[Funland] Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988)

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Iraq 1987_7_5 (1).jpg

5-7-1987 – Tổng thống Saddam Hussein với các thành viên của ông trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Iraq 1987_11_11 (1).jpg

11-11-1987 – Tổng thống Saddam Hussein tại Amman, Jordan. Ảnh: Chip Hires
Iraq 1987_11_11 (2).jpg

11-11-1987 – Tổng thống Saddam Hussein tại Amman, Jordan. Ảnh: Chip Hires
Một cuộc chiến tranh vô nghĩa!
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Các cụ kính mến
Mấy hôm nữa, nhân 40 năm ngày ám sát Tổng thống Ai Cập el-Sadat (6/10/1981) em phải có một bài về vụ này rồi
Sau đó em sẽ viết một bài về vụ Iraq chiếm Kuwait rồi bị Liên quân phương Tây đánh bật khỏi đó trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Lượng hình ảnh nhiều quá, em phải lọc bớt đi để các cụ khỏi nhàm chán, và em dồn sức dịch các chú thích cho chính xác nên cũng hơi mất thời gian một chút, nhưng em cố gắng post sớm nhất. Các cụ ủng hộ em nhé!
Em xin cảm ơn cụ rất nhiều!
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Cũng trong chiến tranh Iran-Iraq, Mỹ và Israel lại đứng về phía cả Iran và Iraq dù vô tình hay cố ý

Mỹ hải chiến với Iran trong chiến dịch con bọ ngựa (Praying Mantis)

Năm 1984, Tổng thống Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein đã có một mưu kế rất táo bạo và thâm độc nhằm vào Iran đó là cho Hải quân Iraq tấn công và bắn chìm các tàu dầu của Iraqn trong vịnh Ba Tư, bắt nguồn từ đảo Kharg (Kharg Island ), với mục đích là khiêu khích Iran trả đũa bằng cách đóng cửa eo biển Hormuz (Strait of Hormuz) - một eo biển cực kỳ quan trọng của vùng Trung Đông, nơi 40% lượng dầu mỏ của thế giới được chuyên chở qua con đường này.

Đúng như Saddam tính toán, Iran lập tức dính bẫy trả thù. Eo biển Hormuz bị Hải quân Iran phong tỏa, mọi tàu dầu của Iraq và các nước Ả Rập ủng hộ Iraq đều bị Iran tấn công và bắn chìm tại chỗ - điều này dẫn đến việc Mỹ và các nước Đồng Minh bắt buộc phải nhảy vào can thiệp để đảm bảo nguồn an ninh năng lượng của mình.

Mặc cho Mỹ đã ra lệnh cảnh cáo về những hành động phong tỏa eo biển Hormuz sẽ gây ra hậu quả khó lường, Hải quân Iran tiếp tục thức hiện các cuộc tấn công vào các tàu chở dầu dân sự của Kuwait và Ả Rập Saudi.

Hải quân Iran vào những năm 80 được xem là mạnh nhất trong khu vực Trung Đông, với một lực lượng tàu hộ vệ do Anh sản xuất (từ thời Pahlavi), đặc biệt là các tàu hộ vệ tên lửa lớp Alvand.

Trước tình hình này, Hải quân Mỹ bắt buộc phải đưa các tàu chiến của Mỹ vào khu vực vịnh Ba Tư để hộ tống các tàu dầu Kuwait (Chiến dịch Earnest Will) nhằm thoát khỏi sự tấn công của Hải quân Iran với lời cảnh báo: bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran nhằm vào tàu chiến Mỹ sẽ bị đáp trả một cách quyết liệt và tàn nhẫn nhất

Tàu hộ vệ Mỹ trúng thủy lôi - Chiến dịch Con Bọ Ngựa bắt đầu

Ngày 14, tháng 4, 1988, tàu hộ vệ tên lửa USS Samuel B.Roberts của Hải quân Mỹ khi đang làm nhiệm vụ hộ tống trong vịnh Ba Tư thì đụng phải thủy lôi của Hải quân Iran rải tại đây. Vụ nổ gây ra vết thủng rộng 7,6 mét tại thân tàu, rất may là không có thiệt hại về nhân mạng nào xảy ra.

Sau vụ nổ, lực lượng người nhái của Hải quân Mỹ tiếp tục thu được thêm rất nhiều ngư lôi tại vùng biển này. Sau khi so sánh các số seri trên thân các ngư lôi này thì hoàn toàn trung khớp với số ngư lôi mà Mỹ vừa thu được từ tàu rải lôi Ajr của Iran trước đó.

