[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong quá trình PGCM tại thực địa ở Hà Giang, mốc 379 (xã Phố Là, huyện Đồng Văn), địa bàn thuộc nhóm PGCM số 5 do thượng tá Nguyễn Ngọc Tuyên phụ trách, là một trong những cột mốc mà hai phía đấu tranh kịch liệt nhất. Được khởi động từ năm 2003 và mất hơn 6 tháng ròng rã song phương tác nghiệp thực địa nhưng cuối cùng hai bên không thống nhất được vị trí đặt mốc.

Đã có những cuộc đấu lý diễn ra căng thẳng, kéo dài hàng tháng trời nhưng rút cuộc không bên nào chịu bên nào. “Thậm chí có những lúc tưởng như hai bên không kiềm chế nổi, có thể xông tới đấm vào mặt nhau đến nơi...”


Cột mốc 379


.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Khi đấu lý, đấu khẩu không xong lại đến tiết mục “thi gan”. Đến giờ làm việc hai bên lên vị trí mốc, kê bàn ghế và bắt đầu trao đổi, tranh luận. Nhưng chỉ sau ít phút tiếp tục lại bất đồng. Tranh cãi hàng tháng trời đã chán rồi nên chuyển sang im lặng. Không bên nào nói ai nói với ai câu nào.

“Hai bên cứ ngồi nhìn nhau như vậy từ sáng đến chiều. Hết giờ thì về và hôm sau lại lặp lại y hệt như thế. Cuộc đọ độ “lì” cũng kéo dài cả tháng mà không bên nào chịu xuống nước...”, trung tá Vịnh kể lại.

Sau đó vị trí mốc 379 đã phải gác lại cho đến tận gần 6 năm sau, khi quá trình PGCM vào giai đoạn cuối cùng (12.2008) mới giải quyết được bằng hình thức đối trọng “cả gói
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thực tế cho thấy trong quá trình PGCM tại thực địa, TQ thường quan tâm đến việc cắm mốc hơn là phân giới. Và đối phương cũng rất hay sử dụng những tiểu xảo nhằm gây khó dễ, ức chế cho ta. Những chỗ có lợi cho họ thì họ xúc tiến rất nhanh, ngược lại chỗ nào bất lợi thì tìm cách trì hoãn, thường đưa ra những quan điểm bất hợp lý, thiếu thiện chí hợp tác nên nhiều lúc làm chậm tiến trình.

Có những chỗ vị trí hôm nay hai bên nhất trí được vị trí cắm cọc tiêu, hôm sau đến ký kết văn bản chính thức thì họ lại nói chưa được, chưa đúng phải làm lại từ đầu. Những trường hợp như thế có khi mất đến hàng tháng trời vì phải qua nhiều cấp xét duyệt.

Mặc dù có vụ việc rất phức tạp, căng thẳng nhưng với sự kiên trì bền bỉ, kết hợp đấu tranh ngoại giao và trên thực địa ta đã kịp thời ngăn chặn có hiệu quả với các hoạt động vi phạm của phía TQ, giữ vững chủ quyền lãnh thổ.

Đồng thời tỏ rõ thiện chí và tình hữu nghị với nhân dân TQ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác PGCM tại thực địa và trên đoạn biên giới của tỉnh được tiến hành đúng tiến độ, đạt kết quả.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trước và trong quá trình PGCM, TQ đã liên tục vi phạm Hiệp định tạm thời ký ngày 7.11.1991. Theo các tài liệu , báo cáo thống kê của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Giang, từ 2002 - 2008 trên tuyến biên giới tỉnh đã phát hiện 224 vụ vi phạm Hiệp định 1991. Trong đó nổi lên là các hoạt động xâm canh, xâm cư, chôn mồ mả, xâm nhập vũ trang, làm đường lấn sang đất Việt Nam, làm cầu qua suối biên giới.

Ngoài ra phía đối phương còn ngang nhiên ngăn cản các hoạt động của ta như mở đường tuần tra, rà phá vật cản, canh tác... Họ còn đưa ra những yêu sách buộc ta phải tạm dừng, làm chậm tiến độ thi công của ta kể cả những khu vực ta đang quản lý theo Hiệp định 1991. “Đó là những bước đi có chủ ý nhằm để từng bước khẳng định chủ quyền, tạo lợi thế trong PGCM cho đối phương sau này”,

