- Biển số
- OF-137226
- Ngày cấp bằng
- 4/4/12
- Số km
- 849
- Động cơ
- 376,640 Mã lực
- Nơi ở
- Góa
- Website
- www.facebook.com
5.11 này vk mới sẽ về đến vn đấy các cụ ah.
Cùng một sự đồng cảm nhận thức với cụ về mấy đỏ trên. Thời gian có thể xóa đi nỗi hằn thù chứ không thể xóa đuợc sự thật lịch sử. Sự sai lầm dạy sử sẽ luôn là nỗi đau của Dân tộc.Bây giờ em mới đọc hết cmt của các cụ, em cám ơn những lời động viên của các cụ đã cmt cho em, cũng rất cám ơn những thông tin chia sẻ qúy giá của các cụ, tuy em cũng chỉ được nghe kể lại, cũng chỉ biết qua những người thân mình kể lại, nhưng dù sao em cũng muốn làm được điều gì đó để có nhiều người hiểu những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc VN mà mình đã cố tình lãng quên vì những cái ngu trong nhận thức của 1 bộ phận. Em không đồng ý khi lịch sử ko nói rõ việc này. Đã có thổn thất về người và của của 2 cuộc chiến tranh biên giới thì hãy để thế hệ con cháu phải biết và nhận thức rõ hơn. Khi những cuốn lịch sử mình thì bg những chi tiết này hầu như không được nhắc đến hoặc đơn giản chỉ là một thông tin chú thích. Nếu ai đã từng đến nghĩa trang TRường Sơn, thực sự cái cảm nhận về sự mất mất sẽ lớn hơn là chưa nhìn thấy, các cuộc chiến tranh cho dù to, nhỏ, ý nghĩa chính trị thế nào cũng là tổn thất, Tổn thất cho những người đã mất và những người sống. Ngày trước 17/2/2012, đến nghĩa Trang liệt sỹ ở Nhổn, hôm đấy em mới biết có hơn 10 nhà cũng đã chuyển về đấy, hôm đấy chỉ có những người đã mất năm 1979 là đến. Lúc đấy ko ai bảo ai đều im lặng các cụ ạ, LỊch sử VN mình đã im lặng quá nhiều, nếu để đem những im lặng đấy mà biến thành lợi ích kinh tế thì có ích gì, cái chết về thể xác ko quan trọng là cái chết về giá trị tin thần của dân tộc Vn, đấy là tất cả những suy nghĩ của em về 2 cuộc chiến tranh phi nghĩa đấy của Khựa. Không biết bao những quyển lịch sử cho thế hệ sau này học được đọc rõ hơn những giai thoại này...
Oh, vậy ra em nhận nhầm. Em sẽ tiếp tục đọc, cụ viết hấp dẫn lắmkhông, Quang không phải tên em
Đúng òi cụ ạ, chú ấy lên đến đại uý thì ra quân,sau sư đoàn về việt trì mấy tháng thì giải tán, có xuất đi nga nhưng chú em trình độ học vấn thấp nên xin giải ngũ về quê, ảng, đoàn cũng bỏ luônÔng chú cụ đóng bên Hà Giang à? A 6 a ? Năm chú ấy đề cập là 84-87 cụ ạ.
Vậy chú của cụ cùng Sư với cụ vị xuyên 84 đấy. Cái đỏ là chính xá.c, nó cho thấy lính ta anh hùng như thế nào ! Những ai qua thời đó đều xứng đáng anh hùng.Đúng òi cụ ạ, chú ấy lên đến đại uý thì ra quân,sau sư đoàn về việt trì mấy tháng thì giải tán, có xuất đi nga nhưng chú em trình độ học vấn thấp nên xin giải ngũ về quê, ảng, đoàn cũng bỏ luôn
Hầy , có chuyện này một lần về phép là có người xui chú đi chặt ngón tay bấm cò để không phải đi nữa nhưng sau lại thôi. Thời của chú em thì bộ đội mình chết lại đa phần do đi đánh cá hoặc lấy hàng tâm lý chiến
Có vụ đã phải dựng quan tài lên , tuyên án và tử hình tại chỗ rồi đấy
Bạn chú em cũng đi đánh mìn, do thiếu chốt cài nên lấy cây tăm để cài, khi khoát ba lô để xuống, do xóc nên chốt bật ra bác ấy hoảng quá vứt ba lô ngược lên dốc lên tử nạn, may đại đội bao che được nên vẫn là liệt sĩ chứ quê em có khá nhiều trường hợp là tử
sĩ vì ....
