[TT Hữu ích] Chiến tranh lạnh (1945-1991)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Trận pháo kích ngày hôm đó kéo dài liền hơn hai tiếng đồng hồ với gần 470.000 quả đạn pháo. Một trận pháo kích mà Quốc Dân Đảng nhận xét "chưa từng có" Quân Trung Quốc thu được thắng lợi lớn, làm chết và bị thương hàng mấy trăm sĩ quan và binh lính Quốc dân Đảng, bắn bị thương tầu đổ bộ hạng nặng cải trang thành tầu vận tải "Đài Sinh", sáu trận địa pháo binh và mạng lưới thông tin hữu tuyến của đối phương bị hủy diệt.
Lực lượng pháo binh Đài Loan tuy bị pháo Giải phóng quân Trung Quốc đè bẹp, nhưng Trung Quốc chưa thể đổ quân lên đảo

Chiều ngày 24 tháng 8 năm 1958, 17 chiến hạm Quốc dân Đảng neo đậu trong vụng Liêu La Loan, được sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh Quốc dân Đảng ở Kim Môn, hùng hổ tiến về Kim Môn. Có tàu chở quân tăng viện, có tàu vận chuyển vật tư, có tầu đến để sửa chữa tàu vận tải "Đài Sinh”.
Giải phóng quân Trung Quốc tổ chức 36 tiểu đoàn pháo binh, 6 đại đội pháo binh bờ biển, 1 đại đội tàu cao tốc, 2 trung đội tầu hộ tống, phối hợp công kích quy mô lớn lần thứ hai vào quân Quốc dân Đảng ở Kim Môn.

17 giờ 40 phút, các tầu chiến trong Liêu La Loan buộc phải tháo chạy. 6 tầu phóng lôi thuộc thê đội 1 quân Trung Quốc đã phục kích sẵn, dưới sự chỉ huy của Tham mưu trưởng Trương Dật Dân lập tức xuất kích. Khi đội tầu hành tiến trên mặt biển gần đảo Động Đĩnh ở phía nam Kim Môn thì bị pháo hỏa Quốc dân Đảng trên đảo bắn chặn. Pháo binh bờ biển của quân Trung Quốc đóng ở Trấn Hải lập tức phản kích, loạt đoạn đầu tiên đã bắn trúng mục tiêu, ba loạt đạn tiếp sau đã buộc các pháo lớn của Quốc dân Đảng phải câm miệng. Đội tầu Trung Quốc nhanh chóng tiến vào vùng biển Kim Môn, phát hiện thấy tầu vận tải hạng nặng "Trung Hải" và "Đài Sinh", tầu vận tải hạng trung "Mỹ Lạc" và mấy chiếc tầu cảnh giới loại nhỏ của quân Quốc dân Đảng.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
517
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
57
Vụ này liên xô có nhúng tay nhiều như vụ triều tiên không hả cụ ngao ? Mức độ nhúng tay của liên xô đến.mức nào hả cụ ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
10-1958 – Trung Quốc pháo kích đảo Kim Môn (Đài Loan). Ảnh: John Dominis















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
10-1958 – đạn pháo Trung Quốc rơi trúng bệnh viện trên đảo Kim Môn (Đái Loan). Ảnh: John Dominis



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực

8-1958 – xe lội nước của Quàn đội Trung Hoa Dân Quốc chở hàng ra đảo Kim Môn (Đài Loan). Ảnh: John Dominis





8-1958 – Trung Quốc pháo kích trúng xe lội nước của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc chở hàng cho đảo Kim Môn (Đài Loan). Ảnh: John Dominis



10-1958 – hàng và vũ khí được thà dù tiếp tế cho đảo Kim Môn (Đài Loan). Ảnh: John Dominis


8-1958 – thuỷ phi cơ Mỹ chở hàng tiếp tế cho đảo Kim Môn (Đài Loan). Ảnh: John Dominis
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực

8-1958 – Khu trục hạm Mỹ Gregory tới eo biển Đài Loan bảo vệ đảo Kim Môn. Ảnh: John Dominis


