[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngay sau đó, Đồn biên phòng Săm Pun và UBND xã Xín Cái đã gửi kháng thư yêu cầu chấm dứt những hành động lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, một tổ công tác đặc biệt gồm 10 cán bộ, chiến sĩ của đồn Săm Pun đã được đưa về bám trụ tại Lùng Vần Chải để kịp thời đối phó với các ý đồ xấu.

Các vụ việc kể trên chỉ là những câu chuyện điển hình trong số hàng trăm cuộc đấu tranh diễn ra liên miên thời kỳ ấy. Suốt hơn 6 năm trời, quân dân Săm Pun đã phải chống lại vô số trận mưa đá và các cuộc tấn công bằng gậy gộc đến từ bên kia biên giới.

Bí thư xã Xín Cái bị hành hung, Đồn trưởng biên phòng Vũ Duy Quyết từng bị đánh gây tổn hại sức khỏe đến gần 30%, chiến sĩ Hoàng Văn Phát bị đánh đến mức phải nằm viện hàng tháng trời... “Đó là thời gian vô cùng căng thẳng, thậm chí có lúc khi đối mặt, súng hai bên đều đã lên đạn...”, ông Vịnh nhớ lại.

Thời kỳ đó, nếu ta không kiên cường thì không biết hậu quả cho quá trình phân giới cắm mốc sau này sẽ kinh khủng như thế nào? Câu hỏi được ông Vịnh đáp lại bằng một nụ cười nhẹ. Lúc ấy, chúng ta chợt hiểu ra, mình đã hỏi một câu thừa.
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,211
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Kính phục công việc cần mẫn mà Cụ Pain đã và đang sưu tầm. Rất, rất nhiều người dân muốn biết những tư liệu này,đó là những trí tuệ, mồ hôi, xương máu, quãng đời hy sinh của bộ đội, người dân vùng biên ải của Tổ quốc. Đây là những tư liệu vô cùng quý giá (ít nhất là đối với cảm nhận của em).
Xin hỏi cụ, những tài liệu này, bà con, bộ đội mình tại các xã, các đồn biên phòng biên giới có được đọc và lưu giữ không?
Tks Cụ.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
có những cụ cương quyết và nhất quyết coi lão sơn là của tàu rồi khi những CCB ở đây đều nói nó vẫn thuộc về ta, mục đích là gì nhỉ họ muốn điều gì ?
Các con bệnh muốn định cư ở Mỹ dưng không có xiền=))=))
 

pkhcsht

Xe điện
Biển số
OF-93302
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,211
Động cơ
420,796 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
Xin cho em up ảnh về điểm cột mốc 1122 tại Đồng Đăng.
Em thêm một ảnh về điểm phân giới đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng. Đoạn biên giới này, đường sắt Việt Nam được thêm một đoạn hơn 148m về phía bắc so với thời điểm năm 1978, nhưng so với trước đó, theo người cao tuôi vẫn còn hơn 150 m nữa mới tới biên giới cũ ( thời Pháp thuộc). Nhưng dù sao, cũng là cố gắng, là xương máu của đồng bào, chiến sỹ vùng biên ải. Do đi công tác và chụp bằng Iphone nên ảnh chỉ mang tính tư liệu dành cho các cụ nào quan tâm. Xin lỗi cụ Pain và các cụ nếu bị làm loãng thớt này.




Chỉ với mốc nối ray, Việt Nam và TQ (giáp ngay cột mốc 1122) mà ta và TQ phải mất hơn sáu tháng đàm phán, xác định, tiêu tốn nhiều tiền, công sức ... Thế mới thấu hiêu được gian chuân thế nào khi xác định đc biên giới với TQ.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Kính phục công việc cần mẫn mà Cụ Pain đã và đang sưu tầm. Rất, rất nhiều người dân muốn biết những tư liệu này,đó là những trí tuệ, mồ hôi, xương máu, quãng đời hy sinh của bộ đội, người dân vùng biên ải của Tổ quốc. Đây là những tư liệu vô cùng quý giá (ít nhất là đối với cảm nhận của em).
Xin hỏi cụ, những tài liệu này, bà con, bộ đội mình tại các xã, các đồn biên phòng biên giới có được đọc và lưu giữ không?
Tks Cụ.
Em coi đây là lời khen ngợi và động viên quí báu dành cho topic này.

