lục quân và Hải quân Nhật Bản được phái đến Đông Dương thuộc Pháp theo Nghị định thư Pháp-Nhật về Phòng thủ chung thuộc địa Pháp chờ đợi tại một địa điểm không được tiết lộ ở phía nam của đất nước trước khi di chuyển ra tiền tuyến. Nghị định thư có hiệu lực vào tháng 7-1941
View attachment 7534114
Khi lực lượng Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam như một khúc dạo đầu cho cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, những chiếc xe tăng Nhật Bản này đã chạy ầm ầm qua các đường phố của một thị trấn vô danh ở Việt Nam vào ngày 15 tháng 12 năm 1941.
Ảnh toàn bị link die ạ :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top