[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 9) Việt Nam

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Ơ nhanh thế cụ, vụ cháy kho xăng đầu cầu Thị Nghè có ảnh gì ko cụ ơi? Nhất là ảnh báo chí đưa tin về vụ cháy đó :D

Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 10) Iwo Jima
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,863
Động cơ
471,277 Mã lực
Em tìm lại được bài báo nói về sự thật của những bức ảnh ông cụ đọc tuyên ngôn độc lập !


Bức ảnh nào là đúng ?
Chia sẻ:
12/09/2021 - 12:53:00


Tôi đã giành thời gian khá lâu để sưu tầm và tìm hiểu những bức ảnh do các nhiếp ảnh gia chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay CHXHCN Việt Nam).
Những ảnh đó đã được các sách, báo và các phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới đăng tải. Qua những bức ảnh này tôi nhận thấy có những điểm khác nhau, cần nêu lên đây để bạn đọc, các nhà nhiếp ảnh, đặc biệt các nhà sử học, các chính trị gia trao đổi. Đó là các bức ảnh sau:
1-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421243.JPG

1- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2-9-45
Ảnh Bác đứng trên lễ đài để đọc bản tuyên ngôn Độc lập (có ô che), Bác Hồ mặc áo veston, đứng trước micro ống dài (không rõ tác giả)
2-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421357.JPG

2- Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác mặc áo veston, đứng trước micro ống dài (ảnh Nguyễn Bá Khoản)
Cả 2 bức ảnh này Bác Hồ đều đứng trước micro ống dài, mặc áo veston
3-le-quoc-khanh-ket-thuc-bac-xuong-le-dai-1631421462.JPG
3- Sau khi lễ kết thúc Bác Hồ và mọi người đi xuống cầu thàng lễ đài ( ảnh Nguyễn Bá Khoản), Bác cùng mặc áo veston.
4-le-tan-bac-cung-vo-nguyen-giap-ngoi-trong-o-to-tro-ve-1631423111.JPG
4- Trước khi rời quảng trường, Bác Hố và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ngồi vào ô tô đi về, nhiếp ảnh gia Võ An Ninh tiến đến xin Bác chụp một kiểu ảnh. Được Bác đồng ý, Cụ Võ đã chụp Bác và Võ Nguyên Giáp ngồi trong ô tô, Bác Hồ cùng mặc áo veston.
Qua 4 bức ảnh trên tôi nhận thấy:
Khuôn mặt Bác lúc này hơi gầy
Khi ở trên lễ đài, Bác đứng trước micro hình ống dài
Bác mặc áo veston
Các bức ảnh đều có bối cảnh (người đứng bên cạnh)
Các sách báo cũng ghi: “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945”, tại Quảng trường Ba Đình, nhưng Bác lại mặc áo “đại cán” (kiểu áo Tôn Trung Sơn), Bác đứng trước micro tròn. Mặt Bác lúc này đầy đặn hơn, không có bối cảnh (không có người đứng cạnh).
5-bac-ho-doc-tuyen-ngon-ddl-2-9-45-1631423835.JPG

5- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn DDL 2-9-45
6-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631424022.jpg
6- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn DDL 2-9-45
Qua 6 bức ảnh trên, theo hiểu biết, tôi cho rằng 4 bức ảnh (1,2,3,4) là thực, được các tác giả chụp đúng vào ngày lễ Độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. Còn hai bức (5,6), là ảnh ghép về sau này.
Như mọi người đều biết, tại cuộc Hội thảo “NHIẾP ẢNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ CÁCH MẠNG”, do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và TTXVN tổ chức tại Hội trường TTXVN, năm 1995, có Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự và phát biểu. Khi có người nêu lên: sự khác nhau về các bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (ảnh 1,2, khác với ảnh 5,6), ông Cù Huy Cận lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc các hội Liên hiệp VHNT VN, trả lời rằng: Để chuẩn bị cho Đại hội ************* Việt Nam lần II, 1951, cần có bức ảnh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”, nhưng không tìm thấy phim, vì vậy nhiếp ảnh gia Kim Côn, đã ghép bức ảnh 5 và 6 (thực chất ảnh 5 và 6 là một: ảnh 5 chân dung lấy 1/3 còn ảnh 6 lấy 2/3).
Nếu điều ông Cù Huy Cận nói là đúng, nên chăng từ nay trở đi cấc phương tiện truyền thông không nên dùng ảnh 5 và 6 nữa. Vì một trong những tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí là: “Phản ảnh hiện thực khách quan”. Đặc biệt những bức ảnh này không chỉ là ảnh báo chí mà còn là ảnh đánh dấu mốc son lịch sử đất nước. Tôi mong mọi người tham gia ý kiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Em tìm lại được bài báo nói về sự thật của những bức ảnh ông cụ đọc tuyên ngôn độc lập !


