[Funland] Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc......

Trạng thái
Thớt đang đóng

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Oài, vậy bác í giống music đại nhân nhà em roài! Cưới vợ được 3 ngày thì nhập ngũ năm 78, đóng quân ở Trùng Khánh. Cụ nhanh nhẹn nên làm trinh sát, học tiếng dân tộc rất nhanh, tán gái như ranh (em nghe quân của cụ thi thoảng qua uống rượu kể thế). Trước Tết năm 78 được về phép 3 ngày nhưng do xe cộ sao í, ở nhà được 8 tiếng thì lại có xe đón đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Từ đó tới mãi đến Tết năm 82 mới về, không 1 lá thư, tin tức, mang được 1 chăn con công, 1 áo mút cho vợ và 2 bộ quân phục rách tả tơi. Thế là còn may, cụ là sếp lại nhanh nhẹn, chứ mấy ông lính dưới quyền chỉ có nhõn 2 bộ quân phục :P :P :P

Không biết có uẩn khúc gì hay thói quen mà các cụ không bao giờ nhắc lại chuyện trong giai đoạn đó, nếu có chỉ những chuyện tầm phào ở đơn vị khi ngồi nhậu với đồng đội cũ chứ không hề đả động đến chiến đấu! Trong khi đó người đi cùng đợt về kể cụ được tuyên dương vì thành tích huấn luyện, tuyển vào đơn vị đặc biệt. Hôm nào em thử moi cụ xem có chuyện gì hay ko :P :P :P
Bố em năm 79 đang đi làm thì bị tổng động viên lúc ấy cũng 23 tuổi rồi, đi đến gần tết thì được về lấy vợ rồi năm 84 mới được ra quân, về cũng chả bao giờ kể chuyện gì cả ngoài chuyện được phụ trách đại đội (do hàm thượng sỹ nên không được gọi là chỉ huy) được kết nạp đảng nhưng nhất quyết từ chối vì nếu kết nạp đảng thì phải nhận hàm thiếu úy mà như thế thì phải làm quân nhân chuyên nghiệp không được giải ngũ về với vợ con, cuối cùng sau khi ra quân được 6 tháng đơn vị còn gọi về kết nạp đảng. Ông bảo nếu tao nghĩ đến thân tao thì ở bộ đội làm lãnh đạo sướng hơn nhưng mà thế thì ai nuôi con nên quyết tâm xin giải ngũ.
 

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,425 Mã lực
Em kể với các cụ chuyến đi Malipo và chụp ảnh nghĩa trang của TQ và nhà bảo tàng của họ nhé. Cũng vì ham muốn lên 1509 từ phía bên kia và nhìn về Việt Nam xem thế nào nên bọn em đã đi sang đó. Thất vọng vì đó vẫn là khu vực cấm không cho dân vào chứ không như mấy tay trên mạng nổ là 1509 giờ thuộc về đất TQ và họ mở làm khu du lịch. Sang thị trấn đó thì dân họ nghèo lắm, họ không như ở Lạng Sơn hay Lào Cai vốn thông thương với ta nhiều. Ấn tượng của họ về người Việt Nam vẫn là những tháng năm chiến tranh ác liệt với các đoàn quân lên và những xác chết quay trở về nghĩa trang Malipo. Chính vì thế nên dân họ nhìn bọn em với con mắt không thiện cảm vì bọn em đi cả xe ô tô sang đó nên họ nhìn là biết luôn. Khi vào nghĩa trang của họ thì bọn em cũng muốn vào bảo tàng đó xem và chụp ảnh nhưng bảo vệ không cho vào, cô bé hướng dẫn viên phải dúi cho bảo vệ 200 tệ và nói bằng tiếng TQ thương lượng để cho bọn em được vào. Em post ảnh lên để các cụ thấy TQ đến bây giờ vẫn giáo dục thế hệ sau này như thế nào và vẫn khơi dậy sự hằn thù với Việt Nam ta.

Đây là nhà bảo tàng của họ:



Còn đây là mộ của lính TQ chết trận ở Việt Nam:



Còn đây là mộ của các sỹ quan, mặc dù chết rồi nhưng cũng phân biệt:



Có tay lính này chết đúng hôm 12-7-1984, chắc không phải em bắn vì thật ra em chưa bắn chết được thằng TQ nào:



Bên trong bảo tàng có sa bàn mặt trận:





Lão Cao Sơn hậu nhập đêr lộ mẹt rõ quá vậy.


Mãi ghi nhớ giai đoạn lịch sử giữ nước này. Dù gì thì vẫn là giữ nước. Xin ghi nhớ!
 

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,425 Mã lực
Nghĩa trang bên khựa nó to và hoành tráng quá nhỉ? Em có dịp đi qua 1 nghĩa trang liệt sĩ ở Quản Bạ - Hà Giang, một nghĩa trang nhỏ, nằm trên đồi cao và khóa cửa. Đi xung quanh cả huyện đội lẫn công an gần đó cũng không gặp được ai để mở cửa cho vào nên bọn em quyết định hơi liều là trèo vào.



Đa phần các liệt sĩ ở đây hy sinh vào năm 1979 và 1984





Phần mộ các liệt sĩ thì hiu quạnh thế này







Chắc ít khi được thắp nén hương thơm tưởng nhớ



Nghĩ mà buồn.
Cụ chỉ rõ đường đi, nếu có thể tự sự thêm vài dòng cảm nghĩ, đảm bảo vớ cụ là ae trên OF không lãnh cảm quên đến thế đâu. Cái chính là người dẫn cảm thế nào thôi. có chút hoa 3 giác mạch mà đã kéo đàn lũ rồi nữa là máu đỏ Lạc hồng cha anh xương máu, nào đâu có dễ quên
 