Em vốn Văn dốt vũ dát, chả làm được gì to tát cho Tổ quốc nên chỉ gắng thu thập, sưu tầm những gì thuộc về máu thịt lịch sử ngõ hầu giúp người khác, đang bận bịu không có thời gian,có chút tài liệu tham khảo.

Từ đáy lòng, em xin cảm tạ lời cụ và cũng mong cụ cũng như các cụ khác trên con đường thiên lý nếu có điều kiện thì sưu tầm, bổ sung tài liệu cho thêm phong phú.

Các tài liệu về đàm, giữ, bảo vệ Biên cương đều được lưu trữ, phổ biến rộng rãi tại các đồn Biên phòng và các xã vùng biên cụ ạ.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Hà Giang: Cuộc chiến chống thủ đoạn xâm lấn đất đai của Trung Quốc từ 1988 - 1998

Mãi đến tận tháng 7/1989, những tàn tro cuối cùng của ngọn lửa chiến tranh biên giới bùng lên hơn mười năm trước đó mới nguội tắt hẳn ở Hà Giang.
Thêm hai thập niên nữa, việc phân định một đường biên trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hoàn thành. Suốt 30 năm ròng rã ấy đã có biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu mà quân, dân ta đổ xuống để cắm giữ những cột mốc thiêng liêng bảo vệ chủ quyền nơi địa đầu Tổ quốc.
về chuyện phân giới cắm mốc, có những câu chuyện rất đau lòng và rất buồn ngay trong quân thôi, có những lúc bọn em đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, thậm chí là đôi lúc đã xác định có thể ngày mai ngày kia thôi mình sẽ không về nhà
có những chuyện chỉ người trong cuộc mới được biết, chứ lều báo cấm tuyệt đối luôn, nên hôm trước em mới nhắc nhở cháu nhỏ là anh em đồng đội mình mà không giữ được bình tĩnh là hỏng hết
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
về chuyện phân giới cắm mốc, có những câu chuyện rất đau lòng và rất buồn ngay trong quân thôi, có những lúc bọn em đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, thậm chí là đôi lúc đã xác định có thể ngày mai ngày kia thôi mình sẽ không về nhà
có những chuyện chỉ người trong cuộc mới được biết, chứ lều báo cấm tuyệt đối luôn, nên hôm trước em mới nhắc nhở cháu nhỏ là anh em đồng đội mình mà không giữ được bình tĩnh là hỏng hết
Cụ Xe đạp Viha là ví dụ điển hình. Các cụ ấy đã từng xin chỉ huy cho mặc thường phục để ra chiến nhưng không được phép.
 

mrchuong

Xe buýt
Biển số
OF-80075
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
501
Động cơ
421,124 Mã lực
Nơi ở
tiên lãng huyện, hải phòng phố
về chuyện phân giới cắm mốc, có những câu chuyện rất đau lòng và rất buồn ngay trong quân thôi, có những lúc bọn em đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, thậm chí là đôi lúc đã xác định có thể ngày mai ngày kia thôi mình sẽ không về nhà
có những chuyện chỉ người trong cuộc mới được biết, chứ lều báo cấm tuyệt đối luôn, nên hôm trước em mới nhắc nhở cháu nhỏ là anh em đồng đội mình mà không giữ được bình tĩnh là hỏng hết
Em nghĩ quá trình cắm mốc biên giới trên bộ đã tạm ổn rồi thì những trang sử tuy bi tráng nhưng hào hùng ấy rất nên được công khai để cho thế hệ thanh niên ngày nay biết - tự hào - noi theo chứ ạ? Không lẽ để lãng quên những trang sử biên giới như vậy?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em nghĩ quá trình cắm mốc biên giới trên bộ đã tạm ổn rồi thì những trang sử tuy bi tráng nhưng hào hùng ấy rất nên được công khai để cho thế hệ thanh niên ngày nay biết - tự hào - noi theo chứ ạ? Không lẽ để lãng quên những trang sử biên giới như vậy?
Ai lãng kệ ai cụ ơi, làm sao ai giống ai được nào:-).