Dựa trên những chứng cứ thu được, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan lập tức ra lệnh cho hạm đội Mỹ trong khu vực tấn công những mục tiêu của Iran trong khu vực vịnh Ba Tư.

Điều kì lạ, Iran sử dụng vũ khí Mỹ, nhưng hầu hết bị vô hiệu hoá trước vũ khí Mỹ, tuy nhiên ngay cả Mỹ cũng ko gây thiệt hại được cho không quân Iran lúc đó (có thể do mồi bẫy), cả 2 bên sử dụng những loại vũ khí tương tự nhau (chủ yếu là tên lửa và máy bay) Harpoon, F-4, AH-1, Standard missile , Iran sử dụng các tàu rải lôi, khinh hạm của Anh, Nhật thế hệ cũ, hoặc tàu cano trang bị rocket, các tàu Iran ko bị tên lửa Harpoon đánh chìm, sau đó Mỹ phải sử dụng máy bay bỏ bom laze, bom chùm


1633085893356.png

1633085378236.png
1633085905105.png
1633085643760.png
1633085384402.png
1633085391415.png
1633085398196.png
1633085413323.png
1633086853347.png
1633085427834.png
1633085609579.png
1633085562438.png
1633085696662.png
1633085739277.png
1633085817369.png
 
Chỉnh sửa cuối:

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Chiến tranh bắt đầu khi Iraq đem quân xâm lược Iran vào ngày 22 tháng 9 năm 1980 sau một giai đoạn dài tranh chấp biên giới. Mặc dù Iraq tấn công mà không có lời cảnh cáo chính thức, họ đã không thể giành thắng lợi và sớm bị quân đội Iran đẩy lùi.
Tổng thống Iraq Saddam Hussein ban đầu gọi cuộc xung đột này là "Chiến tranh gió lốc".
Cùng thời gian này, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố (không chỉ đích danh Iraq) rằng: "Các loại vũ khí hóa học đã được sử dụng trong chiến tranh", tuyên bố còn nói thêm: "Cộng đồng quốc tế vẫn còn im lặng trước việc Iraq dùng vũ khí giết người hàng loạt để giết người Iran và người Kurd ở Iraq".
Người ta tin rằng Hoa Kỳ đã ngăn Liên Hợp Quốc lên án Iraq.
Vote cho chủ top. Lúc đó Iran đang bắt giữ nhân viên sứ quán mĩ nên mĩ ủng hộ Iraq
 

korosan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787197
Ngày cấp bằng
11/8/21
Số km
272
Động cơ
29,956 Mã lực
Tuổi
44
Tội với đất nước của ông ta. ông ta lên lãnh đạo từ năm 1979 liền tổ chức các cuộc xâm lược vào Iran và sau đó Kuwait. rồi bị Mỹ và liên quân đánh. 24 năm lãnh đạo của ông ta Iraq chìm trong chiến tranh và hậu quả hiển hiện cho đến bây giờ.
Sau chiến tranh vùng vịnh lần 1, đúng là cũng thấy tội cho Iraq, tôi cho Satdam, Mỹ không tiến vào bat đa nhưng thực thi một chính sách cấm vận hơi bị dã man. Đầu tiên là lập các vùng cấm bay, máy bay Mỹ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào mà nó cho là có nguy cơ đe dọa, tiếp sau đó là cấm vận kinh tế mức độ cao nhất, Trẻ con thiếu sữa, dân thì thiếu lương thực thuốc men, sau nó mới cho đổi dầu lấy lương thưc, tivi toàn thấy cảnh trẻ em iraq suy dinh dưỡng, bị chết vì điều kiện y tế kém.Tiếp sau là thanh tra Vũ khí hủy diệt hàng loat, chổ nào nó cũng mò đến........ Ai cũng biết chắc chắn Satdam sẽ bị Mỹ lật, chỉ là bao giờ và cái cớ là như nào thôi.
Âu cũng là cái giá phải trả của Satdam khi đã để cho bọn thú ăn thịt đang thèm khát dầu nó có cái cớ để tiến vào xẻ thịt mình.
 