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,425 Mã lực
Em đang tính có thể cuối tháng 12 này, bài vở hòm hòm rồi, em đưa papa 1 cụ ọp phờ về lại trên mạn Xín chải chơi thăm lại bạn bè, chiến trường cũ của ổng.
Cụ nào ham chơi, rảnh rỗi thời móc với em đi cho vui. Chạy xe 1 mình oải lắm :(
Hay quá cụ, cụ PM vào nick nhé, thăm lại đất tiền tiêu
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
3,836
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Bố em năm 79 đang đi làm thì bị tổng động viên lúc ấy cũng 23 tuổi rồi, đi đến gần tết thì được về lấy vợ rồi năm 84 mới được ra quân, về cũng chả bao giờ kể chuyện gì cả ngoài chuyện được phụ trách đại đội (do hàm thượng sỹ nên không được gọi là chỉ huy) được kết nạp đảng nhưng nhất quyết từ chối vì nếu kết nạp đảng thì phải nhận hàm thiếu úy mà như thế thì phải làm quân nhân chuyên nghiệp không được giải ngũ về với vợ con, cuối cùng sau khi ra quân được 6 tháng đơn vị còn gọi về kết nạp đảng. Ông bảo nếu tao nghĩ đến thân tao thì ở bộ đội làm lãnh đạo sướng hơn nhưng mà thế thì ai nuôi con nên quyết tâm xin giải ngũ.
Oài, vậy gần giống cụ thân sinh ra em! Cụ đang học dở lớp 7 thì nhập ngũ năm 58, vào trinh sát pháo binh, huấn luyện ở Thủy Nguyên và Kim Môn, sau về đóng quân tại Kiến An nhưng thời đó chả phải bắn phát chiến đấu nào! Cụ cải tiến cái thước ngắm pháo binh gì đó, rút ngắn thời gian tính toán từ nửa giờ xuống 5 phút gì đó và được thưởng huy chương và là trường hợp hiếm hoi nhập ngũ chưa được 1 năm, ko chiến đấu mà được (em không nhớ là huy chương gì, chỉ nghe các chú nói để bọn em phấn đấu chứ cụ ko kể lại). Cộng với thành tích dạy bình dân học vụ cho cả đơn vị và kèm riêng chỉ huy học hết cấp 2 nên được xem xét kết nạp vào Đ và được tiêu chuẩn đi học ở Đông Đức. Tuy nhiên, lúc đó gần hết nghĩa vụ (1961) nên cụ xin rút hết, nhường cho người khác và chỉ khẩn khoản xin ra quân để về nuôi bố mẹ già, các em dại (các chú tiếp theo nhà em sinh các năm: 1947, 1952, 1957). Suốt 40 năm công tác sau này, hồi trẻ bao lần được gợi ý kết nạp Đ thì khi thẩm tra lý lịch vẫn vướng vụ từ chối kết nạp trong quân ngũ. Sau khi đi LX về năm 91 thì nhất quyết ko vào nữa :P :P :P Giờ đi họp mặt đơn vị cũ, vẫn bị đồng đội và chỉ huy cũ gọi là "thằng cùn" :P :P :P
 
Chỉnh sửa cuối:

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,425 Mã lực
Bố e cũng đi chống tàu 1979 ngày đó là trung úy cầm súng lục chụp ảnh ầm ầm. Mà bố e kể cũng k đến mức căng go như bác chủ thớt kể. Mấy chú gần nhà e đi ngày đó tổng thể 10 người về đủ cả 10 có mỗi một người được làm thương binh vì trúng bọc pá. Bố e kể khi mình xuống hầm thì tàu nó chơi đạn giả bắn ầm ĩ lên khi chui lên rùi nó bắn đạn thật. ngày í nó dồn người bị tù đày lên làm bia đỡ đạn để chống VN. Còn lính chuyên nghiệp thì đi sau....nói chung cũng k đến mức như chủ thớt nói phải hót xác cả đống mồ chôn tập thể....
Pháo binh thì Đức số 1 thế giới
Pháo Binh thì Trung quốc đứng số 2 thế giới,
Nhưng không bằng pháo binh Việt Nam Bắn được pháo đài bay B52 của mỹ. Và cả thế giới ca ngợi điều này VN là nước duy nhất bắn được B52 từ trước đến nay. Trận điện biên phủ trên không mỹ thua ta vì kinh tế không còn tiền sản xuất b52 nữa nên kí hiệp định hòa bình :)) cái này e nói điêu í hí hí
Tóm lại, cụ này chỉ nghe kể lại, hí ha hí hí
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Có một loại vũ khí ta đã sử dụng ở mặt trận VX, và cũng sử dụng một lần duy nhất sau đó phải đưa về nhà máy gang thép thái nguyên để đầu thai lại đó là Đ Z U (bom bay). Do 2 bác ở học viện KTQS nghiên cứu và mang ra thử nghiệm.Được đưa nên tầm tháng 2/85. Trận địa đặt ở đầu trên của sân bay Phong Quang, mục tiêu bắn là đồn công an của chúng.Do tôi cùng bác Thảo 168 chỉ huy bắn phát đầu lệch trái 40 li giác, xa 300m, bắn phát 2 sang tận bên nhà máy cao su, phát ba đạn ko nổ, phát 4 tụt xuóng trúng đường mòn Là na đầu 233, phát này mà tụt khoảng 400m thì rơi vào đồi chuối, địch ở khu này chắc phải tự rút. bắn phát 5 đạn lại ko nổ,sau đó thì dừng hẳn, giàn bắn bàn giao cho f 313, tôi chờ mãi đến 1994 chả thấy ai đến nhận đành báo cáo f đưa về TN. Phải chăng loại này mà thành công thì tốt biết mấy,chỉ tôị tản mát quá lớn, nếu ko tên địch nào ko chết thì chắc cũng phải đi Trâu Quì, bác nào đã nhìn thấy hố đạn ở Nà la chưa? [/4.
Không lẽ sản phẩm của CNQP Vietnam những năm 80 cũng chẳng hơn hàng của cụ Trần đại Nghĩa làm ở rừng những năm 40 là bao?
Bom bay của cụ Nghĩa (Lễ) là quả tên lửa không điều khiển nặng 3 chục cân, tầm bay 4 cây số dù chỉ dùng thuốc đen làm thuốc phóng.
 

The Avenue

Xe buýt
Biển số
OF-156393
Ngày cấp bằng
12/9/12
Số km
960
Động cơ
-271,011 Mã lực
Cụ "Cù cu" ơi, nếu còn thì cụ post thêm nhé, em đọc hết mà vẫn chưa thấy đã, đúng thể loại em thích, vote cụ nhé :)
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
ẹm còn nữa mà, đã hết đâu, em đang viết lại cho nghiêm chỉnh để post lên chon các cụ đọc. em còn nợ cụ hoathanhtao vụ đặc công nữa, hihihi
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Ở đây ý em muốn nói là Toppic của cụ Cúc cù cu lập ra chỉ là những câu chuyện kể của người trong cuộc CTBGPB ( cụ đặt tên 1979 thì mọi trận chiến về sau kể ra cũng không đúng với tinh thần chủ đạo của Top ). Bon em cũng chỉ là lính thế hệ sau hóng hớt và biết gì, nghe gì đóng góp cho vui thôi ạ ! Cụ Pain rành em quá rồi còn gì ! Những chuyện khác theo em cũng không nên sa đà vào quá nó sẽ chuyển hướng mục đích của cụ chủ thớt, có dẫn chứng, có ngoài lề là chuyện đương nhiên nhưng tầm vĩ mô ta không lạm dụng quá dễ xảy ra những cuộc tranh luận quá lời mất vui cụ chủ ạ.

