[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,438
Động cơ
536,693 Mã lực
Hít vừa thôi ngộ độc đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
cưng muốn bán đất cho nhà tập thì chúc mừng cưng đã đạt mục đích
thói đời cũng lạ các nhà rận chủ ra sức phê phán bán đất cho tầu nhưng cuối cùng chính rận lại là nhưng kẻ bào chữa gây ngộ nhiều nhất về cái gọi là đất của tầu phù.
Rởm đời
 

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
418
Động cơ
376,505 Mã lực
Cho em xin phép can hai cụ cái. Cụ Sea có dẫn chứng thì up lên để anh em kiểm chứng? Hai cụ hay xách ghế phang nhau quá. Cãi nhau cho vui thôi, khác quan điểm thì không tranh luận nữa. Em dân ngoại đạo nên hay hóng các cụ, các cụ up nhiều thông tin bổ ích thì nên lắm.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
khốn khổ là nó làm gì có
xưa nay nó toàn ra vẻ kẻ cả đạo mạo như thế ấy mà =))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cai nay em tuong khua dang giu ma cu
ai cxng tưởng như cụ nhưng sau cái phân chia biên giới thì đa số nhưng gì hiệp định PHÁP THANH có ta cũng vẫn giữ đc .

nên nhớ ng ta phân chia biên giới theo kiểu đối đỉnh, phân thủy. và dùng đỉnh núi để làm mốc đặt biên giới ranh giới. Không ai tự vẽ ra. tất cả đều phải làm việc theo tài liệu quá khú để lại
Như ở ta là làm việc theo hiệp định PHÁP THANH

cụ nào bảo không phải ta làm 1 chuyến lên ấy đo lại cho máu =)) em có mượn đc cái bản đồ 1 số khu vực từ viện Sử ( bản sao )
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
25,080
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Xe đạp Viha và Vị xuyên vừa nhắn em là các cụ ấy hôm nay đang đi dự buổi gặp mặt Hội đồng ngũ f313, đơn vị chiến đấu và giữ 1509 từ 1979 cho tới ngày 28/4/1984, rồi chiến đấu tới 1989 tại Vị xuyên. Hiện f313 đổi thành đoàn 313 cũng vẫn đóng tại chiến trường xưa ( anh Hải là đoàn trưởng cũng là ccb giai đoạn 87-89).

Vài hôm nữa các cụ ấy sẽ có rì pọt về thế nào là 1509, thế nào là " vái vọng" ....Mong các cụ hạ hỏa:)

P/s: Em chém cũng được, phọt ảnh mốc VN và TQ trên mỏm 1509 cũng có nhưng để các CCB, những người trực tiếp chiến đấu và quay lại chiến trường xưa lên tiếng cho nó....hết ý:))
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
25,080
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Diễn biến chính :

Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.

Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.

Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).

Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.

Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.

Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…

Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.

Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.

Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.

Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.


Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).

Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.

Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...

Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.


Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
Em dẫn lại cái này để các cụ rõ hơn về khái niệm, tên gọi của hai bên về các cao điểm.

Ví dụ: khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn) ;)).
Xin các cụ đọc kỹ và hiểu kỹ là tất cả các trận đánh đều nằm trên lãnh thổ của VN, không một trận nào đánh trên đất nó cả. ;))
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Vâng, đúng như cụ Pain nói. em vừa dưới chỗ các bác 313 Hương Canh về !



Đây chỉ là một số bác đề nghị em chụp ảnh cho. Nhưng nếu cụ nào thường hay sang VMH đọc, chắc cũng nhận ra vài người.

Những người lính nông dân, đủ đại diện của ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh - sư đoàn 313, chân chất, mộc mạc, và họ cũng hầu như không biết sử dụng mạng, nếu họ vào đọc được câu 1509 giờ là của Trung quốc, chắc họ buồn lắm. Máu xương bao năm, của rất nhiều người lính các sư đoàn từng tham chiến Vị Xuyên, rồi sự vất vả, nguy hiểm của những người lính biên phòng đi cắm mốc, nay bị sổ toẹt một cách đơn giản như vậy
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
29,675
Động cơ
752,102 Mã lực
Vâng, đúng như cụ Pain nói. em vừa dưới chỗ các bác 313 Hương Canh về !



Đây chỉ là một số bác đề nghị em chụp ảnh cho. Nhưng nếu cụ nào thường hay sang VMH đọc, chắc cũng nhận ra vài người.

