[Funland] Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc......

Trạng thái
Thớt đang đóng

CIVIC-HN

Xe buýt
Biển số
OF-21844
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
762
Động cơ
474,249 Mã lực
Đúng chủ đề đây các cụ!
Em xem từ đầu và thực sự xúc động các cụ ạ! chiến tranh quả là khốc liệt, cho dù chính nghĩa hay vô nghĩa. thời nào cũng vậy! thời thế sinh anh Hùng chứ anh Hùng ko sinh ra thời thế đc.

Xúc động với những kỷ vật thời chiến

Những vật dụng như ba lô, dép cao su, dù, vỏ đạn, dàn nghe băng cối... được hai người đàn ông lặn lội sưu tầm nhiều năm và trưng bày tại quán cà phê ở phố cổ Hà Nội.


Sau 5 tháng mở cửa, quán cà phê nằm khuất trên phố Hàng Buồm lại được khá đông khách đến tham quan. Đơn giản bởi quán cà phê mặt tiền rộng 2 mét này chứa đầy các vật dụng thời chiến.

Không phải là những người lính, thậm chí chưa một lần khoác áo lính nhưng hai người chủ quán, một là công nhân cơ khí, một là họa sĩ lại có thú sưu tầm vật dụng thời chiến, đặc biệt là những kỷ vật của bộ đội Việt Nam và lính Mỹ.

Để có được những món đồ độc đáo này, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương đã phải lăn lội vào miền Trung, miền Nam suốt nhiều năm để tìm mua lại.

Chạy dọc quán là hai hàng bàn ghế ngồi được thiết kế lạ mắt. Vừa ngồi uống nước khách có thể tận mắt ngắm các kỷ vật trưng bày trong chiếc tủ cũng là mặt bàn được phủ kính, bố trí đèn.

Hệ thống âm thanh của quán cũng được sưu tầm mất rất nhiều năm, với bộ dàn nghe băng cối cổ hiệu Ampex của Mỹ. Khách sẽ được nghe các bản nhạc phát ra từ những chiếc băng dây còn khá chất lượng. Anh Phương cho biết, "mặc dù chỉ mất vài chục triệu để được sở hữu bộ âm thanh này nhưng nếu ai đó có trả tiền tỷ cũng không bán vì nó là vô giá, không thể tính được".

Sau khi quán mở cửa một thời gian, nhiều người tình nguyện mang đến tặng lại các đồ vật thời chiến khiến cho các đồ vật trưng bày ở đây ngày càng phong phú.

Nhiều nhất là những vỏ đạn súng, quả bom bi, lựu đạn và một số vật dụng cá nhân.

Đặc biệt, có cả cuốn sách bằng tiếng Anh dạy lính Mỹ làm sao sống sót được khi một mình ở trong rừng hay ở những khu vực không thể liên lạc được với đồng đội.

Anh Phương kể, nhìn những chiếc ba lô, đôi dép cao su, bình tông đựng nước, mặt nạ phòng độc... nhiều người đã rưng rưng lệ.

Ông Dave Aitke, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam năm 1967-1968, đã tới quán và chia sẻ lên cuốn sổ lưu niệm những dòng cảm xúc.
 

Đại_Bàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124769
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
758
Động cơ
385,650 Mã lực
Nói thật với cụ là hôm nay em mới biết đến ngày này (ngày xưa chỉ biết là năm 79 thôi), chiến tranh biên giới kô đc đưa vào chương trình lịch sử, em cũng chẳng biết nó kéo dài bao lâu nữa từ năm 79 đến 89 hay vẫn còn đến bây giờ. Hôm nay đọc topic này mới thấy nó khốc liệt thế nào.
Hôm nào các cụ kể chuyện đánh nhau với polpot đi !
CT BGPB kéo dài đến 1999 , sau 88 thì bớt căng thẳng ( em đọc ở đâu đó không nhớ rõ ) . lúc em đi lính thì vào phía nam ( TP HCM hay còn gọi là Sài Gòn ) chứ không may thì bây giờ đã xanh cỏ rồi :P
 

CIVIC-HN

Xe buýt
Biển số
OF-21844
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
762
Động cơ
474,249 Mã lực
Cafe Lính đây các cụ!


http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/599182/Xuc-dong-voi-nhung-ky-vat-thoi-chien-tpol.html
Xúc động với những kỷ vật thời chiến

Những vật dụng như ba lô, dép cao su, dù, vỏ đạn, dàn nghe băng cối... được hai người đàn ông lặn lội sưu tầm nhiều năm và trưng bày tại quán cà phê ở phố cổ Hà Nội.