Vậy các cụ còn biết gì về sau năm 89 nào. Mấy cụ hay phân tích chính trị nói em nghe đi. Thằng em đi những năm sau đó cũng muốn góp chuyện chỉ sợ các cụ lại lôi chuyện nọ xọ chuyện kia thì chán lắm !

Không tin các cụ cứ hỏi cụ VX 84 sẽ rõ . Và có dịp em về HN tâm sự với các cụ nhé !
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Bài phát biểu của anh Nguyễn Việt Châu, nguyên chủ nhiệm chính trị sư đoàn 356 hôm 12-7-2012 tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. Anh Châu trong chiến dịch 12-7-84 là Chính trị viên tiểu đoàn 3 trung đoàn 876 F356:



Kính thưa! Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở lao động-thương binh xã hội tỉnh, lãnh đạo hội cựu chiến binh tỉnh và bà con nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang!
Thưa các đồng chí, đồng đội, anh em bạn bè thân mến!
Hai mươi lăm năm rồi, hôm nay trở lại Hà Giang. Sông Lô vẫn cuồn cuộn chảy phù sa đỏ. Vẫn ngút ngàn núi đá chập chùng và cao xanh đại ngàn Tây Côn Lĩnh và tình người Hà Giang vẫn ấm nồng thủy chung son sắt.
Lời đầu tiên thay mặt anh em cựu quân nhân sư đoàn 356. Kính chúc các đồng chí lãnh đạo địa phương bà con nhân dân các dân tộc Hà Giang, anh em đồng chí, đồng đội lời chúc sức khỏe:
Mạnh khỏe! Vui tươi! Hanh phúc!!!...
Thưa các đồng chí! Hai mươi lăm năm-một phần tư thế kỉ, quãng thời gian thật dài...Nhưng cũng chỉ là mới đó...Cái ngày mà đầu mùa hè 1984 mảnh đất Hà Giang họa xâm lăng tràn tới. Thanh Hương, Thanh Thủy, Thanh Đức, Phương Độ, thị xã Hà Giang...Ngày đêm ầm ầm pháo đạn. Lửa cháy đỏ trời và máu của đồng bào đã đổ...Đồng bào nhân dân các bản làng thôn xóm đã gồng gánh, bế bồng chạy giặc.
Chúng tôi! Những chiến sĩ sư đoàn 356. Với dũng khí của tuổi trẻ và tình yêu tổ quốc từ Lào Cai ngược dòng sông Lô về đây sát cánh cùng các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Hà Giang anh dũng chiến đấu chặn đứng bước tiến của quân thù xâm lược giữ cho Hà Giang thanh bình và mãi là Hà Giang mến yêu!
Nhớ chiến trường xưa! Nhớ đồng đội cũ, những người ra đi không trở lại, nhớ tấm chân tình của anh em đồng chí, đồng đội, của bà con nhân dân các dân tộc Hà Giang những năm tháng ác liệt của chiến tranh.
Những người đã dũng cảm chiến đấu. Gần 600 đồng đội của trung đoàn 876 đã ngã xuống trong trận đánh đầu tiên ngày 12/7/1984 tại cao điểm 772. Những trận đánh tiếp theo của mùa đông 1984, mùa xuân 1985. Hơn 180 ngày đêm đội pháo bám đá lấn, dũi, tiến công, phòng ngự giành giật với quân thù từng mỏm đá, gốc cây, ụ đất của cao điểm núi đá 685 của trung đoàn 153, trung đoàn 876. Tiến công bình độ 300-400 của trung đoàn 149. Của trung đoàn 2 nơi bình độ Ngàn Mốt-Một Ngàn, chín trăm, tám trăm, đồi khồn tên, 600, 468, Hang Dơi, Làng Lò, Đồi Đài, Cô X, Thanh Thủy, nơi thung sâu đất lạ, Hang Mán, Khe Cụt, Đồi Xanh...Những liệt sĩ: Phó tham mưu trưởng trung đoàn 153 Đậu Thế Chân, Liệt sĩ Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Nguyễn Hữu Thanh, liệt sĩ tiểu doàn trưởng tiểu đoàn 1 Nguyễn Trung Chỉ, liệt sĩ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 Nguyễn Xuân Thuyên, liệt sĩ tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 Bạch Văn Kết, liệt sĩ tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2 Phạm Minh Kí...và hơn 1200 đồng đội chiến sĩ sư đoàn 356. Vì sự bình yên của Hà Giang, sự vẹn toàn của lãnh thổ, của biên cương Tổ quốc đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Hà Giang này.
Những người còn lại chiến công của họ khi được nhắc tới như một huyền thoại. Đại đội trưởng đại đội 11 tiểu đoàn 3 trùng đoàn 876 Nguyễn Văn Minh trong trận đánh đầu tiên đã dẫn đầu đội hình đơn vị dũng mãnh xung phong đánh chiếm mục tiêu. Khi bị thương vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị tiến công quân địch. Trận đánh không thành...tiếp tục bị thương và ngất đi... suốt 6 ngày 6 đêm lần từng bước bò về đơn vị.
Đại đội trưởng đại đội 3 tiểu đoàn 4 trung đoàn 153 Hoàng Ngọc Nhân. Đại đội trưởng đại đội 7 tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 Nguyễn Tư Hạnh từ 14/12/1984 đến 18/1/1985 tiến công, phòng ngự kiên cường đã đánh lui 33 đợt tiến công của địch để có 1 tiểu đoàn 4 anh hùng , 1 Lê Trần Mẫn anh hùng.
Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 E 876 Hồ Xuân Tuân, Đại đội trưởng đại đội 5 Thái Khắc Ba. Kiên cường phòng ngự E2, E5. Núi đá 685, trận đánh ngày 15-18/1/1985 đã đánh lui 11 đợt tấn công của địch giữ vững điểm tựa để có một Nguyễn Viết Ninh anh hùng...
Gần đây nhất từ 18/6-21/6/2012, khi biết tin gia đình của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Nguyễn Hữu Thanh về Hà Giang tìm hài cốt của anh. Thì những chiến sĩ năm xưa của Tiểu đoàn 3:"Kim, Khiêm, Tiến, Tuấn, Chung, Đại, Nhân" đã từ Hà Nội, Yên Bái ngược ngàn trở lại 772 vẫn còn đầy mìn, cạm bẫy và cái chết vẫn rình rập trên những lối mòn mép chiến hào, gốc cây, ụ đất...Họ đã làm nên một kì tích là đã tìm lại đựoc di cốt của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thanh. 28 năm lạnh lẽo gió sương trên đầu voi của cao điêm 772. Anh đã anh dũng ngã xuống, nơi anh ngã xuống chỉ cách sở chỉ huy của địch không quá 15m. Làm vơi đi nỗi đau của vợ con, của gia đình anh suốt 28 năm tìm kiếm.
Và tất cả anh em đồng đội chúng ta, chiến sĩ sư đoàn 356. Từ trận đánh đầu tiên, trận đánh tiếp theo, trận đánh sau cùng và trong xây dựng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu...Là những đại diện cùng có mặt trong buổi hội ngộ này, thật là cảm động!
...Hôm nay, ngày 12-7-2012,trở lại Hà Giang với tấm chân tình sâu đậm. Chúng tôi, những cựu quân nhân sư đoàn 356 xin gửi tới Hà Giang lời chào thân thương nhất! Gửi tới nơi yên nghỉ của đồng chí, đồng đội tại nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang món quà nhỏ:
-Hai mươi ghế đá chất lượng cao
-Ở đài tưởng niệm Thanh Thủy 2 chiếc ghế đá chất lượng cao
Trên 22 chiếc ghế đá này có ghi dòng chữ:"Hội cựu quân nhân sư đoàn 356 kính tặng"!
Xin được thắp nén Tâm hương cho đồng chí, đồng đội, anh em, những người nằm lại!
Nguyện cầu cho các anh mộ phần được yên ổn, vong linh được siêu thoát. Độ cho gia đình. cho đồng chí, đồng đội, cho Hà Giang, cho Tổ quốc Việt Nam trường tồn và tươi đẹp mãi mãi!
Xanh thắm trời chiều thu biên giới
Chập chùng núi đá ngút ngàn mây
Ghé lại Hà Giang thăm bạn cũ
Làng Lò-Thanh Thủy khó nào quên
Chiều muộn hoa rừng xin một nắm
Gửi người nằm lại góc rừng xa
Thanh Thủy suối ngàn treo lưng núi
Ngàn đời ngân mãi khúc hùng ca!
Xin đựoc bày tỏ tấm lòng biết ơn tới các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sở lao động thương binh xã hội, Hội cựu chiến binh tỉnh và các sở ban ngành của tỉnh Hà Giang và huyện Vị Xuyên đã tổ chức và tạo thuận lợi cho cuộc hội ngộ hôm nay.
Xin kính chúc các đồng chí lãnh đại địa phương, nhân dân các dân tộc Hà giang, đồng chí, đồng đội anh em thân mến:
Mạnh khỏe!Hạnh Phúc!
Xin trân trọng cảm ơn!!!
TM.hội cựu quân nhân sư đoàn 356
ĐẶNG VIỆT CHÂU