Quan điểm chỉ đạo của Việt Nam lúc đó là “đấu tranh bằng đàm phán, thương lượng là chính, không để xảy ra đối đầu, xung đột quân sự gây tình hình căng thẳng, phức tạp trên biên giới”. Song hành với đó là phương châm “kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ không để xảy ra lấn chiếm bất kỳ hình thức nào”. Các lực lượng của ta quán triệt, vận dụng khéo léo, hợp lý quan điểm chỉ đạo này trong suốt quá trình PGCM với TQ
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thời kỳ tác nghiệp trên đường biên, các nhóm PGCM cũng không ít lần chạm mặt cái chết do dính phải lượng bom mìn, vật cản bị sót. Trong quá trình rà phá bom mìn trước PGCM, Hà Giang đã thu hủy tới hơn 30 nghìn quả mìn, vật nổ các loại trên diện tích gần 830 ha.

Trong chuyến khảo sát đơn phương tại mốc số 362 thuộc khu vực Đồn Bạch Đích (huyện Yên Minh), một đồng đội của thượng tá Triệu Quyết Long đã hy sinh vì giẫm phải một quả mìn K58. Các thành viên khác của tổ công tác may mắn thoát chết mặc dù đi ngay sát cạnh.

Từ năm 2002 đến khi hoàn thành PGCM riêng tại Hà Giang đã có hai trường hợp hy sinh, 33 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Lữ đoàn 543 và Quân khu 2 bị thương vì bom mìn. Có những trường hợp bị thương nặng đến mất tay, chân. Trước năm 2002, cũng đã có một cán bộ Phòng Biên giới (Sở Ngoại vụ Hà Giang) hy sinh.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Theo báo cáo thống kê , từ năm 2000 đến nay, lực lượng quản lý bảo vệ biên giới 2 bên đã tiến hành trao đổi hơn gần 3000 lượt thư, tổ chức hơn 1.081 lần hội đàm, qua đó đã “góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, giải quyết tốt các vụ xảy ra trên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác PGCM tại thực địa trên đoạn biên giới tỉnh Hà Giang, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới 2 nước”.

Tuy nhiên, tình hình an ninh biên giới vẫn có những diễn biến phức tạp. Tháng 9.2010, chỉ hai tháng sau khi ba văn kiện biên giới “hậu PGCM” chính thức có hiệu lực đã xảy ra một vụ xâm phạm chủ quyền đặc biệt nghiêm trọng. Lợi dụng thỏa thuận tận thu cây kinh tế lâu năm ở khu vực quy thuộc (1), phía TQ đã ra tay chặt phá một diện tích cây rừng lớn ở khu vực các xã Tùng Vài, Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ).

Chỉ trong vài ngày họ đã huy động hàng trăm người dùng cưa máy triệt hạ cây rừng trên một diện tích hàng chục km2 không phân biệt cây to, cây nhỏ. Do khu vực bị chặt phá nằm sát tuyến đường vành đai biên giới của TQ nhưng lại thuộc khu vực vùng sâu của VN (từ huyện Quản Bạ vào Đồn biên phòng Tùng Vài là 10 km, từ đồn ra khu vực bị chặt phá thêm 20 km nữa, đường rất khó đi) nên phải mất vài ngày các lực lượng của ta mới hoàn toàn ngăn chặn được hoạt động này.

Theo đại tá Nguyễn Xuân Bốn, Tham mưu trưởng BCH bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, khả năng xung đột thậm chí đã được ta xác định có thể xảy ra vì phía TQ tỏ thái độ quyết lấy còn ta cương quyết giữ đến cùng.

Trung quốc đã phải rút và dừng toàn bộ các hành động trên trước tinh thần quyết liệt và sẵn sàng hy sinh của bộ đội ta.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sau quá trình đấu tranh quyết liệt từ cấp xã, cấp đồn đến cấp châu/tỉnh, cuối cùng phía TQ đã phải chấp nhận để nguyên số gỗ mà họ vừa chặt phá tại hiện trường cho VN. Nhưng phía VN cũng chịu hậu quả nặng nề khi mà một diện tích rừng tự nhiên, nguyên sinh lên đến hàng chục héc ta bị chặt phá. Tổng số gỗ mà phía TQ triệt hạ mà ta thu giữ được lên tới hơn 1.000m3.

Đến ngày 15.7.2011 lại xảy ra vụ việc gây bức xúc lớn. Bốn công dân Việt Nam gồm 1 thanh niên và 3 cháu nhỏ ở xã Phố Là (huyện Đồng Văn) khi đi cắt cỏ khu vực mốc 382 đã bị lực lượng tuần tra TQ bắt giữ và đánh đập thô bạo.