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,303
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
52
Tội với đất nước của ông ta. ông ta lên lãnh đạo từ năm 1979 liền tổ chức các cuộc xâm lược vào Iran và sau đó Kuwait. rồi bị Mỹ và liên quân đánh. 24 năm lãnh đạo của ông ta Iraq chìm trong chiến tranh và hậu quả hiển hiện cho đến bây giờ.
Tại sao phải đi khóc mướn thế nhỉ.
Sự tồn tại của vạn vật trong tự nhiên đều có 2 mặt, con hổ ko ăn thỏ thì nó chết.
Khi mình là ng Việt nam, nên quan tâm tới vđề các quốc ta, lãnh tụ đối xử ntn với ng Vietnam ntn, bởi đó là lợi ích trực tiếp tới bản thân mình. Còn lại về phía họ, họ cũng có lợi ích riêng.

Người châu phi có câu châm biếng về chính họ như này: " khi 1 thế hệ ko lo được cho bản thân, mà đi quan tâm tới chuyện người khác trước, thì thế hệ đó xứng đáng làm nô lệ"
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cũng trong chiến tranh Iran-Iraq, Mỹ và Israel lại đứng về phía cả Iran và Iraq dù vô tình hay cố ý

Mỹ hải chiến với Iran trong chiến dịch con bọ ngựa (Praying Mantis)

Năm 1984, Tổng thống Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein đã có một mưu kế rất táo bạo và thâm độc nhằm vào Iran đó là cho Hải quân Iraq tấn công và bắn chìm các tàu dầu của Iraqn trong vịnh Ba Tư, bắt nguồn từ đảo Kharg (Kharg Island ), với mục đích là khiêu khích Iran trả đũa bằng cách đóng cửa eo biển Hormuz (Strait of Hormuz) - một eo biển cực kỳ quan trọng của vùng Trung Đông, nơi 40% lượng dầu mỏ của thế giới được chuyên chở qua con đường này.

Đúng như Saddam tính toán, Iran lập tức dính bẫy trả thù. Eo biển Hormuz bị Hải quân Iran phong tỏa, mọi tàu dầu của Iraq và các nước Ả Rập ủng hộ Iraq đều bị Iran tấn công và bắn chìm tại chỗ - điều này dẫn đến việc Mỹ và các nước Đồng Minh bắt buộc phải nhảy vào can thiệp để đảm bảo nguồn an ninh năng lượng của mình.

Mặc cho Mỹ đã ra lệnh cảnh cáo về những hành động phong tỏa eo biển Hormuz sẽ gây ra hậu quả khó lường, Hải quân Iran tiếp tục thức hiện các cuộc tấn công vào các tàu chở dầu dân sự của Kuwait và Ả Rập Saudi.

Hải quân Iran vào những năm 80 được xem là mạnh nhất trong khu vực Trung Đông, với một lực lượng tàu hộ vệ do Anh sản xuất (từ thời Pahlavi), đặc biệt là các tàu hộ vệ tên lửa lớp Alvand.

Trước tình hình này, Hải quân Mỹ bắt buộc phải đưa các tàu chiến của Mỹ vào khu vực vịnh Ba Tư để hộ tống các tàu dầu Kuwait (Chiến dịch Earnest Will) nhằm thoát khỏi sự tấn công của Hải quân Iran với lời cảnh báo: bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran nhằm vào tàu chiến Mỹ sẽ bị đáp trả một cách quyết liệt và tàn nhẫn nhất

Tàu hộ vệ Mỹ trúng thủy lôi - Chiến dịch Con Bọ Ngựa bắt đầu

Ngày 14, tháng 4, 1988, tàu hộ vệ tên lửa USS Samuel B.Roberts của Hải quân Mỹ khi đang làm nhiệm vụ hộ tống trong vịnh Ba Tư thì đụng phải thủy lôi của Hải quân Iran rải tại đây. Vụ nổ gây ra vết thủng rộng 7,6 mét tại thân tàu, rất may là không có thiệt hại về nhân mạng nào xảy ra.

Sau vụ nổ, lực lượng người nhái của Hải quân Mỹ tiếp tục thu được thêm rất nhiều ngư lôi tại vùng biển này. Sau khi so sánh các số seri trên thân các ngư lôi này thì hoàn toàn trung khớp với số ngư lôi mà Mỹ vừa thu được từ tàu rải lôi Ajr của Iran trước đó.

Dựa trên những chứng cứ thu được, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan lập tức ra lệnh cho hạm đội Mỹ trong khu vực tấn công những mục tiêu của Iran trong khu vực vịnh Ba Tư.

