[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
em nói thật là có đưa cuộc chiến này vào SGK thì tác dụng cũng chả mấy, vì mấy nhà viết sử nhà ta toàn lái theo 1 hướng nào đó có lợi cho ai đó. Cái gì cần thì họ tăng tính nghiêm trọng đi, cái gì ko cần thì họ làm như "đuổi ruồi" thôi. Các cụ cứ đưa thông tin lên đây và nhiều nói khác, em đảm bảo có tác dụng hơn nhiều. Các em, các cháu bây giờ đã biết vào forum rất nhiều rồi. Mai kia chúng nó cũng sẽ lớn lên, sẽ ko còn quan tâm tới những thứ xanh đỏ nữa, lúc đó những pho tượng sống như cụ VX sẽ là thứ chúng học hỏi rất nhiều đấy ợ. em dự thế.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Cảm ơn cụ xe đạp đã chỉ dẫn, cảm ơn cụ ccc mở màn thớt một, cảm ơn cụ đau mở thớt 2, cảm ơn cụ gấu đã chỉ giáo, cảm ơn cụ vị xuyên đã cung cấp nhiều thông tin...
Không có các cụ thì em nghĩ với rất ít lượng thông tin mà sách, đài, báo đã đưa - kiểu lấy lệ như sgk lớp 12 mới kia; thì em nghĩ rất nhiều người sinh ra trong chiến tranh chống Mỹ, lớn lên trong chiến tranh chống Tàu như em và những bạn hậu sinh và kể cả một bộ phận các bác tiền bối thì cũng không thể biết được cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài cỡ chục năm năm này.
Em không dám luận bàn về chính trị hay cái gì đại loại thế, nhưng em được biết " lịch sử là phản ánh trung thực , đầy đủ những gì diễn ra trong thời gian không kể ngắn dài.." Nếu cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mỹ được ghi nhận là những cuộc chiến vệ quốc vĩ đại, được kỷ niệm rất nhiều, được nhắc đến rất cụ thể từng trận nổi tiếng từng chiến sỹ, sỹ quan đã lập chiến công . Thì cuộc chiến tranh chống Tàu được ghi nhận quá khiêm tốn, mà thiển nghĩ của em đây mới là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc thực thụ nhất. Người nước ngoài xâm chiếm nước ta thật, ta đánh giết và hy sinh do trực tiếp kẻ thù xâm lược gây ra.
Làm gì có cuộc chiến chục năm nào! 1979 đánh nhau đẫm máu nhưng chỉ 2 tuần thôi, còn sau đó 1984 - 1985 chỉ là xung đột biên giới nhỏ lẻ, không liên tục và oánh nhau túc tắc thôi, không thể gọi là chiến tranh vệ quốc được. Theo em cuộc chiến 79 ta ghi như trong sách thì đúng là còn ít quá, nhưng nếu có ghi rõ thêm thì cũng chỉ đến 1 bài 1 tiết là cùng. So với những cuộc chiến trong lịch sử Lý, Trần, Lê chống giặc thì không thể bằng được. Báo chí dạo này làm ỏm tỏi nhưng nhiều chỗ cũng máu quá, chả đến mức ấy.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
em sanh sau đẻ muộn chả biết vì thời em sách sử ko nói, lại ko có ai kể cho biết, nay nghe cụ VX kể lại em thấy oánh nhau to đấy chứ, xung đột nhỏ lẻ gì đâu cụ. vác cả giàn pháo và xe tăng ra choảng nhau thì gọi gì là xung đột nữa ạ.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Mặt trận VX,chiều dọc tính từ trận địa pháo tầm xa của lữ 168 đặt ở xã Phương độ ,qua cửa khẩu tới thung lũng Fa ka bên Malipo.Chiều ngang từ chân dốc Bắc Xum đến Xín chải,diện tich chừng vài chục km vuông mà chiến sự ác liệt.Đến bao hồi ức của các CCB,viết truyện ,băng hình...vv,của cả 2 bên chiến tuyến,mà vẫn không lột tả hết được...Quả là khốc liệt và bi hùng một vùng biên ải phía bắc .

Trong một buổi giao ban cụ Thúy (Tham mưu trưởng sư đoàn 313 ).Ông vốn trưởng thành từ chiến dịch thành cổ Quảng trị năm 1972 có nói :" So với thành cổ Quảng trị 81 ngày đêm,Vị xuyên chỉ kém là không có bom ném từ máy bay và pháo hạm từ biển bắn vào.Còn mức độ ác liệt thì chẳng kém".Chính vì thế mà ngày nay dư âm của nó còn vọng mãi,

Cũng chỉ...túc tắc vài năm thế thôi các cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
em sanh sau đẻ muộn chả biết vì thời em sách sử ko nói, lại ko có ai kể cho biết, nay nghe cụ VX kể lại em thấy oánh nhau to đấy chứ, xung đột nhỏ lẻ gì đâu cụ. vác cả giàn pháo và xe tăng ra choảng nhau thì gọi gì là xung đột nữa ạ.
Cụ Vịt mà chém thì hoành tráng đấy bác ạ, cứ nghe theo mà k0 tự tư duy thì có mà dở :)) :)) :)).

Chiến tranh vệ quốc là chiến tranh chống xâm lược, kiểu như các đời Lý Trần Lê xưa kia chống lại Tống Nguyên Minh ấy. Còn cuộc chiến 1979 thì không đến mức như vậy, Khựa nó không định thôn tính ta mà chủ yếu là "dạy bài học" và hỗ trợ cho thằng đệ Miên đỏ. Nó chiếm được Lạng Sơn rồi thì nó cũng không mở rộng chiến tranh ra nữa mà rút về. Tuy nhiên nếu cứ gọi cuộc chiến đó là vệ quốc thì em cho rằng cũng được không sao. Tuy nhiên vì nó diễn ra nhanh quá, có 2 tuần thôi, nên nói chung trong lịch sử thì coi như là bị bọn cướp nó quấy nhiễu tí ti cũng được. Ngày xưa Chế Bồng Nga trước khi lấy được nàng Ngọc Hân thì cũng đến mấy phen tràn ra Thăng Long đốt phá cơ đấy, theo em thiệt hại còn to bằng mấy năm 79 cơ, thế mà sử có nói gì đâu! Còn đánh nhau các năm 85-85 ở Vị Xuyên thì đích thị là xung đột nhỏ lẻ thôi, dù có vài trận huy động đến cả tiểu đoàn nhưng mà nói là cuộc chiến thì hơi quá.
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Cụ Vịt mà chém thì hoành tráng đấy bác ạ, cứ nghe theo mà k0 tự tư duy thì có mà dở :)) :)) :)).