Thôi thì mình cứ làm hết mình, tâm mình là ổn. Các tiền bối, liệt sĩ chứng cho mình:)
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,713
Động cơ
473,713 Mã lực
Ai lãng kệ ai cụ ơi, làm sao ai giống ai được nào:-).

Thôi thì mình cứ làm hết mình, tâm mình là ổn. Các tiền bối, liệt sĩ chứng cho mình:)
Đúng đấy cụ, ai quên được chứ với em cung không quên được. Quê ngoại em ở Móng Cái đây, trong họ hàng (mấy tầm đại bác em không rõ...) có người đã chết vì pháo của TQ đây, bác ấy đang làm đồng thì bị mảnh pháo chém đứt đôi người...>:P
Còn em ngày bé (khoảng năm 78) được mẹ đưa về quê ngoại đi lạc vào bãi mìn (cầu Bắc Luân bây giờ), may không chết. Mẹ em đi thoát ly cũng lâu không về quê, đến năm ấy về thì đi quen theo đường cầu Bắc Luân, chưa biết khu vực đấy bị cấm. Đang đi thì thấy có mấy chú bộ đội la hét ầm ĩ, rồi hô đứng yên ở đấy. Sau đấy có chú bộ đội vào dắt ra khỏi bãi mìn...hú vía. Sau này thỉnh thoảng mẹ em vẫn kể vui bảo số không chết :D
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,856
Động cơ
564,469 Mã lực
Cha tôi , nguyên phó sư đoàn trưởng fBB313 cùng đồng đội và bà con các dân tộc trong những năm tháng bảo vệ Hà Tuyên , là người đứng hàng cuối cùng, thứ hai từ bên trái:



 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hà Giang: Cuộc chiến chống thủ đoạn xâm lấn đất đai của Trung Quốc từ 1988 - 1998 ( tiếp..)



Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần mềm dẻo nhưng phải rất cương quyết và có quan điểm, lập trường rõ ràng. Lực lượng ta ít hơn, mỏng hơn nhưng khi ta có sức mạnh lý lẽ và thái độ quyết tâm thì họ cũng không thể lấn át. Đây là những kinh nghiệm mà Đồn Săm Pun đã rút ra trong cuộc đấu tranh trường kỳ với những thủ đoạn xâm lấn của phía bên kia.

Trung tá Vịnh vẫn nhớ như in chuyện chiến sĩ La Văn Tuệ của Đồn Săm Pun bị đối phương bí mật bắt cóc hồi năm 1994. Ngay sau khi phát giác vụ việc, Đồn Săm Pun cử đoàn trực tiếp sang thẳng trạm biên phòng của họ để đấu tranh, phản đối. Trạm trưởng của phía đối diện không ra mặt mà đưa một tiểu đội lính cầm súng, dàn hàng ngang trước của đồn chặn không cho đoàn của ta vào. “Ngay lúc đó tôi hô anh em xếp hàng đẩy đổ hàng rào người này và tràn vào, xông thẳng vào phòng trạm trưởng của họ quyết liệt yêu cầu thả người. Thấy ta làm căng quá, họ đành phải xuống nước, thả đồng chí Tuệ ra”, trung tá Vịnh kể lại.