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Bác Đặng việt Châu ( người đeo huân huy chương ) đang đứng cạnh cụ nào em không rõ , ảnh chụp ngày 12/7/2012 tại nghĩa trang Vị Xuyên !

 

DV2004

Xe tăng
Biển số
OF-32300
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,100
Động cơ
1,129,880 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Fun tí,
Cụ này tả giống game "đế chế- AOE" quá quá.

Em xin pots hầu các cụ câu chuyện của một bác cưu chỉ huy pháo binh F 313 về trận đánh năm 1979 phía Hà giang tâm sự với em về những người lính quê Tuyên quang nhé ! Thường là mọi người chỉ nghĩ năm 1979 Trung quốc chỉ tấn công các tỉnh khác chứ không động đến Hà giang, tuy nhiên có một vài trận đánh ít ai biết lắm .

Ở đây,nhân nói về các sự kiện "Chiến tranh biên giới Hà tuyên 1979-1989" để giữ toàn vẹn lãnh thổ đất nước, ko thể ko nói đến phần xương máu mà những người đồng hương với ban đã đổ xuống ,tôi sẽ dần ghi lai để mời ban và mọi người cùng xem để trân trong sự hy sinh và đóng góp của họ .Năm 76 đ/v tôi tuyển đợt quân đầu tiên sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.Ban đầu chẳng ai nghĩ rằng sẽ lai có môt cuôc chiến mới đang chờ đợi ,nên viêc huấn luyên quân ngày ấy cũng không đươc coi trọng lắm,thêm nữa sau chiến tranh đất nước khó khăn đói kém,viện trợ của môt số nước đã bi cắt giảm.Vây nên quân ta toàn đi lao động là nhiều.Nhưng rồi cái gì đến nó cũng phải đến.Năm 78 từ môt đ/v đang làm kinh tế ,trung đoàn 122 chuyển sang trang thái sẵn sàng chiến đấu.Trong đó tiểu đoàn 3 (tiểu đoàn có quân số khi vào huấn luyên chủ yếu là người ở các đia phương của tỉnh Tuyên quang) đứng chân ở nơi tuyến đầu của măt trận.Năm 78 quân Trung quốc ráo diết chuẩn bi chiến tranh.Đối diện với ta công xã múng-tủng (nằm trên truc đường từ Thiên bảo đi tới cao điểm 2000) đầy ắp lính tráng,xe pháo nhộn nhịp,sân kho công xã chất đầy dụng cụ chiến tranh,chúng ko hề giấu diếm mà còn phơi ra cố ý để đe dọa ta.Truyền đơn, sách báo ,loa đài dọa dẫm kêu goi kích động chiến tranh(Về khoản này Trung quốc chắc nhất thế giới )
Đôi khi để xua tan không khí quê quạnh và năng nề ấy thi thoảng quân Trung quốc lại tặng ta vài trái pháo 105 đươc bắn sang bên kia bờ nam Thanh thủy
Ngày 17 tháng 2 năm 79 khắp tuyến biên giới Việt-Trung tiếng súng đã vang lên.Trên hướng Vi xuyên,ngay tai cửa khẩu Thanh thủy(nơi sau này trở thành cửa tử đối với cả đôi bên)thì các hoat đông quân sư là ko đáng kể.Mà nó lai đươc tâp trung vào phía tây bắc bên chân dải Tây côn lĩnh,nơi tiểu đoàn 3 chốt giữ.Rạng sáng từ giáp đường biên đến các trân địa nằm sâu trong nôi địa ,pháo Trung quốc bắn cấp tập vào các vi trí đã định trước, bầu trời vang động bởi tiếng phi đan xé gió ,chớp sáng lòe,măt đất lay động chao đảo , khi đó trời mù sương tầm nhìn chỉ đạt 3 đến 4 m.Từ trong các hầm và nhà âm tránh pháo bộ đội nóng lòng chờ đơi giây phút được nổ súng,vì bao ngày ôm súng tâp tành mà ko đươc dùng đến lai thêm có chút mùi thuốc pháo bay vào hầm làm lính ta càng thêm kích động.Chừng 9 giờ sương tan dần,ngó qua trên trời cao đạn pháo phản lưc quân Trung quốc bay đỏ bầu trời ,ở điểm đạn rơi bên kia bờ suối khói lửa mù mịt,khu doanh trai cũ , quân Trung quốc tưởng ta vẫn còn quân đồn trú ,chúng dùng lưu pháo 122 nã vào, mái nhà lơp cỏ tranh bốc cháy dữ dội,măt đất trên trận đia các cao điểm 1558a-1558b cỏ cây bi dọn sach bay đâu hết,trơ màu đất đỏ.Dọc chiến hào đã có chiến sỹ bi thương vong trong khi đang làm nhiêm vụ cảnh giới.Có lẽ vừa để thăm dò vừa để thị uy nên suất ngày hôm đó quân Trung quốc chỉ bắn pháo với mật độ dầy đăc vào các trận địa của ta từ các chốt tiền phương đến hâu cứ các đ/v
Còn bên ta từ các đ/v bô binh đến các đ/v hỏa lưc vẫn án binh bất động..
 