Cái thời chiến tranh biên giới nó khác rất nhiều so với thời chiến tranh chống mỹ về mặt tinh thần, thời cm thì cả nước đều gian khổ nên đều xác định " một xanh cỏ, hai đỏ ngực"
Chứ thời chiến tranh biên giới phía bắc nhất là giai đoạn sau này thì chú em kể
Chỉ cần nhảy xe về xuôi vài chục cây số thôi là thấy cuộc sống khác hẳn,bia rượu, gái gú
Vậy mà cách đó chục cây súng pháo đi đoàng
Ông nào nằm chốt một năm xuống là trông như người rừng vì tóc tai để dài do kiêng không cắt, quần áo tả tơi vì cũng kiêng không mặc đồ mới
Úi , bác Già cao số rồi, cái lá đó là lá cây Tếch đấy ạ. Chạm vào là ngứa và Rát lắm, người lớn còn phải xoắn nữa là trẻ con.Haizzz, cũng vì cái ngày đen tối năm 79 ý mà chút nữa em không được còn có mặt trên cõi đời này. Hồi ý em đang ở quê ngoại, thị trấn Quuảng Uyên, Huyện Quảng Hòa, Cao bằng, cũng được đi "Chạy Tầu", đoàn của em trước khi vào hang thì em bị cọ chân vào lá "han" (một loại lá nếu chạm vào rất rát, rát như dính vào con bọ lẹt ý) thế là em khóc inh ỏi, hai đứa em họ sinh đôi của em(con dì ruột của em SN 79 hồi đó được mấy tháng) cũng khóc ngằn ngặt...vì sợ địch phát hiện ra nên cả đoàn đã quyết định bóp mũi cả 3 đứa (cả em ý ạ). Không hiểu sao đúng lúc đó em lại nín bặt (chắc số sống) còn 2 thằng em họ thì vĩnh viễn ra đi (đích thân ông nội nó bóp mũi). Đau xót lắm các cụ, mợ ạ.
Cụ thử ADN bằng cách nào vậy? Em nghe nói chôn lâu thì lấy mẫu xương thử ADN sẽ không chính xác.... CHính vì lẽ đó, đến tận 17 năm sau, sau khi em dang học đại học, lúc đấy, mọi ngừoi mới lên lại Lào Cai đê xdd mộ xem còn hay mất, cũnng nhờ TTTNCN ở Đông Tác, tìm hộ, họ chỉ nói khi vực đấy, chứ ko nói rõ là ở đâu, sau khi vào khu vực nghĩa trang Bát sát, đi tìm từng ngôi mộ, lúc đấy có ô quản lý ở đấy có nói tên bố em, vì bố em là chỉ huy nên có số huy hiệu, tên gắn ở áo, nên sau khi lượm xác, mới phân loại được. Ô ấy chỉ cho số mộ đấy, đến đấy xem cũng tin bằng niềm tin thôi chứ lúc đấy ai mà biết được là đúng hay sai đâu, sau đó xin chuyển mộ ls về hn, làm các thủ tục xong, đào luôn đưa lên xe oto về hn, sau này, em cẩn thận đi thử adn cho chắc thì đúng,....
