[TT Hữu ích] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 7) Mariana

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Mariana Islands (0_3)a.jpg

Đầu năm 1944, hải quân Mỹ nhận thấy đã có thể tiến chiếm một bàn đạp chiến lược mới: quần đảo Marianas gồm một chuỗi đảo chạy dài theo hướng Bắc Nam nằm giữa con đường từ quần đảo Marshall đi Philippines, Đài Loan hay Nhật Bản. Đây là một quần đảo núi lửa ngầm dưới nước. Phần nhiều những gì nổi lên trên biển là những đỉnh núi lửa. Lớn nhất và nằm ngay giữa quần đảo này là đảo Saipan rộng gần 100 km2 với 30.000 dân, phần đông là người Nhật, chỉ có 4.000 người Chamarros. Vì vậy Saipan được gọi là Tiểu Tokyo.
Từ Saipan đi về phía tây nam sẽ gặp đảo Tinian rồi đến đảo Guam ở tận cùng phía nam quần đảo. Hai đảo quan trọng này đều trở thành các căn cứ không quân và hải quân Nhật.
Mariana Islands (0_5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Mariana Islands (0_5).jpg

Chuẩn bị của đôi bên
Trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Saipan là trung tâm tiếp vận và hậu cần cho hải quân và lục quân Nhật tham chiến ở chiến trường Nam Thái Bình Dương. Người Nhật không làm gì để gia cố sự bố phòng của trung tâm tiếp viện lớn lao này vì họ quan niệm đó là “hậu phương”. Cũng theo chiến thuật thường dùng của Đô đốc Nimitz, ông ta bỏ qua các đảo tiền tiêu để tiến công vào ngay trung tâm: đảo Saipan.
Sáng sớm ngày 23-2-1944, máy bay Mỹ xuất phát từ các tàu sân bay giã nát các phi trường Nhật ở Tinian, Saipan và Guam, tiêu diệt hơn 100 máy bay Nhật trên mặt đất, bắn rơi 67 chiếc trong trận không chiến. Chỉ có 6 máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Người Nhật thấy Mỹ sắp tấn công nên cho di tản gia đình các viên chức về Nhật. Đô đốc Nagumo “người hùng Trân Châu Cảng”, sau thảm bại Midway bị đổi đến đây, làm Tư lệnh hạm đội Trung Thái Bình Dương vừa được hình thành. Trên nguyên tắc ông ta vừa là tư lệnh hạm đội vừa là Tư lệnh Chiến trường chịu trình nhiệm về phòng thủ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Đến tháng 5-1944, Nhật tăng cường thêm 1 Sư đoàn bộ binh cho Saipan (Sư đoàn 43) nhưng chỉ có 7.000 quân đến được, số còn lại bị máy bay, tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngay trên đường từ Nhật đến đảo.
Trung tướng Hideyoshi Obata, Tư lệnh Lục quân quần đảo Mananas (quân đoàn 31) yêu cầu gửi xi măng, sắt thép để làm hệ thống phòng thủ. Nhưng phần lớn đồ tiếp tế đã bị đánh chìm xuống đáy biển. Quân bố phòng Saipan lên đến 31.629 người, trong đó lục quân 25.000 người, còn lại là hải quân. Để chiếm đảo, quân Mỹ đưa đến đây 127.000 người, trong đó 2 phần 3 là thủy quân lục chiến. Ngày 7-6-1944, đang trên đường tiến về Saipan họ được tin về cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Normady (miền bắc nước Pháp)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Giữa trưa 11-6, người Mỹ tiến hành một cuộc dội bom dữ dội với 208 máy bay chiến đấu và 8 máy bay ném bom tập trung đánh Tinian và Saipan.