Bức ảnh nào là đúng ?
Chia sẻ:
12/09/2021 - 12:53:00


Tôi đã giành thời gian khá lâu để sưu tầm và tìm hiểu những bức ảnh do các nhiếp ảnh gia chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay CHXHCN Việt Nam).
Những ảnh đó đã được các sách, báo và các phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới đăng tải. Qua những bức ảnh này tôi nhận thấy có những điểm khác nhau, cần nêu lên đây để bạn đọc, các nhà nhiếp ảnh, đặc biệt các nhà sử học, các chính trị gia trao đổi. Đó là các bức ảnh sau:
1-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421243.JPG

1- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2-9-45
Ảnh Bác đứng trên lễ đài để đọc bản tuyên ngôn Độc lập (có ô che), Bác Hồ mặc áo veston, đứng trước micro ống dài (không rõ tác giả)
2-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421357.JPG

2- Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác mặc áo veston, đứng trước micro ống dài (ảnh Nguyễn Bá Khoản)
Cả 2 bức ảnh này Bác Hồ đều đứng trước micro ống dài, mặc áo veston
3-le-quoc-khanh-ket-thuc-bac-xuong-le-dai-1631421462.JPG
3- Sau khi lễ kết thúc Bác Hồ và mọi người đi xuống cầu thàng lễ đài ( ảnh Nguyễn Bá Khoản), Bác cùng mặc áo veston.
4-le-tan-bac-cung-vo-nguyen-giap-ngoi-trong-o-to-tro-ve-1631423111.JPG
4- Trước khi rời quảng trường, Bác Hố và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ngồi vào ô tô đi về, nhiếp ảnh gia Võ An Ninh tiến đến xin Bác chụp một kiểu ảnh. Được Bác đồng ý, Cụ Võ đã chụp Bác và Võ Nguyên Giáp ngồi trong ô tô, Bác Hồ cùng mặc áo veston.
Qua 4 bức ảnh trên tôi nhận thấy:
Khuôn mặt Bác lúc này hơi gầy
Khi ở trên lễ đài, Bác đứng trước micro hình ống dài
Bác mặc áo veston
Các bức ảnh đều có bối cảnh (người đứng bên cạnh)
Các sách báo cũng ghi: “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945”, tại Quảng trường Ba Đình, nhưng Bác lại mặc áo “đại cán” (kiểu áo Tôn Trung Sơn), Bác đứng trước micro tròn. Mặt Bác lúc này đầy đặn hơn, không có bối cảnh (không có người đứng cạnh).
5-bac-ho-doc-tuyen-ngon-ddl-2-9-45-1631423835.JPG

5- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn DDL 2-9-45
6-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631424022.jpg
6- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn DDL 2-9-45
Qua 6 bức ảnh trên, theo hiểu biết, tôi cho rằng 4 bức ảnh (1,2,3,4) là thực, được các tác giả chụp đúng vào ngày lễ Độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. Còn hai bức (5,6), là ảnh ghép về sau này.
Như mọi người đều biết, tại cuộc Hội thảo “NHIẾP ẢNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ CÁCH MẠNG”, do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và TTXVN tổ chức tại Hội trường TTXVN, năm 1995, có Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự và phát biểu. Khi có người nêu lên: sự khác nhau về các bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (ảnh 1,2, khác với ảnh 5,6), ông Cù Huy Cận lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc các hội Liên hiệp VHNT VN, trả lời rằng: Để chuẩn bị cho Đại hội ************* Việt Nam lần II, 1951, cần có bức ảnh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”, nhưng không tìm thấy phim, vì vậy nhiếp ảnh gia Kim Côn, đã ghép bức ảnh 5 và 6 (thực chất ảnh 5 và 6 là một: ảnh 5 chân dung lấy 1/3 còn ảnh 6 lấy 2/3).
Nếu điều ông Cù Huy Cận nói là đúng, nên chăng từ nay trở đi cấc phương tiện truyền thông không nên dùng ảnh 5 và 6 nữa. Vì một trong những tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí là: “Phản ảnh hiện thực khách quan”. Đặc biệt những bức ảnh này không chỉ là ảnh báo chí mà còn là ảnh đánh dấu mốc son lịch sử đất nước. Tôi mong mọi người tham gia ý kiến.
Rất cám ơn thông tin của cụ
1. Nhưng bức ảnh chế, theo em xảy ra năm 1960, Đại hội 3 của Đảng, chứ không phải năm 1952
2. Người che ô cho Cụ Hồ trên lễ đài là ông CHU ĐÌNH XƯƠNG, lúc đó là Giám đốc Nha Liêm phóng Bắc Việt. Ông Chu Đình Xương là thân phụ của ông Chu Hảo (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ). Tháng 10/1946, Bác từ Pháp trở về bằng tàu thuỷ, cập cảng Hải Phòng. Ông Xương là người tháp tùng Cụ Hồ, từ lúc Cụ đặt chân xuống cảng Hải Phòng, bí mật trú đêm ở trường Tiểu học nữ sinh Minh Khai (phố Ngõ Nghè, nay là Phố Đền Nghè), lúc đó trường này được trưng dụng là Sở chỉ huy của bộ đội Hải Phòng. Hôm sau, ông Xương tháp tùng Cụ về đến Ga Hà Nội. Lúc bấy giờ, Việt Nam Quốc Dân Đảng còn khá mạnh chuyên nghề ám sát, bắt cóc, nên ông Xương đã bố trí một Cụ Hồ giả (đóng thế) ngồi xe để lừa bọn thích khách Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng chúng không bị mắc lừa, và đuổi theo xe chở Cụ và ông Xương, tới Cửa Nam suýt bị chúng.... may quá xe chạy thoát được về đến nhà
Em làm việc ở Viện Vật Lý cùng cơ quan với Chu Hảo 4, 5 năm, và chơi thân với con trai thứ của Cụ Xương và đôi lần gặp Cụ Xương nhà ở Nghĩa Đô, bên bờ sông Tô Lịch. Đây là ngôi nhà của bà cả và những người con của bà (trừ Chu Hảo). Cụ Xương thường sống ở phố Nguyễn Đình Chiểu với bà vợ thứ hai với các con của bà

