[TT Hữu ích] Chiến tranh Thái Bình Dương (phần 12) Mưa bom trên đất Nhật

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Lễ kí kết chính thức văn bản đầu hàng của Nhật được tổ chức vào sáng ngày 2-9-1945 trên thiết giáp hạm Missouri của Hoa Kỳ, thả neo tại vịnh Tokyo.
Đó là một sáng mùa thu đẹp với bầu trời trong xanh và mây trắng. Trên boong của chiến hạm lớn vào hạng nhất thế giới lúc bấy giờ, người ta đặt một chiếc bàn dài phủ dạ xanh và hai chiếc ghế đối diện nhau ở hai bên bàn. Ngoài ra, không còn một vật trang trí nào khác. Các văn kiện của buổi lễ được đặt sẵn trên mặt bàn. Văn kiện đầu hàng ghi rõ: Toàn bộ các lực lượng vũ trang thuộc quyền kiểm soát của Nhật chấp nhận nhanh chóng chấm dứt chiến sự và thực hiện mọi yêu cầu hoặc chỉ thị của Đồng Minh. Chính phủ Nhật hiện thời và những kẻ kế tục nó sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các điều kiện của bản Tuyên cáo Potsdam. Chính phủ và Bộ Tổng tham mưu ra lệnh nhanh chóng giải phóng tất cả các quân nhân và nhân viên dân sự của các nước Đồng Minh bị bắt trong thời gian chiến tranh. Việc cai trị đất nước của Hoàng đế và chính phủ Nhật phải phục tùng Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng Minh.
Toàn thể sĩ quan và thuỷ binh của chiến hạm trong lễ phục trắng đứng xếp hàng nghiêm chỉnh, cùng các phóng viên báo chí đi lại tự do được chứng kiến buổi lễ. Đại diện của các nước Đồng Minh đứng cạnh nhau ở bên này chiếc bàn. Đối diện với họ phía bên kia bàn là đoàn đại biểu Nhật gồm 11 thành viên do Ngoại trưởng mới Shigemitsu và Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Umezu dẫn đầu.
Đúng 9 giờ 04 phút (giờ Tokyo), buổi lễ bắt đầu bằng diễn văn khai mạc của Tướng Mac Arthur. Ông bày tỏ hi vọng rằng “từ sự kiện trang nghiêm này, một thế giới tốt đẹp hơn sẽ xuất hiện từ một quá khứ đầy máu lửa và những cảnh chém giết, một thế giới dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, một thế giới dành cho phẩm giá con người và đáp ứng khát vọng cao cả nhất của con người về tự do, lòng vị tha và công lí”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Đọc xong, chỉ vào chiếc ghế đối diện với mình ở bên kia bàn, ông ra hiệu mời đại diện Nhật đến kí văn bản. Mặc lễ phục đen với chiếc mũ lụa cao cũng màu đen, chống gậy đi bước thấp bước cao do phải dùng chân giả thay cho chân trái đã bị cụt, sau một vụ mưu sát ở Thượng Hải, Ngoại trưởng Shigemitsu ngồi xuống ghế. Lúng túng vì mũ, gậy và găng tay, dường như ông ta vẫn chưa hiểu là mình phải kí vào đâu. Hình ảnh thảm hại của Shigemitsu như phản chiếu hình ảnh đất nước do ông đại diện lúc bấy giờ. Một Đô đốc Mỹ lầm bầm: “Kí đi, đồ quỷ!”. Nhưng tướng Mac Arthur quay sang nói nhỏ với tổng Tham mưu trưởng của mình là tướng Sutherland: “Hãy chỉ cho ông ta chỗ phải kí!”. Shigemitsu kí tên mình dưới các hàng chữ “Thay mặt Hoàng đế và chính phủ Nhật Bản. Bộ trưởng Ngoại giao”. Tiếp đó đến lượt tướng Umezu. Trong bộ quân phục chỉnh tề với đủ quân hàm, huân chương, ông ta che giấu cảm xúc bằng những động tác dứt khoát của một quân nhân và kí tên “Thay mặt Bộ Tổng tham mưu quân đội Hoàng gia Nhật”.