Ngày 13-6, 7 tuần dương hạm và 13 khu trục hạm dùng hải pháo bắn phá Saipan và Tinain. Trên bờ, các cơ sở bố phòng của Nhật sập gần hết, nhưng tướng Yoshitsugu Saito, tư lệnh quân trú phòng trên đảo quyết tâm đánh trả mọi cuộc đổ bộ với một sự lạc quan cao độ. Ông ta là một sĩ quan chuyên chỉ huy kị binh ở chiến trường Trung Hoa nên ít kinh nghiệm về phòng ngự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày mà Mỹ đổ bộ, Đô đốc Nagumo đi thanh tra quần đảo Palau vừa về, quyền chỉ huy còn nằm trong tay tướng Obata, tư lệnh quân đoàn 31, chịu trách nhiệm toàn thể quần đảo Marianas, trong đó có Saipan, Tinian.
Giao tranh trên bãi biển
Đêm 14-6, các Sư đoàn 2 và 4 thủy quân lục chiến Mỹ đã sẵn sàng. Sĩ quan tâm lý chiến sử dụng những giờ còn lại để thuyết trình về mục đích, yêu cầu và thông qua các điều lệnh hành quân.
Trên chiếc tàu chở 1.700 quân đổ bộ đợt đầu, sĩ quan này nói cho binh lính biết, ngoài súng đạn chờ đón họ, khi họ chiến thắng rồi, vẫn còn nhiều hiểm nguy như rắn rết, nước độc, sốt rét cấp tính, cá mập… và mọi loại bệnh trên trần thế này như ghẻ ngứa, phong củi, kiết lị, phong tình. Một binh sĩ độ 18 tuổi xin có ý kiến: “Thưa Đại uý, tình hình xấu xa như vậy, tại sao ta không để người Nhật chiếm luôn đảo này và chết với các tai ách ấy?”. Mọi người phá lên cười làm dịu phần nào sự căng thẳng tinh thần.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Sáng hôm sau, 2 Sư đoàn xuống tàu nhỏ để chuẩn bị đổ bộ lên bãi biển phía tây đảo, cách thành phố Garapan, thủ phủ của đảo này 5 dặm về phía nam. Đến 5 giờ 30 sáng 15-6, hải pháo bắn dọn bãi. Đúng 6 giờ, phó Đô đốc Kelly Turner, tư lệnh hành quân ra lệnh đổ bộ. Tàu con rời tàu mẹ, hướng mũi vào bờ, trong lúc đó hải pháo vẫn bắn tới tấp.
Khi các tàu đổ bộ cách bờ độ 1,5 km thì dừng lại cho xe lội nước chở thủy quân lục chiến từ bên trong bò ra tiến vào bờ. Khi ấy máy bay từ tàu sân bay tiến vào, thay thế cho hải pháo. 155 chiếc quây quần trên các bãi biển, bắn phá không cho quân trú phòng ngóc đầu dậy được. Đúng 8 giờ 10, 719 chiếc xe lội nước chở 8 tiểu đoàn thủy quân lục chiến được xe tăng lội nước có gắn pháo 105 mm và đại liên bảo vệ, bắt đầu đổ quân vào bờ. Họ tiến thành một hàng ngang 4 km bề rộng. Súng cối, pháo binh của Nhật bắn ra xối xả nhưng đến 8 giờ 20, khoảng 8.000 quân Mỹ đã lên bờ, quét sạch bãi đổ bộ, tiến vào vùng tiếp cận bờ biển, người này ngã xuống, người khác tiến lên hướng về làng nhỏ Charan Kanoa. Trong làng này, mỗi căn nhà là một pháo đài, mỗi bụi tre là một ổ súng cộng đồng. Suốt ngày ấy Mỹ đổ bộ lên được 25.000 quân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Tướng Saito đợi đêm đến sẽ phản công, vì đánh đêm là sở trường của quân Nhật và sở đoản của quân Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ có ưu thế hơn về hoả lục. Khi phản công, ngươi Nhật chỉ tập trung được 36 chiến xa với 1.000 bộ binh. Từ lúc bắt đầu tối, họ đợi mãi vẫn không thấy có lệnh xuất kích của Saito. Thì ra đạn cháy của Mỹ rơi vào vườn mía, nơi Bộ chỉ huy hành quân đóng, đã thiêu sạch mấy trăm mẫu mía và cắt đứt đường điện thoại liên lạc.