Những người lính nông dân, đủ đại diện của ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh - sư đoàn 313, chân chất, mộc mạc, và họ cũng hầu như không biết sử dụng mạng, nếu họ vào đọc được câu 1509 giờ là của Trung quốc, chắc họ buồn lắm. Máu xương bao năm, của rất nhiều người lính các sư đoàn từng tham chiến Vị Xuyên, rồi sự vất vả, nguy hiểm của những người lính biên phòng đi cắm mốc, nay bị sổ toẹt một cách đơn giản như vậy
Em đương nợ 1 ông lính F313 đận 84 đóng Lao chải, Vị xuyên vụ đưa hắn quay lại chỗ đóng cũ.
Giờ hắn đương ở Phú thọ. Ốm lắm rồi. Rượu suốt thôi. Muốn đi mờ chả có tiền đi.
Chắc sau mùa mưa này phải thu xếp mấy bữa để đi cùng y thôi.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Vâng, đúng như cụ Pain nói. em vừa dưới chỗ các bác 313 Hương Canh về !



Đây chỉ là một số bác đề nghị em chụp ảnh cho. Nhưng nếu cụ nào thường hay sang VMH đọc, chắc cũng nhận ra vài người.

Những người lính nông dân, đủ đại diện của ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh - sư đoàn 313, chân chất, mộc mạc, và họ cũng hầu như không biết sử dụng mạng, nếu họ vào đọc được câu 1509 giờ là của Trung quốc, chắc họ buồn lắm. Máu xương bao năm, của rất nhiều người lính các sư đoàn từng tham chiến Vị Xuyên, rồi sự vất vả, nguy hiểm của những người lính biên phòng đi cắm mốc, nay bị sổ toẹt một cách đơn giản như vậy
Khốn nạn cái là những kẻ thốt ra câu ấy lại thường tỏ ra đạo mạo và tử tế.
Đời đến lạ. Toàn đi làm luật sư không công cho kẻ chiếm đất nhà mình.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Em xin minh họa thêm một chút. Đây là chỗ em đứng dưới chân đỉnh 1509 ngày 12/7 vừa qua. Công binh của sư đoàn 316, đơn vị cũ của em vẫn đang làm nhiệm vụ sát trên ấy. Nếu nói nguyên từ : 1509 giờ là của Tàu " thì em coi như...vượt biên trái phép, vì đang đứng trong dãy 1509 mà. :D



Còn nếu nói các đình, mỏm thì đúng như cụ Ma...nói " chia lại theo Hiệp ước Pháp Thanh ngày xưa ( biên phòng cũng nói với em thế ! ), chỗ nào cưa đôi được là cưa đôi. Bên ông ông ở, bên tôi tôi ở. Ông có mang ...mả bố nhà ông lên đặt trên ấy cũng kệ mẹ ông, còn tôi gỡ mìn xong mang cái gì lên là quyền của tôi.

Bình độ 772, thực ra nó là một dãy các mỏm, cao điểm chạy liên tiếp. chỗ này ngày trước anh em 356 hay phải vái vọng sang vì chưa xây cậy hương, và bên ấy có rất nhiều mìn, không thể thích thì ngênh ngang như lượn phố Hà nội sang chơi được !

 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cơ mà ng ta vẫn thích dùng cái từ vái vọng của các cụ để cố chứng minh là đất của ta là của tầu rồi
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
25,080
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Một số cụ CCB F313, F31 mà em biết vẫn thường vào đọc nhưng chưa lên tiếng. Xin các anh cùng lên tiếng đi ạ!

Báo chí viết láo quá!

Em đợi các anh lên tiếng ạ!

Bọn em thì chả đóng góp gì cho Tổ quốc được nhưng ít nhất cũng NGHĨ ĐÚNG về công sức bảo vệ biên cương của các anh!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
25,080
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em đương nợ 1 ông lính F313 đận 84 đóng Lao chải, Vị xuyên vụ đưa hắn quay lại chỗ đóng cũ.
Giờ hắn đương ở Phú thọ. Ốm lắm rồi. Rượu suốt thôi. Muốn đi mờ chả có tiền đi.
Chắc sau mùa mưa này phải thu xếp mấy bữa để đi cùng y thôi.
Oài, làm đi cụ Vịt. Trên đó còn người f313 mà.