Oài, vậy bác í giống music đại nhân nhà em roài! Cưới vợ được 3 ngày thì nhập ngũ năm 78, đóng quân ở Trùng Khánh. Cụ nhanh nhẹn nên làm trinh sát, học tiếng dân tộc rất nhanh, tán gái như ranh (em nghe quân của cụ thi thoảng qua uống rượu kể thế). Trước Tết năm 78 được về phép 3 ngày nhưng do xe cộ sao í, ở nhà được 8 tiếng thì lại có xe đón đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Từ đó tới mãi đến Tết năm 82 mới về, không 1 lá thư, tin tức, mang được 1 chăn con công, 1 áo mút cho vợ và 2 bộ quân phục rách tả tơi. Thế là còn may, cụ là sếp lại nhanh nhẹn, chứ mấy ông lính dưới quyền chỉ có nhõn 2 bộ quân phụcSáng nay, em nhận được đt của bác Đặc công rôì, bác ấy bảo cho bác đọc qua, nếu ổn thì hãy viết, còn bác ko thích khoe mẽ để ai biết, dù sao đấy cũng là những cái quy tắc trong nghề. Em cũng phải tôn trọng bác ấy. Họ kín tiếng, mặc dù công lao thì mình làm sao nói hết được. Họ bình thường, không muốn lên ti vi, em biết có nhiều chú đến xin phỏng vấn, bác ấy ko đồng ý. Khiêm tốn là vậy, thế mà bây giờ có nhiều lờ đờ, làm cái gì cũng phô trương, coi như mình nhất, có hiểu được rằng họ đã làm được gì cho đất nước như những con ngươì bình thường đấy đâu. HỌ ko đòi hoỉ, trong khi thì những người kia thì tham nhũng, làm hại VN ko biết bao lần. Nên mỗi lần kể về những chuyện này em nhiều khi thấy thương cho những người đã chiến đấu, ko phải vì họ ko biết mà vì họ quá vị tha các cụ ạ
Sư 312 không tham gia biên giới hồi 1979, năm 1984 có trung đoàn 141 của sư 312 tham gia chiến dịch MB84 đánh 1030 núi Bạc Yên Minh. Bác Phùng Quang Thanh về làm sư trưởng 312 năm 1988 sau khi sư đoàn rút từ Vị Xuyên về sau sáu tháng phòng ngự trên đó.Em nghe nói F312 QD1 cũng tham gia chiến dịch BG79 này và hồi đó bác BTQP bây giờ là F trưởng đó...
Có thể Nhạc phụ đại nhân nhà Cụ thuộc đơn vị trinh sát luồn sâu làm nhiệm vụ đặc biệt, được tung sang bên kia biên giới hoạt động thám báo, thu thập tin tứic,điều nghiên..điều này cả ta và tàu đều hoạt động tích cực sau 79, vì việc qua lại hợp pháp giữa 2 nước là không có.Oài, vậy bác í giống music đại nhân nhà em roài! Cưới vợ được 3 ngày thì nhập ngũ năm 78, đóng quân ở Trùng Khánh. Cụ nhanh nhẹn nên làm trinh sát, học tiếng dân tộc rất nhanh, tán gái như ranh (em nghe quân của cụ thi thoảng qua uống rượu kể thế). Trước Tết năm 78 được về phép 3 ngày nhưng do xe cộ sao í, ở nhà được 8 tiếng thì lại có xe đón đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Từ đó tới mãi đến Tết năm 82 mới về, không 1 lá thư, tin tức, mang được 1 chăn con công, 1 áo mút cho vợ và 2 bộ quân phục rách tả tơi. Thế là còn may, cụ là sếp lại nhanh nhẹn, chứ mấy ông lính dưới quyền chỉ có nhõn 2 bộ quân phục