8-1958 – Khu trục hạm Mỹ Gregory tới eo biển Đài Loan bảo vệ đảo Kim Môn. Ảnh: John Dominis



10-1958 – binh sĩ Mỹ tới bảo vệ đảo Kim Môn (Đài Loan) trong thời gian Trung Quốc pháo kích. Ảnh: John Dominis



10-1958 – binh sĩ Mỹ tới bảo vệ đảo Kim Môn (Đài Loan) trong thời gian Trung Quốc pháo kích. Ảnh: John Dominis



10-1958 – binh sĩ Mỹ tới bảo vệ đảo Kim Môn (Đài Loan) trong thời gian Trung Quốc pháo kích. Ảnh: John Dominis



8-1958 – binh sĩ Trung Hoa Dãn Quốc từ Đại Loan tiến ra đảo Kim Môn chống cự Giải phóng quân Trung Quốc. Ảnh: John Dominis


8-1958 – Wilbur Brucker, Chuẩn đõ đốc Roland Smoot; Shu Ming Wang (Tư lệnh Quân đội Đài Loan) trong thời gian chống lại Trung Quốc pháo kích đảo Kim Môn. Ảnh: John Dominis
 

dxpac

Xe tăng
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
1,009
Động cơ
528,100 Mã lực
Với tình hình như hiện nay thì ngày "quang phục đại lục" như mong ước của ông Tưởng Giới Thạch còn xa lắm.
 

TranDzung

Xe buýt
Biển số
OF-139950
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
612
Động cơ
371,608 Mã lực
Nơi ở
HA DONG St.
quá hay và sâu sắc
những hình ảnh tư liệu thật quý báu cho thế hệ sau chúng em được tìm hiểu về lịch sử
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Giám đốc CIA Allen Dulles đã báo cáo cho Eisenhower biết về tình hình Quân Giải phóng Trung Quốc đã pháo kích hai đảo của Quốc dân Đảng. Theo báo cáo của nhà cầm quyền Đài Loan, tổn thất thực tế do pháo kích tuy nhẹ nhưng thương vong khá nhiều. Theo Tưởng Giới Thạch dự đoán: "Trung Cộng sẽ phong tỏa hai đảo này, có ý đồ làm cho quân phòng thủ bị đói", ông ta yêu cầu Mỹ nhanh chóng giúp đỡ phòng thủ Kim Môn.

Eisenhower tiếp đó lại nhận được tin Quân Giải phóng đã điều chỉnh bố phòng, tăng cường phong tỏa Kim Môn cả ba mặt, trên mặt đất trên biển và trên không, tình cảnh quân phòng thủ Quốc dân Đảng đang gặp nhiều khó khăn.

