[Funland] Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc......

Trạng thái
Thớt đang đóng

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,102
Động cơ
667,061 Mã lực

Phim "Đường về quê mẹ" chứ nhỉ?
E khong dám chắc, hình như có nhân vật anh Đồi.
"Đường về quê mẹ" có anh Núi bị thương vào mắt phỏng Cụ? bối cảnh là cuộc chiến tranh chống ĐQ Mỹ ạ.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
"Đường về quê mẹ" có anh Núi bị thương vào mắt phỏng Cụ? bối cảnh là cuộc chiến tranh chống ĐQ Mỹ ạ.
"Đường về quê mẹ" là chuyện đơn vị cử 3 người đi làm trận địa giả để nghi binh B52. Sau trận bom B52 thì anh Núi bị ngất => lạc đơn vị. Anh Núi tỉnh dậy vẫn tiếp tục làm trận địa nghi binh...
Còn film về anh bị thương vào mắt là nói về anh hùng Lê Mã Lương, chuyên giữ chốt. Ông anh em là lính cùng trung đoàn với LML, có nhiều chuyện tếu về cụ này lắm. :))
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,825
Động cơ
476,417 Mã lực
Cụ LML mới hưu chức tổng quản Việt Nam quân đội bảo tàng rồi thì phải?
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Suối đấy là suối Thanh Thủy đấy cụ ạ, ngày xưa TQ với ý đồ hất quân ta sang bờ nam suối Thanh Thủy nhưng không thành. Bọn em ngày đó nằm bờ bắc Thanh Thủy được ăn chế độ ưu tiên hơn. Thực ra bắc hay nam Thanh Thủy đều ăn pháo tàu như nhau nhưng trên cứ phân biệt như vậy. Đợt vừa rồi em lên thì cầu ngon rồi nên nó như thế này :

Hồi nghe các bác kể hang Dơi, khi đi qua em cứ nghĩ chắc thời các bác cái suối bé hơn chứ nhìn rộng thế này thì bác bác chẳng lội qua được !
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Nghe các cụ đã từng chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên năm 84 kể, ngày đó âm mưu của Tàu là phải đánh bật bộ đội VN chốt ở bờ bắc suối Thanh Thuỷ và lấy con suối này là đường biên giới tự nhiên phân chia 2 nước.
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,976
Động cơ
308,174 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc để biết được công sức, chiến công, sự hy sinh của lớp cha, anh và thêm yêu tổ quốc. Xin cảm ơn cụ chủ thớt và các cụ đã cung cấp thông tin ...
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
3,836
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Suối đấy là suối Thanh Thủy đấy cụ ạ, ngày xưa TQ với ý đồ hất quân ta sang bờ nam suối Thanh Thủy nhưng không thành. Bọn em ngày đó nằm bờ bắc Thanh Thủy được ăn chế độ ưu tiên hơn. Thực ra bắc hay nam Thanh Thủy đều ăn pháo tàu như nhau nhưng trên cứ phân biệt như vậy. Đợt vừa rồi em lên thì cầu ngon rồi nên nó như thế này :

