[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Hai trận đánh xuất sắc của đặc công Việt Nam trên đất Campuchia
Thiên Minh - Theo Đại Lộ, 19/11/2014 07:20
Hai trận đánh xuất sắc của đặc công Việt Nam trên đất Campuchia

Ảnh minh họa: Bộ đội đặc công Rừng Sác với những chiến công huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ. (Nguồn: Vietnam+)

Khả năng tiến công rất sâu, đánh rất trúng, rất hiểm của bộ đội đặc công Việt Nam đã khiến quân địch vô cùng hoang mang lo sợ.

Vincom khởi động Lễ hội Hè 2020 với hàng nghìn ưu đãi siêu hấp dẫn
soha.vn Tài trợ

Trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khi nhận thấy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang lún dần vào thất bại, Mỹ đánh liều chơi canh bạc cuối: đảo chính Xihanúc, lập nên một chính quyền thân Mỹ của Lon Nol.
Cuộc đảo chính diễn ra ngày 18-3-1970. Đó là một sai lầm đối với Nixơn, tạo cơ hội cho 3 anh em nước Việt Nam-Lào-Campuchia đoàn kết, hình thành mặt trận chung chống Mỹ, phối hợp chặt chẽ trong chiến đấu.
Thực hiện tuyên bố chung của hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương, tháng 4-1970, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, một bộ phận quân đội ta được Đảng và Nhà nước cử sang làm nhiệm vụ quốc tế phối hợp chiến đấu với bạn.
Các đơn vị đặc công Nam Bộ cùng với các đơn vị chủ lực tham gia tác chiến ở Campuchia. Đây là thời kỳ cách mạng Miền Nam đang gặp khó khăn, phải đối phó với các chương trình “bình định cấp tốc”, “bình định phát triển”, “bình định có trọng điểm” của địch, nhưng Bộ chỉ huy Miền đã điều chỉnh lực lượng, tập trung một số sư đoàn mạnh và binh chủng (trong đó có Đoàn đặc công-biệt động 367 và Đoàn đặc công 492) mở các chiến dịch phản công, mở rộng vùng giải phóng Campuchia nối với hành lang chiến lược của ta ra tận hậu phương lớn miền Bắc.
Trên chiến trường Campuchia, tháng 5 và 6-1970, Tiểu đoàn đặc công 28 (Sư đoàn 7) tập kích 2 cụm xe cơ giới dã ngoại của sư đoàn 25 Mỹ ở Tà On và Mimốt (Côngpongchàm) phá hủy 48 xe tăng, diệt nhiều địch. Ngày 26-11-1970, Tiểu đoàn đặc công 15 tập kích chiến đoàn 25 ngụy Sài Gòn tại thị xã Côngđonchơrun (Côngpongchàm).
Ngày 9-12, Tiểu đoàn 13 đặc công đánh cụm quân dã ngoại chiến đoàn 333 ngụy quân Sài Gòn tại Ampúc. Ngày 25-12, Tiểu đoàn 14 đặc công tập kích cụm quân dã ngoại của ngụy Sài Gòn ở Côngpongchàm, Krết. Các trận đánh của bộ đội đặc công ta đánh vào những cụm quân lớn của địch đều nhanh chóng giành thắng lợi, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Hơn 800 tên chết và bị thương, 20 khẩu pháo, 73 xe quân sự (có 43 xe M113 và M41), nhiều đạn dược, xăng dầu bị phá hủy.
Tháng 11-1971, quân Mỹ- Việt Nam Cộng hòa cùng lực lượng Lon Nol mở cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71” đánh vào vùng đông bắc Campuchia nhằm triệt phá kho tàng, căn cứ của bạn. Tiền phương Quân khu 7 mở chiến dịch đường số 6 và đông bắc Campuchia, tiến công, truy kích mãnh liệt quân của Lon Nol.
Trong đội hình chiến dịch, các đơn vị đặc công bám sâu căn cứ hậu phương địch, tham gia chiến đấu ở phía trước và cả phía sau. Các tiểu đoàn đặc công-biệt động 367, 429 và Tiểu đoàn 7 đặc công Phước Long đã luồn sâu đánh địch ở nội và ngoại ở thủ đô Phnôm Pênh.