hajinbk

Xe tăng
Biển số
OF-5687
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,151
Động cơ
554,932 Mã lực
Nơi ở
Trái Đất
Chuyện thật 100% luôn nhé.
Ông bác em. (bố em và bố bác ấy là anh em ruột). Năm 1979 đóng quân ở 1 đơn vị biên giới.
Chẳng hiểu óanh đấm thế nào mà... Khi Trung Quốc đánh 1 vài ngày mà bác ấy ôm cả súng và tư trang chạy về nhà (quê em Hưng Yên).
Ông nội em lúc đó xã đội trưởng, và mọi người thấy thế hỏi... Đang đánh nhau thế sao lại về. Bác ấy nói: bọn nó đông quá, quân mình có 1 dúm, nó tràn quá như thác... Cả đơn bị chạy hết, mạnh ai ấy chạy... Bác sợ quá ôm sụng chạy một mạch về quê.

Về sau sợ bị luên lụy gia đình, và kỷ luật. Ông em mới khuyên bác ấy ôm súng đi lên mạn biên giới, gặp bất cứ đơn vị nào thì xin gặp chỉ huy và nóibij lạc đơn vị.

Về sau bác ấy là sĩ quan, thương binh, về phục viên với cấp hàm thượng úy.
Ông anh cùng cơ quan em cũng vậy, ông ý kể đơn vị toàn lính sau 75, khi khựa tràn sang mạnh ai người nấy chạy. Ông ý chạy về Thái Nguyên với đầy đủ súng đạn, gặp ông anh trai làm ty tài chính mới vào đ.ảng dắt đến tỉnh đội biên chế vào đơn vị mới quay lại Cao Bằng, nhưng lên đến nơi thì kết thúc. Đến bây giờ ngày 22/12 công ty tổ chức kỷ niệm cho cựu quân nhân ông ý vẫn ngượng ngượng:))
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,230
Động cơ
439,694 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
LỜI KỂ CỦA TƯỚNG LÊ DUY MẬT, TƯ LỆNH TRƯỞNG MẶT TRẬN HÀ GIANG 1984-1988, LÀM RÕ HƠN VỀ TRẬN CHIẾN 12/7/84.

Trong cuộc trò chuyện về cuộc đời binh nghiệp, đã có lúc thấy Tướng Lê Duy Mật chùng xuống, nghẹn lại; Tướng Lê Duy Mật cho biết: ông không thiếu dũng khi lâm trận nhưng đôi khi sự Dũng trong ông cũng bị chùng xuống bởi những “nhát dao đâm từ sau lưng” của những kẻ vẫn ngỡ là đồng chí, đồng đội của mình…

Xin giới thiệu về một trong những “nhát dao đâm vào lưng” Tướng Lê Duy Mật khi ông chỉ huy chiến dịch đánh chiếm lại Cao điểm 1509 bị thất bại vào khoảng thời gian tháng 4,5/1984…


Bàn kế hoạch phản kích lấy lại 1509-

Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng người đeo kính, ngồi; Tướng Lê Duy Mật ngồi quay lưng

Tướng Lê Duy Mật là một trong những vị tướng trung dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam; Ông sinh năm 1929 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng…

Ông trùng tên với Lê Duy Mật (-1770) là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chúa Trịnh vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa được hình thành và phát triển cùng với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và được gộp chung vào phong trào này.Ông là hoàng thân nhà Hậu Lê, con thứ vua Lê Dụ Tông (1705-1729)…Không rõ Tướng Lê Duy Mật có cùng dòng họ với vị Thủ lĩnh Lê Duy Mật này không ?

Tướng Lê Duy Mật có mặt trong đội quân của Tướng Nguyễn Bình, giải phóng và xây đặc khu Đông Triều; đặc khu giải phóng này được xây dựng trước khi cách mạng tháng Tám thành công; Lê Duy Mật là đồng đội cùng với các tướng lĩnh lừng danh sau này như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo chiến đấu tại đặc khu Đông Triều…

Năm 1953 sau khi cộng tác với ông Đỗ Mười, Chính ủy Quân khu Tả ngạn vào tiếp quản “Khu 300 ngày “, ông được bổ nhiệm từ Trung đoàn phó lên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng ( E 238 )… Năm 1963, ông là một trong những sĩ quan cao cấp được cử vàoNamchiến đấu từ trên những chiếc tàu không số xuất phát từ Hải Phòng…

Vào Nam ông được giao trọng trách Tư lệnh phó-Tham mưu trưởng Quân khu 8 và Quân khu 9; ông chiến đấu tại miền Tây Nam bộ 10 năm; Năm 1975 ông được điều về làm Cục phó Cục Tác chiến… Sau khi giải phóng miềnNam, Tướng Lê Duy Mật được điều sang Cămpuchia dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Đức Anh…

Năm 1981 ông được cử sang Liên Xô học tại Học viện quân sự đào tạo Tham mưu trưởng Vorosilov…

Năm 1984 ông được điều động về Quân khu 2 với chức vụ Phó Tư lệnh quân khu 2, Tham mưu trưởng và kiêm Tư lệnh Mặt trận Hà Giang…cho đến năm 1988…

Mặc dù Lê Duy Mật là vị tướng có trong tay “ bộ tứ tử “: Nam chinh Bắc chiến; Chinh đông, chinh Tây…(ông đã chiến đấu ở Cămpuchia trong bộ chỉ huy do Tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh và chiến đấu ở chiến trường Lào dưới quyền chỉ huy của Tướng Hoàng Sâm và vào Nam trên những con tàu không số lênh đênh trên Biển Đông) …nhưng đời binh nghiệp của ông lại kết thúc với một kết cục không ít những nỗi buồn…

Xin mở ngoặc thêm: Dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Duy Mật đã có những con người nổi tiếng như Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là sĩ quan dưới quyền ông; lúc Lê Duy Mật làm Phó Tư lệnh Quân khu 9 thì Phạm Văn Trà là Trung úy; Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ Tổng tham mưu trưởng, khi chiến đấu ở Hà Giang, Đỗ Bá Tỵ là Sư phó Sư 313; Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Sư trưởng 356 chiến đấu tại Hà Giang 1984-1985…

Dưới quyền chỉ huy của ông còn có Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Tấn Minh, bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ông Nguyễn Tấn Minh quê ở Hà Đông, hy sinh năm 1974…

Tướng Lê Duy Mật về hưu với quân hàm Thiếu tướng ?!