Những kẻ bại trận đã làm xong phận sự, văn bản chuyển qua những người thắng trận. Nhân danh tất cả các nước Đồng Minh tham gia chiến tranh thống Nhật, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng Minh, Đại tướng Douglas Mac Arthur kí đầu tiên. Tiếp đó, đại diện từng nước Đồng Minh kí tên vào văn bản: Đô đốc Fraser (Anh), Trung tướng KN. Derevyanko đại diện Liên bang Xô Viết, tướng Thomas Blamey (Úc), Đại tá L. Moore-Gosgrove (Canada), tướng Jacques Leclerc (Pháp), Đô đốc C E. L Helfric (Hà Lan) và phó nguyên soái không quân L. M. Isitt đại diện New Zealand.
Tướng Mac Arthur đọc lời bế mạc và buổi lễ kết thúc trong tiếng gầm của 400 n máy bay chiến đấu bay kín bầu trời trên thiết giáp hạm Missoun.
****
Thế là cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, màn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã kết thúc và để lại cho toàn nhân loại cũng như cho riêng Nhật Bản những bài học không thể nào quên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực

Ngày 10-7-1945, USS Indianapolis (CA-35) ngoài khơi đảo Maresau khi đại tu. Sau đó chở hai quả bom nguyên tử để Tinian, Quần đảo Marianas

USS Indianapolis (1).jpg

26-7-1945 – Tuần dương hạm USS Indianapolis (CA-35) chở hai quả bom nguyên tử đến Tinian, quần đảo Mariana. Ba ngày sau, hôm 30-7-1945, USS Indianapolis bị tàu ngầm Nhật Bản đánh chìm gần Guam, khiến 879 người thiệt mạng
USS Indianapolis (2).jpg

26-7-1945 – Tuần dương hạm USS Indianapolis (CA-35) chở hai quả bom nguyên tử đến Tinian, quần đảo Mariana. Ba ngày sau, hôm 30-7-1945, USS Indianapolis bị tàu ngầm Nhật Bản đánh chìm gần Guam, khiến 879 người thiệt mạng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Vì sứ mệnh đặc biệt, và hạn chế sử dụng vô tuyến điện, việc di chuyển của Tuần dương hạm USS Indianapolis (CA-35) chỉ có một số rất ít chỉ huy Hải quân biết, nên không ai biết được chiếc tàu này bị nạn
USS Indianapolis (2_6).jpg

Hải trình dự định của Indianapolis từ Guam đến Philippines
USS Indianapolis (2_7).jpg

8-1945 – Thuyền truởng McVay của USS Indíanapolis kể về vụ tàu này bị Nhật Bản đánh chìm hôm 30-7-1945 ở Guam
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
8-8-1945 - Tàu bệnh viện Tranquillity tới Guam mang theo 316 người sống sót của USS Indianapolis (CA-35) bị trúng thuỷ lôi Nhặt ngày 30-7-1945 khiến 879 người thiệt mạng
USS Indianapolis (4).jpg
USS Indianapolis (5).jpg
USS Indianapolis (6).jpg
USS Indianapolis (7).jpg
USS Indianapolis (8).jpg
 

hongsonphan82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
823
Động cơ
335,729 Mã lực
Việc của người ta, kệ người ta đi cụ. Còn hơn kiểu ăn cháo đá bát nhiều!
Kệ sao mà kệ! ? Cụ không thấy mâu thuẩn à?
Nhật bị ném bom cụ bảo là do chính quyền Nhật phat xit gây chiến.
Nhân dân Nhật hiện tôn thờ tôn vinh kẻ gây ra nổi đau cho nhân dân Nhật( vì gây chiến nên bị Mỹ bỏ bom nát bét). Vậy là sao bọn phát xit có ơn với nhân dân Nhật hay sao mà bảo là ăn cháo đá bát??
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
8-1945 – “Lìtlle Boy" nằm dưới hầm, chờ đưa lên khoang bom B-29 Superíortress "Enola Gay". “Little Boy” dài 3 m, nặng 4.000 kg nhưng chì chứa 64 kg Uranium để tạo phản ứng hạt nhân và gây nổ
Hiroshima (12).jpg
Hiroshima (13).jpg
Hiroshima (15).jpg
Hiroshima (16).jpg
Hiroshima (17).jpg
Hiroshima (18).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (18a).jpg