Hã hã, cái dáng Kiều kìa:P
Vậy cụ Vị Xuyên 84 là người đi đầu ạ? Em ghi nhớ để lỡ gặp còn biết mà chào :P :P :P
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Hôm nay em đọc trên mạng thấy nói về quán cafe Lính ở Hàng Buồm. Buổi chiều em rủ thằng em ra đấy ngồi, trong nhà có 10 viên đạn AK mà bạn em đợt lên 772 tìm hài cốt anh Thanh tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 E876 hy sinh hôm 12-7-84 mang về cho, em mang 10 viên AK đã nằm 28 năm trên mỏm D3 cao điểm 772 ra bổ xung cho các bác ở quán. Mai em lại ra đó đem cho các bác ấy thêm cuốn lý lịch quân nhân của em giữ vẫn còn, ngồi uống cafe ở đó mà em lại nhớ hồi xưa khi ở thị xã HG uống bột đậu xanh, hút thuốc Alào và nghe nhạc vàng. Những người lính bọn em thời đó không như lớp cha anh ngày chống Mỹ. Khi đó cả nước hừng hực khí thế ra trận, còn bọn em thì lui về phía sau hai chục cây số là quán xá nhộn nhịp,. Hồi năm 84 thị xã HG sơ tán vì pháo TQ bắn vào thị xã nên cũng vắng, nhưng sang năm 85 dân thị xã lại về quán hàng nhộn nhịp. Rạp chiếu phim ở thị xã tối nào cũng tấp nập nam nữ thanh niên đi xem, lẫn vào đó là những thằng lính trên kia về tóc dài như phỉ, quần áo rách rưới, chỉ có súng đạn và lựu đạn đeo đầy người. Mà lính bọn em ngày đó cũng lành, không gấu mèo như thanh niên bây giờ nên không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra. Dân thị xã HG cũng rất tốt, uống nước chè và hút thuốc lào thì bộ đội không mất tiền, ăn uống thì có tiền thì trả không có tiền thì trình bày là xong. Hihi cạnh thị xã có cả một trường sư phạm 10+2 nên các em nữ sư phạm đông vô cùng, hồi đó cứ buổi chiều xuống bên kia sông các em tràn xuống tắm tiên, bên này bộ đội E153 đứng xem. Em xem mấy hôm không thấy xinhê gì nên đi lấy của thằng bạn ở C14 DKZ cái ống nhòm to tướng đem ra nhòm. Vậy mà các em cứ vô tư tắm và còn trêu rủ bộ đội xuống tắm cùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,825
Động cơ
476,417 Mã lực
Lịch sử là môn học khô khan nhất và cũng thú vị nhất nếu người dạy sử và viết sử kém hay giỏi :)

Cụ cứ ngẫm anh Lê Thẩm Dương dạy Ngân hàng trong SG mới thấy thú vị. Ngày xưa em được học sử của thày Cương bố nuôi ca sỹ Hồng Nhung mà thấy thấm lắm :)
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
TQ khác ta ở chỗ họ chú ý trân trọng từng cái nhỏ nhất. Năm 2009 em đi sang Malipo là thị trấn đối diện với HG cách biên giới khoảng 40km. ở đó TQ xây hẳn một nhà bảo tàng nói về cuộc chiến với ta những năm 1984-1989, bảo tàng này nằm trong nghĩa trang liệt sĩ của họ nên các đoàn của họ vào thăm viếng nghĩa trang đều ghé vào xem. Bên ngoài nghĩa trang họ làm mô hình các điểm cao có chú thích nơi đã xảy ra các cuộc chiến đấu dữ dội, bên trong họ đắp sa bàn để người xem có thể hình dung ra. Tất cả các vật dụng thời chiến tranh của họ đều có, có cả đạn hoả tiến của ta bắn sang không nổ họ cũng trưng bày. Trên đó còn ghi rõ ngày tháng năm ta bắn sang và tên đơn vị bắn là F312 của ta. Nếu các cụ có hứng thú thì lát em về em sẽ post ảnh lên .
 