Tọa đàm giữa đồn biên phòng Săm pun và Biên phòng TQ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Có những thời điểm, người lính áo xanh sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Năm 1997, lợi dụng việc làm đường phục vụ cho phân giới cắm mốc (PGCM), lực lượng vũ trang phía bên kia thường xuyên cố tình cài hàng trăm quả mìn ống (1) lấn sâu vào đất của ta. Mỗi ống mìn dài 70 cm, nặng 3,6 kg, khi nổ có thể tạo thành những rãnh hào sâu tới 50 cm, kéo dài hàng mét. Mục tiêu của họ là sau đó sẽ làm đường lấn vào những khu vực này. Trong sự kiện diễn ra ngày 6.5.1997, cán bộ, chiến sĩ Đồn Săm Pun đã tràn xuống đấu tranh, ngăn chặn và tịch thu toàn bộ số mìn có khối lượng lên tới gần một tấn này.


Trong một lần đấu tranh chống hoạt động này, Trung đội trưởng Trần Mạnh Quân (Đồn Săm Pun) thậm chí đã phải nhảy lên đứng trên đống mìn mà lúc đó đối phương đã châm ngòi. “Nếu phía đối phương không chịu xuống nước thì không chỉ anh Quân mà nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đứng quanh đó cũng có thể bị mìn thổi tung”, trung tá Vịnh nhớ lại. Choáng váng trước tinh thần sẵn sàng hy sinh của bộ đội Việt Nam, phía bên kia đã buộc phải dập tắt ngòi nổ, tạm ngừng hoạt động xâm lấn. Đã gần 17 năm kể từ ngày ấy, Trung đội trưởng Trần Mạnh Quân giờ cũng là cán bộ công tác tại Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hà Giang.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cứng rắn, cương quyết trong những cuộc đấu tranh chống lấn chiếm chưa đủ, ta cũng phải rất mềm mỏng, sắc bén trong sử dụng các phương thức đấu tranh khác. Tại Xín Cái, đoàn cán bộ biên phòng cùng cán bộ xã, các già làng đã liên tục và kiên trì đến thực địa giải thích và vận động từng người dân Trung Quốc tôn trọng tình hữu nghị, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.



Có trường hợp khu vực nằm sâu trong đất ta nhưng phía bên kia lại khẳng định đó là đất của họ và đưa dân ra nhận “ngày xưa nhà tôi ở chỗ này, chỗ kia”. Ngay lập tức phía Việt Nam mời những người già có uy tín ra. Các cụ chỉ thẳng vào mặt những kẻ nhận xằng đó và nói rằng tôi ở đây từ lúc anh còn chưa đẻ, bố mẹ anh là ai, nhà anh ở đâu tôi còn biết... “Các cụ kể vanh vách lai lịch từng nhà, từng người... Lúc đó họ mới cứng họng”, trung tá Vịnh kể lại.


Thực tế cho thấy, trước khi bắt đầu bước vào quá trình PGCM, Trung Quốc vẫn liên tục tìm cách tạo lợi thế bằng mọi cách. Từ 1996-2000, phía Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền sang đất ta. Đã xảy ra hàng trăm vụ xâm nhập vũ trang, xâm canh lấn đất, vượt biên khai thác lâm thổ sản, di chuyển cột mốc, mồ mả, chôn bia đá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, gây cho ta nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tư liệu của Bộ đội biên phòng Hà Giang còn ghi lại vụ ngày 9.1.1996, phía Trung Quốc tự ý di chuyển mốc 6 lần thứ hai sâu vào lãnh thổ Việt Nam tới 500m. Việc làm này đã vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm Hiệp định tạm thời mà Chính phủ hai nước đã ký kết năm 1991.

Năm 1999, tại Sảng Mai Sao (xã Xín Cái), dưới sự hậu thuẫn của lực lượng vũ trang, phía Trung Quốc thường xuyên đưa hàng trăm dân sang xây, xếp tường đá lấn sâu vào đất ta hàng trăm mét. Theo lời kể của trung tá Vịnh, có lần chỉ trong khoảng 3 tiếng buổi trưa khi lực lượng ta về nghỉ, họ đã cấp tập huy động khoảng 500-600 người dùng xi măng mác cao trộn sẵn tràn sang xây xếp một bức tường đá dài gần nửa cây số, cao gần một mét.