Cháu Hầu Như Tro, 12 tuổi, dân tộc Mông, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện H.Đồng Văn, sau phải chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang do bị chấn thương nội tạng nặng.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong quy chế quản lý biên giới sau khi ký hai bên sẽ có những cuộc tuần tra chung của lực lượng biên phòng để phối hợp quản lý biên giới. Nhưng theo Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang thì “Hà Giang chưa thực hiện được buổi tuần tra chung nào”.

Theo đại tá Bốn, đã khá nhiều lần phía TQ chủ động đề xuất mượn đường của ta, mời ta tuần tra chung. Khi phía VN chấp nhận, xây dựng kế hoạch, lên các phương án chuẩn bị thì đến sát ngày, thậm chí nhiều lần chỉ 1, 2 tiếng trước thời điểm xuất phát, phía TQ lại “lịch sự” thông báo vì lý do đột xuất nên xin hoãn lại. Đề xuất tuần tra chung được đưa ra từ hai năm nay rồi nhưng chưa thực hiện được lần nào vì liên tục phía TQ lặp lại chuyện đó. Lý do thực ra cũng không có gì khó hiểu: hầu hết các vụ vi phạm trên đường biên đều do phía người dân TQ gây ra. Việc cùng với lực lượng biên phòng Việt Nam xử lý các trường hợp này dường như đẩy phía đối diện vào một tư thế khó.

Sau khi PGCM hoàn thành, bà con đồng bào ta các xóm, bản, hộ gia đình có nhà cửa hoặc nương rẫy gần khu vực đường biên, cột mốc đã được bàn giao quản lý, bảo vệ các phần đường biên, cột mốc này. Khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh thì bà con báo ngay cho các lực lượng chức năng của xã hoặc đồn biên phòng để kịp thời giải quyết.

Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, cho biết không chỉ cung cấp, thông báo các thông tin mới nhất liên quan đến đường biên, bà con còn dành chỗ nghỉ ngơi cho cán bộ, chiến sĩ.“Bà con dân tộc các xã biên giới có điều kiện sống còn rất nghèo nhưng ý thức bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới rất cao”
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Em muốn tặng cụ một ly voka nhưng diễn đàn báo: " sao em lại quý bác thế". Mà đúng là quý thật, em trân trọng những vài viết của cụ lắm.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,886
Động cơ
544,815 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Nước nhỏ giáp nước lớn không đứng đắn nên luôn luôn phải cảnh giác cao độ.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Phú Thọ quê tôi, cũng như bao vùng quê khác, lịch sử luôn có các anh hùng sinh ra từ nghèo khó:
Lời thề 'sống bám đá' của người lính Vị Xuyên
'Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử', 9 chữ khắc trên báng súng của liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh trở thành phương châm sống và chiến đấu của người lính Vị Xuyên trong những ngày giữ đất biên cương phía Bắc.
Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên / 30 năm trận đánh Vị Xuyên qua hồi ức cựu binh
Sau trận đánh ác liệt ngày 12/7/1984 tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), hàng trăm người lính hy sinh, ta chưa lấy lại ngay được các điểm cao như kế hoạch đặt ra. Quân ta được lệnh lui về phòng ngự và củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.


Cao điểm 685, nơi được gọi là "lò vôi thế kỷ" một thời. Ảnh: Hoàng Phương.
Ông Đặng Việt Châu, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 cho hay "Chiến sự diễn ra ác liệt nhất là từ tháng 10/1984 đến tháng 3/1985. Thời gian này, quân ta và phía Trung Quốc giành giật nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400",

Tháng 10/1984, ta bắt đầu tiến hành vây đánh lấn dũi, đào hào, đào công sự kiên cố, kết hợp tổ chức nhiều đợt tiến công - phòng ngự, vừa đánh vừa giữ để giành lại các vị trí bị Trung Quốc lấn chiếm. "Tụi lính trẻ ngày ngủ, đêm xuống lại bí mật đào hào từ dốc công binh, cửa hang làng Lò, lấn sang phải là bình độ 300-400, sang trái lấn lên cao điểm 685, tạo thế cài răng lược, nhằm hạn chế tối đa hỏa lực của quân Trung Quốc và giảm thương vong cho anh em", cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng, người kể chuyện của Sư đoàn 356 nhớ lại:

Sau nhiều ngày đánh lấn dũi và tổ chức các đợt tiến công, ta lấy lại được cao điểm 685. Phía Trung Quốc tổ chức tấn công để lấn chiếm lại. Giữa những ngày pháo rền vang ác liệt, những người lính Vị Xuyên vẫn kể cho nhau nghe về lời thề khắc trên báng súng của liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh, trung đội trưởng bộ binh, Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356.