Tôi được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng ( Trung đoàn 328 ) vào cuối năm 1953, sau đó về làm Trưởng phòng tác chiến quân khu tiếp quản “Khu 300 ngày”, xây dựng kế hoạch tiếp quản cùng với ông Đỗ Mười…Ông Đỗ Mười lúc đó là Chính ủy quân khu nói rằng: Tôi là người ở Trung đoàn Trung Dũng lâu nhất cho nên nên trở về chỉ huy trung đoàn này…Do đó tôi quay về làm Trung đoàn trưởng…

-Lâu nay bác có gặp ông Đỗ Mười không ?

-Chỉ gặp khi ông Đỗ Mười làm Chính ủy đơn vị tiếp quản “Khu 300 ngày “ ( Là khu theo Hiệp định Giơnevơ ta đồng cho Pháp được đồn trú tại Hải Phòng 300 ngày ), sau đó có gặp ông Đỗ Mười khi vợ ông chết… Sau này do ông Đỗ Mười nghe ông Lê Đức Anh, một con người không nhìn hiện tại, quá khứ và tương lai cho nên, khi Lê Đức Anh không dùng tôi nữa vì thế lực đỡ đầu của Lê Đức Anh là thế lực của Cụ Duẩn, Cụ Thọ, còn thế lực của tôi là thế lực của ông Giáp, ông Lê Trọng Tấn, ông Hoàng Văn Thái…Khi ông Lê Đức Anh lên làm BT Bộ Quốc phòng ông thay đổi toàn bộ bộ sậu cán bộ cũ…Ông Lê Đức Anh lấy cớ khi tôi chỉ huy mặt trận Hà Giang không chịu nghe cấp trên nên ( sau khi Tư lệnh Quân Khu 2 là Tướng Vũ Lập mất đột ngột, Bộ Quốc phòng đã không đề bạt, cất nhắc ông Lê Duy Mật đương là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2 lên thay thế mà điều ông tướng Đặng Quân Thụy lên làm Tư lệnh quân khu 2-Chú thích-P.V.Đ) việc ông Lê Đức Anh không đưa tôi lên mà điều tôi làm Tư lệnh quân khu, bản chất ông Lê Đức Anh muốn cơ cấu lại tay chân ( cùng ekip ) của ông ta…

-Hồi chỉ huy mặt trận Hà Giang bác đã có những việc làm gì không tuân lệnh cấp trên ?

-Nhiều cái tôi không nghe lệnh cấp trên. Ví dụ: Bộ tổng tham mưu gợi ý cho tôi đưa quân sâu vào trong Trung Quốc 18 km, đánh vào huyện lỵ Malefo, một huyện lỵ toàn đá tai mèo, tôi đã không chấp hành…Tôi bảo tôi không thể đánh được! Bộ Quốc phòng muốn đánh thì ra lệnh bằng dấu đỏ xuống đây, nếu tôi đánh thắng hay bại là do các anh chứ tôi không chịu trách nhiệm. Có phương án sử dụng trực thăng để ngăn chặn địch, tiêu diệt địch trong đất ta, cái đó tôi không nghe vì tôi cho là không đủ khả năng và không có hiệu quả, đánh kiểu đó sẽ thất bại…Ông Nguyễn An cũng là tướng chiến với tôi gợi ý tôi đánh theo kiểu Liên Xô: tức là đánh cả phía trước, cả phía sau, làm theo kiều điều lệnh Liên Xô tôi cũng không nghe…Tôi cho rằng với kẻ thù là Trung Quốc, với địa hình như Hà Giang không thể đánh theo kiểu Liên Xô được…( Hồi đó cố vấn quân sự Liên Xô có mặt tại Hà Giang )… Theo cách đánh của Liên Xô thì chỉ nên học từng việc, không thể bê nguyên xi bài bản cách đánh của Liên Xô để áp dụng cho đánh Trung Quốc…

- Thưa bác, trận 12/7/1984 thì ai là tác giả, vạch kế hoạch tác chiến: huy động 1 lúc 4 trung đoàn để đánh trận đánh một số cứ điểm ở đây ? Có ý kiến cho rằng: Trận này ta thất bại là do áp dụng máy móc chiến thuật “ biển người “ nên gặp phải hỏa lực pháo binh của Trung Quốc quá mạnh, nên phải chịu thất bại ?

- Trận này tôi vạch kế hoạch và có sự chứng kiến của Phó Tổng tham mưu trưởng Lê Ngọc Hiền. Trận này có mật danh M 76. Trận này chịu thất bại là một cán bộ lớn của ta làm tay sai cho Tình báo Hoa Nam, khi ta chuẩn bị đánh đâu thì nó báo cho Trung Quốc nên trước khi mình nổ súng thì phía Trung Quốc đã tề binh mã… -Theo Trung tá pháo binh Hoàng Văn Xiển của Sư 313 kể: khi pháo binh mình nổ súng thì phía Trung Quốc cho rút quân ra toàn bộ…để cho mình bắn thoải mái…Khi quân mình lên, các hầm hố bị phá hết, lúc đó pháo Trung Quốc bắn lại quân mình không chịu nổi nên phải rút ? -Đó là trận khác…Phía ta đã tiến hành 3, 4 đợt đánh lớn để lấy lại 1509…Trận đánh lớn nhằm lấy lại 1509 đầu tiên ( có lẽ là khoảng tháng 5-6/1984, Tướng Lê Duy Mật không còn nhớ rõ ) đó là trận mang mật danh M.76, quân ta đã tiến lên tới bình độ 800, là một thảo nguyên ở trên 1509; Lúc đó gần sáng, mình nổ súng thì phía Trung Quốc tập trung 27 trung đoàn pháo và pháo phối thuộc của 4-5 sư đoàn nó bắn mình, mình không thể nào tiến lên được. Quân mình cứ ở đấy liền dãn ra và tiến lên tới bình độ 900 thì gần sáng không thể tiến lên được nữa; Quân mình vẫn ở trên cho tới 4-5 giờ chiều hôm sau, thấy không thể lấy lại 1509, tôi đề nghị Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng: Ta không thể tiến được nữa, tôi đề nghị anh cho lui quân. Ông Lê Ngọc Hiền báo cáo lên trên, trên nói thôi đành phải như thế…Tôi cho lui quân vào 4 giờ rưỡi chiều hôm sau…