Sau 5 tháng mở cửa, quán cà phê nằm khuất trên phố Hàng Buồm lại được khá đông khách đến tham quan. Đơn giản bởi quán cà phê mặt tiền rộng 2 mét này chứa đầy các vật dụng thời chiến.

Không phải là những người lính, thậm chí chưa một lần khoác áo lính nhưng hai người chủ quán, một là công nhân cơ khí, một là họa sĩ lại có thú sưu tầm vật dụng thời chiến, đặc biệt là những kỷ vật của bộ đội Việt Nam và lính Mỹ.

Để có được những món đồ độc đáo này, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương đã phải lăn lội vào miền Trung, miền Nam suốt nhiều năm để tìm mua lại.

Chạy dọc quán là hai hàng bàn ghế ngồi được thiết kế lạ mắt. Vừa ngồi uống nước khách có thể tận mắt ngắm các kỷ vật trưng bày trong chiếc tủ cũng là mặt bàn được phủ kính, bố trí đèn.

Hệ thống âm thanh của quán cũng được sưu tầm mất rất nhiều năm, với bộ dàn nghe băng cối cổ hiệu Ampex của Mỹ. Khách sẽ được nghe các bản nhạc phát ra từ những chiếc băng dây còn khá chất lượng. Anh Phương cho biết, "mặc dù chỉ mất vài chục triệu để được sở hữu bộ âm thanh này nhưng nếu ai đó có trả tiền tỷ cũng không bán vì nó là vô giá, không thể tính được".

Sau khi quán mở cửa một thời gian, nhiều người tình nguyện mang đến tặng lại các đồ vật thời chiến khiến cho các đồ vật trưng bày ở đây ngày càng phong phú.

Nhiều nhất là những vỏ đạn súng, quả bom bi, lựu đạn và một số vật dụng cá nhân.

Đặc biệt, có cả cuốn sách bằng tiếng Anh dạy lính Mỹ làm sao sống sót được khi một mình ở trong rừng hay ở những khu vực không thể liên lạc được với đồng đội.

Anh Phương kể, nhìn những chiếc ba lô, đôi dép cao su, bình tông đựng nước, mặt nạ phòng độc... nhiều người đã rưng rưng lệ.

Ông Dave Aitke, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam năm 1967-1968, đã tới quán và chia sẻ lên cuốn sổ lưu niệm những dòng cảm xúc
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Pain : Nếu không có gì thay đổi cuối tuần sắp tới về Hà nội cùng em có cả một bác sĩ quan của Tỉnh đội Hà giang, phụ trách địa bàn trên đó và người đưa anh em vào cao điểm đợt vừa rồi đấy !
Hay lắm, hứa hẹn một trận "nảy lửa" đây.:)) Sẽ nhắc chuyện đi tìm anh em cùng nhà ngoại cảm. Liệt sĩ lên gọi tên từng người, vị sĩ quan giật mình, mắt đẫm lệ: Tao đây, mày còn nhớ tao à?!
Liệt sĩ vùng chạy ra ngoài nói vọng lại: Không về đâu, tôi mất đầu rồi. Ở lại với anh em chứ!
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tiện chuyện em lan man chút về vong linh liệt sĩ . Giám đốc hiện tại của em nhập ngũ năm 1980. Là lính F 313 đóng tại cao điểm 233 ( Gần chỗ Hải quan bây giờ ấy ). Bác ấy đi 4 năm chuẩn bị ra quân thì xảy ra đánh nhau. Đêm 28/4 gác khoảng ca 1h thì thấy phía bên kia chuyển quân về phía chốt của mình , bác ấy định phệt cho vài băng nhưng nghĩ nào thôi, nếu bắn thì chắc cùng ngày đó các năm giỗ bác ấy rồi. Sáng tinh mơ khoảng 4,5 h pháo bắn dữ dội, ca gác buổi sáng và một số người dậy sớm coi như hi sinh gần hết. Sau đó còn ít người bật chốt ( chuyện rút lui cũng hay lắm, lúc khác em kể sau ).