Không biết có uẩn khúc gì hay thói quen mà các cụ không bao giờ nhắc lại chuyện trong giai đoạn đó, nếu có chỉ những chuyện tầm phào ở đơn vị khi ngồi nhậu với đồng đội cũ chứ không hề đả động đến chiến đấu! Trong khi đó người đi cùng đợt về kể cụ được tuyên dương vì thành tích huấn luyện, tuyển vào đơn vị đặc biệt. Hôm nào em thử moi cụ xem có chuyện gì hay ko
Nghe cụ kể mà xót lòng quá.Haizzz, cũng vì cái ngày đen tối năm 79 ý mà chút nữa em không được còn có mặt trên cõi đời này. Hồi ý em đang ở quê ngoại, thị trấn Quuảng Uyên, Huyện Quảng Hòa, Cao bằng, cũng được đi "Chạy Tầu", đoàn của em trước khi vào hang thì em bị cọ chân vào lá "han" (một loại lá nếu chạm vào rất rát, rát như dính vào con bọ lẹt ý) thế là em khóc inh ỏi, hai đứa em họ sinh đôi của em(con dì ruột của em SN 79 hồi đó được mấy tháng) cũng khóc ngằn ngặt...vì sợ địch phát hiện ra nên cả đoàn đã quyết định bóp mũi cả 3 đứa (cả em ý ạ). Không hiểu sao đúng lúc đó em lại nín bặt (chắc số sống) còn 2 thằng em họ thì vĩnh viễn ra đi (đích thân ông nội nó bóp mũi). Đau xót lắm các cụ, mợ ạ.
Ông cậu em cũng đóng quân ở Vị Xuyên từ 82 đến 85.Sư 312 không tham gia biên giới hồi 1979, năm 1984 có trung đoàn 141 của sư 312 tham gia chiến dịch MB84 đánh 1030 núi Bạc Yên Minh. Bác Phùng Quang Thanh về làm sư trưởng 312 năm 1988 sau khi sư đoàn rút từ Vị Xuyên về sau sáu tháng phòng ngự trên đó.
em đây, kể lại khi khác vậy, em đang viết lại cho gọn gàng, cũng muốn lưu lại nhũng kỷ niệm tý, chứ nghe kể lại mà ko viết lại phí quáLão Cù già không thấy hồi tưởng tiếp nhể? em hóng tiếp.
Cả nhà chờ Lão đấy nhé.em đây, kể lại khi khác vậy, em đang viết lại cho gọn gàng, cũng muốn lưu lại nhũng kỷ niệm tý, chứ nghe kể lại mà ko viết lại phí quá
Bố vợ em ra quân thì 2 em (trong tổng số 3 em trai) cũng nhập ngũ roài, 1 đóng ở Hà Giang, 1 đóng ở Mẹt. 83 2 chú về thì chú út lại đi lên Hà Giang. Cụ nhà em tham gia công tác tại địa phương, đương ngon trớn, được đi học thì dính quả con thứ 3. Do ông nội vợ em là **** viên gương mẫu, cụ tự xin chuyển công tác, giảm 1 bậc lương, xin kỷ luật **** bố em 1 năm. Dính vụ đó nên cụ lẹt đẹt mãi đến giờ. Sau này cụ cũng chả thèm phấn đấu nữa, chỉ xoay sang làm kinh tế, chăm sóc gia đìnhCó thể Nhạc phụ đại nhân nhà Cụ thuộc đơn vị trinh sát luồn sâu làm nhiệm vụ đặc biệt, được tung sang bên kia biên giới hoạt động thám báo, thu thập tin tứic,điều nghiên..điều này cả ta và tàu đều hoạt động tích cực sau 79, vì việc qua lại hợp pháp giữa 2 nước là không có.
Nhiều bác cũng công tác như thế, thông thạo tiếng dân tộc, tiếng quan thoại.. thông thưộc địa hình sau khi ra quân , lúc 2 nước giao thương trở lại thì ở lại or quay lại vùng chiến trường xưa làm kinh tế (oánh hàng biên giới) vốn gan dạ, liều lĩnh lại có ít võ nghệ sẵn mối quan hệ...nhiều người trở thành đại gia.