8-1945 – "Little Boy” được treo trên giá thử tại căn cứ không quân Tinian, quần đảo Mariana
Hiroshima (18b).jpg

Chiều 4-8-1945 - Nhà địa vật lý Francis Birch (bên trái), thành viên dự án Manhattan phát triển bom nguyên tử của Mỹ, đánh dấu L-11 vào quả bom Little Boy. Đứng cạnh ông là Norman Ramsey, người sau này giành giải Nobel Vật lý
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (7).jpg

Bản sao quả bom nguyên từ "Little Boy” dài 3 m, đường kinh 71 cm nặng 4.000 kg, sức nổ tương đương 13-16 kiloton TNT, được ném xuống Hiroshima ngày 6-8-1945
 

Vitnhata

Xe máy
Biển số
OF-704128
Ngày cấp bằng
15/10/19
Số km
71
Động cơ
593,631 Mã lực
Có bộ phim nào ghi chân thực giai đoạn
này ko các cụ!

Được gửi từ iPhone - Otofun
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Chiều 5-8-1945 - nạp "Little Boy" vào khoang bom B-29 Superfortress "Enola Gay" tại phi trường North Field, đảo Tinian, Quần đảo Mariana
Hiroshima (15).jpg
Hiroshima (16).jpg
Hiroshima (17).jpg
Hiroshima (18).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (19).jpg
Hiroshima (20).jpg
Hiroshima (21).jpg
Hiroshima (22).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (24).jpg

Chiều 4-8-1945 - B-29 Superfortress “Enola Gay“ lùi tới miệng hầm chứa bom tại Căn cứ không quân North Field của Tinian, Quần đảo Bắc Mariana
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (41_1).jpg

5-8-1945 - Đại uý William Sterling Parsons (đứng, trái) và Đại tá Paul Tibbets, Jr. phổ biến với phi hành đoàn B-29 Superfortress "Enola Gay" trước chuyến bay nêm bom nguyên từ xuống Hiroshima
Hiroshima (41_4).jpg

Sáng sớm 6-8-1945 – Phi hành đoàn ném bom nguyên tử Hiroshima nhận chỉ thị phút cuối từ Đại tá Tibbets (giữa) trước khi cất cánh. Thomas Ferebee (người thả bom) ở phía sau Tibbets. Ảnh: John van Hasselt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (41_6).jpg

Sáng sớm 6-8-1945 – Phi hành đoàn B-29 Enola Gay trước khi cất cánh ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Hàng đứng: Trung tá John Porter, sĩ quan bảo trì mặt đất; Thiếu tá Theodore J (Hà Lan) Van Kirk, hoa tiêu; Thiếu tá Thomas W Ferebee, người thả bom; Đại tá Paul W Tibbets, Chỉ huy và phi công của Không đoàn 509; Đại úy Robert A Lewis, phi công phụ; và Thiếu uý Jacob Beser, sĩ quan radar.
Hàng trước, từ trái: Trung sĩ Joseph S Stiborik, người điều khiển radar; Thượng sĩ George R. Caron, xạ thủ đuôi; Binh nhất Richard H. Nelson, điều hành radio; Thượng sĩ Robert H. Shumard, trợ lý kỹ sư; và Thượng sĩ Wyatt E Duzenbury, kỹ sư máy bay

Hiroshima (42_5).jpg

Trước đó, chiếc máy bay có cái tên đơn giản là "Số 82", nhưng Tibbets đã viết tên mẹ ra một tờ giấy và đưa cho người sơn viết tên bà lên máy bay tại căn cứ không quân ở Tinian.
Các thành viên phi hành đoàn thất vọng khi họ nhìn thấy chữ Enola Gay trên thân máy bay vì họ tưởng Tibbets nghĩ ra được cái tên nào "kêu" hơn. Tibbets đặt tên máy bay theo tên mẹ để cảm ơn bà vì đã ủng hộ con trai gia nhập quân đội năm 1937. Lúc đó, bố anh chỉ nói lạnh lùng: "Nếu con muốn tự tử thì cứ đi. Bố không quan tâm".
Chiếc máy bay Enola Gay lấp loáng ánh đèn pha rọi vào để người ta quay phim quá trình cất cánh. Tibbets ngả người ra ngoài buồng lái và vẫy tay trước các máy quay phim. Lúc 1 giờ 45 phút, Enola Gay cất cánh và lẫn vào màn đêm. Chuyến bay tới Nhật Bản mất 6 giờ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (35).jpg