Đến 12 giờ khuya, Nhật tấn công. Xe tăng và bộ binh tiến về phòng tuyến Mỹ. Hoả pháo Mỹ bắn diệt hết đợt này đến đợt khác cuối cùng quân Nhật tháo chạy để lại hơn 800 xác chết và tất cả xe tăng tham gia cuộc phản công. Thế là người Nhật thất bại trong việc hất quân Mỹ xuống biển.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Ngày hôm sau, Sư đoàn 27 bộ binh Mỹ lên bờ. Tướng Saito nắm lại tình hình bố phòng trên đảo và ra lệnh phản công từ vị trí đài phát thanh Garapan đánh vào sườn trái quân Mỹ. Nhưng sự thông tin kém cỏi khiến cho khi đến giờ xuất phát chỉ tập trung được 25 chiến xa và 500 bộ binh. Lẽ dĩ nhiên là cuộc phản công bị bẻ gãy sau một giờ giao tranh. Người Nhật nhận được bức điện do Bộ Tư lệnh Lục quân gửi nhân danh Thiên Hoàng:
“Số phận của nước Đại Nhật Bản tuỳ thuộc vào trận chiến này. Vậy mỗi chiến sĩ phải thấm nhuần tinh thần này, chiến đấu dũng cảm đẩy lùi quân Mỹ xuống biển để làm an lòng Thiên Hoàng”.
Tướng Igeta, thuộc quân đoàn 31 điện về Tokyo:
“Rất xúc động trước sự quan tâm chiếu cố và lòng đại lượng của Thiên Hoàng. Tất cả mọi chiến sĩ ước mong được chết mười ngàn lần để được xứng đáng với ân huệ trên”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Thế là quân Nhật lại một lần nữa quyết tâm cố thủ đến người cuối cùng.
Dựa vào hệ thống công sự chuẩn bị sẵn kỹ càng, quân Nhật đã giữ vững trận địa, kìm chân quân Mỹ ở bãi biển suốt 3 ngày đêm.
Ngày 18/6, thủy quân lục chiến Mỹ đã đột phá ở ngay giữa Saipan và tiến ngang đảo từ tây sang đông qua chân núi Mount Donnay. Quân Mỹ tràn vào điểm đột phá này, cắt phòng tuyến Nhật ra làm hai: phía bắc và phía nam đảo không liên lạc được với nhau. Tuy vậy, quân Nhật vẫn chiến đấu giữ từng thước đất.
 

cò dất

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806252
Ngày cấp bằng
2/3/22
Số km
571
Động cơ
16,457 Mã lực
Tuổi
57
em hóng tiếp thớt cụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trận hải chiến phía đông biển Philippines
Nhận được tin Mỹ đổ bộ ở Saipan, Đô đốc Soemu Toyoda, tư lệnh Hạm đội Liên hợp cho rằng thời điểm của “trận đánh quyết định” đã đến. Ông lập tức hạ lệnh cho phó Đô đốc Jisaburo Ozawa, tư lệnh Hạm đội Cơ động đang trú đóng tại cực nam Philippines: “Tấn công địch tại khu vục quần đảo Marianas và tiêu diệt hạm đội của chúng”. Tiếp đó, ông gửi một thông điệp dựa theo câu nói nổi tiếng của Đô đốc Togo trong trận Tsushima (Đối Mã) năm 1905: “Sự quang vinh hay suy tàn của Đại Nhật Bản tuỳ thuộc vào trận chiến đấu này. Mỗi người phải cống hiến hết sức mình”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Hạm đội Cơ động nhổ neo rời đảo Tawi Tawi (cực nam Philippines) lên đường chiến đấu sau nửa năm im hơi lặng tiếng đế xây dụng thành lực lượng chiến đấu mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia Nhật. Dựa theo các phương án đã chuẩn bị sẵn cho “trận đánh quyết định”, Ozawa vạch kế hoạch cho trận đánh. Ông cho rằng máy bay của hạm đội mình có tầm hoạt động xa hơn máy bay trên các tàu sân bay Mỹ. Do đó, ông có thể tấn công địch từ khoảng cách xa 300 dặm, trong khi người Mỹ chỉ có thể tiến công trong vòng 200 dặm. Do đó ông có thể đánh địch mà không bị lo đánh trả. Ông ta còn được sự yểm trợ của 500 máy bay của lục quân và hải quân trên quần đảo Marianas.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhờ đó ông có ưu thế 2 chọi 1, và đây là cơ hội ngàn vàng để tiêu diệt các tàu sân bay của hạm đội Mỹ. Nhưng kế hoạch chỉ tốt khi người ta được thông tin đầy đủ về các dữ kiện. Người ta đã không cho ông ta biết rằng, các sân bay trên các đảo đều bị tấn công, số máy bay không còn là bao. Ngoài ra, máy bay Hellcat được trang bị cho tàu sân bay Mỹ bây giờ vượt xa các máy bay Zéro của Nhật mà người Nhật không ngờ.
