[Funland] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 7) Mariana

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Chiếc kỳ hạm Taiho trúng ngư lôi lúc sáng, đến 4 giờ chiều bỗng phát nổ rồi chìm. Đô đốc Ozawa quyết ở lại, chết theo tàu nhưng viên hạm trưởng nói: “Chiến trận còn tiếp diễn, Ngài phải sống đến khi kết thúc trận đánh rồi hãy hay”. Ông ta mới chịu rời tàu, chuyển kỳ hạm qua tàu sân bay Zuikaku.

Tin thảm bại bay về Bộ tư lệnh Hạm đội Liên hợp lúc ấy đang thả neo tại cảng Yokosuka (Nhật Bản). Đô đốc Toyoda ra lệnh cho Ozawa lui binh, nhưng không còn kịp nữa. Đô đốc Mitscher, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 58 của Mỹ đã cho máy bay đuổi theo trong lúc trời sắp tối.
Họ đến đúng lúc hạm đội Nhật đang tiếp tế dầu, đánh bom trúng kỳ hạm Zuikaku, tàu sân bay nhẹ Chiyoda, 1 thiết giáp hạm và 1 tuần dương hạm, nhưng chỉ gây thiệt hại nhẹ. Riêng chiếc tàu sân bay Hiyo bị ngư lôi đánh chìm.
Trận hải chiến ở vùng biển Mananas với mấy lượt tiến công và bị tiến công, Hạm đội Cơ động Nhật mất 92% số máy bay, chìm 3 tàu sân bay và 50% số máy bay của đảo Guam bị phá hủy. Tổng cộng 475 máy bay và thủy phi cơ Nhật bị diệt. Phía Mỹ thiệt hại 130 máy bay với 2 tàu chở dầu.
Thất bại này giáng thêm cho hải quân Nhật một đòn chí tử, một lần nữa làm tiêu tan ảo vọng về “trận đánh quyết định”. Nó làm cho quân Nhật phòng thủ ở Saipan hết hy vọng được hải quân yểm trợ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Trở lại đảo Saipan
Sau ba ngày chiến đấu để giữ vững vị trí tại trung tâm Saipan và củng cố lại đội hình, Tướng Holland Smith mở đợt tấn công mới để giành thắng lợi cuối cùng.
Ngày 22-6, hai Sư đoàn thủy quân lục chiến tấn công lên phía bắc, còn Sư đoàn bộ binh 27 tiến về phía nam. Quân Nhật dựa vào núi rừng hiểm trở với nhiều hang động kín đáo để kháng cự quyết liệt. Bộ Tư lệnh của Tướng Saito cũng di chuyển từ hang này sang hang khác. Bộ binh Mỹ bị chặn lại ở một thung lũng vách cao, thẳng đúng, đầy rẫy hang động mà trung đoàn 136 Nhật chọn làm nơi tử thủ. Những trận ác chiến khốc hệt xảy ra ở nơi này, khiến cho mọi người gọi đây là “thung lũng tử thần”. Quân Mỹ hành quân chậm chạp nhưng cuối cùng cũng tiến đến gần đỉnh Tapotchau, cứ điểm cuối cùng của Nhật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
tản mát khắp nơi ở miền bắc đảo, nên các sĩ quan dưới quyền chỉ còn nắm được 1.200 quân và 3 xe tăng. Trước tình thế tuyệt vọng ấy, tướng Saito điện về Tokyo “Xin kính dâng Thiên Hoàng lời tạ tội sâu sắc vì chúng tôi không thể làm tốt hơn những gì mà chúng tôi đang làm. Trước khi xuất trận lần cuối cùng, toàn thể chúng tôi tâm hồn hướng về Hoàng cung và tung hô Vạn Tuế”.
Ngày 30 tháng 6, bộ binh Mỹ đã lên đến đỉnh núi Tapotchau.
Ngày 5 tháng 7, thủy quân lục chiến Mỹ tiến đến bờ bắc Saipan.
Ngày 6-7, trong một hang lớn ở gần một vùng được gọi là “Thung lũng Địa Ngục”, tướng Saito và Bộ tham mưu họp bàn. Bên cạnh ông có Thiếu tướng Igeta và Đô đốc Nagumo. Ông ta ra lệnh: “Ngày mai, tập trung tất cả những ai còn chiến đấu được xuống núi để tấn công bọn Mỹ, đánh đến người cuối cùng”.
Một sĩ quan tham mưu hỏi: “Trung tướng có tham gia với chúng tôi không?”
Đô đốc Nagumo trả lời thay:
– Chúng tôi sẽ hara kiri, chúng tôi quyết định chết lúc 10 giờ sáng nay, các anh cho phép chúng tôi đi trước”.
Thế là cả ba mổ bụng tự sát.
Chú thích: Hara kiri (tiếng Nhật) là tự sát bằng cách tự mổ bụng mình. Đó là cách bảo toàn danh dự của các võ sĩ đạo Nhật sau khi bị thua trận
 