Chiến tranh vệ quốc là chiến tranh chống xâm lược, kiểu như các đời Lý Trần Lê xưa kia chống lại Tống Nguyên Minh ấy. Còn cuộc chiến 1979 thì không đến mức như vậy, Khựa nó không định thôn tính ta mà chủ yếu là "dạy bài học" và hỗ trợ cho thằng đệ Miên đỏ. Nó chiếm được Lạng Sơn rồi thì nó cũng không mở rộng chiến tranh ra nữa mà rút về. Tuy nhiên nếu cứ gọi cuộc chiến đó là vệ quốc thì em cho rằng cũng được không sao. Tuy nhiên vì nó diễn ra nhanh quá, có 2 tuần thôi, nên nói chung trong lịch sử thì coi như là bị bọn cướp nó quấy nhiễu tí ti cũng được. Ngày xưa Chế Bồng Nga trước khi lấy được nàng Ngọc Hân thì cũng đến mấy phen tràn ra Thăng Long đốt phá cơ đấy, theo em thiệt hại còn to bằng mấy năm 79 cơ, thế mà sử có nói gì đâu! Còn đánh nhau các năm 85-85 ở Vị Xuyên thì đích thị là xung đột nhỏ lẻ thôi, dù có vài trận huy động đến cả tiểu đoàn nhưng mà nói là cuộc chiến thì hơi quá.
Đúng là cuộc chiến ở Vị Xuyên chỉ là xung đột nhỏ lẻ thuộc vùng biên giới 2 huyện Vị Xuyên và Yên Minh, TQ muốn lấy nơi đây làm phép thử của PLA sau khi cải tổ sau thất bại năm 1979. Lần lượt các quân đoàn của TQ từ khắp nơi thay phiên nhau lên chiến đấu nơi đây. Phía ta cũng vậy lo sợ mất thị xã HG nên lần lượt quân của các quân đoàn 1,2,3 của triều đình lên. Các quân khu có lính các sư 313,314,356 của quân khu 2, lính các quân đoàn 26,29,14 cũng thay phiên nhau lên chiến ròng rã 5 năm. Em thấy thời kỳ 84-85 thị xã HG là thị xã của lính, đâu đâu cũng thấy bộ đội từ khắp nơi đổ về đây dân thì đi sơ tán nên cả thị xã toàn thấy lính nhà mình.
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
157
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Làm gì có cuộc chiến chục năm nào! 1979 đánh nhau đẫm máu nhưng chỉ 2 tuần thôi, còn sau đó 1984 - 1985 chỉ là xung đột biên giới nhỏ lẻ, không liên tục và oánh nhau túc tắc thôi, không thể gọi là chiến tranh vệ quốc được. Theo em cuộc chiến 79 ta ghi như trong sách thì đúng là còn ít quá, nhưng nếu có ghi rõ thêm thì cũng chỉ đến 1 bài 1 tiết là cùng. So với những cuộc chiến trong lịch sử Lý, Trần, Lê chống giặc thì không thể bằng được. Báo chí dạo này làm ỏm tỏi nhưng nhiều chỗ cũng máu quá, chả đến mức ấy.
Em được biết là xung đột biên giới là không có lính chủ lực với các khí tài hạng nặng đánh nhau đâu, chỉ là lực lượng biên phòng, bắt bớ, bắn trộm... Kiểu như Trường sa bây giờ gọi là xung đột biên giới biển đảo. Còn mang tàu chiến, tàu ngầm ra choảng nhau thì bị gọi là chiến tranh rồi. Khựa phải núp mấy cái tàu chiến gọi là hải giám đấy ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Em pots lên trích dẫn cuốn của pháo binh quân khu 2 mà bác pb47vp là sỹ quan pháo binh E457 F313 đã chiến đấu tại HG từ khi xẩy ra chiến sự cho đến tận cùng của cuộc chiến năm 1989

Trên địa bàn Quân khu 2, vào trung tuần tháng 5-1981, pháo binh địa phương và 1 tiểu đoàn pháo 105mm của trung đoàn PB 457 đã chi viện cho bộ binh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương, bảo vệ được các điểm cao 1800A, 1800B (ngày 11 và 12-5). Tiếp đó ngày 22-5 các đơn vị pháo binh trong biên chế sư đoàn 313 và hoả lực tăng cường đã bắn chế áp pháo binh đối phương, chi viện cho bộ binh chiến đấu bảo vệ điểm cao 1509, 1688, 1785....
Đến hết tháng 6-1981, các đơn vị pháo binh cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương hòng chiếm các điểm cao 1800A, 1800B, 1509, 1688, 1785.
Trước tình hình hoạt động quân sự của đối phương ở biên giới phía Bắc mở rộng về quy mô và cường độ ác liệt tăng dần, BTL Pháo binh liên tục cử các đoàn cán bộ xuống các quân khu, quân đoàn tuyến 1 kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp giúp các đơn vị pháo binh tổ chức thực hiện chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu số 33/QP của BQP và chỉ thị số 40/QP ngày 29-5-1981 "Về việc đánh bại âm mưu của đối phương lấn chiếm các điểm cao sát đường biên".
Trên cơ sở tổng hợp phân tích các thủ đoạn bắn pháo của đối phương, khắc phục những hiện tượng bắn trả không quan sát thấy mục tiêu, sử dụng pháo cơ giới (55%) nhiều hơn pháo cối mang vác, BTL Pháo binh kiến nghị với BTTM bổ sung, điều chỉnh kế hoạch ĐT1 và đặt tên cho kế hoạch mới là ĐT2. Nội dung chủ yếu của ĐT2 trước hết nhấn mạnh nguyên tắc : "Tỉnh táo, cảnh giác, sẵn sàng chủ động đánh trả nhưng không để đối phương lợi dụng leo thang chiến sự. Đánh có chuẩn bị, có quan sát sửa bắn, đánh trả kịp thời, bắn đúng thời cơ, trúng mục tiêu, tiết kiệm đạn..."

Sau đợt hoạt động cao điểm tháng 5 và 6-1981, hành động pháo kích của đối phương tạm lắng xuống nhưng vẫn còn xảy ra ở một vài nơi với lượng đạn hạn chế hơn.
Rút kinh nghiệm mấy năm trước, đến cuối năm 1983 đại đội hoả lực của tiểu đoàn bộ binh trực tiếp tiếp xúc ở tuyến 1 được tăng cường thêm súng cối và ĐKZ, đại đội hoả lực của trung đoàn bộ binh cũng được tăng súng cối 120mm. Một số đường nhánh cơ động được mở rộng, công sự cho người và một số công sự pháo được xây dựng bằng bêtông cốt thép đúc sẵn để tăng độ vững chắc, chế độ trực chiến sẵn sàng chiến đấu vào nền nếp, nên hiệu suất chiến đấu của pháo binh có tiến bộ rõ rệt. Lực lượng pháo binh thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì bảo đảm cả về con người và súng pháo.