Điều kì lạ, Iran sử dụng vũ khí Mỹ, nhưng hầu hết bị vô hiệu hoá trước vũ khí Mỹ, tuy nhiên ngay cả Mỹ cũng ko gây thiệt hại được cho không quân Iran lúc đó (có thể do mồi bẫy), cả 2 bên sử dụng những loại vũ khí tương tự nhau (chủ yếu là tên lửa và máy bay) Harpoon, F-4, AH-1, Standard missile , Iran sử dụng các tàu rải lôi, khinh hạm của Anh, Nhật thế hệ cũ, hoặc tàu cano trang bị rocket, các tàu Iran ko bị tên lửa Harpoon đánh chìm, sau đó Mỹ phải sử dụng máy bay bỏ bom laze, bom chùm


View attachment 6547980
View attachment 6547950 View attachment 6547981 View attachment 6547962 View attachment 6547951 View attachment 6547952 View attachment 6547953 View attachment 6547955 View attachment 6548007 View attachment 6547956 View attachment 6547961 View attachment 6547960 View attachment 6547968 View attachment 6547970 View attachment 6547979
Chuến tranh ở khu Trung Đông nay đều bắt nguồn từ bọn lãnh đạo sắc tộc và tôn giáo. Nên, dù HS đã ủng hộ VN nhưng em cho là bị treo cổ là xứng đáng.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,512 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sau chiến tranh vùng vịnh lần 1, đúng là cũng thấy tội cho Iraq, tôi cho Satdam, Mỹ không tiến vào bat đa nhưng thực thi một chính sách cấm vận hơi bị dã man. Đầu tiên là lập các vùng cấm bay, máy bay Mỹ có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào mà nó cho là có nguy cơ đe dọa, tiếp sau đó là cấm vận kinh tế mức độ cao nhất, Trẻ con thiếu sữa, dân thì thiếu lương thực thuốc men, sau nó mới cho đổi dầu lấy lương thưc, tivi toàn thấy cảnh trẻ em iraq suy dinh dưỡng, bị chết vì điều kiện y tế kém.Tiếp sau là thanh tra Vũ khí hủy diệt hàng loat, chổ nào nó cũng mò đến........ Ai cũng biết chắc chắn Satdam sẽ bị Mỹ lật, chỉ là bao giờ và cái cớ là như nào thôi.
Âu cũng là cái giá phải trả của Satdam khi đã để cho bọn thú ăn thịt đang thèm khát dầu nó có cái cớ để tiến vào xẻ thịt mình.
Lúc đó SH nếu vì người dân Irc mà thoái lui thì đất nước không đến nỗi. Khi dính vào quyền lực rồi nó nghiện hơn ma túy.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Do quân chính quy Iran và lực lượng vệ binh cách mạng Iran (Pasdaran) hoạt động độc lập nên quân Iraq không hề phải chạm trán với sự kháng cự có phối hợp nào. Ngày 24 tháng 9, Hải quân Iran tấn công Basra phá hủy hai kho dầu gần thành phố cảng Fao của Iraq. Điều này đã là giảm khả năng xuất khẩu dầu của Iraq. Tháng 9, không quân Iran bắt đầu không kích các mục tiêu quan trọng chiến lược của Iraq bao gồm: các cơ sở lọc dầu, đập nước, các nhà máy hóa dầu và lò phản ứng hạt nhân gần Baghdad. Tính đến ngày 1 tháng 10 thành phố Baghdad đã phải gánh chịu 8 trận không kích. Để trả đũa, máy bay Iraq oanh tạc các mục tiêu của phía Iran. Lực lượng vệ binh cách mạng Iran chiến đấu "hăng hái và ngoan cường" và là lực lượng chủ lực trong chiến đấu. Ngày 24 tháng 10, Khorramshahr bị chiếm. Đến tháng 11, Saddam ra lệnh tấn công Dezful và Ahvaz, nhưng quân Iraq không chiếm được hai thành phố này.
Cho đến bây giờ ở Iran vẫn tồn tại hai lực lượng này.
Vệ binh cách mạng trung thành với giáo chủ, được trang bị tốt hơn quân đội chính quy.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Cho đến bây giờ ở Iran vẫn tồn tại hai lực lượng này.
Vệ binh cách mạng trung thành với giáo chủ, được trang bị tốt hơn quân đội chính quy.
Tốt hơn ở mặt nào thôi cụ, lực lượng không quân thì KQ vệ binh hồi giáo trang bị ko bằng so với KQ Iran (IRGC chỉ sử dụng máy bay cường kích Su-22, Su-25, còn KQ Iran sử dụng đa dạng, có át chủ bài F-14, MiG-29), ngoài ra lực lượng tên lửa chiến thuật, đạn đạo của Iran cũng trực thuộc Vệ binh hồi giáo, ko thuộc lục quân hoặc quân đoàn pháo binh nào