Tướng Lê Duy Mật, thứ tư trái sang đứng cạnh Tướng Đoàn Khuê…

-Thưa bác như vậy trận 12/7/1984 là trận quân ta đánh định chiếm lại một số vị trí xung quanh 1509 nhưng do mình không lường trước được lực lượng pháo binh của nó quá mạnh, gây tổn thất lớn cho quân ta nên phải chịu thất bại ?

-Mình biết hỏa lực mạnh của Trung Quốc chứ, mình đánh theo kiểu của chúng ta, dùng yếu tố tập kích bất ngờ để khi Trung Quốc biết nhưng trở tay không kịp, cho dù có hỏa lực mạnh; Vì có người của Cục Quân báo hay của Tổng Cục 2 đầu hàng nó, báo cho nó biết nên đã mất yếu tố bất ngờ…Ta tổ chức đánh ngày nào, giờ nào, bao nhiêu quân nó báo cho Trung Quốc biết hết…Cho nên khi quân mình đụng chạm một cái là nó nổ súng mấy tiếng đồng hồ do quân mình không tiến lên được, phải dãn quân ra…nó ở trên cao nó nhìn thấy hết, do đó cứ thế nó bắn, nó chặn đứng mình lại… -Cao điểm 1509 là cao điểm cao trên 1500 m quân ta phải trèo cả ngày mới lên được chứ ? -Quân ta tập kết từ 4 giờ chiều từ bình độ số 200 để leo dần lên bình độ 800…

-Trung đoàn 876 Sư 356 đơn vị của chú em cháu được giao nhiệm vụ đánh 772 ngày 12/7/1984 ? -Trận 12/7/1984 là trận ta đánh chiếm lại các cao điểm 772, Đồi Cô Y., đánh 774, Đồi không tên, những cụm cao điểm bên bờ sông Lô, không phải trận mà tôi vừa kể…

-Thế trận đánh để chiếm lại 1509 như bác vừa kể chắc phải xảy tháng 4 hoặc 5/1984 ? -Có 3 chiến dịch lớn: Đánh chiếm lại 1509, đánh cụm cao điểm xung quang 772, thứ 3 là đánh bên Minh Tân, thứ 4 là đánh đuổi địch ở 685…Như vậy là ta đã mở 4 đợt lớn, nhưng đợt thứ 4 không đánh do tôi và ông Nguyễn Hữu An cãi nhau nên không thực hiện được…Trong 2 năm 1984-1985 ta đã mở 3 đợt đánh lớn… Phần 3: -Hồi ấy sau những trận đánh lớn không thành công, chắc Bộ chỉ huy mặt trận có họp rút kinh nghiệm, vậy Bộ chủ huy có rút ra kinh nghiệm gì, ưu khuyết điểm gì ? -Tôi đã viết một bản báo cáo dày 20 trang gửi cho Quân khu 2 về cách đánh và kinh nghiệm đánh Trung Quốc cho hôm nay và cho mai sau…

-Bác có nhớ những ý chính trong bản báo cáo đó không ? Theo bác nguyên nhân thất bại không lấy lại được 1509 là gì không ? -Không lấy lại được vì nó phòng ngự chắc quá, hậu cần của nó nhiều quân quá, địa hình của 1509 thì quá cao và hiểm trở; Trung Quốc chiếm được trước nên có lợi hơn ta…

-Có ý kiến cho rằng: Tại sao mình không dùng hỏa lực mạnh để khi Trung Quốc chiếm điểm cao nào thì ta dùng hỏa lực diệt gọn ? -Mình có vũ khí đâu mà tiêu diệt quân Trung Quốc. Pháo binh của ta chỉ có một lữ đoàn, với 3 dàn hỏa tiễn H 12 ( Cachiusa ) với một ít ĐKZ…

-Một lữ đoàn pháo có bao nhiêu khẩu ?

- Có hơn bốn chục khẩu pháo 105 mm…

-Nghe nói hồi đó mình có mang bom bay lên Hà Giang có không ?

-Chỉ có hỏa tiễn H 12 thôi…không có bom bay! – Thế bác rời khỏi Hà Giang lúc nào ? -Vào đầu năm 1988 sau khi tôi không được cơ cấu Tư lệnh quân khu 2 thay tướng Vũ Lập bị chết do bị bệnh, trên cử Tướng Đặng Quân Thụy lên thay và tôi trở về chờ ở Trạm 66 ( Hà Nội ) và không làm gì nữa…
Thời xưa làm gì có điện thoại di động hay email mà thông báo được kế hoạch chi tiết thế. Em dự là bây giờ thôi chứ ngày xưa thì khó lắm.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,757
Động cơ
4,693,796 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Thời xưa làm gì có điện thoại di động hay email mà thông báo được kế hoạch chi tiết thế. Em dự là bây giờ thôi chứ ngày xưa thì khó lắm.
Thế thì bác lại phải tìm những thớt ngay trong box này đọc khẩn trương đi ạ!
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Thời xưa làm gì có điện thoại di động hay email mà thông báo được kế hoạch chi tiết thế. Em dự là bây giờ thôi chứ ngày xưa thì khó lắm.
Thông tin là người quan trọng thứ 2 trong 1 đơn vị mà cụ lại nói thế thì chết à!?
Thời liệt sỹ Thạc mà còn báo cáo chi tiết được nữa là thời oánh Tầu.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Em lại xin pots một bài viết của bác Cao sơn về tiểu sử chinh chiến của cụ VX 84 cho vui một chút nhé . Xin phép bác Thắng, nếu bác không thích nhắn em xóa đi ạ !

Lão Thắng nhập ngũ tháng 3 năm 1983, làm y tá trung đoàn 153 sư đoàn 356. Trong chiến dịch MB 84, lão Thắng được tăng cường cho trung đoàn 876 tấn công điểm cao 772.