Mùa khô 1983-1984, cùng lúc ở Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang bạn mở các chiến dịch tiến công có tính chất quyết định đánh vào các căn cứ, hậu cứ của lực lượng ********* 3 phái thì tình hình chiến sự ở biên giới phía Bắc cũng diễn biến rất phức tạp, căng thẳng.
Ngày 2-4-1984, đối phương chuyển cuộc chiến tranh bằng pháo ở biên giới phía Bắc sang một thủ đoạn chiến thuật mới, mở đầu bằng một đợt tập kích hoả lực lớn chưa từng có.
Sau đợt tập kích pháo dữ dội, đối phương tung nhiều tiểu đoàn bộ binh, có pháo chi viện lấn chiếm một số điểm cao.
Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, pháo binh ta trên các hướng kịp thời nổ súng phối hợp cùng bộ binh chiến đấu chặn bước tiến của địch.
Trước tình hình đối phương đẩy cuộc chiến tranh bằng pháo lên nấc thang mới, dùng hoả lực pháo binh chi viện tối đa cho bộ binh đánh chiếm một số điểm cao và những diễn biến phức tạp trên biển Đông, BQP ra lệnh chuyển một số cơ quan Quân khu 1, Quân khu 2,
Tính đến cuối tháng 5-1984, thời điểm đối phương tạm ngừng lấn chiếm, đi vào củng cố khu đã chiếm, trải qua 60 ngày đêm chiến đấu lực lượng pháo binh ở biên giới phía Bắc đã đánh trả 1.178 trận, tiêu thụ 51.616 viên đạn các loại gây cho đối phương nhiều tổn thất.
Trên mặt trận Vị Xuyên, tháng 4-1984 có trung đoàn PB 457 thuộc sư đoàn 313 với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất. Đơn vị đầu tiên đánh trả lúc 10h25 ngày 2-4-1984 là tiểu đoàn 10 pháo 105mm trung đoàn 457 và đại đội súng cối 120mm thuộc trung đoàn bộ binh 122 phòng ngự ở điểm cao 1509, 772. Nhưng do công sự của ta lúc này chưa tốt, ý thức phòng tránh chưa cao nên bị pháo địch bắn cháy gần hết số xe kéo pháo của 1 tiểu đoàn, 1 khẩu pháo 85mm và 1 máy VTĐ.
Từ tháng 4 đến tháng 7-1984 pháo binh ở Vị Xuyên được tăng cường : trung đoàn PB 457 (đủ 5 tiểu đoàn), các trung đoàn bộ binh được bổ sung súng cối và ĐKZ đủ theo biên chế, lữ đoàn PB 168 (4 tiểu đoàn) và 368 (2 tiểu đoàn). Toàn bộ pháo binh ở đây hình thành cụm pháo 1 và 2 quân khu và cụm pháo sư đoàn, đến tháng 12 được tăng cường trung đoàn PB 150 (sư đoàn 356). Cùng lúc lữ đoàn PB 368 được điều về phía sau làm nhiệm vụ khác (chú thích của chiangshan : L368 được điều về đứng trong đội hình Quân đoàn 1). Tổ chức pháo binh lúc này vẫn giữ nguyên 2 cụm pháo chi viện chung, các trung đoàn bộ binh trên từng hướng có cụm hoả lực chi viện trực tiếp. Cũng trong thời gian này Bộ đã nghiên cứu đưa vào sử dụng một số bom, đạn mới bắn phá khu vực đối phương vừa chiếm được (loại gì vậy ?)
Từ khi đối phương chiếm được một số mục tiêu, pháo binh sư đoàn 313 và lữ đoàn PB 168 liên tục chi viện cho bộ binh phản kích, giữ vững địa hình có lợi và độc lập tập kích hoả lực vào quân địch, trong đó có một số trận hiệu quả bắn pháo rất cao.
Năm 1984 pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công 2 đợt quy mô cấp trung đoàn :
- Đợt 1 cuối tháng 6 đầu tháng 7-1984, chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356) và trung đoàn BB 174 (sư đoàn 316) tiến công chiếm lại các điểm cao 233, 685.
- Ngày 12-7-1984, trận tiến công hiệp đồng bộ binh-pháo binh lần thứ 2 chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356), 174 (sư đoàn 316) và 141 (sư đoàn 312) đánh chiếm lại các điểm cao 1030, 300 và 400.
Mặc dù bị phản pháo ác liệt, các phân đội pháo binh vẫn tích cực chủ động chế áp pháo binh đối phương và chi viện bộ binh xung phong. Đại đội pháo 85mm bắn trực tiếp sang điểm cao 772, mỗi khi nổ súng phải chịu hoả lực địch bắn tập trung mật độ rất cao, nhưng các khẩu đội vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 4 tháng chiến đấu đánh trả các đợt pháo kích và tiến công xâm lấn ở biên giới phía Bắc, ngày 9-8-1984, BTL Pháo binh triệu tập hội nghị các chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh các quân khu, quân đoàn phía Bắc, thống nhất nhận thức, đánh giá mạnh yếu của địch, nghiên cứu tài liệu "Sử dụng pháo binh đánh bại âm mưu lấn chiếm mới của đối phương", tổ chức hiệp đồng khi sử dụng các trung đoàn, lữ đoàn PB dự bị trong kế hoạch ĐT2 trên từng hướng và bổ sung các biện pháp thực hiện chỉ thị 40/QP trong hoạt động chiến đấu mùa khô tới.
Rút kinh nghiệm đợt 1 và 2, các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hoả lực pháo binh được BTL Binh chủng chỉ đạo cụ thể : "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82mm, canông 57mm (ĐKZ-57 ?) khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận địa hoả lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh đổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hoả lực gắn liền với hành động của bộ binh".

Ngày 18-11-1984, pháo ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300, 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn BB 14 (sư đoàn 313) và 153 (sư đoàn 356) thực hành vây lấn. Địch phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng 1 tháng, pháo binh chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của địch. Tuy chưa dứt điểm nhưng đây là đợt có hiệu suất chiến đấu cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn PB 457, tiểu đoàn 13 pháo chống tăng của sư đoàn 313, đại đội súng cối 160mm của sư đoàn 356, lữ đoàn PB 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công.
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu, đồng thời tăng cường hoả lực pháo binh lên đến đỉnh điểm nhằm đạt mục tiêu lấn chiếm. Từ đầu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850.000 viên đạn pháo cối các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận đấu pháo kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.
Năm 1986, ta tiếp tục củng cố thế trận phòng ngự ở điểm nóng Vị Xuyên, tăng cường pháo cho tuyến pháo bắn thẳng, xây dựng thêm nhiều công sự kiên cố bằng bêtông cốt thép. Tuyến pháo bắn thẳng cùng với hệ thống các đại đội pháo binh cơ giới của các huyện biên giới Hà Tuyên hình thành thế trận pháo binh tại chỗ. Do có cách đánh thích hợp, thế trận phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện cho các đơn vị luân phiên thay nhau vừa chiến đấu, vừa củng cố xây dựng lực lượng, tạo được khả năng chiến đấu lâu dài, đơn vị nào vào trực tiếp chiến đấu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm 1987, đối phương tiến hành một đợt đánh lớn vào 4 khu vực, 13 mục tiêu của ta sát tuyến biên giới. Pháo binh ta đánh trả kịp thời, sử dụng 37.000 viên đạn pháo cối các loại, chi viện cho bộ binh bảo vệ vững chắc trận địa phòng ngự. Từ đó, xung đột quân sự trên tuyến biên giới phía Bắc dần dần lắng xuống.