HCM 1945 (23).jpg

Các ông Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh (ngồi), Chu Đình Xương, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp
HCM 1945 (17).jpg

Trên Lễ đài lúc đọc TNĐL
Em zoom to lên
HCM 1945 (17s).jpg

Em thấy không đội mũ như hình cụ chủ nói (hình dưới)
1-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421243.JPG

3. Ông Nguyễn Hữu Đang là người được phân công tổ chức buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Từ việc làm lễ đài, thuê người chụp ảnh quay phim.... Ông Đang kể là thuê nhà ảnh Hương Ký quay phim, chụp hình, ghi âm. Sau lễ, Hương Ký nói là chụp hỏng. Hương Ký vốn không ưa chính quyền ta nên thác đi. Thành ra chúng ta có rất ít tư liệu buổi lễ này. Sau này Hương Ký, do chơi thân, cho ông MAI TRUNG THỨ một phần những thước phim này. Ồng em lưu trữ lại, biên tập và đề ở góc logo "MAI THU", Năm 1975, qua ông Hồng Hà, ông Mai Trung Thứ tặng Chính phủ Việt Nam 120 kg phim, trong đó có những thước phim ông quay trực tiếp Cụ Hồ thăm Pháp từ tháng 6 đến 14/9/1946. Ông luôn đi kèm với cụ Hồ để quay phim. Ông Mai Trung Thứ là em con chú con bác ruột với bà nội em, nên bố em và ông Thứ thân nhau, vì cậu cháu trạc tuổi nhau
 
Chỉnh sửa cuối:

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
Theo lịch sử thì sau khi Pháp dựa vào quân Anh chiếm trung tâm Sài Gòn, nơi đa số kiều dân Pháp sinh sống trước 3/1945, họ làm chủ được con đường dẫn từ sân bay về trung tâm, nhưng vẫn bị ta phục kích và hình như 1 sỹ quan tuỳ viên của Mỹ đi theo phái bộ Pháp bị trúng đạn chết, được xem là người Mỹ đầu tiên chết trong chiến tranh Việt Nam.
Dựa vào địa hình, các lực lượng võ trang của Uỷ Ban Nam Bộ rút qua bên kia kênh Nhiêu Lộc và mở các mặt trận phòng thủ ở các cây cầu: Thị Nghè, Cầu Bông, Cầu Kiệu … không cho Pháp nống ra bình định và khai thông tiếp tế lương thực thực phẩm cho nội đô. Các mặt trận này cầm cự hơn một tháng cho đến khi quân viễn chinh Pháp từ chính quốc sang tiếp viện đổ bộ lên cảng Sài Gòn. Quân kháng chiến rút lên mạn Hóc Môn, Bình Dương, Biên Hoà tiếp tục cầm cự với chiến lược bình định của Pháp.
Hình ảnh máy bay ném bom chủ yếu là bên kia kênh Nhiêu Lộc, lúc đó cây cối vẫn rậm rạp và cánh đồng ngập nước. Cả khu vực hoang vu đồng ông Cộ, giờ chỉ toàn nhà là nhà, chẳng thấy đồng đâu. :(( .
Sau 80 năm, không hình dung ra được cây cầu nào trong hình, có lẽ là cầu Thị Nghè.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Theo li