Phân biệt 1 người lính của IRGC hoặc Iran Army

lính IRGC sẽ sử dụng chủ yếu đa dạng, các loại súng trường tấn công M16, AK-47/Type 56 hoặc những bản sản xuất trong nước

lính Iran thông thường, sử dụng chủ yếu súng trường chiến trường G3 và phiên bản trong nước

1633092354517.png

1633092342735.png
1633092348328.png

1633092641882.png

1633092596991.png
 
Chỉnh sửa cuối:

phongnq

Xe tải
Biển số
OF-345399
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
340
Động cơ
266,183 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Biết thì nói cụ nhé =))
Cáo sa mạc 2003 là chiến dịch nào vậy cụ ?
Vâng xin lỗi làm vẩn đục kiến thức của cụ. Nhiều chỗ thông tin của em nó bị loạn theo thời gian rồi ạ. Thật đáng tiếc.
Thực thà mà nói sau thời gian dài cái đọng lại không phải những cái tên, không phải những con số mà là diễn biến và bản chất vấn đề rồi suy rộng ra đến qui luật vận động tự bản thân e rút ra cho mình thôi ạ.
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Em thấy tương quan lực lượng Iraq đuối hơn mà lại khơi mào trước kể cũng lạ, có hậu thuẫn chăng
Lúc ấy lực lượng Iraq có lực lượng cơ giới gồm tăng pháo xe bọc thép vượt trội gấp 4-5 lần Iran nên họ tấn công với chiến thuật phủ đầu đánh nhanh. Tuy nhiên không thành công.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,910
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lúc ấy lực lượng Iraq có lực lượng cơ giới gồm tăng pháo xe bọc thép vượt trội gấp 4-5 lần Iran nên họ tấn công với chiến thuật phủ đầu đánh nhanh. Tuy nhiên không thành công.
vì giai đoạn đầu thua không quân cụ ạ, nói đi phải nói lại, F-14 đúng là cứu tinh cho Iran, gần như KQ Iran chiếm ưu thế 100% trên bầu trời, do lúc đó F-14 có radar tầm xa, lại thêm AIM-54 đạn tầm xa tầm bắn >200km (chiến thắng của F-14 100% bằng loại tên lửa này), đến nỗi máy bay Iraq có lúc ko dám xuất kích, về sau thì F-14 được Iran bảo vệ, cho về hậu phương để đánh chặn máy bay ném bom cỡ lớn Iraq, ko dám cho ra đánh nhau nữa vì tổn thất leo thang quá, Iraq thì vung tiền vay, mua thêm Mig, Mirage

Về sau, khi số lượng AIM-54 giảm sút do sử dụng quá nhiều, mà Mỹ thì cấm vận Iran sau cách mạng hồi giáo, thế là cán cân lại nghiêng về Iraq (sau này Iran mới phát triển CNQP để đảo ngược thiết kế, sản xuất đại trà AIM54), đến 1986 chỉ có khoảng 25-40 F-14 trong tổng số 77 chiếc còn hoạt động được

1633097737902.png

1633097709301.png
 
Chỉnh sửa cuối:

minh_viet.78

Xe buýt
Biển số
OF-723568
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
673
Động cơ
84,656 Mã lực
Em đọc từ đầu đến cuối nhưng vẫn không hiểu lắm về cuộc chiến này. Xung đột giữa iran và irac xảy ra trong thời gian chiến tranh lạnh giữa liên xô và mỹ vậy em cũng nghĩ là l.xô và mỹ phải bảo kê cho một bên chứ và các nước đó bán dầu cho ai mà có tiền mua vũ khí vậy
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Em đọc từ đầu đến cuối nhưng vẫn không hiểu lắm về cuộc chiến này. Xung đột giữa iran và irac xảy ra trong thời gian chiến tranh lạnh giữa liên xô và mỹ vậy em cũng nghĩ là l.xô và mỹ phải bảo kê cho một bên chứ và các nước đó bán dầu cho ai mà có tiền mua vũ khí vậy
LX và Mỹ về phe Iraq hết cụ nhé
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Vậy iran ai cung cấp vũ khí cho ạ hay ông bạn hàng xóm nhà mình giúp ạ. Trong cuộc chiến đó thì sao không có bóng dáng của Trung Quốc vậy cụ
có chứ TQ bán vk cho cả Iran, Iraq, ở page trước e có nói rồi mà, 1 số vũ khí LX mà Iran có, là mua thông qua Lybia, Syria, 1 số nước đông âu và Triều Tiên nữa, còn Iraq được cả EU Mỹ LX Đông Âu bán vũ khí, TQ, TT cũng bán vk cho cả Iraq, nói chung cuộc chiến này nhiều quốc gia bán vk cho cả 2 bên lắm, nhưng công khai thì bên Iraq được Âu Mỹ LX ủng hộ