Chiến sự diễn ra ở biên giới phía Bắc (từ 1980 đến 1989), tuy 2 bên đều giới hạn về không gian và lực lượng trực tiếp chiến đấu, sử dụng chủ yếu là bộ binh và pháo binh, xảy ra trên đường biên giới chung nhưng là kiểu chiến tranh dai dẳng nhất, căng thẳng và ác liệt, tập trung cao nhất ở Vị Xuyên, Hà Tuyên, tiêu tốn lượng vật chất kĩ thuật khá lớn.
Đối phương có tiềm lực quân sự lớn hơn ta nhiều lần, tạo áp lực chiến tranh nhiều năm trên toàn tuyến biên giới, nhiều ngày trên phạm vi 1 chiến trường rừng núi nhỏ hẹp ở Vị Xuyên, gây cho ta khó khăn về nhiều mặt. Pháo binh ta đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo góp phần vào chiến công chung của toàn quân, toàn dân bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Nhiều đơn vị, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng, phong tặng các danh hiệu cao quý. Tiểu đoàn 10, trung đoàn PB 457, sư đoàn BB 313 Quân khu 2 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đ/c Hoàng Mạnh Thẩm, chiến sĩ E457 được bầu làm chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1985. Lữ đoàn PB 168 Quân khu 2 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 2, Huân chương Quân công hạng 3 và nhiều Huân chương Chiến công. 100% các đơn vị hoả lực được khen thưởng. Trung đoàn PB 457 và lữ đoàn PB 168 được BQP tặng cờ thi đua, 76 đơn vị đạt danh hiệu đơn vị Quyết Thắng, 180 Huân chương các loại được tặng cho các tập thể và cá nhân trên khắp các mặt trận thuộc địa bàn Quân khu 2......
Theo cuốn này thì trong chiến dịch tháng 2-1979, tỉ lệ súng pháo của ta bị rơi vào tay địch khá cao, khoảng 19%. Các đơn vị tên lửa chống tăng B-72 (AT-3) đưa ra mặt trận muộn nên không thực hiện được nhiệm vụ diệt xe tăng, thiết giáp địch.....
 

Avatar2

Xe máy
Biển số
OF-60324
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
95
Động cơ
442,960 Mã lực
Em pots lên trích dẫn cuốn của pháo binh quân khu 2 mà bác pb47vp là sỹ quan pháo binh E457 F313 đã chiến đấu tại HG từ khi xẩy ra chiến sự cho đến tận cùng của cuộc chiến năm 1989

Trên địa bàn Quân khu 2, vào trung tuần tháng 5-1981, pháo binh địa phương và 1 tiểu đoàn pháo 105mm của trung đoàn PB 457 đã chi viện cho bộ binh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương, bảo vệ được các điểm cao 1800A, 1800B (ngày 11 và 12-5). Tiếp đó ngày 22-5 các đơn vị pháo binh trong biên chế sư đoàn 313 và hoả lực tăng cường đã bắn chế áp pháo binh đối phương, chi viện cho bộ binh chiến đấu bảo vệ điểm cao 1509, 1688, 1785....
Đến hết tháng 6-1981, các đơn vị pháo binh cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương hòng chiếm các điểm cao 1800A, 1800B, 1509, 1688, 1785.
Trước tình hình hoạt động quân sự của đối phương ở biên giới phía Bắc mở rộng về quy mô và cường độ ác liệt tăng dần, BTL Pháo binh liên tục cử các đoàn cán bộ xuống các quân khu, quân đoàn tuyến 1 kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp giúp các đơn vị pháo binh tổ chức thực hiện chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu số 33/QP của BQP và chỉ thị số 40/QP ngày 29-5-1981 "Về việc đánh bại âm mưu của đối phương lấn chiếm các điểm cao sát đường biên".
Trên cơ sở tổng hợp phân tích các thủ đoạn bắn pháo của đối phương, khắc phục những hiện tượng bắn trả không quan sát thấy mục tiêu, sử dụng pháo cơ giới (55%) nhiều hơn pháo cối mang vác, BTL Pháo binh kiến nghị với BTTM bổ sung, điều chỉnh kế hoạch ĐT1 và đặt tên cho kế hoạch mới là ĐT2. Nội dung chủ yếu của ĐT2 trước hết nhấn mạnh nguyên tắc : "Tỉnh táo, cảnh giác, sẵn sàng chủ động đánh trả nhưng không để đối phương lợi dụng leo thang chiến sự. Đánh có chuẩn bị, có quan sát sửa bắn, đánh trả kịp thời, bắn đúng thời cơ, trúng mục tiêu, tiết kiệm đạn..."

Sau đợt hoạt động cao điểm tháng 5 và 6-1981, hành động pháo kích của đối phương tạm lắng xuống nhưng vẫn còn xảy ra ở một vài nơi với lượng đạn hạn chế hơn.
Rút kinh nghiệm mấy năm trước, đến cuối năm 1983 đại đội hoả lực của tiểu đoàn bộ binh trực tiếp tiếp xúc ở tuyến 1 được tăng cường thêm súng cối và ĐKZ, đại đội hoả lực của trung đoàn bộ binh cũng được tăng súng cối 120mm. Một số đường nhánh cơ động được mở rộng, công sự cho người và một số công sự pháo được xây dựng bằng bêtông cốt thép đúc sẵn để tăng độ vững chắc, chế độ trực chiến sẵn sàng chiến đấu vào nền nếp, nên hiệu suất chiến đấu của pháo binh có tiến bộ rõ rệt. Lực lượng pháo binh thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì bảo đảm cả về con người và súng pháo.

