- Biển số
- OF-21844
- Ngày cấp bằng
- 1/10/08
- Số km
- 696
- Động cơ
- 474,541 Mã lực
Đúng chủ đề đây các cụ!
Em xem từ đầu và thực sự xúc động các cụ ạ! chiến tranh quả là khốc liệt, cho dù chính nghĩa hay vô nghĩa. thời nào cũng vậy! thời thế sinh anh Hùng chứ anh Hùng ko sinh ra thời thế đc.
Xúc động với những kỷ vật thời chiến
Những vật dụng như ba lô, dép cao su, dù, vỏ đạn, dàn nghe băng cối... được hai người đàn ông lặn lội sưu tầm nhiều năm và trưng bày tại quán cà phê ở phố cổ Hà Nội.
Sau 5 tháng mở cửa, quán cà phê nằm khuất trên phố Hàng Buồm lại được khá đông khách đến tham quan. Đơn giản bởi quán cà phê mặt tiền rộng 2 mét này chứa đầy các vật dụng thời chiến.
Không phải là những người lính, thậm chí chưa một lần khoác áo lính nhưng hai người chủ quán, một là công nhân cơ khí, một là họa sĩ lại có thú sưu tầm vật dụng thời chiến, đặc biệt là những kỷ vật của bộ đội Việt Nam và lính Mỹ.
Để có được những món đồ độc đáo này, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương đã phải lăn lội vào miền Trung, miền Nam suốt nhiều năm để tìm mua lại.
Chạy dọc quán là hai hàng bàn ghế ngồi được thiết kế lạ mắt. Vừa ngồi uống nước khách có thể tận mắt ngắm các kỷ vật trưng bày trong chiếc tủ cũng là mặt bàn được phủ kính, bố trí đèn.
Hệ thống âm thanh của quán cũng được sưu tầm mất rất nhiều năm, với bộ dàn nghe băng cối cổ hiệu Ampex của Mỹ. Khách sẽ được nghe các bản nhạc phát ra từ những chiếc băng dây còn khá chất lượng. Anh Phương cho biết, "mặc dù chỉ mất vài chục triệu để được sở hữu bộ âm thanh này nhưng nếu ai đó có trả tiền tỷ cũng không bán vì nó là vô giá, không thể tính được".
Sau khi quán mở cửa một thời gian, nhiều người tình nguyện mang đến tặng lại các đồ vật thời chiến khiến cho các đồ vật trưng bày ở đây ngày càng phong phú.
Nhiều nhất là những vỏ đạn súng, quả bom bi, lựu đạn và một số vật dụng cá nhân.
Đặc biệt, có cả cuốn sách bằng tiếng Anh dạy lính Mỹ làm sao sống sót được khi một mình ở trong rừng hay ở những khu vực không thể liên lạc được với đồng đội.
Anh Phương kể, nhìn những chiếc ba lô, đôi dép cao su, bình tông đựng nước, mặt nạ phòng độc... nhiều người đã rưng rưng lệ.
Ông Dave Aitke, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam năm 1967-1968, đã tới quán và chia sẻ lên cuốn sổ lưu niệm những dòng cảm xúc.
Em xem từ đầu và thực sự xúc động các cụ ạ! chiến tranh quả là khốc liệt, cho dù chính nghĩa hay vô nghĩa. thời nào cũng vậy! thời thế sinh anh Hùng chứ anh Hùng ko sinh ra thời thế đc.
Xúc động với những kỷ vật thời chiến
Những vật dụng như ba lô, dép cao su, dù, vỏ đạn, dàn nghe băng cối... được hai người đàn ông lặn lội sưu tầm nhiều năm và trưng bày tại quán cà phê ở phố cổ Hà Nội.
Sau 5 tháng mở cửa, quán cà phê nằm khuất trên phố Hàng Buồm lại được khá đông khách đến tham quan. Đơn giản bởi quán cà phê mặt tiền rộng 2 mét này chứa đầy các vật dụng thời chiến.
Không phải là những người lính, thậm chí chưa một lần khoác áo lính nhưng hai người chủ quán, một là công nhân cơ khí, một là họa sĩ lại có thú sưu tầm vật dụng thời chiến, đặc biệt là những kỷ vật của bộ đội Việt Nam và lính Mỹ.
Để có được những món đồ độc đáo này, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương đã phải lăn lội vào miền Trung, miền Nam suốt nhiều năm để tìm mua lại.
Chạy dọc quán là hai hàng bàn ghế ngồi được thiết kế lạ mắt. Vừa ngồi uống nước khách có thể tận mắt ngắm các kỷ vật trưng bày trong chiếc tủ cũng là mặt bàn được phủ kính, bố trí đèn.
Hệ thống âm thanh của quán cũng được sưu tầm mất rất nhiều năm, với bộ dàn nghe băng cối cổ hiệu Ampex của Mỹ. Khách sẽ được nghe các bản nhạc phát ra từ những chiếc băng dây còn khá chất lượng. Anh Phương cho biết, "mặc dù chỉ mất vài chục triệu để được sở hữu bộ âm thanh này nhưng nếu ai đó có trả tiền tỷ cũng không bán vì nó là vô giá, không thể tính được".
Sau khi quán mở cửa một thời gian, nhiều người tình nguyện mang đến tặng lại các đồ vật thời chiến khiến cho các đồ vật trưng bày ở đây ngày càng phong phú.
Nhiều nhất là những vỏ đạn súng, quả bom bi, lựu đạn và một số vật dụng cá nhân.
Đặc biệt, có cả cuốn sách bằng tiếng Anh dạy lính Mỹ làm sao sống sót được khi một mình ở trong rừng hay ở những khu vực không thể liên lạc được với đồng đội.
Anh Phương kể, nhìn những chiếc ba lô, đôi dép cao su, bình tông đựng nước, mặt nạ phòng độc... nhiều người đã rưng rưng lệ.
Ông Dave Aitke, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam năm 1967-1968, đã tới quán và chia sẻ lên cuốn sổ lưu niệm những dòng cảm xúc.