- Biển số
- OF-303404
- Ngày cấp bằng
- 31/12/13
- Số km
- 797
- Động cơ
- 314,681 Mã lực
đọc từ đầu đến h em đã được mở mang kiến thức rất nhiều .
" Thằng Hiếu, thằng Hùng, thằng Páo... chúng mày có nghe tiếng mẹ gọi không?"Đất Mẹ - Mời các cụ xem.
Em vẫn nhớ bà mẹ gọi "Thằng Hiếu, thằng Hùng, thằng Giàng A Páo... có nghe tiếng mẹ gọi không?"" Thằng Hiếu, thằng Hùng, thằng Páo... chúng mày có nghe tiếng mẹ gọi không?"
Giờ xem kỹ lại em mới hiểu hàm ý lời kêu gọi này. Cám ơn cụ Gấu đã post lại!
Hôm em đi Thanh Thuỷ gặp mấy bác đi thăm chiến trường xưa kể lại " Ác liệt lắm cháu à, quân TQ chết cũng nhiều quân ta chủ yếu là dân thường các đồng bào dân tôc có gd bị TQ giết ko còn ai, còn bộ đội ta hi sinh trận Vị Xuyên cũng phải tới mấy nghìn, giờ đi qua quãng đường sát là các quả đồi nhiều cây cỏ vẫn không mọc được vì bị nhiễm chất độc gì đó... Nghe mà cảm động lắmEm được nghe bố một người bạn kể lại việc TQ tràn xuống đánh VN mình với mục đích là cướp nước, trích lời bố bạn em là VN mình ko cho ghi vào sử sách nên cũng kể nhỏ với em. Bố của bạn em là Đại tá chỉ huy pháo cao xạ phòng không. Sau khi giải phóng TQ nghĩ VN mình còn yếu nên điều động quân dân trang bị vũ trang với 60 vạn quân tràn sang VN mình đánh, Tuy nhiên TQ ko ngờ rằng chính trong thời gian kháng chiến đã tôi luyện khả năng chiến đấu ngay trong dân rất tốt. Trong khi đó TQ điều động chủ yếu là dân quân, mà dân quân của họ thì khả năng chiến đấu rất thấp, họ chủ yếu là lấy đông hiếp yếu, vậy nên pháo, xe tăng của TQ tràn sang rất nhiều. Quân ta hồi đó không có nhiều, vì TQ ủng hộ cho Pôn Pốt tàn phá miền nam, nên VN tập trung quân xuống chống Khmer, nay TQ lại tràn xuống nên bác Giáp điều một nửa lên chống TQ, Dân ta với kinh nghiệm chiến đấu cao cộng với tinh thần quyết tử, quân TQ chết nhiều như rạ nên phải rút quân. bố bạn em kể hồi đó phải chết hơn phân nửa của con số 60 vạn quân kìa.
Có qua lời cựu chiến binh em mới biết chứ thế hệ sau này như tụi em sống trong hoà bình rồi.
Giờ này ngồi đây hướng đến anh linh những người đã ngã xuống vì độc lập, mong rằng VN ta sẽ đưa vào sử sách cho con cháu thấy TQ độc ác và thâm hiểm cỡ nào và cho đến giờ thì TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất cần phải dè chừng.
Nhà cháu nghĩ khác ! Thằng Khựa cũng tính chán . Để đảm bảo trang bị , hậu cần để oánh nhau trên bộ còn phải so đo chơi biển người . Tính chơi hải quân , không quân thì chắc là không bao giờ nhé . Cụ nghĩ Tàu thời điểm đó tiềm lực mạnh lắm hay sao ? Trước khi oánh mình nó còn cho Polpot quấy chán ở Tây Nam chờ mình tiêu hao sau đó mới đánh . Chủ lực của mình ra bắc dàn trận thì nó rút cbn về . Tin gì LX đấy năm 1988 Trường Sa còn rành rành ra đó . Cụ gúc thử tàu HQ 604 mà tham khảo nhénăm đó không có Nga ngố chặn biển đông lẫn vịnh bắc bộ thì chắc chắn một điều rằng đất nước ta sẽ khó mà trọn vẹn đến tận bây giờ , đất nước ta mới trải qua 2 cuọc chiến tranh khốc liệt tàn phá con người lẫn vật chất mà còn phải cưu mang thêm campuchia lẫn đề phòng phỉ Lào , lực lượng bị chia rẽ mà đất nước ta địa lý trải dài dọc theo biển , tàu khựa lại đông người lẫn thực lực con người và vật chất , chủ yếu là nội chiến , chỉ cần cách biên giới ta tầm 100km mà cuộc sống của bọn tàu khựa vẫn yên ổn như chưa từng xảy ra chiến tranh gì cả , còn về phía VN mình đã tổng động viên toàn quốc
Hôm nay, 17/2/2017!