Ông Thái Khắc Ba (59 tuổi), nguyên đại đội trưởng Đại đội 5 còn nhớ rõ, trước trận đánh cũng là những ngày giáp Tết âm lịch. Cánh lính trẻ ngồi kể cho nhau nghe về gia đình, về những lần đón Tết ở quê, còn mường tượng ra không biết cái Tết đầu tiên ở mặt trận thế nào. Ông thấy trung đội trưởng Ninh lúi húi khắc gì đó lên báng súng, rồi lấy kem đánh răng bôi lên. Dòng chữ màu trắng đục Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử nổi rõ lên. Chàng trai người Mường vỗ vỗ báng súng, tin tưởng: "Quân Trung Quốc dù đông nhưng đất của ta, ta quyết tâm giữ". Ông Ba biết việc khắc chữ lên báng súng là vi phạm nhưng không nói gì.


Hài cốt liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh được đưa về an táng tại quê nhà. Ảnh: Hoàng Phương.
Trận đánh giữ vững điểm E5 của cao điểm 685 diễn ra trong thế giằng co ác liệt bắt đầu từ ngày 12/1/1985. Đến ngày 18/1, cả đại đội chỉ còn chưa đầy 20 người chiến đấu với một tiểu đoàn quân Trung Quốc. Trước đó, việc tiếp tế của bộ đội ta cực kỳ khó khăn do bị đối phương khống chế bằng pháo binh. Có lúc hậu cần không tiếp tế được cơm nắm, rau xanh, nước uống thì anh em đành nhịn đói, nhịn khát.

Trung đội trưởng Nguyễn Viết Ninh bị thương đến ba lần. Hai lần đầu, anh bị thương vào tay trái rồi vào bụng nhưng vẫn không rời trận địa, đi thu nhặt súng, đạn và động viên, cổ vũ mọi người đánh tiếp. Ban đêm tranh thủ ngừng bắn, anh em chăm sóc vết thương cho nhau. Anh Ninh bị thương nặng cười yếu ớt, bảo vẫn còn sức ném lựu đạn cho trận đánh ngày hôm sau.

Sáng ngày 18/1, quân Trung Quốc dùng nhiều loại pháo bắn ác liệt và cho bộ binh đông gấp nhiều lần mở đợt tiến công mới. Lần này, anh Ninh bị thương ở chân nhưng vẫn chỉ huy đồng đội chiến đấu, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Đại đội trưởng Thái Khắc Ba sốt ruột, bảo lên cáng cứu thương để anh em đưa về sau nhưng anh không chịu.. Đến cuối ngày, Nguyễn Viết Ninh bị thương vào đầu rồi hy sinh. Trận đó, ta giữ vững được điểm E5 thuộc cao điểm 685.

"9 chữ trên báng súng của Nguyễn Viết Ninh đã trở thành lời thề trong tâm khảm của chúng tôi suốt thời kỳ ấy. Ai cũng đau đáu một điều rằng phải giữ đất, không cho kẻ thù tràn xuống Hà Giang", ông Ba xúc động cho biết.

Ngày 29/8/1985, liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 30 năm nằm lại cùng đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang), hài cốt anh được gia đình đưa về an táng tại quê nhà, xã Minh Hòa (Yên Lập, Phú Thọ).


Người thân đau đớn khi đón hài cốt liệt sĩ Ninh trở về sau hơn 30 năm xa quê. Ảnh: Hoàng Phương.
Đón anh trở về, có người thân, bà con làng xóm, đồng đội năm xưa cùng chia lửa ở Vị Xuyên và cả những người bạn thời niên thiếu. Những người lính từng có mặt tại chiến trường Vị Xuyên năm xưa lặng lẽ cúi đầu trước anh linh đồng đội. Hơn 30 năm trôi qua, đồng đội không thêm một tuổi nào, còn họ thì cứ già đi mãi. Những câu chuyện khi đào hào, vận tải, trước giờ pháo kích, giữa hai đợt phản công được các cựu chiến binh kể lại cho nhau nghe một lần nữa.

Cựu chiến binh Hà Quang Thông, người bạn học, cũng là bạn đồng ngũ của liệt sĩ Ninh kể, hồi còn đi học, anh Ninh rất hiền lành. Học xong thì xin làm trong đội đóng gạch của hợp tác xã. Chiến tranh biên giới nổ ra, lứa thanh niên làng Phục Cổ mới 19 tuổi lên đường nhập ngũ. Mỗi người một đơn vị, người lên Lào Cai, người đi Lai Châu, người sang Hà Giang.