Hơn nữa, phi công Mỹ năm 1944, không phải như thời 1941 khi Nhật đánh Trân Châu Cảng.
Chú thích: Ngày 4-6 1942, một máy bay Zéro của Nhật hạ cánh khẩn cấp trên đảo Arutan (quần đảo Aleutians cua Mỹ). Phi công chết tại chỗ nhưng máy bay gần như nguyên vẹn. Các kỹ sư hàng không Mỹ đã tháo gỡ, nghiên cứu và hoàn thiện một loại máy bay mới trên cơ sở chiếc Zéro của Nhật. Đó là chiếc F6-F Hellcat (con mèo địa ngục). Nó có khả năng “thăng thiên” và “chúi xuống” nhanh hơn chiếc Zéro, vũ khí mạnh hơn, phi công được bảo vệ phía trước, phía sau và bay xa hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

ah99x6

Xì hơi lốp
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,829
Động cơ
-202,362 Mã lực
Cháu vào hóng tư liệu cụ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trưa ngày 18-6, thủy phi cơ trinh sát Nhật bắt gặp đoàn tàu khổng lồ của Lực lượng Đặc nhiệm 58 do phó Đô đốc Marc Mitscher chỉ huy, gồm 7 tàu sân bay nhẹ được 7 thiết giáp hạm, 8 tuần dương hạm nặng, 13 tuần dương hạm nhẹ và 69 khu trục hạm hộ tống. Đây là lực lượng lớn gấp đôi Hạm đội Cơ động Nhật.
Khi được tin báo về cho biết vị trí hạm đội Mỹ, Chuẩn đô đốc Sueo Obayashi, người chỉ huy 3 tàu sân bay của Hạm đội Cơ động điện về Tư lệnh hạm đội, đồng thời ra lệnh phóng máy bay lên tấn công theo nguyên tắc: lợi thế thuộc về người đánh trước.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Trưa ngày 18-6, thủy phi cơ trinh sát Nhật bắt gặp đoàn tàu khổng lồ của Lực lượng Đặc nhiệm 58 do phó Đô đốc Marc Mitscher chỉ huy, gồm 7 tàu sân bay nhẹ được 7 thiết giáp hạm, 8 tuần dương hạm nặng, 13 tuần dương hạm nhẹ và 69 khu trục hạm hộ tống. Đây là lực lượng lớn gấp đôi Hạm đội Cơ động Nhật.

Khi được tin báo về cho biết vị trí hạm đội Mỹ, Chuẩn đô đốc Sueo Obayashi, người chỉ huy 3 tàu sân bay của Hạm đội Cơ động điện về Tư lệnh hạm đội, đồng thời ra lệnh phóng máy bay lên tấn công theo nguyên tắc: lợi thế thuộc về người đánh trước.
Nhưng ông bỗng nhận được lệnh của Tư lệnh hạm đội gọi máy bay về, đợi ngày mai tập trung lực lượng sẽ đánh. Thế là người Nhật bỏ mất một cơ hội ngàn vàng, vì nếu họ đánh lúc ấy phía Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ.