Mùa khô 1983-1984, cùng lúc ở Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang bạn mở các chiến dịch tiến công có tính chất quyết định đánh vào các căn cứ, hậu cứ của lực lượng ********* 3 phái thì tình hình chiến sự ở biên giới phía Bắc cũng diễn biến rất phức tạp, căng thẳng.
Ngày 2-4-1984, đối phương chuyển cuộc chiến tranh bằng pháo ở biên giới phía Bắc sang một thủ đoạn chiến thuật mới, mở đầu bằng một đợt tập kích hoả lực lớn chưa từng có.
Sau đợt tập kích pháo dữ dội, đối phương tung nhiều tiểu đoàn bộ binh, có pháo chi viện lấn chiếm một số điểm cao.
Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, pháo binh ta trên các hướng kịp thời nổ súng phối hợp cùng bộ binh chiến đấu chặn bước tiến của địch.
Trước tình hình đối phương đẩy cuộc chiến tranh bằng pháo lên nấc thang mới, dùng hoả lực pháo binh chi viện tối đa cho bộ binh đánh chiếm một số điểm cao và những diễn biến phức tạp trên biển Đông, BQP ra lệnh chuyển một số cơ quan Quân khu 1, Quân khu 2,
Tính đến cuối tháng 5-1984, thời điểm đối phương tạm ngừng lấn chiếm, đi vào củng cố khu đã chiếm, trải qua 60 ngày đêm chiến đấu lực lượng pháo binh ở biên giới phía Bắc đã đánh trả 1.178 trận, tiêu thụ 51.616 viên đạn các loại gây cho đối phương nhiều tổn thất.
Trên mặt trận Vị Xuyên, tháng 4-1984 có trung đoàn PB 457 thuộc sư đoàn 313 với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất. Đơn vị đầu tiên đánh trả lúc 10h25 ngày 2-4-1984 là tiểu đoàn 10 pháo 105mm trung đoàn 457 và đại đội súng cối 120mm thuộc trung đoàn bộ binh 122 phòng ngự ở điểm cao 1509, 772. Nhưng do công sự của ta lúc này chưa tốt, ý thức phòng tránh chưa cao nên bị pháo địch bắn cháy gần hết số xe kéo pháo của 1 tiểu đoàn, 1 khẩu pháo 85mm và 1 máy VTĐ.
Từ tháng 4 đến tháng 7-1984 pháo binh ở Vị Xuyên được tăng cường : trung đoàn PB 457 (đủ 5 tiểu đoàn), các trung đoàn bộ binh được bổ sung súng cối và ĐKZ đủ theo biên chế, lữ đoàn PB 168 (4 tiểu đoàn) và 368 (2 tiểu đoàn). Toàn bộ pháo binh ở đây hình thành cụm pháo 1 và 2 quân khu và cụm pháo sư đoàn, đến tháng 12 được tăng cường trung đoàn PB 150 (sư đoàn 356). Cùng lúc lữ đoàn PB 368 được điều về phía sau làm nhiệm vụ khác (chú thích của chiangshan : L368 được điều về đứng trong đội hình Quân đoàn 1). Tổ chức pháo binh lúc này vẫn giữ nguyên 2 cụm pháo chi viện chung, các trung đoàn bộ binh trên từng hướng có cụm hoả lực chi viện trực tiếp. Cũng trong thời gian này Bộ đã nghiên cứu đưa vào sử dụng một số bom, đạn mới bắn phá khu vực đối phương vừa chiếm được (loại gì vậy ?)
Từ khi đối phương chiếm được một số mục tiêu, pháo binh sư đoàn 313 và lữ đoàn PB 168 liên tục chi viện cho bộ binh phản kích, giữ vững địa hình có lợi và độc lập tập kích hoả lực vào quân địch, trong đó có một số trận hiệu quả bắn pháo rất cao.
Năm 1984 pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công 2 đợt quy mô cấp trung đoàn :
- Đợt 1 cuối tháng 6 đầu tháng 7-1984, chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356) và trung đoàn BB 174 (sư đoàn 316) tiến công chiếm lại các điểm cao 233, 685.
- Ngày 12-7-1984, trận tiến công hiệp đồng bộ binh-pháo binh lần thứ 2 chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356), 174 (sư đoàn 316) và 141 (sư đoàn 312) đánh chiếm lại các điểm cao 1030, 300 và 400.
Mặc dù bị phản pháo ác liệt, các phân đội pháo binh vẫn tích cực chủ động chế áp pháo binh đối phương và chi viện bộ binh xung phong. Đại đội pháo 85mm bắn trực tiếp sang điểm cao 772, mỗi khi nổ súng phải chịu hoả lực địch bắn tập trung mật độ rất cao, nhưng các khẩu đội vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 4 tháng chiến đấu đánh trả các đợt pháo kích và tiến công xâm lấn ở biên giới phía Bắc, ngày 9-8-1984, BTL Pháo binh triệu tập hội nghị các chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh các quân khu, quân đoàn phía Bắc, thống nhất nhận thức, đánh giá mạnh yếu của địch, nghiên cứu tài liệu "Sử dụng pháo binh đánh bại âm mưu lấn chiếm mới của đối phương", tổ chức hiệp đồng khi sử dụng các trung đoàn, lữ đoàn PB dự bị trong kế hoạch ĐT2 trên từng hướng và bổ sung các biện pháp thực hiện chỉ thị 40/QP trong hoạt động chiến đấu mùa khô tới.
Rút kinh nghiệm đợt 1 và 2, các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hoả lực pháo binh được BTL Binh chủng chỉ đạo cụ thể : "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82mm, canông 57mm (ĐKZ-57 ?) khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận địa hoả lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh đổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hoả lực gắn liền với hành động của bộ binh".

Ngày 18-11-1984, pháo ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300, 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn BB 14 (sư đoàn 313) và 153 (sư đoàn 356) thực hành vây lấn. Địch phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng 1 tháng, pháo binh chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của địch. Tuy chưa dứt điểm nhưng đây là đợt có hiệu suất chiến đấu cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn PB 457, tiểu đoàn 13 pháo chống tăng của sư đoàn 313, đại đội súng cối 160mm của sư đoàn 356, lữ đoàn PB 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công.
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu, đồng thời tăng cường hoả lực pháo binh lên đến đỉnh điểm nhằm đạt mục tiêu lấn chiếm. Từ đầu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850.000 viên đạn pháo cối các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận đấu pháo kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.
Năm 1986, ta tiếp tục củng cố thế trận phòng ngự ở điểm nóng Vị Xuyên, tăng cường pháo cho tuyến pháo bắn thẳng, xây dựng thêm nhiều công sự kiên cố bằng bêtông cốt thép. Tuyến pháo bắn thẳng cùng với hệ thống các đại đội pháo binh cơ giới của các huyện biên giới Hà Tuyên hình thành thế trận pháo binh tại chỗ. Do có cách đánh thích hợp, thế trận phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện cho các đơn vị luân phiên thay nhau vừa chiến đấu, vừa củng cố xây dựng lực lượng, tạo được khả năng chiến đấu lâu dài, đơn vị nào vào trực tiếp chiến đấu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm 1987, đối phương tiến hành một đợt đánh lớn vào 4 khu vực, 13 mục tiêu của ta sát tuyến biên giới. Pháo binh ta đánh trả kịp thời, sử dụng 37.000 viên đạn pháo cối các loại, chi viện cho bộ binh bảo vệ vững chắc trận địa phòng ngự. Từ đó, xung đột quân sự trên tuyến biên giới phía Bắc dần dần lắng xuống.