6 Tháng Địa Ngục

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-820276
Ngày cấp bằng
5/10/22
Số km
137
Động cơ
2,555 Mã lực
Nhờ đó ông có ưu thế 2 chọi 1, và đây là cơ hội ngàn vàng để tiêu diệt các tàu sân bay của hạm đội Mỹ. Nhưng kế hoạch chỉ tốt khi người ta được thông tin đầy đủ về các dữ kiện. Người ta đã không cho ông ta biết rằng, các sân bay trên các đảo đều bị tấn công, số máy bay không còn là bao. Ngoài ra, máy bay Hellcat được trang bị cho tàu sân bay Mỹ bây giờ vượt xa các máy bay Zéro của Nhật mà người Nhật không ngờ.
Hơn nữa, phi công Mỹ năm 1944, không phải như thời 1941 khi Nhật đánh Trân Châu Cảng.
Chú thích: Ngày 4-6 1942, một máy bay Zéro của Nhật hạ cánh khẩn cấp trên đảo Arutan (quần đảo Aleutians cua Mỹ). Phi công chết tại chỗ nhưng máy bay gần như nguyên vẹn. Các kỹ sư hàng không Mỹ đã tháo gỡ, nghiên cứu và hoàn thiện một loại máy bay mới trên cơ sở chiếc Zéro của Nhật. Đó là chiếc F6-F Hellcat (con mèo địa ngục). Nó có khả năng “thăng thiên” và “chúi xuống” nhanh hơn chiếc Zéro, vũ khí mạnh hơn, phi công được bảo vệ phía trước, phía sau và bay xa hơn.
Nhật Bổn hoàn toàn không có ưu thế gì trước Mỹ, kinh tế thua tuyệt đối, quân sự mạnh mỗi giai đoạn đầu, quân sự thì mạnh mỗi hải quân, sau khi mất lứa phi công ưu tú thì phi công Nhật như những chú gà, chưa kể Zero A6M còn thua hoàn toàn P 51 Mustang.