Đặc biệt có ghi nhận Iran được VN bán 1 số vũ khí, có thể chủ yếu là phụ tùng máy bay UH-1, F-5, C130, súng M60, xe tank M48 của VNCH



nhưng vũ khí TQ chất lượng khi đó tồi, nên thường ko có ghi nhận, hoặc ít sử dụng, chủ yếu là pháo kéo, tank mà thôi, Iraq sử dụng cả H-6 (nhái Tu-16) để ném bom và chống tàu Iran, nhưng cũng ko nhiều = Tu-16 gốc mua từ LX

Iran bị Mỹ và PT cấm vận vũ khí sau cách mạng hồi giáo 1979, còn LX và Iran lúc đó cũng ghét nhau, do Iran dù ghét Mỹ nhưng cũng ghét XHCN, Iran trước 1979 là nước thân Mỹ, nên hệ thống vk đa số của Mỹ Âu

1633101818963.png


Iran về cuối có mua F-7, bản nhái Mig 21 của TQ, nhưng tính năng kém, hơn nữa Mig 21 khi đó cũng kém xa các máy bay Mig 25, F-14 rồi

1633101892942.png


Dưới mặt đất thì cả 2 bên dùng xe tank TQ (nhưng số lượng ko bằng xe tank NATO, LX khoảng vài trăm), chủ yếu là Type 59/69/79 copy T-54/55/62, nhưng thành tích thì cũng như máy bay thôi, ko khá lắm, so chất lượng thì ko thể bằng M60, T-72

1633101941974.png
1633101947194.png
1633102019766.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,142
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
có chứ TQ bán vk cho cả Iran, Iraq, ở page trước e có nói rồi mà, 1 số vũ khí LX mà Iran có, là mua thông qua Lybia, Syria, 1 số nước đông âu và Triều Tiên nữa, còn Iraq được cả EU Mỹ LX Đông Âu bán vũ khí, TQ, TT cũng bán vk cho cả Iraq, nói chung cuộc chiến này nhiều quốc gia bán vk cho cả 2 bên lắm, nhưng công khai thì bên Iraq được Âu Mỹ LX ủng hộ

Đặc biệt có ghi nhận Iran được VN bán 1 số vũ khí, có thể chủ yếu là phụ tùng máy bay UH-1, F-5, C130, súng M60, xe tank M48 của VNCH



nhưng vũ khí TQ chất lượng khi đó tồi, nên thường ko có ghi nhận, hoặc ít sử dụng, chủ yếu là pháo kéo, tank mà thôi, Iraq sử dụng cả H-6 (nhái Tu-16) để ném bom và chống tàu Iran, nhưng cũng ko nhiều = Tu-16 gốc mua từ LX

Iran bị Mỹ và PT cấm vận vũ khí sau cách mạng hồi giáo 1979, còn LX và Iran lúc đó cũng ghét nhau, do Iran dù ghét Mỹ nhưng cũng ghét XHCN, Iran trước 1979 là nước thân Mỹ, nên hệ thống vk đa số của Mỹ Âu

View attachment 6548451

Iran về cuối có mua F-7, bản nhái Mig 21 của TQ, nhưng tính năng kém, hơn nữa Mig 21 khi đó cũng kém xa các máy bay Mig 25, F-14 rồi

View attachment 6548453

Dưới mặt đất thì cả 2 bên dùng xe tank TQ (nhưng số lượng ko bằng xe tank NATO, LX khoảng vài trăm), chủ yếu là Type 59/69/79 copy T-54/55/62, nhưng thành tích thì cũng như máy bay thôi, ko khá lắm, so chất lượng thì ko thể bằng M60, T-72

View attachment 6548458 View attachment 6548459 View attachment 6548463
LX đứng về phía Iraq vì 1 lý do nữa là Iran là 1 trong những nhà tại trợ cho Mujaheeden chống lại quân LX tại Appganistan .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top