Chiến sự diễn ra ở biên giới phía Bắc (từ 1980 đến 1989), tuy 2 bên đều giới hạn về không gian và lực lượng trực tiếp chiến đấu, sử dụng chủ yếu là bộ binh và pháo binh, xảy ra trên đường biên giới chung nhưng là kiểu chiến tranh dai dẳng nhất, căng thẳng và ác liệt, tập trung cao nhất ở Vị Xuyên, Hà Tuyên, tiêu tốn lượng vật chất kĩ thuật khá lớn.
Đối phương có tiềm lực quân sự lớn hơn ta nhiều lần, tạo áp lực chiến tranh nhiều năm trên toàn tuyến biên giới, nhiều ngày trên phạm vi 1 chiến trường rừng núi nhỏ hẹp ở Vị Xuyên, gây cho ta khó khăn về nhiều mặt. Pháo binh ta đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo góp phần vào chiến công chung của toàn quân, toàn dân bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Nhiều đơn vị, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng, phong tặng các danh hiệu cao quý. Tiểu đoàn 10, trung đoàn PB 457, sư đoàn BB 313 Quân khu 2 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đ/c Hoàng Mạnh Thẩm, chiến sĩ E457 được bầu làm chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1985. Lữ đoàn PB 168 Quân khu 2 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 2, Huân chương Quân công hạng 3 và nhiều Huân chương Chiến công. 100% các đơn vị hoả lực được khen thưởng. Trung đoàn PB 457 và lữ đoàn PB 168 được BQP tặng cờ thi đua, 76 đơn vị đạt danh hiệu đơn vị Quyết Thắng, 180 Huân chương các loại được tặng cho các tập thể và cá nhân trên khắp các mặt trận thuộc địa bàn Quân khu 2......
Theo cuốn này thì trong chiến dịch tháng 2-1979, tỉ lệ súng pháo của ta bị rơi vào tay địch khá cao, khoảng 19%. Các đơn vị tên lửa chống tăng B-72 (AT-3) đưa ra mặt trận muộn nên không thực hiện được nhiệm vụ diệt xe tăng, thiết giáp địch.....
Đánh chiếm cao độ phải dùng công binh & đặc công thì mới chiếm được, xe tăng ko leo nổi rùi
 

phv

Xe tải
Biển số
OF-28165
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
247
Động cơ
486,780 Mã lực
Em đọc có so sánh 1 chút thấy 2 số liệu: pháo binh ta tiêu hao 51k viên, địch 850k viên chỉ trong 1 năm 1985. Ối giời ơi, chênh lệch khủng khiếp.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Vn thì sao dám bắn bừa đc đâu
chỉ khi cần chi viện mới bắn chứ chúng nó bắn cầm canh suốt thì chả nhiều =))
 

lamborghini_GT

Xe tăng
Biển số
OF-53099
Ngày cấp bằng
17/12/09
Số km
1,128
Động cơ
463,566 Mã lực
Tuổi
37
Hôm đầu đọc bài em mần hết 22trang. Thấy hay quá các cụ ạ. Tối về em gặp ác mộng các cụ ạ. Kể ra thì thấy hài. Em mơ em là bộ đôi đi bắn nhau ở HG bị khựa bắt nó tra tấn dã man. Còn vợ và con em thoát đc... tỉnh dậy vì sợ hãi mới biết mình đang mơ. Chắc tại e ngồi đọc cả ngày nó ngấm vào đầu.
Hôm nay e đọc gần hết mà lo ko còn gì để.đoc. đọc xong lại muốn đi lên hg lên chiến trường thắp hương...
Em hóng tiếp ạ
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Vài vấn đề chiến thuật của Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung
Bài viết này có đoạn nói về chiến thuật pháo binh của Trung Quốc và xem như là lực lượng quan trọng quyết định thành công hay thất bại của cuộc chiến.

Đối đầu với quân đội VN trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung tháng 2 năm 1979, quân đội TQ đã bộc lộ những nhược điểm và những hạn chế rất lớn. Vừa kết thúc cuộc chiến với người Mỹ, quét sạch bọn diệt chủng Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam – bấy giờ quân đội VN rất thiện chiến. Cái mà TQ gọi là “đánh sập huyền thoại bách chiến bách thắng” của quân đội VN đã tan thành mây khói. Khi rút quân, dù TQ có tuyên bố chiến thắng đi chăng nữa, thế giới vẫn thấy sự thực là “AQ bươu đầu đang hát khải hoàn ca”!

Chiến sự diễn ra cho thấy trình độ tác chiến của quân TQ không thể gọi là cao được – nếu không muốn nói là rất thấp, có phần lạc hậu. Bây giờ, chúng ta hãy suy nghĩ về một vài vấn đề chiến thuật của TQ trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Chiến thuật đầu tiên của TQ buộc chúng ta phải nói tới chính là chiến thuật biển người. TQ đã tung ra chín quân đoàn chủ lực tấn công VN trên toàn tuyến biên giới. Trong lịch sử chiến tranh, hiếm có một quốc gia nào ưa thích sử dụng chiến thuật biển người như TQ. Người TQ đã sử dụng chiến thuật biển người ngay từ thời cổ đại, cận đại cho đến thời hiện đại. Nói một cách đơn giản, chiến thuật biển người là thứ chiến thuật không cần phải suy nghĩ nhiều, không cần những bộ óc quân sự siêu đẳng hay những mưu lược gia tài giỏi, mà chỉ cần nhiều quân, tấn công liên tục, hết lớp này đến lớp khác, dù chết bao nhiêu cũng coi như không, cho đến khi đối phương không thể nào chặn lại nổi, đành chấp nhận bỏ trận địa. Như vậy, để có thể áp dụng chiến thuật biển người, cần có hai điều kiện chủ yếu: thứ nhất, phải có rất nhiều quân; thứ hai, phải hết sức tàn nhẫn, coi thường tính mạng người lính. Ấy thế mà các tướng lĩnh, các nhà lãnh đạo TQ luôn ưa thích sử dụng chiến thuật này, đủ cho chúng ta biết rõ tâm tính người TQ như thế nào.

