[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nếu mang mấy chiến sỹ nhà ta như thế này đứng cạnh mấy thằng Mẽo hoặc Anh, Đức đồng phục chỉnh tề, ko ai nghĩ mình có thể choảng được bọn nó nhi? đúng là cái ý chí nó nằm ở trong bộ quần áo.
Hoặc: Chiếc ào chùng không làm nên 1 thày tu!
 

Kute_lakhe

Xe tải
Biển số
OF-181238
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
214
Động cơ
337,610 Mã lực
Có là người trong cuộc mới thấy cái khốc liệt của chiến tranh, đồng đội mình vừa mới ngồi nói chuyện với nhau mà chỉ một lúc sau đã thành thiên cổ
Âu cũng là cái giá của chiến tranh cụ ah
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
đúng là chiến tranh đáng sợ thật. Mặc dù đc coi là thắng nhưng nhân dân ta đã phải mất mát quá nhiều. nên chăng ko có cuộc chiến nào hết...
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Cụ vx vào kể chuyện tiếp đi ạ...bọn em đang ngóng đây.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Cuối năm 78,vùng biên giới Vị xuyên nóng lên từng ngày, bởi các hoạt động quân sự ngày càng tăng cường của quân Trung quốc.Đối diện với ta là huyện Malipo,đây là một vùng núi non hiểm trở.Con đường duy nhất có từ xa xưa, dẫn từ nội địa TQ ra biên giới với Việt nam.Hàng ngày có hàng trăm chuyến xe chạy về phía nam,chúng chở quân,vũ khí cho việc chuẩn bị đánh qua biên giới nước ta

Để đề phòng,ta bố trí các đơn vị ở những nơi xung yếu.Tiểu đoàn 3 ( E122 - F313 )được giao đảm nhiệm gần 8 km đường biên,3 đại đội BB chia đội hình đóng theo các cao điểm dọc theo biên giới.Hàng ngày theo lệnh trên,mỗi đại đội cử một tổ 3 người trang bị đầy đủ.Mang theo ống nhòm để quan sát phía bên kia,vào lúc trời quang mây.Khi gặp địch,được phép nổ súng và tiếng súng ấy cũng là để báo cho đơn vị biết :Có địch

Vào một ngày gần tết,trời đã tối từ lâu mà tổ cảnh giới của C11 không thấy trở về.Thông thường họ trở về đơn vị vào lúc chập tối,hôm sau đơn vị tổ chức đi tìm.Dọc con đường lên sườn phía đông dãy Tây côn lĩnh là đỉnh 1800-Đỉnh núi đất cao nhất trong vùng-là nơi mà tổ cảnh giới của đơn vị mai phục.Tất cả đều không có dấu hiệu gì để tin là họ đã gặp địch,2 bên đường cây cỏ còn nguyên theo trạng thái tự nhiên.Nơi anh em nằm mai phục,quan sát rõ ràng là ta đã mất cảnh giác khi giữ nguyên một chỗ.Các loại đồ dùng như mảnh bạt dùng để trải ra nằm,vỏ bao thuốc lá vất bừa bãi.Điều này dễ bị thám báo của địch phát hiện...

Tuy nhiên,không có dấu hiệu nào cho thấy anh em mình đã gặp địch.Sự việc được báo lên cấp trên,sau đó đơn vị tổ chức về tận quê 3 chiến sỹ trên để tìm kiếm nhưng đều không kêt quả.Đang lúc còn chưa rõ ràng sự việc,thì trước tết 4 ngày một tiếp phẩm lại bị ...mất tích.Cùng lúc cấp trên thông báo cảnh giác đề phòng quân TQ bắt cóc cán bộ chiến sỹ để khai thác tin tức...