Bức tường đá này lấn sâu khoảng 300m vào đất Việt Nam so với Hiệp định tạm thời mà hai bên ký ngày 7.11.1991. Sau đó, ta phải huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và người dân ra phá mất hơn 6 tiếng mới hạ được bức tường lấn chiếm. Thậm chí, tới tháng 7.2000 còn xảy ra vụ 300 dân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 45 lính mang theo súng tiểu liên, trung liên, lựu đạn ngang nhiên xâm nhập theo ba hướng phá hoại ba khu vực canh tác của dân ta ở khu vực xã Bản Máy với diện tích lên đến gần 3.000m2, đánh đuổi bộ đội và nhân dân ta làm 8 người bị thương.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngày 30.12.1999 tại Hà Nội, thay mặt hai nhà nước, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (TQ). Hiệp ước này được coi là nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài giữa hai quốc gia.

Tuy nhiên, Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ. Để thực thi chủ quyền quốc gia, tiến hành bảo vệ và quản lý lãnh thổ trên thực địa, hai bên cần tiến hành PGCM, chuyển đường biên giới từ lời văn trong hiệp ước và bản đồ ra thực địa.

Ngày 26.7.2002, mốc đôi mang số hiệu 261 đã được cắm tại cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Thiên Bảo (Vân Nam, TQ). Đây là cột mốc phân định biên giới đầu tiên được cắm trên tuyến biên giới kéo dài hơn 277 km giữa Hà Giang và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (TQ).

Lúc ấy có lẽ không ai nghĩ rằng phải mất thêm tới hơn 6 năm nữa cột mốc cuối cùng giữa Hà Giang và Vân Nam/Quảng Tây mới được hoàn thành.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đường biên giữa Hà Giang và Vân Nam, Quảng Tây chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng chiều dài 1.449,566 km đường biên giới Việt Nam - TQ, nhưng lại thuộc một trong những địa bàn khó khăn nhất. Đoạn biên giới thuộc Hà Giang có tới 32 khu vực C (*), địa hình núi đá hiểm trở, chia cắt, lượng bom mìn, vật nổ còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh khá lớn. Khí hậu khắc nghiệt, giao thông, đi lại vô cùng gian khổ. Các khu vực cắm mốc phần lớn có cơ sở hạ tầng yếu kém. Nhiều nơi không có đường giao thông, xa khu dân cư. Có những nơi nhóm PGCM phải đi bộ 3-4 ngày mới vào được khu vực đóng trại để thực hiện công tác song phương.

Các loại vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị cùng mốc (trong đó mốc đại 950 kg, mốc trung 500 kg, mốc tiểu 300 kg) phần lớn đều phải vận chuyển bằng sức người đến vị trí mốc giới. Vào mùa mưa các trận lũ ống, lũ quét thường xuyên đe dọa an toàn của các đội công tác. Mùa khô lại thường có sương mù dày đặc, lâu tan, làm hạn chế việc quan sát, định hướng đi của đường biên..

Đó là còn chưa kể đến các lực lượng quân sự mà phía bên kia vẫn duy trì ở các điểm cao mà họ chốt giữ từ năm 1979 thường xuyên có hành động ngăn cản lực lượng rà phá vật cản phục vụ PGCM của ta
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
“Ban chỉ đạo của Chính phủ về PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam - TQ lúc đó đã xác định Hà Giang hoàn thành công tác PGCM cũng có nghĩa là toàn tuyến hoàn thành”, thượng tá Triệu Quyết Long, nguyên nhóm trưởng nhóm PGCM số 6 nói.

Thâm niên gắn bó với PGCM ở Hà Giang, có lẽ ít ai vượt qua được thượng tá Triệu Quyết Long. Gần 30 năm phục vụ trong quân ngũ thì non nửa quãng thời gian đó ông được biệt phái phục vụ cho công tác đặc biệt này. Lần đầu là giai đoạn khảo sát nắm tư liệu kéo 6 năm (1993-1998) phục vụ cho đàm phán Hiệp ước biên giới trên đất liền. Trong giai đoạn triển khai cắm mốc trên thực địa (2000-2008) ông lại tiếp tục được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng của một trong ba nhóm công tác PGCM của Hà Giang.