Năm ngoái các bác lên tìm hài cốt đồng đội, nói chung là rất dễ vì cũng có nhà ngoại cảm chỉ chính xác đến đào cái thấy ngay, còn nguyên sao tiết và một số đồ thường ngày mà khi còn sống liệt sĩ đó dùng, giống Dt Thanh của F 356. Khi xong xuôi gói gém cẩn thận chuẩn bị rút mọi người tranh thủ nghỉ ngơi chút thì trong lúc mơ màng bác ấy thấy người bạn liệt sĩ nói " Ở đây còn nhiều anh em, các ông nên ở lại một đêm ngủ với chúng tôi....cho vui " .

Hoảng quá bác ấy dậy nói với mọi người cứ âm thầm mang đồ ra xe. Ý định là...lượn gấp vì có mang gì đi đâu mà ngủ lại. Lớ ngớ biên phòng còn cho vào đồn luôn. Tự dưng đứa cháu của liệt sĩ đi cùng lăn đùng ra giãy giụa kêu " chúng mày thằng nào mà về tao vật chết ". thế là các bác phải chạy đi mua, mượn lều bạt, chăn chiếu ngủ tại đó một đêm hôm sau mới về !
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
ko hiểu tại sao mà em ghét cái kiểu hỏi này đến thế, vô cảm
Em thấy các cụ cũng hay trách nhau chẳng để làm gì. Mỗi người có một suy nghĩ mà cụ. Gia đình em rất nhiều người tham gia trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ đến BGPB, có cả thương binh nặng nhẹ đủ loại. Nhiều khi đi đâu ngồi tám chút về chuyện gia đình gặp phải mấy ông cũng cựu CB nhưng chắc chẳng bắn phát nào chê " bọn tao cũng đi lính sao không bị sao, chẳng qua mấy ông nhà mày...dốt mới dính đạn. " hic ! em thì cứ dĩ hòa vi quý thôi . Ai nói gì là quyền người ta, mình cũng chẳng bắt bẻ làm gì cho mệt !
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,905
Động cơ
415,518 Mã lực
Cuộc CTBG tuy có gây bất ngờ cho ta nhưng em thấy ND ta đón nhận cuộc chiến tranh này rất bình thản, cũng là vì ta đã trải qua 2 cuộc chiến khác dài, đau thương, mất mát , bom đạn nhiều nên quen rồi. Lúc ấy nhà em ở quê anh trai đang học TCNN thì đi lính dự bị, anh rể là sỹ quan chuyển ngành năm 78 cũng tái ngũ, chị gái thì đi dân công hỏa tuyến sau cũng vào bộ đội...dân làng cũng cùng dân quân du kích, bộ đội đào hầm, hào, đắp chiến lũy...hs đi học lại bện mũ rơm, mang theo túi y tế.
Em nhớ sau ngày 17 mấy hôm, mẹ em bắt mấy con gà mang thịt hết, bà giải thích:" Ngày xưa lúc tây, dõng nó càn vào làng gà, lợn nó cũng vớ sạch, bọn tàu này đói khát lắm mình ăn trước chứ lỡ nói dại nó vào thì nó bắt sạch"!
Trước khi xảy ra CTBG ở chợ huyện có anh thanh niên bị điên đi ăn xin, suốt ngày nghêu ngao: "Ai ơi chớ vội làm giàu, thằng tây nó cút thằng tàu nó sang"
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,905
Động cơ
415,518 Mã lực
Vấn đề là ở chỗ: mọi cuộc chiến đều chỉ có 1 kết cục, Chết.

Dù thắng hay bại thì vẫn chỉ là máu chảy đầu rơi.
Cụ có đọc:
"Có cái chết làm lên lịch sử
có cái chết đã trở thành bất tử"
 

baccucai

Xe tải
Biển số
OF-92761
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
287
Động cơ
406,295 Mã lực
Xin lỗi các cụ vì em hơi bức xúc, em cũng chẳng nặng nề gì chuyện đó đâu nhưng đùa thì cũng phải tùy nơi, tùy chỗ chứ. Mấy bài trên thì các cụ đang tự sự những năm tháng hào hùng, bi thương của lớp cha anh đi trước. Có những người phải bỏ học để cầm súng lên đường mà ko biết đến ngày trở về. Mặc quần áo rách cũng chẳng thấy xấu hổ, đói, khổ. Thế mà ko hiểu từ đâu lại "phọt" ra cái câu đấy, nghe nó vô cảm lắm cụ ạ.