Năm sau,sau khi chiến tranh BGPB lần thứ nhất kết thúc.Đơn vị được thông báo,3 chiến sỹ (Có tên tuổi,đơn vị) bị bắt trong chiến tranh được trao trả.Như vậy,chiến sỹ tiếp phẩm có thể bị chúng giêt hoặc chưa được trao trả.Sau khi từ trại an dưỡng trở về để làm các thủ tục ra quân,một trong 3 chiến sỹ bị bắt đã kể lại chuyện cả tổ bị bắt cóc

Hôm đó trên đường lên vị trí mai phục,họ vừa qua điểm chốt cuối cùng chừng 200m.Nơi đó có lèn đá,xen kẽ các khe núi lô nhô,cả tổ vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.Bất ngờ từ trong các khe đá bọn lính TQ lao ra,4,5 thằng khống chế một lính mình.Khi đã thu hết vũ khí,chúng trói anh em lại nhét giẻ vào miệng giải đi.Chính vì chúng bắt anh em ta ở lèn đá nên không để lại dấu vết,hơn nữa nơi này còn khá gần đơn vị nên anh em ta mất cảnh giác...

Tuy nhiên, anh em ta dù đã rơi vào tay giặc nhưng chúng chỉ nhận được những tin tức chẳng giá trị gì.Điều này được khẳng định,vì năm sau ngày 17/2 chúng đánh sang ta chúng tràn qua bãi mìn hỗn hợp dưới lòng chảo 1558.Kết hợp với trận địa 12,7li và DKZ đã xóa sổ hàng tiểu đoàn lính TQ,khi chúng hùng hổ vượt biên giới vào đất ta...

Trích hồi ức của Bác Thanh Tâm, nguyên tham mưu trưởng E 122 - F 313 .
 

conbenh

Xe hơi
Biển số
OF-173617
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
120
Động cơ
342,762 Mã lực
hay

trời! chuyện hay quá bác ơi. ngày trước em có đc đọc 1 cuốn sách viết về các anh hùng trong cuộc chiến chống tàu. h quên mất tên rồi, cũng toàn chuyện hay như chuyện của bác
 
Chỉnh sửa cuối:

Hai Lúa

Xe tải
Biển số
OF-5887
Ngày cấp bằng
18/6/07
Số km
344
Động cơ
546,120 Mã lực
Nơi ở
Khúc ruột miền Trung
Thớt kia đã 100 tầng, em mạo muội xây dựng chưa phép nhà mới để chúng ta tiếp tục câu chuyện.

Phần 1 các cụ tham khảo tại đây:http://www.otofun.net/threads/431843-chien-tranh-bien-gioi-1979-tu-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc


Để tiện cho các cụ theo dõi, em xin hệ thống qua về mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1984-1989


Bối cảnh :

Từ sau năm 1979, TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.

Ở địa bàn QK1, tháng 5/81 địch đánh bình độ 400 (Cao Lộc, Lạng Sơn), cao điểm 820, 630 (Thất Khê, Lạng Sơn).

Ở địa bàn QK2, tháng 8/80, địch đánh điểm cao 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tiến công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tiến công vào Mường Khương. Đặc biệt từ tháng 4-1984 tiến công lớn vào Vị Xuyên – Yên Minh (Hà Tuyên).

Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.

Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :

- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.

- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.

- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.

- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.


Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.

QK1 có eBB981, 982, 983.

QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.

Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.

Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...

Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.

Khu vực Tây sông Lô :

- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.

Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.

Khu vực Đông sông Lô :

- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.

Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.

Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :

4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.

12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.

5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.

4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.

4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.

4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.

Diễn biến chính :

Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.

Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.

Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).

Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.

Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.

Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…

Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.

Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.

Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.

Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.


Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).

Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.

Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...

Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.


Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
em oánh dấu hóng cái...
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
184
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Loạng quạng thế nào hôm nay em mới mò vào được đây. Em đọc liên tục gần 10 tiếng không ăn.
Rút ra một câu hỏi: cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,thực sự là vệ quốc, thực sự là đánh GIẶC mà sao những người có trách nhiệm lại không đưa vào sách giáo khoa lịch sử?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Loạng quạng thế nào hôm nay em mới mò vào được đây. Em đọc liên tục gần 10 tiếng không ăn.
Rút ra một câu hỏi: cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,thực sự là vệ quốc, thực sự là đánh GIẶC mà sao những người có trách nhiệm lại không đưa vào sách giáo khoa lịch sử?
Cụ chịu khó bỏ thêm 10 tiếng không ăn nữa để ngâm cứu một số bài trên báo đài gần đây nói về vấn đề này sẽ có được câu trả lời. :)) :))
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Loạng quạng thế nào hôm nay em mới mò vào được đây. Em đọc liên tục gần 10 tiếng không ăn.
Rút ra một câu hỏi: cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại,thực sự là vệ quốc, thực sự là đánh GIẶC mà sao những người có trách nhiệm lại không đưa vào sách giáo khoa lịch sử?
Đây mà cụ !







 

hyundai_TC

Xe điện
Biển số
OF-149350
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
4,405
Động cơ
398,815 Mã lực
e lang thang đọc đc cái này:
Bài thơ viết trong dịp Tưởng niệm 25 năm cuộc chiến Gạc Ma (14/3/1988- 14/3/2013). Ngày ấy, 64 người con anh hùng của Tổ quốc đã hi sinh thân mình để bảo vệ giang sơn đất nước. Sự hi sinh anh dũng của các anh mãi mãi là biểu tượng bất khuất chống ngoại xâm…\
Các anh sống mãi trong lòng nhân dân


Những người lính hi sinh
trong trận hải chiến Gạc Ma(*)
ngày Mười bốn tháng Ba năm Một chín tám tám
hai mươi lăm năm im lặng
nỗi đau lặn trong tim
để hôm nay bật lên
tiếng nấc
rớm máu…

Những người mẹ đau đáu trông con
những người vợ mòn mỏi chờ chồng
những đứa con mong cha
im lặng
hai mươi lăm năm đằng đẵng
khóc thầm
dẫu biết rằng con chẳng thể về
dẫu biết rằng chồng mãi ra đi
dẫu biết rằng cha không còn nữa…

Hai mươi lăm năm rồi
cứ ngỡ hôm qua
những chàng trai mười tám đôi mươi
ngực căng gió ôm chặt cờ đỏ
chân cắm đá như cọc gỗ Bạch Đằng
chở che cho biển đảo quê hương
trước bom đạn quân thù xối xả
máu các anh thắm đỏ màu cờ

Hai mươi lăm năm
để bây giờ
khóc cho những người con xả thân vì Tổ quốc
sự thật không thể che lấp được
lịch sử thuộc về nhân dân
hãy biết nâng niu cho đất nước trường tồn
những anh hùng Gạc Ma
trong lòng dân mãi mãi.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tháng 3 năm 79,tại nhiều vị trí quân Trung quốc xâm lược đã rút quân về bên kia biên giới.Nhưng tại biên giới Vị Xuyên thì ngược lại,tại đây quân TQ tăng viện.Ngày 9/3 chúng tiến đánh đồi gianh,điểm chốt này do một đại đội của tiểu đoàn 3 chốt giữ.Đại bộ phận anh em lính của đơn vị này quê quán ở Tx:Tuyên quang,sau trận đánh xảy ra vào ngày 18/2 hơn 10 chiến sỹ của đại đội này hy sinh,8 người bị thương chưa thể trở về.Các đơn vị bạn,mỗi vị trí đều tách biệt nên không thể hỗ trợ nhau.Chính nắm được yếu điểm này của ta,nên quân TQ tấn công vị trí độc lập này...