Theo lịch sử thì sau khi Pháp dựa vào quân Anh chiếm trung tâm Sài Gòn, nơi đa số kiều dân Pháp sinh sống trước 3/1945, họ làm chủ được con đường dẫn từ sân bay về trung tâm, nhưng vẫn bị ta phục kích và hình như 1 sỹ quan tuỳ viên của Mỹ đi theo phái bộ Pháp bị trúng đạn chết, được xem là người Mỹ đầu tiên chết trong chiến tranh Việt Nam.
Việt Nam 1945_9_26 (2).jpg

Trung tá Mỹ A. Peter Dewey và bia kỷ niệm dựng tại nơi ông bị giết chết ngày 26-9-1945 gần phi trường Tân Sơn Nhất vì nhầm ông với sĩ quan Pháp. Xác của ông đã không bao giờ được tìm thấy
Việt Nam 1945_9_26 (1).jpg

Trung tá Mỹ A. Peter Dewey, binh sĩ Mỹ tử trận đầu tiên ở Việt Nam
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
View attachment 7538559
Trung tá Mỹ A. Peter Dewey và bia kỷ niệm dựng tại nơi ông bị giết chết ngày 26-9-1945 gần phi trường Tân Sơn Nhất vì nhầm ông với sĩ quan Pháp. Xác của ông đã không bao giờ được tìm thấy
View attachment 7538560
Trung tá Mỹ A. Peter Dewey, binh sĩ Mỹ tử trận đầu tiên ở Việt Nam
Cám ơn cụ, cụ đúng là pho sử sống của Otofun.
Em nghe bảo là bị chặn xe, bắt sống và thủ tiêu. Nhưng em dùng từ “trúng đạn” cho nhẹ bớt. :) .
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Thời đó dùng gậy tầm vông mà cụ gọi là "trúng đạn" e là rất không hợp lý.

Thấy cụ Giàu chỉ đạo kháng chiến yếu quá, ô cụ phải gọi cụ Bình lên và "Bác giao miền Nam cho chú".

Cụ Bình vào thống nhất toàn bộ các lực lượng bộ đội Nam Bộ đang chiến đấu phân tán về dưới mặt trận VM, team Bảy Viễn không happy sau đó thì hàng Pháp.

Cám ơn cụ, cụ đúng là pho sử sống của Otofun.
Em nghe bảo là bị chặn xe, bắt sống và thủ tiêu. Nhưng em dùng từ “trúng đạn” cho nhẹ bớt. :) .
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Về cầu Thị Nghè thì 2 đầu cầu có 2 cái kho: đầu bên nội đô Sài Gòn (Q1) có 1 kho xăng, đầu bên kia thì có kho đạn.

Tâm điểm tranh giành là ở cái kho đạn đầu bên kia.

Còn vụ kho xăng bị cháy thì là đầu bên này.

Vậy nên kho xăng cháy chắc chắn ko do bomber Mỹ thả, vì bomber Mỹ chỉ đánh kho đạn thôi.

Và do đó nữa, nếu cụ LV8 "nếu có" đốt kho xăng thì nó cũng ko lan sang kho đạn được.