Eisenhower biết, không quân Quân Giải phóng trong không chiến đã đánh bại quân Tưởng, giành được hoàn toàn quyền kiểm soát không phận Phúc Kiến; hải quân Quân Giải phóng đã cơ bản khống chế được quyền kiểm soát mặt biển duyên hải Phúc Kiến; rất nhiều pháo binh và xe tăng được điều tới Phúc Kiến, đường đất Ưng Hạ đã khai thông, mặt trận Phúc Kiến kể cả vùng Sán Đầu đã xây dựng nhiều căn cứ tác chiến không quân. Tất cả những dấu hiệu ấy cho biết, hành động pháo kích Kim Môn quy mô lớn lần này của Trung Quốc, quyết không phải chỉ là muốn giải phóng Kim Môn, Mã Tổ, mà là khúc dạo đầu “cuộc vượt biển giải phóng Đài Loan”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Eisenhower dự đoán nếu để mất Kim Môn, Mã Tổ, sẽ có thể "dẫn đến mất Đài Loan”, và sẽ đe doạ Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Việt Nam (chỉ miền Nam Việt Nam khi ấy), thậm chí cả an ninh sau này của Okinawa... do đó sẽ khiến lợi ích căn bản của Mỹ bị thiệt hại “nặng nề”.
Ngày 29-8-1958, Eisenhower ra lệnh điều động hai tàu sân bay của Hạm đội 6 vượt kênh đào Suez, tăng cường cho Hạm đội 7 ở eo biển Đài Loan. Eisenhower tuyên bố, nếu Trung Quốc thật sự có ý đồ "xâm chiếm" Kim Môn, Mã Tổ, ông ta sẽ tính tới chuyện phê chuẩn "sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật đối với các sân bay của Trung Cộng”.
Cho tới ngày 2-9-1958, Quân Giải phóng Trung Quốc đã bắn chìm bắn bị thương hai chiến hạm, bắn bị thương bốn máy bay vận tải, tiêu diệt 2 đại đội pháo binh, phá hủy hơn 10 khẩu pháo các loại, bắn chết và làm bị thương hàng trăm lính Quốc dân Đảng. Việc vận chuyển tiếp tế bằng đường biển cho hai đảo Kim Môn, Mã Tổ về cơ bản đã bị Quân Giải phóng phong tỏa chặt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngày 4-9-1958, Eisenhower họp bàn với anh em John Foster Dulles và Allen Dulles bước tiếp làm như thế nào.
Trích ngang: Allen Dulles và John Foster Dulles là hai anh em ruột. Allen Dulles (anh) là Giám đốc CIA, còn John Foster Dulles (em) là Bộ trưởng Ngoại giao
John Foster Dulles (em) là người thích chơi hàng nóng và là người từng đề xuất sử dụng bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Vì Anh và Pháp kịch liệt phản đối nên kế hoạch này bị bỏ dở.

John Foster Dulles ra sức ủng hộ việc sử dụng bom nguyên tử chiến thuật. Eisenhower do dự. Theo biên bản về cuộc họp bàn này của Dulles, khi đó ông ta nói với Tổng thống: "Tôi cho rằng, khi chúng ta quyết định để những vũ khí này vào trong kho vũ khí của chúng ta, có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận việc sử dụng những vũ khí này là một cuộc phiêu lưu về chính trị và tâm lý".
Một quan chức cao cấp Nhà Trắng nhận xét:
"John Foster Dulles đã chú ý nhiều tới vấn đề vũ khí nguyên tử, nhắc nhở rằng, chúng ta đã để nền quốc phòng chúng ta phù hợp với việc sử dụng những vũ khí này trong bất cứ quy mô xung đột nào. Ông ta nói, khi tình hình nguy cấp, nếu chúng ta không sử dụng chúng vì sự phản đối của dư luận quốc tế, thì chúng ta phải sửa đổi việc bố trí Quốc phòng".
Eisenhower nói rằng, nếu Mỹ dùng vũ khí nguyên tử tấn công sân bay của Trung Cộng, “Trung Cộng rất có thể sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử tấn công Đài Loan để trả đũa". Trong tình hình này, ông ta không sẵn sàng phê chuẩn việc sử dụng bom nguyên tử.