“Một trong những thách thức lớn nhất cho các nhóm PGCM thời điểm đó là làm thế nào để có thể chuyển cột mốc đường biên đã được xác lập trên bản đồ ra thực địa một cách chính xác nhất”, thượng tá Long nhớ lại. Trong Hiệp ước biên giới trên đất liền ký năm 1999, đường biên giới mới chỉ được mô tả bằng lời văn và được vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Trên bản đồ chỉ là một chấm kim nhưng khi chuyển ra thực địa có thể sai lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm mét.

Thượng tá Long

 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong quá trình đối chiếu bản đồ với thực địa chỉ cần sai lệch với nhau vài chục centimet trên thực địa là các nhóm công tác của Việt Nam và TQ đã phải bàn cãi quyết liệt. Có trường hợp như mốc 499 tại xóm Mỏ Phàng (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc), các đội công tác của hai bên phải mất 53 ngày tác nghiệp ngoài thực địa để xác định, trong đó có tới 14 lần hai bên cùng ra hiện trường tranh cãi kịch liệt mới định vị được vị trí mốc. Theo thượng tá Long, do cả ta và phía TQ đều tận dụng tối đa các sai số cho phép nên đấu tranh trên thực địa cực kỳ cam go. “Sai số chỉ có giới hạn cho phép, nếu để xảy ra ngoài sai số đó, chúng tôi chắc chắn bị kỷ luật nặng... ”, thượng tá Long nói.

Thực tế cho thấy việc giám sát công tác PGCM đã được thực hiện cực kỳ gắt gao. Trên toàn tuyến có 6 tỉnh (gồm 12 nhóm PGCM) phía VN đã phải thay thế tới 5 nhóm trưởng trong quá trình công tác. Thậm chí có nhóm phải thay đến người thứ bảy. “Khi làm, nếu như có sai số lớn quá mức cho phép sẽ có quyết định thay ngay. Vì nếu sợ làm tiếp sẽ có nhiều bất lợi. Nói chung những thành viên của các nhóm công tác thời kỳ đều chịu những áp lực cực kỳ lớn từ nhiều phía”, thượng tá Long kể lại.

Thời gian đầu việc PGCM trên toàn tuyến biên giới diễn ra vô cùng chậm chạp và căng thẳng. Nhiều điểm mốc không giải quyết nổi vì quan điểm hai bên khác nhau quá xa. Từ năm 2002-2003, Hà Giang chỉ xác định được 18 mốc chính và 18 mốc phụ, trong đó cắm hoàn chỉnh 14 mốc chính. Tổng quãng đường biên chung được xác định trong 2 năm ròng rã ấy chỉ dài vỏn vẹn 6,837 km.

Nếu theo tiến độ này, để hoàn thành PGCM, riêng Hà Giang có thể mất ngót nghét 90 năm!

Và có thể còn lâu hơn nữa... :-w
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trước Việt Nam, Trung Quốc (TQ) đã có một bề dày kinh nghiệm trong đàm phán về vấn đề biên giới và phân giới cắm mốc (PGCM) với hơn 10 quốc gia láng giềng khác. Trong khi đó, Việt Nam bước vào đàm phán, phân giới với TQ theo cách “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Việt Nam ở thế yếu và bị lép về trong đàm phán và phân định.


Việt Nam là quốc gia duy nhất mà phía TQ đồng ý áp dụng Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 làm cơ sở giải quyết biên giới. Còn với quốc gia khác có chung đường biên với TQ, nước này đều yêu cầu phải đàm phán lại từ đầu, với lý do những hiệp ước ký kết dưới chế độ thực dân - phong kiến trước đây nhà Thanh đều bị lép vế, không bình đẳng dẫn đến bất lợi cho họ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top