nvthu

Xe buýt
Biển số
OF-86206
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
703
Động cơ
415,229 Mã lực
Nơi ở
MT
Anh Vị Xuyên kể tiếp đi, dưỡng sức lâu quá!
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Nói thật với các cụ là chuyện của em chỉ là chuyện tào lao của lính tráng thôi, nó không có tầm bao quát toàn bộ mặt trận như bác vt738 bên VMH. Trong chiến trận thì em chỉ biết hướng của mình và trận trận đánh hôm 12-7 ở D1 điểm cao 772, sau này khi đi đánh 685 thì em toàn nằm trong hang phục vụ chiến đấu, có lên mỏm thì chạy thục mạng lên rồi chạy thục mạng về vì pháo TQ bắn khủng khiếp luôn. Sau này khi đơn vị rút xuống HG thì hết đi câu cá lại lang thang ngoài quán, rồi là đi hái chè để sao thành chè tuyết uống ngon tuyệt. Trước đây hội sỹ quan biên giới Nghệ an có tặng bọn em cuốn nhật ký chiến dịch MB84 để dần dần em sẽ post lên hầu các cụ, xen vào đó em sẽ kể về trước, trong và sau hôm 12-7 của đơn vị em đi phối thuộc là C5 D2 E876 đánh điểm cao 772.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Em kể với các cụ chuyến đi Malipo và chụp ảnh nghĩa trang của TQ và nhà bảo tàng của họ nhé. Cũng vì ham muốn lên 1509 từ phía bên kia và nhìn về Việt Nam xem thế nào nên bọn em đã đi sang đó. Thất vọng vì đó vẫn là khu vực cấm không cho dân vào chứ không như mấy tay trên mạng nổ là 1509 giờ thuộc về đất TQ và họ mở làm khu du lịch. Sang thị trấn đó thì dân họ nghèo lắm, họ không như ở Lạng Sơn hay Lào Cai vốn thông thương với ta nhiều. Ấn tượng của họ về người Việt Nam vẫn là những tháng năm chiến tranh ác liệt với các đoàn quân lên và những xác chết quay trở về nghĩa trang Malipo. Chính vì thế nên dân họ nhìn bọn em với con mắt không thiện cảm vì bọn em đi cả xe ô tô sang đó nên họ nhìn là biết luôn. Khi vào nghĩa trang của họ thì bọn em cũng muốn vào bảo tàng đó xem và chụp ảnh nhưng bảo vệ không cho vào, cô bé hướng dẫn viên phải dúi cho bảo vệ 200 tệ và nói bằng tiếng TQ thương lượng để cho bọn em được vào. Em post ảnh lên để các cụ thấy TQ đến bây giờ vẫn giáo dục thế hệ sau này như thế nào và vẫn khơi dậy sự hằn thù với Việt Nam ta.

Đây là nhà bảo tàng của họ:



Còn đây là mộ của lính TQ chết trận ở Việt Nam:



Còn đây là mộ của các sỹ quan, mặc dù chết rồi nhưng cũng phân biệt:



Có tay lính này chết đúng hôm 12-7-1984, chắc không phải em bắn vì thật ra em chưa bắn chết được thằng TQ nào:



Bên trong bảo tàng có sa bàn mặt trận:



 

Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,976
Động cơ
565,845 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Hồi còn đi học , e cứ tưởng sau 75 là đất nước ta ' sạch bóng quân thù ' . Giờ mới biết còn một cuộc chiến đã bị lãng quên hay cố tình bị lãng quên , cảm ơn chủ thớt !
79 thì em biết, nhưng cái đận 84-89 thì giờ em mới biết. hik
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Đây là các ảnh bên trong nhà bảo tàng của họ, bức tượng đặt chính giữa:



Các bức ảnh về sự gian khổ của lính TQ phải chịu đựng:







Và đây là quả hỏa tiễn của F312 bắn sang nhưng không nổ hồi cuối năm 1987:

 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Nó là kẻ xâm lược,nó còn dám làm vậy!
Cớ gì mình lại không dám trưng bày,thậm chí còn phá hỏng đi những chiến tích chiến tranh!
Chán như con gián!!!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

xeruabo2

Xe điện
Biển số
OF-103910
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
2,263
Động cơ
837,101 Mã lực
Nơi ở
Quê hương bà Thi
Lính Mỹ cầm súng ở VN vì muốn giúp đồng minh miền Nam 'thống nhất đất nước' , quân TNVN cầm súng ở CPC vì nghĩa vụ quốc tế giúp CPC thoát khỏi chế độ diệt chủng PP , lính TQ cầm súng bắn VN là vì cái gì nhể ? ( e chỉ muốn biết xem phía bên kia họ nhìn cuộc chiến này ntn ạ )
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Lính Mỹ cầm súng ở VN vì muốn giúp đồng minh miền Nam 'thống nhất đất nước' , quân TNVN cầm súng ở CPC vì nghĩa vụ quốc tế giúp CPC thoát khỏi chế độ diệt chủng PP , lính TQ cầm súng bắn VN là vì cái gì nhể ? ( e chỉ muốn biết xem phía bên kia họ nhìn cuộc chiến này ntn ạ )
Có bài này sẽ giải đáp được một phần thắc mắc của cụ:



Đó là một cuộc chiến rất ít người biết tới, không được nhắc nhở trước công chúng, và cũng không có buổi lễ thường niên nào để vinh danh các chiến sĩ tử trận. Đó là cuộc chiến giữa quân đội Trung Quốc (TQ) và Việt Nam nơi vùng biên giới hai nước kéo dài nhiều năm, dai dẳng trong thập niên 1980 và bộc phát lớn vào năm 1984, rồi chỉ chính thức kết thúc vào năm 1999. Cuộc chiến này không có trong sách sử chính thức của hai nước, và cũng không được tờ báo nào tại hai nước nhắc tới.

Bản tin “Lonely memorial for China's forgotten war” (Tưởng Niệm Cô Đơn Cho Cuộc Chiến Bị Bỏ Quên Cuả TQ) do phóng viên Benjamin Morgan của thông tấn AFP kể lại hôm thứ năm 29/3/2007 sẽ được dịch toàn văn như sau.




Y hệt những lính đứng gác, các hàng cây tùng vững vàng nơi nghĩa trang Malipo phủ bóng che chở cho những hàng mộ chiến binh để tưởng nhớ cuộc chiến đẫm máu của TQ với Việt Nam.

Các ngôi mộ nằm ẩn trên lưng đồi ngoài thị trấn nhỏ Malipo ở vùng hẻo lánh Tây Nam, chỉ cách biên giới Việt-Hoa có 43 kilômét, là một nhắc nhở về cuộc chiến đắt giá mà TQ đã quyết định quên lãng.

Trong nhiều giờ, một nông dân làm rẫy lúa phía dưới Nghĩa Trang Liệt Sĩ Malipo là dấu hiệu duy nhất của sự sống, bóng xa hiện lên của ông nhưng thật là xa đối với TQ hiện đại, cũng như xác của 957 nạn nhân chiến tranh chôn gần đó.

Không có bao nhiêu người tới thăm. Cuộc chiến Việt-Hoa này là một lịch sử bị bỏ quên, che khuất trong bí ẩn và vẫn chưa được giải thích bởi chính phủ CSTQ đối với một công chúng hầu như không biết gì về cuộc chiến này.

Những người tới thăm mộ, như Liu Mingbang, 54 tuổi, tới để tưởng nhớ các chiến hữu tử trận trong cuộc chiến làm thiệt mạng hàng chục ngàn lính ở hai bên trước khi cuộc chiến chính thức kết thúc vào năm 1999.

Cũng như các cựu chiến binh khác, Liu, người đã 2 lần từ quê nhà ở tỉnh Sichuan tới đây, do dự khi nói về cuộc chiến không thắng lợi bao nhiêu.

Cuối cùng Liu nói sau khi bị hỏi nhiều lần, mắt ông sáng lên vì xúc động, “Xong rồi. Đó là chuyện quá khứ và không cần chiến đấu nữa. Chúng tôi đã vào cuộc chiến và xong rồi. TQ lúc đó hỗn loạn, có quá nhiều chuyện tệ hại. Đó là những thời kỳ rất khó khăn.”

Liu tự hào vì phục vụ đất nước nhưng lộ vẻ bị ám ảnh vì bạo lực, “Thật kinh hoàng, những chuyện tôi đã thấy nơi đó. Đó là những chuyện rất khó mà sống với, và là chuyện tệ hại nhất là khi tôi phải trở lại và kể cho gia đình tôi về những gì tôi đã làm.”

Liu Anlin, cựu chiến binh khác từng đóng ở biên giới Việt-Hoa 20 năm về trước, ít lời hơn khi giaỉ thích.

Ông nói, cánh tay hướng về các ngôi mộ, “Lý ra không nên có những thứ này.”

Trong nhiều lời kể, cuộc chiến Việt-Hoa kết thúc với thiệt hại đắt giá cho TQ; cuộc tấn công của họ cho thấy yếu kém chiến thuật, thiết bị yếu kém và truyền thông cũng yếu kém.

Khi hiệp ước biên giới được ký 2 thập niên sau đó, TQ có khoảng 26,000 tử sĩ, và Việt Nam khoảng 37,000 tử sĩ.