3-1955 – John Foster Dulles tới Sài gòn gặp Thủ tướng Ngô Đình Diệm

 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Thái độ của Mao
Khi thấy Mỹ đưa tàu chiến và quân đội trực tiếp bảo vệ đảo Kim Môn, Mao Trạch Đông hiểu rằng việc đánh chiếm đảo ắt phải đụng đến người Mỹ và Mỹ sẵn sàng chơi bom nguyên tử, điều Trung Quốc không muốn. Mao hạ giọng
Ngày 4-9-1958, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về đường lãnh hải, tuyên bố đường lãnh hải Trung quốc là 12 hải lý đồng thời tuyên bố với toàn thế giới quyết tâm bảo vệ lãnh hải nước mình không để bị xâm phạm. Tầm bắn có hiệu quả của pháo bờ biển hải quân Trung Quốc khi ấy là trên 12 hải lý.
Cùng lúc với tuyên bố về đường lãnh hải, Mao Trạch Đông ra lệnh cho mặt trận Phúc Kiến ngừng pháo kích 3 ngày, để xem thái độ các phía.
Ngày 7-9-1958, hết thời hạn ngừng pháo kích. Mặt biển Kim Môn yên tĩnh khác thường. Lúc gần trưa, trạm quan sát mặt biển báo cáo:
Trên biển xuất hiện một hạm đội khổng lồ gồm 14 hạm tàu, đang tiến về vùng biển Kim Môn. Báo cáo tiếp càng rõ ràng hơn: Đây là một hạm đội biên chế hỗn hợp Mỹ-Đài Loan, trong đó gồm 2 tuần dương hạm, 5 khu trục hạm của Mỹ, còn lại 2 tầu vận tải, 5 tầu tác chiến hải quân Quốc dân Đảng.
Mao Trạch Đông ra lệnh bắn, nhưng vẫn giữ vững chủ trương chỉ đánh Tưởng không đánh Mỹ.
Ngày 8-9-1958, Mỹ lại điều động 1 tuần dương hạm và 4 khu trục hạm hộ tống cho tầu đổ bộ của quân Quốc dân Đảng, tiến về phía Kim Môn. Tầu Mỹ văn dừng lại ở ngoài khơi Kim Môn, để tầu đổ bộ Quốc dân Đảng dỡ hàng lên bờ.
12 giờ 43 phút hôm đó, trận địa pháo Quân Giải phóng gồm 43 tiểu đoàn pháo mặt đất và 6 đại đội pháo binh tiến hành pháo kích quy mô lớn lần thứ ba, bắn liên tục dồn dập 21.700 phát đạn pháo vào các mục tiêu quân sự trên đảo Kim Môn và tầu đổ bộ đang tiến vào vùng Liêu La Loan. Tầu đổ bộ "Mỹ Lạc" của Quốc dân Đảng bị bắn trúng ngay và bốc cháy, đạn dược chở trên tầu phát nổ và tầu đắm. Tầu "Mỹ Trân” cũng trúng đạn tháo chạy ra ngoài khơi, hai tầu đổ bộ khác cũng trúng đạn bỏ chạy.
Ngày 11-9-1958, 4 tầu chiến Mỹ lại hộ tống 4 tầu vận tải, 7 tầu tác chiến tiến về phía Kim Môn. Khi ấy, Mao Trạch Đông đã rời Bắc Kinh đi thị sát các tỉnh miền Nam. Chu Ân Lai ở Bắc Kinh chỉ huy trận tấn công lần hộ tống này. Pháo binh Quân Giải phóng lại pháo kích tầu vận tải Quốc dân Đảng đang tiến vào vùng Liêu La Loan và đảo Kim Môn. Những tầu vận tải bị tấn công lập tức chạy ra ngoài khơi, chỉ có một tầu bị thương. Thái độ của chiến hạm Mỹ vẫn như cũ, Quân Giải phóng pháo kích thì lập tức lùi ra biển ngay, và chẳng bắn phát nào. Mao Trạch Đông ra lệnh chỉ đánh tầu Tưởng, không đánh tầu Mỹ, lại còn quy định nếu tầu Mỹ bắn vào Quân Giải phóng cũng không được trả đũa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngày 6-10-1958, Mao Trạch Đông chỉ thị cho Bộ Quốc phòng phát đi một bản thông cáo:
“Thưa đồng bào quân dân Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ.
Chúng ta đều là người Trung Quốc. Ba mươi sáu chước thì hòa là thượng sách. Trận chiến Kim Môn mang tính chất trừng phạt. Những người lãnh đạo các bạn trước đây trong thời gian dài đã ngông cuồng quá đáng, ra lệnh cho máy bay quấy nhiễu đại lục, sâu vào tận các tỉnh Vân Nam, Qúy Châu, Tứ Xuyên, Tây Khang, Thanh Hái, rải truyền đơn, thả đặc vụ, ném bom Phúc Châu, quấy rối Giang Triết. Nín nhịn sư, ai có thể nín nhịn mãi được. Vì thế đã phải pháo kích để các bạn chú ý. Đài, Bành, Kim, Mã là lãnh thổ Trung Quốc, điều này chắc các bạn đã thừa nhận, và cũng để thông báo cho những người lãnh đạo các bạn biết, nó thật sự không phải là lãnh thổ nước Mỹ. Đài, Bành, Kim, Mã là một phần của Trung Quốc, không phải là một nước. Trến thế giới chỉ có một nước Trung Quốc, không có hai nước Trung Quốc. Điều này chác các bạn cũng đã đồng ý, và cũng để thông báo cho những người lãnh đạo các bạn biết. Người lãnh đạo các bạn ký kết hiệp định quân sự với người Mỹ, là phiến diện, chúng tôi không thừa nhận, phải xóa bỏ. Người Mỹ dứt khoát tới lúc nào đó sẽ bỏ rơi các bạn. Các bạn không tin sao? Lịch sử sẽ chứng minh. Bài nói chuyện ngày 30 tháng 9 của Dulles đã lộ rõ ý đồ. Ở vào địa vị các bạn, làm sao lại không đau lòng. Nói cho cùng, đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta.