Theo lịch sử thì sau khi Pháp dựa vào quân Anh chiếm trung tâm Sài Gòn, nơi đa số kiều dân Pháp sinh sống trước 3/1945, họ làm chủ được con đường dẫn từ sân bay về trung tâm, nhưng vẫn bị ta phục kích và hình như 1 sỹ quan tuỳ viên của Mỹ đi theo phái bộ Pháp bị trúng đạn chết, được xem là người Mỹ đầu tiên chết trong chiến tranh Việt Nam.
Dựa vào địa hình, các lực lượng võ trang của Uỷ Ban Nam Bộ rút qua bên kia kênh Nhiêu Lộc và mở các mặt trận phòng thủ ở các cây cầu: Thị Nghè, Cầu Bông, Cầu Kiệu … không cho Pháp nống ra bình định và khai thông tiếp tế lương thực thực phẩm cho nội đô. Các mặt trận này cầm cự hơn một tháng cho đến khi quân viễn chinh Pháp từ chính quốc sang tiếp viện đổ bộ lên cảng Sài Gòn. Quân kháng chiến rút lên mạn Hóc Môn, Bình Dương, Biên Hoà tiếp tục cầm cự với chiến lược bình định của Pháp.
Hình ảnh máy bay ném bom chủ yếu là bên kia kênh Nhiêu Lộc, lúc đó cây cối vẫn rậm rạp và cánh đồng ngập nước. Cả khu vực hoang vu đồng ông Cộ, giờ chỉ toàn nhà là nhà, chẳng thấy đồng đâu. :(( .
Sau 80 năm, không hình dung ra được cây cầu nào trong hình, có lẽ là cầu Thị Nghè.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,863
Động cơ
471,277 Mã lực
View attachment 7538559
Trung tá Mỹ A. Peter Dewey và bia kỷ niệm dựng tại nơi ông bị giết chết ngày 26-9-1945 gần phi trường Tân Sơn Nhất vì nhầm ông với sĩ quan Pháp. Xác của ông đã không bao giờ được tìm thấy
View attachment 7538560
Trung tá Mỹ A. Peter Dewey, binh sĩ Mỹ tử trận đầu tiên ở Việt Nam
Em đồ là người (quân sự) Mỹ đầu tiên chết dưới tay Việt Minh chứ trước đó Mỹ đánh bom suốt chả nhẽ ko cái nào rụng ?, phi công chết ? Cụ Ngao có tư liệu về vụ này ko ạ. Chính sử thì có TH phi công được VM cứu rồi
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,863
Động cơ
471,277 Mã lực
Rất cám ơn thông tin của cụ
1. Nhưng bức ảnh chế, theo em xảy ra năm 1960, Đại hội 3 của Đảng, chứ không phải năm 1952
2. Người che ô cho Cụ Hồ trên lễ đài là ông CHU ĐÌNH XƯƠNG, lúc đó là Giám đốc Nha Liêm phóng Bắc Việt. Ông Chu Đình Xương là thân phụ của ông Chu Hảo (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ). Tháng 10/1946, Bác từ Pháp trở về bằng tàu thuỷ, cập cảng Hải Phòng. Ông Xương là người tháp tùng Cụ Hồ, từ lúc Cụ đặt chân xuống cảng Hải Phòng, bí mật trú đêm ở trường Tiểu học nữ sinh Minh Khai (phố Ngõ Nghè, nay là Phố Đền Nghè), lúc đó trường này được trưng dụng là Sở chỉ huy của bộ đội Hải Phòng. Hôm sau, ông Xương tháp tùng Cụ về đến Ga Hà Nội. Lúc bấy giờ, Việt Nam Quốc Dân Đảng còn khá mạnh chuyên nghề ám sát, bắt cóc, nên ông Xương đã bố trí một Cụ Hồ giả (đóng thế) ngồi xe để lừa bọn thích khách Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng chúng không bị mắc lừa, và đuổi theo xe chở Cụ và ông Xương, tới Cửa Nam suýt bị chúng.... may quá xe chạy thoát được về đến nhà
Em làm việc ở Viện Vật Lý cùng cơ quan với Chu Hảo 4, 5 năm, và chơi thân với con trai thứ của Cụ Xương và đôi lần gặp Cụ Xương nhà ở Nghĩa Đô, bên bờ sông Tô Lịch. Đây là ngôi nhà của bà cả và những người con của bà (trừ Chu Hảo). Cụ Xương thường sống ở phố Nguyễn Đình Chiểu với bà vợ thứ hai với các con của bà

View attachment 7537193
Các ông Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh (ngồi), Chu Đình Xương, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp
View attachment 7537196
Trên Lễ đài lúc đọc TNĐL
Em zoom to lên
View attachment 7537200
Em thấy không đội mũ như hình cụ chủ nói (hình dưới)
1-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421243.JPG

3. Ông Nguyễn Hữu Đang là người được phân công tổ chức buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Từ việc làm lễ đài, thuê người chụp ảnh quay phim.... Ông Đang kể là thuê nhà ảnh Hương Ký quay phim, chụp hình, ghi âm. Sau lễ, Hương Ký nói là chụp hỏng. Hương Ký vốn không ưa chính quyền ta nên thác đi. Thành ra chúng ta có rất ít tư liệu buổi lễ này. Sau này Hương Ký, do chơi thân, cho ông MAI TRUNG THỨ một phần những thước phim này. Ồng em lưu trữ lại, biên tập và đề ở góc logo "MAI THU", Năm 1975, qua ông Hồng Hà, ông Mai Trung Thứ tặng Chính phủ Việt Nam 120 kg phim, trong đó có những thước phim ông quay trực tiếp Cụ Hồ thăm Pháp từ tháng 6 đến 14/9/1946. Ông luôn đi kèm với cụ Hồ để quay phim. Ông Mai Trung Thứ là em con chú con bác ruột với bà nội em, nên bố em và ông Thứ thân nhau, vì cậu cháu trạc tuổi nhau
Thank cụ. Thông tin qiys giá ạ
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
Thời đó dùng gậy tầm vông mà cụ gọi là "trúng đạn" e là rất không hợp lý.

Thấy cụ Giàu chỉ đạo kháng chiến yếu quá, ô cụ phải gọi cụ Bình lên và "Bác giao miền Nam cho chú".