8-1945 – Đại tá Hazen J Payette (trái), Sĩ quan tình báo, chỉ dẫn cho Thiếu tá Thomas W Ferebee, Đại tá Paul W Tibbets và Đại úy Theodore Van Kirk trước phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Hiroshima (45).jpg

Chân dung Đại tá Paul W Tibbets
Hiroshima (53).jpg

Đến 14 giờ 58 phút ngày 6-8-1945, chiếc B-29 Superfortress “Enola Gay” đáp xuống đường băng phi trường Tinian sau phi vụ ném bom lịch sử của nó ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản, nơi nó thả quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Max Desfor
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (55).jpg

6-8-1945 – B-29 "Enola Gay" vào bãi đỗ phi trường Tinian, quằn đào Mariana sau khi hạ cánh
Hiroshima (53).jpg
Hiroshima (63).jpg

Hiroshima (66).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Hiroshima (72).jpg

6-8-1945 – ngay sau khi hạ cánh, Tướng Carl A. Spaatz (trái), Tư lệnh không quân Chiến lược chào Đại tá Paul W Tibbets sau khi trao tặng ông Huân chương Quân công tại phi trường Bắc Tinian, Quần đảo Mariana. Đại tá Tibbets là phi công của chiếc B-28 “Enola Gay“ đã ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Đằng sau là Tướng Davies, Tư lệnh Phi đoàn thứ 313
Hiroshima (73).jpg
Hiroshima (74).jpg
Hiroshima (75).jpg

6-8-1945 – Tướng Carl Spaatz (giữa), Tư lệnh không quân Chiến lược và Tướng Davies, Tư lệnh Phi đoàn thứ 313 hồi hộp chờ đợi phi hành đoàn “Enola Gay“ trở về căn cứ không quân Bắc Tinian, Quần đảo Mariana
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Do bảo mật, đến 13 giờ, tin tức về vụ ném bom mới tới căn cứ không quân North Tinian và người Mỹ bắt đầu ăn mừng. Mọi người uống bia trong lúc chờ máy bay của Tibbets trở về.
Lúc 14 giờ 58 phút, chiếc Enola Gay chuẩn bị hạ cánh sau hơn 12 tiếng thực hiện vụ ném bom. Tibbets ra khỏi máy bay đầu tiên. Chờ anh là một đám đông 100 người, trong đó có Tướng Carl Spaatz, Chỉ huy Lực lượng Không quân chiến lược Mỹ ở Thái Bình Dương, người đã gắn lên ngực áo anh một chiếc Huân chương Quân công.
Lúc 16 giờ 20 phút, thành viên phi hành đoàn trên Enola Gay được đưa tới bệnh viện tại căn cứ không quân để kiểm tra phóng xạ và xem mắt họ có bị tổn thương do vụ nổ không. Tất cả đều bình thường.
Đến 22 giờ, bữa tiệc trên đảo Tinian vẫn tiếp tục.
William S. Parsons, kỹ sư mồi bom nguyên tử trên Enola Gay ký văn bản chính thức xác nhận đã thả bom "Little Boy".
***


Khi Tổng thống Harry Truman đang về Mỹ trên tàu Tuần dương hạm USS Augusta sau hội nghị Potsdam, ông nhận được tin Hiroshima đã bị ném bom và kết quả vụ ném bom thành công mọi khía cạnh. Ông nói to: "Đây là điều vĩ đại nhất trong lịch sử" trong tiếng vỗ tay, hò reo, đập bàn của mọi người. Chưa đầy một tháng sau, ngày 2/9, tướng Douglas MacArthur chấp nhận quân Nhật đầu hàng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top