Cán bộ chỉ huy đơn vị này,là một người lính từng trải.Ông tham gia nhiều trận đánh nổi tiếng trong chiến tranh chống Mỹ,hôm đó với hơn 60 tay súng còn lại từ trận đánh trước và biết là hướng tấn công của địch nhằm vào đơn vị mình nhưng ông bình tĩnh đến từng vị trí của từng chiến sỹ động viên họ.Đó là đại đội trưởng Phùng duy Từ,quê:Hà tây,năm 70 ông từ chiến trường miền nam ra an dưỡng ở đoàn 72 và lấy vợ ở An tường-Yên sơn-Tuyên quang

Trận đánh ngày 11/3/79, là trận đánh do quân TQ chủ động tấn công và là trận đánh ác liệt nhất,ở khu vực Tây côn lĩnh lúc bấy giờ.Để hỗ trợ cho bộ binh,quân TQ dùng các trận địa pháo đặt ở Thiên bảo,công xã Mông tung dồn dâp bắn vào các vị trí mà chúng nghi là có quân ta đồn trú.Trong đó ác liệt nhất là các dàn hỏa tiễn nhiều nòng,trên trận địa C12 hàng loạt đạn hỏa tiễn đổ xuống.Khu nhà âm bị pháo tầm xa bắn trúng,lỗ đạn khoan toang hoác phá tan tành bề mặt trận địa.Nhiều căn hầm trúng đạn pháo của địch,thông tin liên lạc mất tín hiệu hoàn toàn

Giữa trưa,quân TQ đồng loạt đánh các cao điểm còn lại.Tất cả các điểm chốt anh em ta chống chọi rất ngoan cường,quân TQ dù không từ bỏ ý định cướp chốt ta nhưng chúng bị thiệt hại rất nặng nề.Chiến thuật biển người cuối cùng đã thắng,sau khi chúng dùng súng B40 bắn sập căn hầm ngầm có một điểm hỏa lực của ta tại đai đội 10

Hai đại đội BB còn lại- là C9 và C11- đến tầm 4 giờ chiều do hết đạn nên đều phải bỏ chốt,đến sáng hôm sau tiểu đoàn mới nắm được tình hình các đơn vị.Nhiều chiến sỹ thất lạc,đêm đó nằm ngoài rừng.Một số bị thương,kiệt sức đã hy sinh trên đường rút chạy.Tổng kết trận này,ta hy sinh gần trăm chiến sỹ.Rất ít người bị thương được cứu,do tính chất trận đánh quá ác liệt.Bên phía quân TQ,do sợ ta tổ chức đánh lại nên hôm sau chúng thu gom số lính chết trận với rất nhiều dân binh tham gia,và cũng rút hẳn về bên kia biên giới vào ngày 14 tháng 3

Ngày hôm sau,trinh sát ta báo về địch đã rút hoàn toàn qua biên giới.Tuy nhiên,chúng vẫn dùng pháo bắn sang đất ta có thể do quá uất ức, vì trận chiến đã làm cho chúng tổn hại khá nặng nề về binh lực.

Trích hồi ức của Bác Thanh Tâm, nguyên tham mưu trưởng E 122 - F 313 .
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Chỗ kia liệu đếm được bao nhiêu chữ???
Có thể đặt được câu hỏi lượng giá cho mớ kiến thưc kia???
Tất nhiên là ít quá ! Không được dài và phân tích nhiều như KCCP hay KCCM !

Nhưng em nghĩ cũng đủ cho các cháu nhận thấy có hai cuộc chiến tranh đó rồi. Ai muốn nghiên cứu hay đơn giản hơn là tò mò biết thêm thì tự đi tìm hiểu các nguồn tài liệu khác mà xem.

Thực ra em nghĩ nếu chả quan tâm thì NXB có làm dài phạc ra thì cũng chẳng đưá nào để ý " . Rồi học theo kiểu " Nhật pháp đánh nhau, Việt Minh vớ bở " hay " hòa Thương thích Quảng Đức tự thiêu ở trước...chùa quán Sứ để phản đối chế độ Ngô đình Diệm " ấy mà !