Chú thích: để giữ bí mật, hạm đội Mỹ được lệnh không phóng máy bay đi thám sát nên họ không hay biết gì về Hạm đội Cơ động của Nhật gần kề.
Mãi đến khuya hôm ấy, radar trên chiến hạm Mỹ mới “thấy” được hạm đội Nhật. Nhưng nhiệm vụ của Mitscher là bảo vệ cuộc đổ bộ Saipan với tất cả lực lượng không quân của mình, nên ông không tấn công vội
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Vào lúc 4 giờ 45 sáng 19-6, Đô đốc Ozawa đứng trên kỳ hạm của ông là tàu sân bay Taiho ra lệnh phóng máy bay trinh sát. Nhưng vì mây dày đặc nên các phi công không phát hiện được đoàn tàu địch. Mãi đến 7 giờ 30 họ mới báo cáo rằng hạm đội Mỹ đang ở phía tây nam Saipan.
Ông ra lệnh cho 71 máy bay cất cánh. 26 phút sau, đến lượt 128 chiếc của đợt 2 bay đi tìm hạm đội địch. Trong đội hình 2, một viên phi công nhìn xuống biển bỗng thấy một tàu ngầm Mỹ vừa phóng 2 ngư lôi về hướng kỳ hạm. Không ngần ngại, phi công Nhật cho máy bay chúi dầu đâm vào quả ngư lôi. Cả hai cùng nổ tung, cách tàu mẹ 100m. Nhưng quả ngư lôi thứ hai đâm vào mạn tàu nổ làm chiếc Taiho bị thương.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Lúc 10 giờ sáng, radar Mỹ bắt gặp đợt máy bay đầu của Nhật. Hạm đội Mỹ báo động và các máy bay Hellcat bay lên ngăn chặn khi máy bay Nhật còn cách xa tàu Mỹ. 41 máy bay Nhật bị bắn rơi xuống biển, chỉ có một chiếc len lỏi đến được hạm đội Mỹ, đánh trúng Thiết giáp hạm South Dakota. Số còn lại phải vội vã quay về.
Đợt máy bay thứ hai của Nhật bị ngăn chặn cách hạm đội Mỹ 60 dặm bởi các máy bay từ tàu sân bay Essex. 70 chiếc bị bắn rơi.
Đợt thứ ba gồm 47 chiếc, vì nhận sai toạ độ tàu sân bay Mỹ nên chỉ có 12 chiếc đến đúng vị trí chiến đấu, 7 chiếc bị bắn rơi.
84 máy bay của đợt 4 cũng xác định sai vị trí, chỉ có 6 chiếc đến nơi nhưng không đánh trúng một chiến hạm nào.
Hầu hết máy bay bay lạc hướng đã bị hết nhiên liệu và không về được đến hạm đội. Một số tìm đường quay về Guam.
Nhưng khi đáp xuống sân bay ở đây, 27 máy bay Hellcat của Mỹ xuất hiện đã đánh tan 30 máy bay Nhật ngay trên sân bay.
Như vậy, chỉ sau mấy giờ chiến đấu, Hạm đội Cơ động của Đô đốc Ozawa mất tất cả 330 máy bay. Vì một sai lầm trong nhận định, không biết chớp lấy thời cơ mà lưỡi gươm quý của Nhật đã gãy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,295 Mã lực
Nhưng thảm hoạ của Hạm đội Cơ động vẫn còn tiếp tục. Lúc 12 giờ trưa, hạm trưởng tàu ngầm Cavalla của Mỹ bắt gặp tàu sân bay Shokaku đang chờ đón máy bay trở về, đã ra lệnh phóng một loạt ngư lôi trúng đích. Tàu bốc cháy và chìm lúc 3 giờ chiều.
Chú thích: Chiếc Shokaku và chiếc Zuikaku từng tham dự cuộc tiến công Hawaii, Coral Sea, Biển Cruz…
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top