Mười ba bạn quân dân Kim Môn không được cung cấp đầy đủ, đói khát khốn khổ, đâu phải là kế sách lâu dài. Vì nhân đạo, tôi đã ra lệnh cho Mặt trận Phúc Kiến, từ ngày 6 tháng 10, tạm thời ngừng pháo kích trong bẩy ngày, các bạn có thể vận chuyển đầy đủ, tự do tiếp tế hàng hóa nhưng với điều kiện không có người Mỹ hộ tống. Nếu như có hộ tống thì không nằm trong trường hợp này. Chiến tranh giữa các bạn và chúng tôi, ba mươi năm rồi vẫn chưa chấm dứt, việc đó thật không hay. Đề nghị tiến hành đàm phán, tìm cách giải quyết hòa bình, điều này, Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói với các bạn từ mấy năm trước. Đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc chỉ liên quan với hai phía các bạn và chúng tôi. Không phải vấn đề liên quan tới hai nước Trung Quốc và Mỹ. Nước Mỹ xâm chiếm Đài Loan và eo biển Đài Loan, đây là vấn đề liên quan tới hai phía Trung Quốc và Mỹ, phải do hai nước đàm phán giải quyết và hiện đang được tiến hành ở Vácsava. Người Mỹ cuối cùng vẫn cứ phải ra đi, không đi không được. Ra đi sớm thì có lợi cho Mỹ, vì Mỹ giành được chủ động. Ra đi muộn thì sẽ bất lợi, vì Mỹ luôn phải bị động. Một nước ở Tây Thái Bình Dương, vì sao chạy tới Đông Thái Bình Dương? Tây Thái Binh Dương là của người Tây Thái Bình Dương. Cũng như Đông Thái Bình Dương là của người Đông Thái Bình Dương vậy. Đây là lẽ thông thường mà người Mỹ phải hiểu. Giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Mỹ đâu có chiến tranh, không có cái gọi là ngừng bắn. Không có chiến tranh mà nói ngừng bắn, há chẳng phải nực cười sao. Hỡi các bạn Đài Loan, giữa chúng ta có chiến tranh, phải dừng lại và dập tắt. Chuyện này cần phải đàm phán. Dĩ nhiên, đánh tiếp ba mươi năm cũng chẳng phải chuyện to tát ghê gớm gì nhưng xét cho cùng, sớm hòa bình giải quyết là thỏa đáng hơn cả. Nên như thế nào, đề nghị các bạn xem xét quyết định”.