admicro.vn
Xem thêm


Những trận tập kích của các đơn vị đặc công ở ngoại ô Phnôm Pênh đã bức rút và tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch, giải phóng nhiều vùng dân cư. Hai trận đánh xuất sắc của Đoàn 367 đặc công-biệt động là tấn công vào sân bay Pôchentông và nhà máy lọc dầu ở cảng Côngpongxom.
Sân bay Pôchentông là sân bay lớn nhất ở Campuchia, chứa hơn 100 máy bay chiến đấu và vận tải của ngụy quân Lonnon. Ngày 18-1-1971, sân bay này tiếp nhận thêm 30 máy bay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa viện trợ. Được cơ sở nhân dân bạn cung cấp tình hình và đưa đường trinh sát, kết hợp điều nghiên thực tế, Đoàn 367 nắm địch rất nhanh, tỉ mỉ, hạ quyết tâm chính xác.
Anh hùng Tống Viết Dương, người chỉ huy trận đánh sân bay Pôchentông đêm 21 rạng 22-1-1971

Anh hùng Tống Viết Dương, người chỉ huy trận đánh sân bay Pôchentông đêm 21 rạng 22-1-1971 (Ảnh tư liệu. Nguồn: Sách "Đặc công - Nỗi ám ảnh của giặc thù)
Đêm 21 rạng 22-1, Đội đặc công 25 và Tiểu đoàn 7 đặc công Phước Long, do đoàn trưởng Tống Viết Dương (được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang 6-11-1978) chỉ huy, chia thành 6 mũi và một bộ phận hỏa lực bí mật tập kích sân bay Pôchentông. Sau một giờ chiến đấu quyết liệt, các đơn vị đã phá hỏng 105 máy bay các loại , toàn bộ thiết bị chỉ huy sân bay và gần 100 xe ô tô, 350 phi công và nhân viên kỹ thuật bị diệt, gần như một quân chủng của địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Đây là một trận đánh lớn, đạt hiệu suất chiến đấu rất cao.
Hơn 95% máy bay và phi công của quân đội Lon Nol bị diệt. Sân bay phải ngừng hoạt động hơn 10 ngày để sửa chữa. Toàn bộ kế hoạch chi viện bằng đường không cho cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71” bị phá sản, góp phần vào thất bại tan tác của địch trong chiến dịch “Chenla 2” trên mặt trận đường 6-đông bắc Campuchia.
Đối với địch, đây là một thiết hại rất nặng, quá sức tưởng tượng của chúng. Sau trận Pôchentông, quân địch càng hoang mang lo sợ về khả năng tiến công rất sâu, đánh rất trúng, rất hiểm của bộ đội đặc công Việt Nam.

Sân bay Pôchentông tháng 1-1971. Ảnh: Website Không quân Hoàng gia Australia.
Phát huy thắng lợi của trận đánh sân bay Pôchentông, 10 ngày sau, Đoàn 367 lại tổ chức tiến công nhà máy lọc dầu ở phía bắc cảng Côngpongxom. Trận đánh này do Đại đội 7 và Tiểu đoàn 40 đảm nhiệm. Bằng kỹ thuật điêu luyện và lối đánh táo bạo, các chiến sĩ đã đem những khối thuốc nổ gắn kíp hẹn giờ bí mật đặt vào các mục tiêu, khiến cả khu nhà máy bốc cháy rực trời. Bọn địch sống sót chạy ra các ngả đường bị Tiểu đoàn 40 đánh chặn quyết liệt, tiêu diệt một đại đội. Trận tập kích đã phá hủy 20 bồn chứa dầu và hệ thống dẫn dầu từ biển vào nhà máy.
Từ khi địch mở rộng chiến tranh sang Campuchia, đặc công của Miền với lực lượng không đông lắm, nhưng đánh địch rất xuất sắc, sáng tạo và hiệu quả, tạo thế vây ép, uy hiếp thủ đô Phnôm Pênh, buộc địch phải điều một lực lượng rất lớn (95 tiểu đoàn) về bảo vệ. Chiến công của Đoàn đặc công-biệt động 367 và Đoàn 429 đã tạo thuận lợi cho chủ lực Miền tiến công tiêu diệt địch, đập tan cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71” và những hoạt động quân sự của chúng trên chiến trường Campu
 