Dòng người hối hả chen chúc bân rộn bước vào ngày lao động mới!
Ngày này 38 năm trước, vào sáng thứ Bảy như mọi sáng cuối tuần khác, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, quân xâm lược Trung quốc đã tràn ngập lãnh thổ chúng ta. Chúng đã cướp, đốt, giết, hiếp và tàn sát đồng bào ta!!!
Bằng mọi vũ khí hiện có, bằng các kế hoạch tác chiến sẵn có nhưng thiếu sự chỉ huy thống nhất từ Bộ Tổng tham mưu, Quân và dân vùng biên viễn dù phải đối mặt với một lực lượng hoàn toàn áp đảo về quân số, về hỏa lực tăng pháo, đã cực kỳ anh dũng chiến đấu và giáng trả thích đáng lũ cướp nước!
Đã có những anh hùng, chiến công mãi mãi đi vào sử sách. Đã có những tổn thất nặng nề nhưng.... không một ai, nếu là NGƯỜI, bỏ chạy. Họ đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi giương lê quyết tử! Họ, sau nỗ lực cuối cùng phá hủy vũ khí cá nhân không để lọt vào tay quân thù, đã giật chốt quả lựu đạn cuối cùng đánh đổi 1 ăn 3-4. Họ, những con người bình thường như bao người khác, đã quyết chiến đấu tới cùng và khi ngã xuống cũng cố dướn về phía trước 50cm để gìn giữ tấc đất quê hương!
Xin thành kính nghiêng mình và thắp nén tâm nhang tới anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dũng ngã xuống trong các trận chiến bảo vệ phên dậu của Tổ quốc!
Hôm nay, 17/2/2017!
Dòng người hối hả chen chúc bân rộn bước vào ngày lao động mới!
Ngày này 38 năm trước, vào sáng thứ Bảy như mọi sáng cuối tuần khác, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, quân xâm lược Trung quốc đã tràn ngập lãnh thổ chúng ta. Chúng đã cướp, đốt, giết, hiếp và tàn sát đồng bào ta!!!
Bằng mọi vũ khí hiện có, bằng các kế hoạch tác chiến sẵn có nhưng thiếu sự chỉ huy thống nhất từ Bộ Tổng tham mưu, Quân và dân vùng biên viễn dù phải đối mặt với một lực lượng hoàn toàn áp đảo về quân số, về hỏa lực tăng pháo, đã cực kỳ anh dũng chiến đấu và giáng trả thích đáng lũ cướp nước!
Đã có những anh hùng, chiến công mãi mãi đi vào sử sách. Đã có những tổn thất nặng nề nhưng.... không một ai, nếu là NGƯỜI, bỏ chạy. Họ đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi giương lê quyết tử! Họ, sau nỗ lực cuối cùng phá hủy vũ khí cá nhân không để lọt vào tay quân thù, đã giật chốt quả lựu đạn cuối cùng đánh đổi 1 ăn 3-4. Họ, những con người bình thường như bao người khác, đã quyết chiến đấu tới cùng và khi ngã xuống cũng cố dướn về phía trước 50cm để gìn giữ tấc đất quê hương!
Xin thành kính nghiêng mình và thắp nén tâm nhang tới anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dũng ngã xuống trong các trận chiến bảo vệ phên dậu của Tổ quốc!
Trong trận biên giới phía Bắc, chúng ta dựa vào sức mình là chính thôi. Sự góp sức của LX cũng rất tốt nhưng nếu sức VN yếu thì cũng chẳng giải quyết được thằng Tàu.Nhà cháu nghĩ khác ! Thằng Khựa cũng tính chán . Để đảm bảo trang bị , hậu cần để oánh nhau trên bộ còn phải so đo chơi biển người . Tính chơi hải quân , không quân thì chắc là không bao giờ nhé . Cụ nghĩ Tàu thời điểm đó tiềm lực mạnh lắm hay sao ? Trước khi oánh mình nó còn cho Polpot quấy chán ở Tây Nam chờ mình tiêu hao sau đó mới đánh . Chủ lực của mình ra bắc dàn trận thì nó rút cbn về . Tin gì LX đấy năm 1988 Trường Sa còn rành rành ra đó . Cụ gúc thử tàu HQ 604 mà tham khảo nhé
Kết quả của việc Bộ trưởng BQP Lào sang ta gần cuối 1978.
---------------------------em tiếp nhá không lại không kịp tiến độ,
...Vậy, ta đã chuẩn bị những gì cho biên giới phía bắc trong hoàn cảnh và diễn biến phức tạp như vậy.