TQ đã từng áp dụng chiến thuật biển người trong công cuộc “kháng Mỹ, viện Triều”. Trước khi đưa quân sang Triều Tiên, Bành Đức Hoài, Tư lệnh Chí nguyện quân TQ đã được chỉ thị nguyên tắc tác chiến cơ bản do Chu Ân Lai vạch ra và Mao Trạch Đông phê chuẩn, đó là: “tập trung ưu thế tuyệt đối về binh lực và hỏa lực, bao vây tiêu diệt một thiểu số quân địch…”. TQ đã đưa sang chiến trường Triều Tiên gần 3 triệu lượt người và lịch sử cho thấy, tổn thất về binh lực của TQ trong cuộc “kháng Mỹ, viện Triều” là rất lớn.

Trái với người TQ, người VN luôn luôn muốn chiến thắng đi đôi với tổn thất nhỏ nhất. “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Quân quý ở chỗ tinh, không quý ở chỗ nhiều. Quân nhiều lấy gì mà nuôi? Cho nên, khi Đoàn cố vấn quân sự TQ với 79 người sang giúp VN đánh Pháp, họ kêu ca khó khăn lớn nhất của VN vẫn là thiếu quân! Nếu VN cứ đánh theo cách “cố vấn” của họ – chiến thuật biển người, tấn công Điện Biên Phủ trong hai ngày ba đêm, chắc chắn những lực lượng ưu tú nhất của VN đã bị tiêu diệt và cuộc kháng chiến chống Pháp phải lùi lại ít nhất mười năm. Đáng tiếc là sau khi hòa bình, cố vấn TQ đã sử dụng chiến thuật biển người theo một kiểu khác – cuộc “cải cách ruộng đất” đã lấy đi không ít sinh mạng người dân VN vô tội.

Chiến thuật biển người của TQ đã phải chịu nhiều tổn thất lớn về người. Số liệu của VN cho thấy, quân TQ bị tiêu diệt trên 60 ngàn người trên khắp các mặt trận chính yếu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên.

Về chiến thuật xe tăng, TQ đã sử dụng trên 550 xe tăng và xe thiết giáp trong cuộc tấn công. Xe tăng có lợi thế là chạy trên mọi địa hình phức tạp, không cần đường sá, có thể vượt qua các chướng ngại vật dễ dàng. TQ luôn sử dụng xe tăng yểm trợ cho bộ binh đột phá các dải phòng ngự của VN. Nhưng chiến thuật xe tăng tỏ ra không thành công, bị quân VN bắn cháy và phá hủy rất nhiều. Ngoài ra, nhiều xe tăng TQ còn bị rơi xuống vực khi di chuyển trên núi cao.


Một chiến thuật được TQ sử dụng rất nhiều là chiến thuật pháo binh. TQ đã có nhiều kinh nghiệm về chiến thuật pháo binh, từ cuộc chiến Triều Tiên cho đến các cuộc pháo kích phong tỏa eo biển Đài Loan. Có thể nói, hỏa lực pháo của quân TQ rất mạnh. Quân TQ luôn sử dụng pháo binh đi trước nhằm tiêu diệt trận địa của quân VN. Trong mười năm chiến tranh Trung – Việt, TQ đã rất nhiều lần pháo kích dữ dội sang đất VN, tiếp tục tàn phá nhà cửa, vườn tược của người dân VN. Tháng 6 năm 1981, quân TQ bắn dồn dập hàng ngàn quả đạn pháo và cối các loại sang Cao Lộc, Lạng Sơn. Tiếp đó, quân TQ dưới sự yểm trợ của pháo binh, tiến công đánh chiếm một số điểm cao ở Vị Xuyên. Đặc biệt, ngày 28 tháng 4 năm 1984, TQ mở chiến dịch gọi là “thu hồi Lão Sơn”, hỏa lực chưa từng có với hàng vạn khẩu pháo, tưởng như có thể san phẳng mọi thứ. Các cuộc đấu pháo giữa hai bên vẫn tiếp tục và mãi cho đến năm 1989 mới chấm dứt.


Trong cuộc chiến giằng co 1.800 ngày, cả hai bên đều sử dụng chiến thuật cắm chốt kiểu “hố tai mèo”. Có thể nói, “hố tai mèo” là con đẻ kỳ diệu của chiến tranh.

“Hố tai mèo” là một loại hầm phòng pháo, phòng không có hình dạng giống như tai mèo, là một loại công sự cho cá nhân tác chiến. Cả chiến trường Lão Sơn, Giả Âm Sơn (tức Vị Xuyên và Núi Bạc, Yên Minh của VN) nơi nào cũng có hào giao thông, các hầm. Các hào được đào dọc ngang theo thế núi, còn hầm thì dựa vách hào, khoét sâu vào lòng đất, chiến hào chằng chịt, hầm giống như tai mèo. Với địa hình chủ yếu là hang động đá vôi, cấu tạo vững chắc nên cả quân TQ và VN đều ẩn nấp trong những hàng trăm ngàn hang động lớn nhỏ, có khi cự ly cách nhau 4 hoặc 5 mét mà hai bên đều có thể đánh chiếm và giữ vững.

Sau khi bị đánh đau vào tháng 2 năm 1979, chiến thuật của quân TQ đã tỏ ra ngày càng xảo quyệt hơn. TQ thực hiện chính sách thâm độc hòng làm chảy máu VN. Họ dùng chiến thuật “cưỡi lên tuyến biên giới, nhổ các điểm cao”, đánh chiếm nhiều cao điểm của VN. Đột nhiên, những năm 1989 – 1990, hệ thống XHCN Đông Âu theo nhau sụp đổ. Tiếp đó, quan hệ VN và TQ nhanh chóng được bình thường hóa với rất nhiều “mềm dẻo” từ phía VN, với ý nghĩ rằng, TQ dù có bành trướng hay gì gì đi nữa thì vẫn là một nước XHCH. Nhưng, làm sao ta có thể quên, hình ảnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nước mắt ràn rụa, thốt lên một câu “người TQ thật độc ác” – từ năm ấy…
 

Kute_lakhe

Xe hơi
Biển số
OF-181238
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
152
Động cơ
337,610 Mã lực
Tàu khựa gian dối từ xưa, tại sao dân Việt bi lừa nhiều ghê
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,670
Động cơ
562,760 Mã lực
Hôm đầu đọc bài em mần hết 22trang. Thấy hay quá các cụ ạ. Tối về em gặp ác mộng các cụ ạ. Kể ra thì thấy hài. Em mơ em là bộ đôi đi bắn nhau ở HG bị khựa bắt nó tra tấn dã man. Còn vợ và con em thoát đc... tỉnh dậy vì sợ hãi mới biết mình đang mơ. Chắc tại e ngồi đọc cả ngày nó ngấm vào đầu.
Hôm nay e đọc gần hết mà lo ko còn gì để.đoc. đọc xong lại muốn đi lên hg lên chiến trường thắp hương...
Em hóng tiếp ạ
đọc thớt này trước khi đi ngủ anh e toàn phải đóng bỉm cụ à...:)...
 