Snake master

Xe tăng
Biển số
OF-506097
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
1,461
Động cơ
279,079 Mã lực
20200705_131533.jpg
20200705_131432.jpg

Nay ngày rằm. Nhà cháu lên thắp nén hương cho các chú .các bác.lại sắp đến ngày giỗ trận rồi
 

step321

Xe tăng
Biển số
OF-74969
Ngày cấp bằng
9/10/10
Số km
1,144
Động cơ
400,472 Mã lực
các cụ ạ,nên viết thành hồi ký cho thế hệ con cháu đọc mà thấm cái dã tâm của thằng Tàu cũng như lòng yêu nước của dân tộc Việt ta " Bất cứ giá nào cũng phải giữ cho bằng được..."
Trung Quốc sau 5000 năm đã chiếm đc vùng đất rộng gấp 5, gấp 6 hoặc hơn nữa đất gốc của họ. Đủ thấy bành chướng và đồng hóa là văn hóa của họ rồi. Chắc chỉ có VN và Triều Tiên là ko bị họ đồng hóa.
 

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,565
Động cơ
407,644 Mã lực
Hì hì, cụ hạ hỏa. Địa hình trên đó cực hiểm trở cả về mặt địa lý lẫn mặt kỹ thuật. Cho tới giờ phút này, lên tới các điểm cao là cực khó khăn do các vật cản ( mìn, đạn pháo, chông ba lá) của cả hai bên còn sót lại sau chiến tranh. Cụ cứ tưởng tượng là liên tục các đợt thay quân và mỗi đợt lại là một đợt cài mìn, chông do các đơn vị khác nhau tiến hành mà không hề có bản đồ đánh dấu. Đấy là chưa kể lính vận tải tiện tay vứt, đổ chông lung tung.... Không phải ta không muốn, cũng không phải do thiếu cái gì mà không tìm đồng đội, việc rà phá là cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian.
Riêng việc tìm anh Thanh thì mấy cụ trên này cũng tham gia đấy và có một chuyện ( em cũng chưa xác minh được) là khi tìm thấy cốt thì xung quanh còn....4 quả chạm nổ[-O<. May mà anh đã sống khôn chết thiêng phù hộ cho gia đình và đồng đội tìm thấy mà qui tập anh an toàn.
Cụ chuẩn, việc này không hành xử theo cảm tính được:
- Ai đã hy sinh, thì việc còn lại chỉ là vấn đề tâm linh thôi.
- Không thể chỉ vì chuyện tâm linh mà vội vàng, dẫn đến thương vong tiếp theo.
- Hãy lo lắng và đảm bảo cuộc sống cho thân nhân các chiến sĩ đã hy sinh, điều thiết thực nhất
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
8,134
Động cơ
686,133 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Biển số
OF-416765
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
494
Động cơ
226,591 Mã lực
Hôm trước, có một nick vào of nói: TQ nó phát triển mạnh thế, VN mình nhập vào nó thành một tỉnh của nó cho dân mình sướng.
Khổ thế, thời nào cũng có những kẻ do thiếu hiểu biết, ngây thơ mà dần dần trở thành kẻ bán nước, phản bội dân tộc.
Càng thấy những topic ôn lại lịch sử như thế này là cần thiết.
 