Báo trước đi, biết đâu e đi cùng được:)
 

TNTuan

Xe điện
Biển số
OF-46460
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
2,427
Động cơ
483,770 Mã lực
ngày đó e có hơn 10 tuổi . ko có ấn tượng về cuộc chiến này . chỉ nhớ khi đó đc các thầy cô giáo cho vào thăm các thương bệnh binh trong bv 108 . các cô giáo ,các bạn gái trong lớp khóc như mưa . các a thương binh la liệt trong bv . :(
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
986
Động cơ
355,247 Mã lực
Các cụ xem bài vnexpress vừa đăng về Sư 313 và Sư 356 chiến đấu ở Vị Xuyên này.


http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hang-nghin-chien-si-thuong-vong-ngay-cao-diem-tran-chien-vi-xuyen-3022565.html

Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên
Ngày 12/7/1984, lực lượng quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương và riêng sư đoàn 356 có 600 người hy sinh.
Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút quân khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.

Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm đó.

Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa. Thanh niên tất cả các phường, xã hăng say luyện tập bên sườn núi. Hầm trú ẩn được xây dựng ở khắp nơi, từ trường học đến xí nghiệp, khu chợ. Học sinh nườm nượp đến đơn vị dân quân tự vệ đăng ký lên đường chiến đấu, phục vụ chiến trường biên giới.

Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên. Lúc này, Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng còn lại tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.

Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là hướng Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc đã tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên từ quân đoàn đến đại đội tiến công lấn chiếm vùng biên. Trung Quốc đã 7 lần thay phiên cấp quân đoàn và tập đoàn quân, 20 lượt cấp sư đoàn, 171 lượt cấp trung đoàn và đại đội. Mục đích là muốn đẩy lực lượng phòng ngự của ta về nam suối Thanh Thuỷ, phân tuyến giữa ta và địch.

Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp liên tục các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7-1984. Ảnh: MINH ĐIỀN
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984. Ảnh: Người lao động.
Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo cối Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2. Thị xã Hà Giang cách biên giới Thanh Thuỷ 20 km không bị bắn phá nên sinh hoạt vẫn diễn ra trong không khí thời bình.

Với cách đánh có chuẩn bị, kết hợp tác chiến với chiến tranh tâm lý, đánh nhanh, giải quyết nhanh, Trung Quốc kết hợp tiến công chính diện với bao vây vu hồi, tiến công liên tục bằng nhiều thế đội, trung bình 3-5 lần mỗi ngày, thay phiên chiến đấu, thực hành chiến thuật lấn đẩy với lực lượng từ cấp đại đội đến sư đoàn trên các điểm tựa ở Thanh Thuỷ và Tây Sông Lô.

Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc dùng pháo binh bắn liên tục vào các trận địa phòng ngự của ta trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28/4, Trung Quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772.

Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tiến công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất ta 500-2.000 m.

Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, hàng trăm lần lấn chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6.

Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung Quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.

Giành lại cao điểm

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Bộ và quân khu đã tập trung một số lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.

Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống. Hơn 600 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Năm 1989, sư đoàn 356 phải giải thể.

Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, số lượng thương binh trung bình mỗi ngày 3 người. Ngày có số thương binh cao nhất là 23. Số lượng thương binh ngày cao nhất toàn mặt trận Vị Xuyên là 820 người (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có hơn 600 người hy sinh.

Do Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ, tỷ lệ thương vong của bộ đội vận tải tải thương chiếm 30% tổng số thương binh. Quá trình vận chuyển thương binh ở mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên cũng rất khó khăn, nhất là ở hoả tuyến. Đường vận chuyển thương binh phải qua vách đá, đèo dốc, nhiều chỗ phải trườn bò, dùng tời đưa thương binh xuống từng điểm tựa qua vách đá.

Việt Nam đã 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng. Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao tuyến biên giới. Cuộc chiến diễn ra rất quyết liệt, căng thẳng dù quy mô không lớn.

Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Đến nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố số người thương vong của hai phía. Nhưng nhà thơ Lê Vân từng khắc khoải: Giặc Trung Quốc đánh Hà Tuyên/ Sông Nho Quế gầm lên bão sóng/ Súng trả lời với súng/ Xác quân thù chồng chất biên cương.

Hoàng Thuỳ

(Tư liệu)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
25,080
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
DCM, em vừa văng ngoài cafe. Chết mất, thảo nào mấy ông kẻ thù của mèo ra vẻ Chí ngủ( thực ra biết ) dựa vào đó thể hiện trình Phản biện cho ra vẻ có chữ!!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top