Ford focus2011

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-155552
Ngày cấp bằng
6/9/12
Số km
76
Động cơ
353,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Website
quoctevietauto.com
Tàu khựa gian dối từ xưa, tại sao dân Việt bi lừa nhiều ghê
Theo em chỉ đơn giản là dân Việt Nam mình luôn vì miếng cơm manh áo thôi.. em thấy chính người Việt mình hại người Việt mình chứ Tàu khựa chẳng làm gì được nếu người Việt mình luôn là người tiêu dùng thông thái.. vừa rồi xem mấy cái phóng sự trên VTV1 quay vụ mang xe hơi đi chở gà lậu của mấy con heo Bắc Giang trong khi dịch cúm gia cầm H7N9 đang đe doạ tính mạng của người dân đang bùng phát.. thật pó tay với mấy thằng ngu si, tứ chi phát triển và vì tiền coi mạng sống con người như cỏ rác này... ^:)^
 
Chỉnh sửa cuối:

bocume

Xe tăng
Biển số
OF-31146
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
1,337
Động cơ
767,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yogabau.vn
Mỗi con nó lãi 10k đấy, miếng cơm manh áo mà :(
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Mấy hôm trước em có ngồi uống cà phê cùng anh Lưỡng là sỹ quan hóa học của sư đoàn 356 hồi 1984-1989. Anh em ngồi suốt buổi sáng chỉ nói chuyện ngày xưa, cụ Lưỡng này là lính sư 316 hồi 78-79 có tham gia giữ Sa Pa hồi năm 1979. Bị TQ đánh tập hậu tiểu đoàn của cụ ấy phải bỏ Sa Pa rút qua đỉnh Phan Xi Păng, sau đó cụ ấy về Sơn Tây học rồi về sư 356. Hồi cuối năm 1984 cụ ấy về quân khu nhận 6000 quả đạn cháy và dẫn 16 tay súng M72 lên phối thuộc cùng trung đoàn em đánh 685. Qua cay cú vì đánh mãi mà không dứt điểm được 685 nên sư trưởng Điếm đã quyết định tung cả 16 tay súng M72 lên đánh luôn. Anh Lưỡng cũng hãi vì nhỡ xảy ra chuyện gì lấy đâu ra mà đánh nữa vì lính xạ thủ M72 là lính hóa học. Hồi đó em nhớ mãi cụ Điếm sư trưởng lệnh cho anh em cố gắng bắt sống tù binh hoặc lấy được xác thằng lính TQ về để biết mình đang đánh nhau với đơn vị nào của TQ. Một hôm lính trinh sát báo đã hạ được thằng lính TQ và đội bắn tỉa cả ngày chỉ rình thằng nào lên lấy xác là bắn không cho lấy, đến tối trinh sát mới mò lên lấy xác nó về đem về hang Làng Lò. Nói thật với các cụ lần đầu tiên em mới nhìn thấy thằng lính TQ, lục xem giấy tờ của nó thì thấy tên nó là Trịnh Lan Phương lính trinh sát pháo binh của sư đoàn 40 quân đoàn 14 đại quân khu Côn Minh, đảng viên *** TQ. Ngay đêm hôm đó lính vận tải mình mang xác thằng đó về HG và sau này em hỏi tụi vệ binh sư thì biết ta có tổ chức quay phim chụp ảnh tuyên truyền dữ lắm. Suốt 3 tháng ở trên đó E153 đánh với TQ cứ giành đi giật lại mấy cái mỏm đá của 685 nhưng không dứt điểm được, còn cái E1 nơi tiếp giáp với 772 đánh mãi không lấy được, chính vì vậy mà cụ Hoàng Đan lúc đó là tư lệnh mặt trận tiền phương quân khu 2 đã lên tận hang Làng Lò động viên anh em. Cụ đi với 2 lính cảnh vệ chống gậy mây vào trong hang ngồi uống rượu cùng anh em phẫu bọn em. Rượu thì lâu không về HG nên không có nên anh em tụi em đã pha cồn y tế với nước rồi cho mấy viên polyvitamin vào nên nhìn như rượu cam Hà Nội. Sau này khi sư đoàn lên phòng ngự lần hai thì cụ Được sư trưởng rất tâm lý, cho mang cả bộ đồ nấu rượu lên để anh em nấu rượu uống, lúc đầu cụ Được còn bắt vận tải mang lợn sống vào hang để anh em thịt và đánh được tiết canh nữa nhưng sau lần bị pháo TQ bắn do lợn kêu nên chỉ mang lợn mổ rồi vào thôi. Hồi đó ăn uống của bọn em sướng lắm vì lúc đó cả nước dồn cho Hà Tuyên, thịt lợn hộp, thịt gà hộp lúc nào cũng sẵn, đồng bào Khánh Hòa còn tặng mỗi tháng mỗi chiến sỹ được 1 hộp cá thu. Mấy thằng bạn em ở trận địa cối 160 nằm ngay bên đường cứ thấy vận tải mang gạo, rau, thịt hộp đi qua đó đem vào Thanh Thủy là lại pha chè mời chúng nó nghỉ uống nước lấy sức chạy qua ngã ba Thanh Thủy. Đang nghỉ ngơi uống nước là thằng Hùng khớp hô anh em ra nạp đạn chuẩn bị bắn, tụi vận tải hoảng quá cuống quýt vơ vội đồ để té vì sợ phản pháo. Thế là trong lúc nhộn nhạo tụi lính cối bò lạc ngay ít rau và thịt hộp của bọn vận tải. Bọn cối này giầu ra phết vì hay ra sông Lô vớt hàng tâm lý của TQ, bọn này hạ cả một cây gạo cho đổ xuống sông tạo thành cái quẩn để dễ lấy hàng tâm lý của tàu. Mà em cũng thấy lạ là sao hồi đó đánh nhau ác thế mà thằng tàu vẫn thả hàng tâm lý sang ta, có điều nó cũng không bẩn là cài mìn hay lựu đạn vào đó đâu. Mìn thằng tàu hồi đó hay dùng mìn 65-2a vỏ nhựa, to chỉ như lọ mực Cửu Long. Bọn nó thâm lắm, dùng mìn này lính ta dẫm phải không chết nhưng nhẹ thì mất bàn chân còn nếu dẫm vào gót thì đi đến đầu gối. Trong lúc chiến đấu nếu bị thương như vậy là mất hai người cáng về nên suy giảm sức chiến đấu lắm và sau này sẽ là gánh nặng cho xã hội. Có trận ta bị 14 chiến sỹ dẫm phải mìn khi đánh E1 nên vận tải không đưa về được bọn em phải vận động lên tận nơi cấp cứu trên đó và đợi đến tối vận tải mới lên đưa hết về được.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top