Không bù cho anh cả Đức, 1 mình chọi cả chục nước từ Mỹ, Anh, Fap, LX, Hà Lan ... Thế mà có lúc Uboat bao vây đảo Anh đến nguy khốn, và đánh phá tuyến tiếp vận Đại Tây Dương rất hiệu quả, tàu nổi thì 1 mình Bismark vs cả hạm đội Anh. Không quân thì dù phế vật cuối war họ vẫn cho ra được phản lực Me 262, bomber Arado 234, lục quân thì khỏi bàn khi có Panther 4, Tiger 2 lùa M4 Serman như lùa vịt, máy cưa xương MG 42.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Bốn giờ sáng ngày 7-7-1944, hơn 3 nghìn người Nhật, cả binh lính và thường dân, với đủ loại vũ khí, từ súng trường, súng lục đến gươm và cả gậy tre vót nhọn xông đến bờ biển tiến công các hậu cứ quân Mỹ.
Họ tiến công vào vùng đóng quân của Sư đoàn 27 bộ binh, tiến công tới tấp vào trung đoàn 105. Hết đợt này đến đợt khác họ lăn xả vào phòng tuyến Mỹ. Quân Mỹ chết 605 người, phía Nhật bị giết gần hết, chỉ còn vài mươi người bị thương, ngất xỉu nên quân Mỹ đem về cứu sống.
Tại bệnh viện dã chiến trong hang động, khi quân Mỹ tiến đến, Đại uý bác sĩ trưởng ra lệnh cho một nữ y tá ra đầu hàng. Còn ông ta và mọi người trong đó dùng lựu đạn tự sát.
Vào lúc 16 giờ 15 ngày 9-7-1944, Đô đốc Tumer điện báo về Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ là Saipan hoàn toàn nằm trong tay người Mỹ.
Chiến trường Saipan của Mỹ phải trả giá quá cao: 14.111 người chết, mất tích hoặc bị thương nặng. Phía Nhật, toàn thể quân trú phòng (hơn 30.000) chết hoặc tự sát. Khoảng 100 người bị bắt, số còn lại rút lui vào các hang động. Có người sống sót mãi cho đến hơn 15 năm sau khi chiến tranh chấm dứt.
Trong số gần 30.000 dân Nhật sống trên đảo, có khoảng 22.000 người tự sát tập thể bằng cách đúng từ trên các mỏm núi cao nhảy xuống biển.
Chú thích: Bộ máy tuyên truyền của Tokyo đã làm cho dân Nhật tin rằng người Mỹ là bọn quỷ dữ, sẽ giết hết bất cứ người Nhật nào lọt vào tay chúng. Bởi thế, họ thà chết còn hơn để bị bắt. Hơn nữa, tự sát sau khi thất bại cũng là truyền thống võ sĩ đạo Nhật đã ăn sâu trong dân chúng. Đó cũng là cách bày tỏ lòng trung thành với Nhật Hoàng đến cùng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Sau khi chiếm xong Saipan, quân Mỹ đánh chiếm các đảo Guam và Tinian. Trong vòng chưa đầy hai tuần lễ giao chiến (từ 20 đến 31-7) cả hai đảo đã thuộc về Hoa Kỳ
Chiếm được quần đảo Marianas, Hoa Kỳ đã giành được một thắng lợi chiến lược hết sức quan trọng. Saipan chỉ cách Tokyo 2.300 km. Thủ đô cũng như nhiều vùng lãnh thổ phía nam Nhật Bản và các căn cứ Nhật ở Đài Loan, Philippines… đã nằm trong phạm vi oanh tạc của không lục Hoa Kỳ. Các sân bay ở Saipan, Tinain và Guam trở thành căn cứ của Tập đoàn không quân thứ 20 gồm toàn pháo đài bay hiện đại B-29 của Hoa Kỳ
Vài tháng sau ngày quân Mỹ chiếm Saipan, các pháo đài bay ấy sẽ bay đi ném bom nước Nhật.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Các chiến thắng giòn giã của Hoa Kỳ khiến cho Bộ tổng tham mưu quân lực Hoàng gia phải duyệt xét toàn bộ đường lối điều hành và khả năng sản xuất của guồng máy chiến tranh Nhật. Từ con số sản xuất 15.300 máy bay trong năm 1943, làm sao có thể sản xuất 45.000 máy bay trong năm 1944 mà riêng hải quân đã đòi hỏi cung ứng 26.000 chiếc.

Số lượng máy bay thực sự sản xuất được
của hai nước Nhật, Mỹ (đơn vị: chiếc)
194219431944
Nhật8.00015. 30028. 200
Mỹ47. 85986.00096. 370
Đó là chỉ riêng về máy bay mà thôi, còn thuốc men, quân trang, quân dụng ngày càng thiếu. Sản xuất không đủ, mà đến tận tay binh lính lại càng thiếu hơn vì tàu ngầm của Mỹ đánh chìm mọi tàu Nhật đi trên biển. Cuối cùng, số lượng tàu bè mà các cơ sở đóng tàu hạ thủy không thay thế được số bị chìm.