Cũng như bất kì một nguời lính nào lần đầu tiên xung trận, lão Thắng mang rất nhiều đạn. Đói một hai hôm không thể chết, nhưng đang đánh nhau hết đạn là chết. Những nắm cơm được vứt lại, nhường chỗ cho những viên đạn đồng đỏ au. Ngoài trang bị của một người lính bộ binh thông thường, vì là y tá nên lão ta còn phải vác theo đôi nẹp tre và túi thuốc.


Hành quân suốt đêm, đến 3 giờ sáng thì đại đội lão tiếp cận được trận địa. Pháo địch bắt đầu khai hoả, bắn vu vơ thăm dò vị trí trú quân của bộ đội ta. Lão Thắng lom khom nấp dưới hào xâm xấp nước, đợi giờ nổ súng tấn công.


Năm giờ sáng pháo ta vào trận. Đạn pháo từ tuyến dưới ù ù lao qua đầu, nổ ầm ầm phía tiền duyên. Trời vẫn chưa sáng, bộ đội chưa được lệnh nổ súng.


Pháo bắn đúng hai tiếng thì…hết đạn. Bộ binh lúc ấy mới tấn công. Trời vẫn mù mịt mây, không nhìn thấy mục tiêu.


Mất mười phút đầu lão Thắng mặt cắt không còn hột máu, chạy đi chạy lại trong hào tìm chỗ nấp mà vẫn chưa bắn được phát súng nào. Đạn nhọn của địch giăng kín, cắm phầm phập xuống đất. Mảnh pháo cắt rào rào những tán cây còn sót lại.


Bộ đội bắt đầu vận động tấn công, vừa bắn vừa bò lên. Chỉ leo lên khỏi hào vài mét là tiếng súng đã tắt lịm. Vì là y tá nên lão Thắng buộc phải lên xem bộ đội thương vong thế nào. Lão vừa bò, vừa cầu trời khấn phật phù hộ độ trì cho đạn chừa lão ra. Có lẽ ở hiền gặp lành nên lời khấn linh nghiệm, đạn đang bắn rát chỗ ấy lại chuyển làn đi đâu mất để lão còn có chuyện kể về sau.


Mấy lần bộ đội tổ chức tấn công nhưng đều không thành công vì hoả lực của địch quá mạnh. Tiếng súng của trung đội cửa mở nằm phía trên cũng không còn nổ giòn giã. Một số đã hi sinh, số còn lại đợi mãi không thấy bộ binh lên thì bắt đầu rút xuống. Đánh lên không được thì nguy cơ địch tràn xuống chiến hào là điều dễ xảy ra.


Đại đội phó ra lệnh: “Thắng, lên tăng cường cho đầu chiến hào, trên ấy im ắng quá”. Lão Thắng vận động lên phía đầu chiến hào. Hoà bị sạt từng đoạn dài, anh em hi sinh nằm la liệt dọc lối đi. Ở góc đó, chỉ còn một cậu lính mặt mày xám ngoét run rẩy rúc đầu vào hàm ếch tránh đạn. Lúc này tai đã ù, cơn sợ hãi ban đầu đã qua, lão Thắng bắt đầu say mùi khói súng. Thắng hỏi: “Trên này thế nào? Chúng nó bắn kinh quá nhỉ”. Cậu lính kia lắp bắp: “Anh em hi sinh cả, chúng nó sắp tràn xuống”.


Lão Thắng kê súng lên thành hào vào bắt đầu điểm xạ điêu luyện như trong huấn luyện. Đây là phát súng đầu tiên kể từ lúc trận đánh xảy ra. Mây mù che kín mục tiêu, lão cứ rê súng theo hướng có tiếng nổ hay ánh lửa rồi bóp cò.


Bỗng nhiên lão thấy có bóng áo xanh xanh đang vận động hướng về phía ta. Địch rồi, chúng nó bắt đầu tràn xuống rồi. Lão Thắng hét lên báo động cho đồng đội và nhằm vào bóng áo xanh nổ súng. Cái bóng đổ ập xuống vẫn kịp thét lên một tiếng đầy đau đớn. Ngay sau đó lão Thắng cảm giác như địch ở khắp nơi, lão rê súng bắn theo trí tưởng tượng của mình nốt băng đạn ấy.


Vừa lắp xong băng đạn thứ hai thì có lệnh rút lui. Lúc ấy khoảng 10 giờ sáng. Bất chấp đạn bắn chiu chíu trên đầu, lính ta cứ thế trượt rầm rầm xuống triền núi. Vì lão Thắng chốt ở đoạn đầu chiến hào, thành ra phải rút sau cùng với đại đội phó, phòng địch truy kích.


Đại đội lão xuống được dưới chân điểm cao thì trốn tạm trong một khe đá. Một lúc sau, mấy chiến sỹ ở đơn vị khác cũng chạy về đến đấy. Có một cậu bị thương nhẹ ở chân vẫn tập tễnh đi được, la ồ ồ đòi uống nước. Sợ lộ vị trí ẩn nấp, lão Thắng tiêm cho một mũi giảm đau rồi cho uống cả…bình tông nước.


Đêm hôm ấy, nhờ pháo sáng của địch, họ nhằm hướng Nam mà tiến. Lão Thắng vứt hết đạn, cả đôi nẹp tre lẫn túi thuốc cho nhẹ, đến gần sáng thì về được lèn đá 468.

Mấy ngày sau, đơn vị lão được rút xuống Ngọc đường củng cố lực lượng chiến đấu. Đây là thời gian sung sướng nhất của lão, cuộc đời lại rượu ngon và gái đẹp cho đến khi lão quay lại hang Làng lò đợt hai.

Sau trận đánh ấy, đơn vị được năm tấm huân chuơng chiến công. Đại đội bình bầu chia chác xong xuôi vẫn thừa một chiếc. Phàm là thằng lính trận, có tấm huân chương phụ hoạ cho những câu chuyện xương máu vẫn hơn là nói mồm xuông. Thế là lão đề nghị: “Cho em xin cái đấy”.


Đại đội ngẫm nghĩ: thưởng huân chương cho lão cũng đúng. Lão anh dũng chốt chặn chiến hào không cho địch tràn xuống. Lại còn đưa được một thương binh về nơi an toàn. Xứng đáng được tấn huân chương chiến công hạng ba.


* * *


Lão Thắng đã kể xong câu chuyện, đôi mắt lão Thắng xa xăm buồn u uất. Tôi và lão Đoành an ủi: “Bác thế là dũng cảm lắm, xứng đáng phong anh hùng chứ huân chương hạng ba là quá bèo bọt”. Lão Thắng ngậm ngùi: “Nhưng tao vẫn bị ám ảnh tiếng thét lúc tao bắn trúng thằng Trung quốc. Nó kêu: Ối giời ơi”.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top