"Ngày ấy, chúng tôi ra đi với một tâm thế thoải mái, không nghĩ ngợi gì. Huấn luyện xong ba tháng tân binh còn được về thăm nhà một ngày. Mấy tên lính trẻ chia nhau mỗi người một tấm ảnh chân dung để làm ảnh kỷ niệm, cũng là di ảnh nếu chẳng may hy sinh.Trai tráng vào bộ đội năm ấy đều trở về lành lặn, chỉ có Ninh là nằm lại Vị Xuyên", ông Thông nghẹn ngào.

Trong ký ức của người em trai tên Nguyễn Văn Sơn, anh Ninh nóng tính nhưng cũng là người gương mẫu nhất nhà, luôn gánh gồng mọi việc thay các em. Ông Sơn kể, nhà nghèo đông anh em, mỗi bữa cơm hầu như đều phải ăn cơm độn sắn, ngô. Anh Ninh luôn ngồi đầu nồi xới cơm, ăn chậm, ăn ít nhất để nhường phần cho các em. Mỗi lần nhắc đến là các chị em gái trong nhà lại rưng nước mắt.Trước khi cha mẹ qua đời đều dặn dò các con phải cố gắng đưa anh về quê nhà an táng.

Mộ phần liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh được an táng trong khu vườn của gia đình, giữa bát ngát chè xanh của miền trung du Phú Thọ, bên cạnh mẹ cha.
 
Chỉnh sửa cuối:

3398

Xe tải
Biển số
OF-331719
Ngày cấp bằng
18/8/14
Số km
325
Động cơ
284,070 Mã lực
h mình vẫn phải cảnh giác nó, ko sợ nó nhưng để mình đỡ bị động
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
lịch sử trước đây, "nó" toàn cắn trộm mình khi nó rối loạn hoặc nó cảm thấy nó mạnh.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cám ơn cụ catrinh đã tiếp sức. Mong cụ tiếp tục, em đang biên tập lại một loạt tài liệu về quá trình đấu tranh PGCM trên toàn tuyến, trong đó nổi lên là vùng Bản Giốc Cao Bằng, Lạng Sơn và Tục Lãm Quảng Ninh. Rất máu lửa và...bi hùng.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Cám ơn cụ catrinh đã tiếp sức. Mong cụ tiếp tục, em đang biên tập lại một loạt tài liệu về quá trình đấu tranh PGCM trên toàn tuyến, trong đó nổi lên là vùng Bản Giốc Cao Bằng, Lạng Sơn và Tục Lãm Quảng Ninh. Rất máu lửa và...bi hùng.
Em cám ơn cụ, em chờ ngóng tài liệu của cụ. Phải nói là vài năm gần đây thông tin về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược trung quốc đã được mở ra rất nhiều.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em cám ơn cụ, em chờ ngóng tài liệu của cụ. Phải nói là vài năm gần đây thông tin về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược trung quốc đã được mở ra rất nhiều.
Vâng cụ ạ. Do tình hình đã biến chuyển nhiều nên mọi việc sẽ dần được gợi mở và nhìn nhận một cách sòng phẳng.

Việt nam đã vì nghĩa lớn mà không nhắc tới. Không phải chúng ta lãng quên, càng không phải chúng ta sợ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hôm nay, 29/12/2014, chẵn 15 năm ngày ký Hiệp định phân giới trên bộ Việt nam - Trung quốc.

Biết bao công sức, mồ hôi và máu của đồng bào chiến sĩ đã đổ xuống vì một dải biên cương toàn vẹn.

Vẫn còn đó âm thầm bao bóng áo xanh lặng lẽ bám mốc, bám đất. Vẫn trọn vẹn bao công sức của đồng bào miền biên viễn ngày đêm bám bản, nương rẫy như những cột mốc chủ quyền sống.

Vì sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ thiêng liêng!
 

Main_GSM

Xe tăng
Biển số
OF-345385
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
1,180
Động cơ
281,639 Mã lực
Mình giáp biên với TQ rất nhiều, nên cần cảnh giác cao độ.
 

Kscd01

Xe hơi
Biển số
OF-341252
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
136
Động cơ
275,020 Mã lực
Thế hệ trẻ bị bưng bít thông tin về cuộc CTBG phía bắc cũng vì 16 chữ vàng viển vông các cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top