Chế độ “tuần lễ làm việc 7 ngày” được phát động. Trường học dồn lại, học sinh học ít giờ hơn. Số phụ nữ và trẻ em tham gia sản xuất nhiều hơn. Nhưng lương thực, thực phẩm, đồ dùng hàng ngày của nhân dân ngày càng khan hiếm. Báo chí hạn chế lại khổ báo và số trang. Mười ngàn điểm giải trí đóng cửa.
Sự thất bại của quân đội Nhật trên chiến trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân chúng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_2_23 (1).jpg

23-2-1944 – Máy bay Nhật bốc cháy trên phi trường Saipan trong cuộc không kích của Hải quân. Các máy bay có mặt bao gồm máy bay chiến đấu A6M "Zero" và máy bay ném bom G4M "Betty".
Mariana Islands 1944_5_29 (1).jpg

29-5-1944 – không ảnh Charan Kanoa, Saipan, cho thấy rạn san hô, đầm phá và đường băng
 

TQM 72

Xe hơi
Biển số
OF-680334
Ngày cấp bằng
30/6/19
Số km
115
Động cơ
110,928 Mã lực
Tuổi
51
Cám ơn cụ vì những bức ảnh quí này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_6_11 (1).jpg

11-6-1944 – USS Montpelier (CL-57) lên đường đến Saipan từ Marshalls để tham gia đánh chiếm Saipan. Nhìn từ USS Gambier Bay
Mariana Islands 1944_6_12 (1).jpg

12-6-1944 – đoàn tàu chiến của Lực lượng Đặc nhiệm 52 chuẩn bị khởi hành từ Roi đi đánh chiếm Saipan. Nhìn từ USS New Mexico, các tàu này (từ trái sang phải): USS McNair (DD-679); USS Montpelier (CL-57); USS Honolulu (CL-48); USS Tennessee (BB-43).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_6_12 (2).jpg

6-1944 – máy bay và pháo binh Mỹ dội bom đạn vào Căn cứ Nhật Bản Flores Point (gần càng Tanapag, đảo Saipan, Quần đảo Marianas). Ảnh: W. Eugene Smith
Mariana Islands 1944_6_12 (3).jpg

12-6-1944 – Tàu chở hàng Nitcho Maru của Nhật Bản bị lật và chìm, ngoài khơi Saipan sau khi bị máy bay từ tàu sân bay USS Enterprise (CV-6) do Trung úy Junior Grade S. S. McCrary lái không kích
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_6_13 (1).jpg

13-6-1944 – một máy bay chiến đấu F6F "Hellcat" đã sẵn sàng xuất kích trên tàu USS Lexington (CV-16) trong cuộc không kích Marianas của Lực lượng Đặc nhiệm 58. USS North Carolina và hai thiết giáp hạm khác thuộc TG 58.7 và CVL của TG 58.3 đang ở khoảng cách xa.
Mariana Islands 1944_6_14 (1).jpg

14-6-1944 – tàu chở hàng của Nhật bốc cháy khi bị máy bay từ tàu sân bay USS Lexington (CV-16) tấn công ngoài khơi Saipan, Quần đảo Mariana
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Ngày 15 tháng 6 năm 1944 là D-Day cuộc đổ bộ của lực lượng 35.000 binh sĩ Thuỷ quân lục chiến lên đảo Saipan
Mariana Islands 1944_6_15 (1).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (2).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
D-Day, 15 tháng 6 năm 1944, binh sĩ Mỹ đổ bộ đánh chiếm đảo Saipan, Quần đảo Mariana
Mariana Islands 1944_6_15 (4).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (5).jpeg
Mariana Islands 1944_6_15 (6).jpg
 

zomzomzom

Xe tải
Biển số
OF-60865
Ngày cấp bằng
4/4/10
Số km
324
Động cơ
440,136 Mã lực
Cháu kê dép hóng chuyện tiếp
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
D-Day, 15 tháng 6 năm 1944, binh sĩ Mỹ đổ bộ đánh chiếm đảo Saipan, Quần đảo Mariana
Mariana Islands 1944_6_15 (7).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (8).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_6_15 (10).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (11).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (12).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_6_15 (13).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (14).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (15).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,960
Động cơ
1,127,624 Mã lực
Mariana Islands 1944_6_15 (16).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (17).jpg
Mariana Islands 1944_6_15 (18).jpg
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,716
Động cơ
297,782 Mã lực
Đọc thớt em nhớ phim midway này. Hồi hộp, cc úp phone nghe tiếng máy bay với đạn pháo.


Ps. Cụ Ngao thấy cồng k ăn nhập nói em xoá cồng ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top