Cụ Bình vào thống nhất toàn bộ các lực lượng bộ đội Nam Bộ đang chiến đấu phân tán về dưới mặt trận VM, team Bảy Viễn không happy sau đó thì hàng Pháp.
Cụ ơi, em nghĩ tầm vông là tuyên truyền hoặc trong giới hạn nào đó kiểu như bẫy chông hay mù u, ong vò vẽ thôi, chứ con người ta bằng xương bằng thịt, sao dám lấy tầm vông mà xông lên để chết như đúng rồi được. Ngay cụ Ẩn cũng nói xung phong đi bộ đội mà bị từ chối vì thiếu súng chứ có cho vác tầm vông đâu.
Vả lại thời đấy lực lượng võ trang được trang bị súng nhiều mà cụ, có thể không đồng nhất vì tập hợp nhiều nguồn kiểu như xã hội hoá vậy. Cụ nhắc tướng Nguyễn Bình thì chắc là có đọc qua nghe qua Nguyên Hùng, ông nói khá nhiều về tự trang bị của các lực lượng tự phát trong tác phẩm “Người Bình Xuyên”. Những khẩu mút, bơ rem đầu bạc, pháo hải quân …. được nhắc nhiềm mà cụ.

Em nghĩ phục kích bắt cóc sỹ quan mà dùng tầm vông thì có vẻ sao sao ấy. :) .

Ông Giàu là nhà chính trị, trong khi lực lượng võ trang thời kỳ đầu phần lớn la không chính qui, toàn là xã hội hoá tự trang bị, năm cha bảy mẹ thì cần phải có một ông tướng đầu lĩnh, nên Bác cử ông Bình vào là quá siêu, profile ổng quá đáng nể và fix với tình hình lúc đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
Em đồ là người (quân sự) Mỹ đầu tiên chết dưới tay Việt Minh chứ trước đó Mỹ đánh bom suốt chả nhẽ ko cái nào rụng ?, phi công chết ? Cụ Ngao có tư liệu về vụ này ko ạ. Chính sử thì có TH phi công được VM cứu rồi
Nên em mới dùng từ chiến tranh Việt Nam ạ, vì thời đấy phi công Mỹ ném bom ở chiến trường đông dương cũng bị “mất tích” mà.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
458
Động cơ
10,514 Mã lực
Em tìm lại được bài báo nói về sự thật của những bức ảnh ông cụ đọc tuyên ngôn độc lập !


Bức ảnh nào là đúng ?
Chia sẻ:
12/09/2021 - 12:53:00


Tôi đã giành thời gian khá lâu để sưu tầm và tìm hiểu những bức ảnh do các nhiếp ảnh gia chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay CHXHCN Việt Nam).
Những ảnh đó đã được các sách, báo và các phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới đăng tải. Qua những bức ảnh này tôi nhận thấy có những điểm khác nhau, cần nêu lên đây để bạn đọc, các nhà nhiếp ảnh, đặc biệt các nhà sử học, các chính trị gia trao đổi. Đó là các bức ảnh sau:
1-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421243.JPG

1- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2-9-45
Ảnh Bác đứng trên lễ đài để đọc bản tuyên ngôn Độc lập (có ô che), Bác Hồ mặc áo veston, đứng trước micro ống dài (không rõ tác giả)
2-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631421357.JPG

2- Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác mặc áo veston, đứng trước micro ống dài (ảnh Nguyễn Bá Khoản)
Cả 2 bức ảnh này Bác Hồ đều đứng trước micro ống dài, mặc áo veston
3-le-quoc-khanh-ket-thuc-bac-xuong-le-dai-1631421462.JPG
3- Sau khi lễ kết thúc Bác Hồ và mọi người đi xuống cầu thàng lễ đài ( ảnh Nguyễn Bá Khoản), Bác cùng mặc áo veston.
4-le-tan-bac-cung-vo-nguyen-giap-ngoi-trong-o-to-tro-ve-1631423111.JPG
4- Trước khi rời quảng trường, Bác Hố và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ngồi vào ô tô đi về, nhiếp ảnh gia Võ An Ninh tiến đến xin Bác chụp một kiểu ảnh. Được Bác đồng ý, Cụ Võ đã chụp Bác và Võ Nguyên Giáp ngồi trong ô tô, Bác Hồ cùng mặc áo veston.
Qua 4 bức ảnh trên tôi nhận thấy:
Khuôn mặt Bác lúc này hơi gầy
Khi ở trên lễ đài, Bác đứng trước micro hình ống dài
Bác mặc áo veston
Các bức ảnh đều có bối cảnh (người đứng bên cạnh)
Các sách báo cũng ghi: “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945”, tại Quảng trường Ba Đình, nhưng Bác lại mặc áo “đại cán” (kiểu áo Tôn Trung Sơn), Bác đứng trước micro tròn. Mặt Bác lúc này đầy đặn hơn, không có bối cảnh (không có người đứng cạnh).
5-bac-ho-doc-tuyen-ngon-ddl-2-9-45-1631423835.JPG

5- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn DDL 2-9-45
6-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-2-9-45-1631424022.jpg
6- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn DDL 2-9-45
Qua 6 bức ảnh trên, theo hiểu biết, tôi cho rằng 4 bức ảnh (1,2,3,4) là thực, được các tác giả chụp đúng vào ngày lễ Độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. Còn hai bức (5,6), là ảnh ghép về sau này.
Như mọi người đều biết, tại cuộc Hội thảo “NHIẾP ẢNH VỀ CHIẾN TRANH VÀ CÁCH MẠNG”, do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và TTXVN tổ chức tại Hội trường TTXVN, năm 1995, có Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự và phát biểu. Khi có người nêu lên: sự khác nhau về các bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (ảnh 1,2, khác với ảnh 5,6), ông Cù Huy Cận lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc các hội Liên hiệp VHNT VN, trả lời rằng: Để chuẩn bị cho Đại hội ************* Việt Nam lần II, 1951, cần có bức ảnh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”, nhưng không tìm thấy phim, vì vậy nhiếp ảnh gia Kim Côn, đã ghép bức ảnh 5 và 6 (thực chất ảnh 5 và 6 là một: ảnh 5 chân dung lấy 1/3 còn ảnh 6 lấy 2/3).
Nếu điều ông Cù Huy Cận nói là đúng, nên chăng từ nay trở đi cấc phương tiện truyền thông không nên dùng ảnh 5 và 6 nữa. Vì một trong những tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí là: “Phản ảnh hiện thực khách quan”. Đặc biệt những bức ảnh này không chỉ là ảnh báo chí mà còn là ảnh đánh dấu mốc son lịch sử đất nước. Tôi mong mọi người tham gia ý kiến.
Bức ảnh 6 chụp năm 1946, ảnh gốc là bức này
1669983594079.png


Việc cầm nhầm ảnh thì các báo viết lâu rồi, có cả bài phỏng vấn người đặt may áo cho Cụ Hồ mặc trong lễ. :)
 

cò dất

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806252
Ngày cấp bằng
2/3/22
Số km
581
Động cơ
16,423 Mã lực
Tuổi
56
thớt rất hay.. nhiều điều sử nhà ta chả nói rõ hoặc giấu nhẹm cmn đi thành ra giờ mới hiểu
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
thớt rất hay.. nhiều điều sử nhà ta chả nói rõ hoặc giấu nhẹm cmn đi thành ra giờ mới hiểu
Tại cụ bỏ ít thời gian tìm hiểu thôi, sách báo ta cũng có đề cập mà. Đưa vào sách giáo khoa thì phải xúc tích và tổng quát, thế mà các cháu nhà ta còn ngán học sử nữa là.
 

cò dất

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806252
Ngày cấp bằng
2/3/22
Số km
581
Động cơ
16,423 Mã lực
Tuổi
56
Tại cụ bỏ ít thời gian tìm hiểu thôi, sách báo ta cũng có đề cập mà. Đưa vào sách giáo khoa thì phải xúc tích và tổng quát, thế mà các cháu nhà ta còn ngán học sử nữa là.
thửa trẻ trâu em cũng thuộc dạng mọt sách và hay tìm sách về đề tài lịch sử để độc , nhưng gần như sách sử nhà ta viết rất sơ sài. toàn kiểu như lên văn tám . vừa a dính . bế văn đàn ... chả hạn hồi đó đọc cứ tưởng thật giờ ngẫm lại thấy bốc phét quá .;;);;);;);;)
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
thửa trẻ trâu em cũng thuộc dạng mọt sách và hay tìm sách về đề tài lịch sử để độc , nhưng gần như sách sử nhà ta viết rất sơ sài. toàn kiểu như lên văn tám . vừa a dính . bế văn đàn ... chả hạn hồi đó đọc cứ tưởng thật giờ ngẫm lại thấy bốc phét quá .;;);;);;);;)
Giờ còn dễ hơn, cứ hỏi chị google là chị ý giới thiệu cho 1 lô ca xông bài để đọc, vấn đề tiếp là cụ lựa được nguồn nào đáng tin cậy để theo thôi. Chúc cụ tìm được nhiều thông tin lịch sử sinh động và xác thực ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,005
Động cơ
1,129,216 Mã lực
Bức ảnh 6 chụp năm 1946, ảnh gốc là bức này
View attachment 7538784

Việc cầm nhầm ảnh thì các báo viết lâu rồi, có cả bài phỏng vấn người đặt may áo cho Cụ Hồ mặc trong lễ. :)
HCM 1946 (1_21).jpg

Từ trái sang phải: Vũ Đình Hoè, Hồ Chí Minh, Trần Duy Hưng, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Văn Đức và Giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên

Trước 5/1945, bố em trước sống ở ngõ Chấn Hưng, cuối đường Trần Hưng Đạo, gần Ga Hàng Cỏ. Bố em chơi thân với ông Nguyễn Văn Luyện, nên ông nhận làm bác sĩ riêng gia đình em (lúc đó bố em sinh 5 người con ở Hà Nội, còn em chưa ra đời). Ông Luyện hơn tuổi bố em, làng Tây thì phải. Ông là Đại uý Quân y quân đội Pháp. Ông kể với bố em là "Tao và thằng phụ việc người Pháp đến một làng, dân làng cứ khúm núm vâng dạ thằng Tây, còn tao thì họ không trọng".
Nhà ông Luyện ở chỗ gần Đại sứ quán Cuba, mà có khi lại chính là ngôi nhà đó. Hai bố con ông Luyện chết hôm Toàn quốc kháng chiến ở chỗ Đài liệt sĩ 19/12 gần nhà ông. Mỗi lần lên Hà Nội bố em đều dẫn em qua và chỉ ngôi nhà đó và chỗ bố con ông hy sinh.
Khoảng 1944 gì đó, lúc anh trai em 10 tuổi, bị ốm, bố em đến nhà tìm ông Luyện, người nhà nói: "Ông Luyện đi ăn cưới cô Helen Chương". Hỏi lấy ai "Ông Ngô Đình Nhu". Vợ chồng ông Trần Văn Chương là "làng Tây" nên các con cũng tên Tây. Helen Chương là tên của bà Trần Lệ Xuân. Bố em cũng đôi lần biết bà Trần Lệ Xuân, hơn tuổi anh trai cả của em, nhưng ít hơn bố em chừng 14 tuổi. Bố em kể là cô Helen Chương người còm, đen chứ không như sau này. Còn ông Nhu, bố em gặp một lần duy nhất ở Thư viện Đông Dương (Thư viện quốc gia ngày nay). Ông Nhu đề nghị bố em cho xem thẻ đọc sách. Sau đó bố em hỏi thủ thư. "Ai vậy" "Ông Ngô Đình Nhu, ở Pháp về, Phó giám đốc Thư viện". Sau đó thẻ đọc của bố em bị vô hiệu. Tấm thẻ đọc này là đặc ân của Giám đốc Thư viện người Pháp cấp cho bố em (vì bố em không đủ tiêu chuẩn vào đọc), sau khi bố em nhượng cho ông này lại cái bếp quay gà chạy bằng dầu mazut (dầu diesel) của Đức sản xuất rất khó mua.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
VQQ chính quy thì tất nhiên có súng, còn toàn dân từ tự vệ trở đi thì phải chơi gậy tầm vông thôi cụ.

Đến hơn 1 năm sau khi Toàn quốc KC, ô cụ vẫn còn kêu gọi "ai không có súng thì dùng quốc thuổng gậy gộc".

Cụ nghi vấn thì logic, nhg cụ nghĩ xem mr sỹ quan kia bị an ninh xịn bắt à; làn sóng trả thù dân Pháp lúc đó lên rất cao trong toàn dân đó cụ, đặc biệt là ở SG. Giữa lúc lộn xộn đó ăn đòn thù rơi vãi là khả năng cao.

Cụ ơi, em nghĩ tầm vông là tuyên truyền hoặc trong giới hạn nào đó kiểu như bẫy chông hay mù u, ong vò vẽ thôi, chứ con người ta bằng xương bằng thịt, sao dám lấy tầm vông mà xông lên để chết như đúng rồi được. Ngay cụ Ẩn cũng nói xung phong đi bộ đội mà bị từ chối vì thiếu súng chứ có cho vác tầm vông đâu.
Vả lại thời đấy lực lượng võ trang được trang bị súng nhiều mà cụ, có thể không đồng nhất vì tập hợp nhiều nguồn kiểu như xã hội hoá vậy. Cụ nhắc tướng Nguyễn Bình thì chắc là có đọc qua nghe qua Nguyên Hùng, ông nói khá nhiều về tự trang bị của các lực lượng tự phát trong tác phẩm “Người Bình Xuyên”. Những khẩu mút, bơ rem đầu bạc, pháo hải quân …. được nhắc nhiềm mà cụ.

Em nghĩ phục kích bắt cóc sỹ quan mà dùng tầm vông thì có vẻ sao sao ấy. :) .

Ông Giàu là nhà chính trị, trong khi lực lượng võ trang thời kỳ đầu phần lớn la không chính qui, toàn là xã hội hoá tự trang bị, năm cha bảy mẹ thì cần phải có một ông tướng đầu lĩnh, nên Bác cử ông Bình vào là quá siêu, profile ổng quá đáng nể và fix với tình hình lúc đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top