Kháng chiến chống Pháp rồi đánh Mỹ, ta hiểu quá rõ về cái giá phải trả cho chiến tranh, hao người tốn của, cái giá của Hòa Bình rất rất đắt. Làm thế nào để đất nước tránh được chiến tranh, để phục hồi kinh tế, để..... là câu hỏi hóc búa cho biết bao con người giai đoạn đó. Thế mà, "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng" - không còn cách nào khác, cuộc chiến tranh bắt buộc sẽ sớm bắt đầu.
Suốt trong giai đoạn 1977 - 1978, Trung Quốc liên tục quấy nhiễu biên cương phía bắc, gây ra hàng loạt các vụ xung đột vũ trang nhỏ lẻ, gây nguy cơ thổi bùng cuộc chiến sớm. Âm mưu và ý đồ nham hiểm khi lôi kéo, xúi giục các dân tộc thiểu số phía bắc đứng lên thành lập các Khu tự trị, Vùng tự do riêng.
Để tránh "lưỡng đầu thọ địch" và nguy cơ mũi vu hồi từ Lào, bằng mọi cách ta phải tránh xung đột sớm, giải quyết từng thằng một. Khi ta tung các sư đoàn thiện chiến đánh sâu vào đất Cambodia trong năm 1978 nhằm chuyển chiến tranh sang đất địch, phá hủy hàng loạt các kho tàng/ khí tài quân sự, đập nát của sư đoàn chủ lực của Pôn Pốt, dằn mặt và bẻ gẫy tham vọng của kẻ thù thì cũng là lúc hoạt động phá hoại biên giới tăng lên đáng kể. Đây cũng là phép thử tốt cho chiến dịch đầu năm 1979.
Để tránh những luận điệu và tuyên bố, phía Việt Nam tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới, "tiểu bá" gây chiến trước, ta chủ trương đưa các đơn vị mạnh ở tuyến hai, tập trung củng cố lực lượng địa phương và CAVT/ biên phòng trên tuyến một.
Để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, ngày 3 tháng 11 năm 1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xế hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được ký kết. Theo đó, bạn sẽ viện trợ cho ta về vũ khí, trang bị kỹ thuật, cử các đoàn chuyên gia quân sự sang giúp ta huấn luyện và xây dựng quân đội.
Để tăng cường khả năng phòng thủ, ta tiến hành hàng loạt các biện pháp chính:
- một là, tổ chức cho Quân đoàn 1 diễn tập (mật danh ĐK-78) vào ngày 9 tháng 8 năm 1978 với nội dung: “Quân đoàn tiến công địch đổ bộ đường không, bảo vệ các địa bàn trọng yếu được phân công ở vùng trung du và đồng bằng phía tây Hà Nội". Lực lượng tham gia diễn tập gồm: Các sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B; Lữ đoàn công binh 299, Lữ đoàn tăng - thiết giáp 202, Lữ đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn phòng không 241 và Trung đoàn thông tin 140. Từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10 năm 1978, tổ chức diễn tập (mật danh ĐK-4) cơ quan chỉ huy 1 bên 2 cấp có một phần thực binh với đề mục: “Quân đoàn tiến công địch đổ bộ đường không, tổ chức chiến đấu bảo vệ các địa bàn trọng yếu”, nhằm kiểm tra và hoàn chỉnh phương án tác chiến đánh địch đổ bộ đường không theo phương án tác chiến thực tế của các cấp từ Quân đoàn trở xuống ở địa bàn thủ đô Hà Nội và các khu vực phụ cận. Riêng trong tháng 6 năm 1978, Quân đoàn 1 đã cử hơn 100 cán bộ từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn, sư đoàn để tăng cường cán bộ cho các quân đoàn vừa thành lập và các đơn vị đang làm nhiệm vụ phòng thủ trên biên giới phía Bắc; thêm 6.500 chiến sĩ đã trải qua huấn luyện được lệnh lên đường bổ sung cho các Quân khu 5, 7, 9, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4. Đặc biệt là ngay từ đợt tháng 1/1979, Quân đoàn 1 đã bước vào cấp 1, sẵn sàng cơ động chiến đấu, trực chiến 24/24; một số phân đội trinh sát của D701 trinh sát Quân đoàn và trinh sát các sư đoàn trực thuộc đã lên cắm chốt tại biên giới phía bắc (Trinh sát F308 ở Đình Lập, Lạng Sơn; F320B tại thị xã Lào Cai và ga Tam Lung).