Đúng là "giết không được thì tha làm phúc"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Ngày 25-10-1958, Mao Trạch Đông trong "thư thông báo một lần nữa với đồng bào Đài Loan, của Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" đã nêu rõ phương thức chiến tranh kỳ lạ này:
"Tôi đã ra lệnh cho mặt trận Phúc Kiến, vào ngày chẵn không pháo kích sân bay Kim Môn, bến tầu , bãi biển và thuyền bè trong vụng Liệu La Loan để cho quân dân ở Đại Kim Môn, Tiểu Kim Môn, và các đảo lớn nhỏ ở Đại Đảm, Nhị Đảm đều được cung cấp đầy đủ, lương thực, rau xanh, dầu ăn, nhiên liệu và trang thiết bị quân sự, để đồng bào cố thủ lâu dài. Nếu như không đủ, chỉ cần đồng bào yêu cầu chúng tôi sẽ cung cấp. Biến thù thành bạn, như thế là thức thời. Vào ngày lẻ, tầu thuyền, máy bay không nên đến. Ngày lẻ chúng tôi cũng không dứt khoát pháo kích, nhưng đồng bào đừng nên tới, để tránh tổn thất có thể xảy ra. Vậy là, trong một tháng thì nửa tháng có thể chuyên chở được, việc cung cấp có thể không thiếu".
Cuộc pháo kích Kim Môn "chẵn lẻ" kéo dài 21 năm
Ngày 1 tháng 1 năm 1979, hai nước Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ Ngoại giao. Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ công nhận chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, cắt đứt quan hệ "Chính phủ” với nhà cầm quyền Đài Loan.
Tới lúc này, cuộc pháo kích Kim Môn "chẵn lẻ" tuyên bố kết thúc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,506
Động cơ
1,140,023 Mã lực
Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan dần dần ấm lên


1-12-2015 – Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan sắp mãn nhiệm Mã Anh Cửu tại Bắc Kinh


Một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Kim Môn, cách đại lục Trung Quốc chưa đầy 2 km


Công nhân đang gỡ bỏ những hàng cọc chắn chống đổ bộ trên bờ biển Shuangkou, Kim Môn ngày 12/7/2009.


Ảnh chụp khu vực bờ biển Kim Môn ngày 18/5/2009. Năm 2009, Đài Loan đã gỡ bỏ nhiều hàng rào phòng thủ và mìn trên những bãi biển ở tiền đồn quân sự cũ trên quần đảo Kim Môn.


Pháo 240-mm của quân đội Đài Loan


18-5-2009 – tại đảo Kim Môn, ngày xưa để chống lại tàu cộng quân dân Đài Loan đã gài 154 bãi mìn





8-9-2015 – Cọc sắt đặt ngoài bờ biển để ngăn chặn sức tấn công của Giải phóng quân Trung Quốc





Con dao làm từ vỏ đạn pháo Trung Quốc bắn sang Kim Mon 60 năm trước đây
 
Chỉnh sửa cuối:

ducvt8x

Xe tăng
Biển số
OF-346434
Ngày cấp bằng
12/12/14
Số km
1,407
Động cơ
282,683 Mã lực
tình hình thế giới đã ổn định, giờ muốn thay đổi chả được, trừ khi có hít le thứ 2!
 

hoangme8989

Xe buýt
Biển số
OF-409947
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
805
Động cơ
230,870 Mã lực
em mê đồ điện tử Đức hơn Nhật :D
 

Suny39

Xe buýt
Biển số
OF-471285
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
978
Động cơ
205,063 Mã lực
Tiếp đi cụ Ngao ơi?
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,045
Động cơ
383,789 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Sao chia cắt nước đức... Liên xô được chia phần nhiều thế nhỉ.. Trong khi . mỹ.. Pháp..anh gộp lại thì cũng
xêm xêm hư phần đất của kiên xô cai quản là sao nhỉ.. Cụ nào thông não cho em phát này 1 cái
Nó cân nửa mặt trận ko chia thế thì chia như nào
 

dattrung91

Xe đạp
Biển số
OF-412422
Ngày cấp bằng
24/3/16
Số km
41
Động cơ
223,710 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
TP Thanh Hóa
pháo binh trung quốc kinh khủng thật . bác ngao viết bài hay quá
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top