Em thấy các cụ cũng hay trách nhau chẳng để làm gì. Mỗi người có một suy nghĩ mà cụ. Gia đình em rất nhiều người tham gia trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ đến BGPB, có cả thương binh nặng nhẹ đủ loại. Nhiều khi đi đâu ngồi tám chút về chuyện gia đình gặp phải mấy ông cũng cựu CB nhưng chắc chẳng bắn phát nào chê " bọn tao cũng đi lính sao không bị sao, chẳng qua mấy ông nhà mày...dốt mới dính đạn. " hic ! em thì cứ dĩ hòa vi quý thôi . Ai nói gì là quyền người ta, mình cũng chẳng bắt bẻ làm gì cho mệt !
 

ltgbau

Xe điện
Biển số
OF-14433
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,207
Động cơ
535,711 Mã lực
red_line nói:
Vấn đề là ở chỗ: mọi cuộc chiến đều chỉ có 1 kết cục, Chết.

Dù thắng hay bại thì vẫn chỉ là máu chảy đầu rơi.
Vấn đề là cái kiểu cụ hỏi cứ như hỏi kết quả 1 trận đế chế ý
 

red_line

Xe hơi
Biển số
OF-153012
Ngày cấp bằng
17/8/12
Số km
178
Động cơ
356,680 Mã lực
Nơi ở
TOYOTA - CHI HỘI 28
Cụ có đọc:
"Có cái chết làm lên lịch sử
có cái chết đã trở thành bất tử"
Em cũng từng cầm súng (nhưng không bắn được ai) vì thế cứ nhắc đến chiến tranh là em cứ phân vân "có ai bị bắn hay không?"
Thú thật là khi cái chết đi vào văn thơ thì nó đẹp lắm! Tuy nhiên thực tế thì xương trắng vẫn là xương trắng, đau thương vẫn là đau thương.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em cũng từng cầm súng (nhưng không bắn được ai) vì thế cứ nhắc đến chiến tranh là em cứ phân vân "có ai bị bắn hay không?"
Thú thật là khi cái chết đi vào văn thơ thì nó đẹp lắm! Tuy nhiên thực tế thì xương trắng vẫn là xương trắng, đau thương vẫn là đau thương.
Định không nói vì thấy văn cụ viết chứng tỏ đã từng cầm súng nhưng lưu ý cụ là thớt này để anh em ôn lại, kể lại những năm tháng chiến tranh chứ không phải là chỗ tung hô chiến tranh và càng không phải là chỗ để thể hiện cái TÔI, ra dáng khinh bạc phong sương. Và cũng không phải chỗ lồng tư tưởng kiểu "nhà văn".
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Chiến tranh là bắt buộc ! chẳng người lính bên nào muốn cả . Có những cái chết cũng biết trước phải chấp nhận vui vẻ đi vào chỗ chết. Mình không bắn nó thì nó bắn mình. Đã là giặc thì việc gì phải thương xót thằng nào. Em thấy cụ Vị xuyên 84 vừa vào ngó thấy câu nói của cụ chắc...buồn 15 phút xong rồi ra luôn !

Nếu có khái niệm hay định nghĩa như vậy thì chắc chẳng bao giờ có chiến tranh. Địch sang cứ...giơ tay hàng là xong !
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,905
Động cơ
415,518 Mã lực
Em nhớ không nhầm thì có ông nhà thơ nhà văn khá nổi tiếng, đượ mời sang hội thảo bên Mỹ có phát biểu đại ý rằng :" tôi cũng từng là người lính, tôi chưa bắn kẻ thù nào...gặp địch tôi bắn chỉ thiên", bị các CBB mỹ nó cười vào mặt " Đồ lính tồi". (Thành thật xin lỗi nếu cmt này đụng chạm đấn ai đó)
 

red_line

Xe hơi
Biển số
OF-153012
Ngày cấp bằng
17/8/12
Số km
178
Động cơ
356,680 Mã lực
Nơi ở
TOYOTA - CHI HỘI 28
Em nhớ không nhầm thì có ông nhà thơ nhà văn khá nổi tiếng, đượ mời sang hội thảo bên Mỹ có phát biểu đại ý rằng :" tôi cũng từng là người lính, tôi chưa bắn kẻ thù nào...gặp địch tôi bắn chỉ thiên", bị các CBB mỹ nó cười vào mặt " Đồ lính tồi". (Thành thật xin lỗi nếu cmt này đụng chạm đấn ai đó)
Em chỉ nhớ nhà văn Chu Lai có lần nói chuyện, đại ý là: "Dù có nhân văn đến mấy thì khi đứng trước kẻ thù chẳng ai lại đi bắn lên trời".
Còn nếu phải cầm súng thì ai mà chẳng muốn bắn thẳng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top