- hai là, hiệp đồng kế hoạch chi viện từ hậu phương chiến lược: các tỉnh phía sau chi viện lên phía trước. Ta đưa 8 vạn lao động ở đồng bằng sông Hồng lên các tỉnh biên giới, xây dựng dân quân tự vệ làm nòng cốt, tổ chức các khu vực sản xuất tại chỗ trên những địa bàn xung yếu kết hợp kinh tế với quốc phòng. Rút kinh nghiệm từ biên giới Tây Nam, ta đã tổ chức huấn luyện và trang bị vũ khí ngay từ đầu. Ta chỉ đạo khẩn trương xây dựng các công trình phòng ngự (công sự, hầm hào, vật cản, hệ thống đài quan sát - trinh sát... chủ yếu bằng gỗ đất) hình thành các điểm tựa trung đội, đại đội, cụm điểm tựa tiểu đoàn; khu vực phòng ngự trung đoàn và sư đoàn kết hợp với các chốt, các cụm bản - căn cứ liên hoàn của bộ đội địa phương và dân quân trên tuyến 1 và tuyến 2 (Về vật cản: Quân khu 1 rào được 217km/679km, có 27km kẽm gai, 5,6 triệu chông sắt/ 47.8 triệu chông, 3.468 mìn chống bộ binh, 433 mìn chống tăng. Quân khu 2 rào 180km/780km có 19km kẽm gai, 3.000 mìn chống bộ binh, 433 mìn chống tăng).
- ba là, hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng.
* Từ ngày 1/7/1978, Thiết lập sở chỉ huy các cấp của Quân khu 1, Quân khu 2 sau khi tách riêng (cũ là 1 quân khu) và bắt đầu chỉ huy các lực lượng thuộc quyền. Cơ quan chỉ huy cấp quân khu được tăng cường. Tổ chức bộ chỉ huy quân sự thống nhất ở từng tỉnh và ban chỉ huy thống nhất ở cấp huyện, trong đó có bí thư Huyện ủy và chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện. Tăng cường ngay các học viên sỹ quan các trường chuẩn bị ra trường lên thẳng biên giới phía bắc để thực hành công tác chỉ huy, tham mưu hỗ trợ khi cần. Việc này đã phát huy hết sức hiệu quả khi xảy ra chiến tranh.
* Từ tháng 10/1978, sáu sư đoàn của Tổng cục Xây dựng kinh tế được điều lên làm đường số 6 và các tuyến đường ngang, bảo đảm cơ động về chiến lược và chiến dịch.
* Sau khi cân nhắc, BTTM quyết định điều động F3/ sư đoàn 3 Sao Vàng và F316/ sư đoàn 316 ra Bắc ngay trong năm 1976, đặt ở hai hướng quan trọng nhất. F3 về Hà Bắc, F316 về Yên Bái. Tháng 7/1978, F3 được lệnh về Quân khu 1 làm nhiệm vụ phòng thủ ở đông-nam tỉnh Cao Lạng, một địa bàn trọng yếu của quân khu và của Bộ. F316 cũng dâng lên Lào Cai. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ, F3 và F316 điều động hàng trăm sỹ quan các cấp về BCH QS các tỉnh, huyện để làm nòng cốt huấn luyện và xây dựng LLVT địa phương; bố trí các LLVT này vào ngay đội hình tác chiến cấp trung đoàn và tiểu đoàn. Bắt tay ngay vào việc xây dựng dải trận địa phòng ngự thê đội 1/ tuyến 1 (F3 xây dựng với chiều dài 60km) và thê đội 2/ tuyến 2.
Em vừa xem vừa đọc thớt này. Năm 79 em có đi triển lãm tội ác của quân bành trướng bắc kinh ở Giảng võ, cũng ném được mấy quả bóng bàn vào mồm há to đỏ lòm của thằng đặng tiểu bình. Ngày xưa còn bé em chỉ làm được như vậy.Hôm nay thời sự VTV đưa tin vinh danh liệt sĩ Vị Xuyên có cụ nào xem không?
Sắp đến kỷ niệm 70 năm ngày TBLS 27/7 chứ cụEm vừa xem vừa đọc thớt này. Năm 79 em có đi triển lãm tội ác của quân bành trướng bắc kinh ở Giảng võ, cũng ném được mấy quả bóng bàn vào mồm há to đỏ lòm của thằng đặng tiểu bình. Ngày xưa còn bé em chỉ làm được như vậy.
Sắp đến 12/7 mong hương hồn các Liệt Sỹ an nghỉ cùng đất mẹ, đất nước đời đời ghi nhớ công ơn của các Anh.
Cụ ấy nhắc đến trận đánh 12/07/1984.Sắp đến kỷ niệm 70 năm ngày TBLS 27/7 chứ cụ