Snake master

Xe tăng
Biển số
OF-506097
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
1,461
Động cơ
279,079 Mã lực
Năm nay em lên lịch chạy Hà Giang, Cao Bằng (sau khi thằng bé thi xong vào lớp 10) mà dịch không dám đi
Vâng. Tình hình căng như này cứ ở nhà cho yên tâm cụ ạ. K đi bây giờ thì lúc khác đi sau ạ
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,960
Động cơ
455,621 Mã lực
Anh cuối lạc đâu 2 cụ mặc đồ Mỹ, VNCH lamd em thấy nó cứ thế nào ấy! Ko hẳn vui!
Anh mặc quân phục Mỹ hay đóng phim, thích diễn các nhân vật, thích biểu diễn thể hiện, kể cả lên hát cải lương. Người ngoài đoàn khi xem ảnh cũng có người nói như thế không hay, nhưng anh em trong đoàn thấy anh ấy rất tốt tính, rất thông cảm cá tính, bình thường, không nâng quan điểm.
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,119
Động cơ
25,742 Mã lực
Anh mặc quân phục Mỹ hay đóng phim, thích diễn các nhân vật, thích biểu diễn thể hiện, kể cả lên hát cải lương. Người ngoài đoàn khi xem ảnh cũng có người nói như thế không hay, nhưng anh em trong đoàn thấy anh ấy rất tốt tính, rất thông cảm cá tính, bình thường, không nâng quan điểm.
Em ko nâng quan điểm, cũng ko đánh giá tính cách hay abc. Nhưng mầu áo sắc phục nó có một cái gì đấy mang tính biểu tượng. Cụ nghĩ sao giữa hội nghị Kỷ niệm CCB một bác mặc đồ Mỹ, VNCH lên phát biểu về các trận đánh hay kỷ niệm năm xưa!
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,960
Động cơ
455,621 Mã lực
Em ko nâng quan điểm, cũng ko đánh giá tính cách hay abc. Nhưng mầu áo sắc phục nó có một cái gì đấy mang tính biểu tượng. Cụ nghĩ sao giữa hội nghị Kỷ niệm CCB một bác mặc đồ Mỹ, VNCH lên phát biểu về các trận đánh hay kỷ niệm năm xưa!
Cụ không nâng quan điểm thì đừng đưa ra hoàn cảnh khác, đừng áp đặt quan điểm của mình vào người khác
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,119
Động cơ
25,742 Mã lực
Cụ không nâng quan điểm thì đừng đưa ra hoàn cảnh khác, đừng áp đặt quan điểm của mình vào người khác
vâng đấy là quan điểm cá nhân em! Em nhìn nó ko thuận mắt! Với em những cựu chiến binh tử tế ko bao giờ mặc sắc quân phục của kẻ thù cũ mình khi đi gặp đồng đội đã cùng từng vào sinh ra tử! Chỉ thấy mấy ccb biến chất chạy xe thương binh nhưng hay đi đòi nợ .. mới hay mặc kiểu thế! Bố em là thương binh, một cựu chiến binh chân chính cũng rất gét những hình hảnh kệch cỡm như vậy! Em với cụ ko cũng quan điểm nên cụ không cần phải trả lời lại em đâu! Trân trọng!
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,853
Động cơ
544,800 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Vầng, lịch sử quả là có những sự trùng hợp khó lý giải.

Đã lại một 12/7 nữa !

Xin nghiêng mình trước vong linh các Anh!
Lịch sử mãi mãi ghi danh!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,600
Động cơ
904,618 Mã lực
Ở đây không liên quan gì đến phân biệt chủng tộc hay vùng miền mà chỉ nói đến sự muốn thể hiện một cách thiếu ý thức của nhiều người thôi.
Thực tế thì rất nhiều các ông lúc nào cũng thể hiện nổi trội này chưa bao giờ có mặt ở mấy chỗ người ta gọi là chiến trường. Có nhiều ông chỗ hội họp nào cũng đến để chém gió như đúng rồi, nhưng khi được hỏi cụ thể sẽ tòi đuôi chỉ dính dáng đến đơn vị đã từng lên trên đó. Khu mặt trận rất hẹp, địa hình hiểm trở, pháo tầu bắn ác liệt không kể ngày hay đêm nên không thể dồn rất nhiều quân. Tuy ở mặt trận Vị Xuyên hầu hết các đơn vị có tiếng đều đã gửi người tham gia, rất nhiều sư gửi các trung đoàn thiện chiến, nhưng trung đoàn có khi chỉ có 1 tiểu đoàn có khi còn ít hơn, thời gian cũng có khi chỉ 1 hay 2 tháng,...Giữ địa bàn chính là các đơn vị địa phương.
Những người đã trực tiếp trong hoàn cảnh ác liệt thường rất có ý thức với những đồng đội của họ đã nằm lại!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top