Mặc dù TQ xâm lăng Việt Nam ngày 15-2-1979, tung ra một cuộc chiến tranh rồi sau đó trở thành những xô xát biên giới ít tầm mức hơn xuyên suốt hầu hết thập niên 1980s, một cái nhìn về nghĩa trang ở Malipo chỉ cho thấy chút xíu thực tại.

Bức tường tưởng niệm viết hàng chữ, “Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến đã mang tới truyền thống cách mạng vĩ đại và can đảm, cho thấy chủ nghĩa anh hùng và lòng ái quốc của quân đội ta. Chiến thắng là kết quả của quyết định khôn ngoan của chính phủ trung ương, nhờ nhân dân ủng hộ và là kết quả cuộc chiến đẫm máu của tất cả chiến sĩ ta.”

Trong khi Liu Mingbang xem các chữ khắc trên bia đá vinh danh các đồng chí của ông như là liệt sĩ cách mạng, ông nói về lý do cuộc chiến, dẫn theo giải thích chính thức về cuộc chiến.

Theo lời kể từ ngoài phía chính phủ TQ, quyết định TQ tấn công là nhằm đáp ứng việc Cộng sản Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt tháng 12-1978 để lật đổ chế độ Pol Pot hỗ trợ bởi Bắc Kinh.

Quan hệ trở nên cay đắng với Liên Xô và việc Liên Xô công khai ủng hộ Hà Nội được Bắc Kinh xem là gây hấn sau khi phe cộng sản chiến thắng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, là thêm một yếu tố khác.

Khi TQ chính thức tuyên chiến, TQ dẫn lý do Việt Nam đối xử tệ hại với người gốc Hoa tại Việt Nam và việc Cộng sản Việt Nam chiếm đóng đảo Trường Sa, một cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết.

Xu Ke, một lính bộ binh trong trận đánh ở núi Laoshan (Lão Sơn, 崂山) khi căng thẳng bùng lên năm 1984, đã tự xuất bản cuốn sách trên Internet có tên “The Last War” (Cuộc Chiến Cuối Cùng) nói lý do TQ gây chiến là thấy rõ. Xu, 42 tuổi, kể với AFP tại Thượng Hải, “TQ muốn bộc lộ nỗi giận lên Việt Nam bởi vì TQ ghét kiểu Việt Nam liên minh với Liên Xô sau khi TQ giúp Việt Nam quá nhiều trong cuộc chiến chống Mỹ.”

Xu không tự nhận là 1 sử gia, mà chỉ mô tả sách ông như 1 hồi ký như nỗ lực đaò tìm các dữ kiện lịch sử cô đọng về cuộc chiến mà các thư viện quốc gia, theo lời ông, bị bưng bít bởi chính phủ.

Ông nói, “Hầu hết các sách về cuộc chiến đã bị gỡ bỏ. Chính phủ không thích có ai chỉ trích về cuộc chiến, và một cách căn bản, họ hy vọng mọi người ngậm miệng lại.”

Những gì được ghi lại chỉ là sau 4 tuần giao chiến kể từ ngày 15-2-1979, TQ đột ngột tuyên bố chiến thắng và rút quân, mặc dù các trận đánh vẫn tiếp diễn trong nhiều năm về sau.

Hầu hết các lời kể lịch sử ngoài TQ thì nói là quân TQ chuẩn bị yếu kém trước bộ đội Cộng sản Việt Nam đã dày dạn chiến trường.

Gợi lại 5 tháng giao chiến dữ dội tại Việt Nam trong năm 1984, Xu kể về các đợt tiến quân ở cả 2 phía là dữ dội nhưng bất phân thắng bại.

Xu nói, “Bộ đội Việt Nam mạnh mẽ, không dễ bị thua. Họ trước đó đã chiến đấu nhiều năm và có kinh nghiệm.”

Cựu chiến binh TQ tại nghĩa trang quân đội
Nguồn: news.yahoo.com/AFP Mark Ralston
--------------------------------------------------------------------------------

laoshan1.jpg (87.11 KB, 380x252 - xem 14734 lần.)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top