Kêu thì cứ kêu, đến nỗi nhà nước treo khẩu hiệu học sử đầy đường ra mấy năm trước kia kìa. Có cháu nào thèm nghe theo đâu. :D

Nói chung là cứ...chém cho máu ( em cũng thế ! :D )
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
184
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảm ơn cụ xe đạp đã chỉ dẫn, cảm ơn cụ ccc mở màn thớt một, cảm ơn cụ đau mở thớt 2, cảm ơn cụ gấu đã chỉ giáo, cảm ơn cụ vị xuyên đã cung cấp nhiều thông tin...
Không có các cụ thì em nghĩ với rất ít lượng thông tin mà sách, đài, báo đã đưa - kiểu lấy lệ như sgk lớp 12 mới kia; thì em nghĩ rất nhiều người sinh ra trong chiến tranh chống Mỹ, lớn lên trong chiến tranh chống Tàu như em và những bạn hậu sinh và kể cả một bộ phận các bác tiền bối thì cũng không thể biết được cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài cỡ chục năm năm này.
Em không dám luận bàn về chính trị hay cái gì đại loại thế, nhưng em được biết " lịch sử là phản ánh trung thực , đầy đủ những gì diễn ra trong thời gian không kể ngắn dài.." Nếu cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mỹ được ghi nhận là những cuộc chiến vệ quốc vĩ đại, được kỷ niệm rất nhiều, được nhắc đến rất cụ thể từng trận nổi tiếng từng chiến sỹ, sỹ quan đã lập chiến công . Thì cuộc chiến tranh chống Tàu được ghi nhận quá khiêm tốn, mà thiển nghĩ của em đây mới là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc thực thụ nhất. Người nước ngoài xâm chiếm nước ta thật, ta đánh giết và hy sinh do trực tiếp kẻ thù xâm lược gây ra.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cảm ơn cụ xe đạp đã chỉ dẫn, cảm ơn cụ ccc mở màn thớt một, cảm ơn cụ đau mở thớt 2, cảm ơn cụ gấu đã chỉ giáo, cảm ơn cụ vị xuyên đã cung cấp nhiều thông tin...
Không có các cụ thì em nghĩ với rất ít lượng thông tin mà sách, đài, báo đã đưa - kiểu lấy lệ như sgk lớp 12 mới kia; thì em nghĩ rất nhiều người sinh ra trong chiến tranh chống Mỹ, lớn lên trong chiến tranh chống Tàu như em và những bạn hậu sinh và kể cả một bộ phận các bác tiền bối thì cũng không thể biết được cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài cỡ chục năm năm này.
Em không dám luận bàn về chính trị hay cái gì đại loại thế, nhưng em được biết " lịch sử là phản ánh trung thực , đầy đủ những gì diễn ra trong thời gian không kể ngắn dài.." Nếu cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mỹ được ghi nhận là những cuộc chiến vệ quốc vĩ đại, được kỷ niệm rất nhiều, được nhắc đến rất cụ thể từng trận nổi tiếng từng chiến sỹ, sỹ quan đã lập chiến công . Thì cuộc chiến tranh chống Tàu được ghi nhận quá khiêm tốn, mà thiển nghĩ của em đây mới là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc thực thụ nhất. Người nước ngoài xâm chiếm nước ta thật, ta đánh giết và hy sinh do trực tiếp kẻ thù xâm lược gây ra.
Hì hì, những điều cụ ocbong nêu theo cháu thấy đã được nêu hết trong 2 thớt về BGPB rồi mà. Cụ yên tâm, thông tin về cuộc chiến sẽ tiếp tục được nhắc tới một cách rõ ràng và sòng phẳng dần dần theo năm tháng.
 

Kingvuive

Xe tải
Biển số
OF-177162
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
476
Động cơ
343,530 Mã lực
Cảm ơn các cụ CCB. E lại hiểu thêm phần nào về các Bác!
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
184
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có chuyện này em xin hóng:
Năm 2002 em qua cửa khảubTHANH Thủy sang Malipo - cách Bắc kinh chắc hàng nghìn cây các cụ nhỉ. Em thấy mấy cái này:
- Dân bên Malipo toàn ở chung cư từ những năm đấy, nhà cửa mới, đẹp lắm, bán hàng trong nhà tầng một chung cư. Trong khi đó bên mình bán vìa hè ợ, nhà cửa lèo tèo lắm ( không biết giờ có đổi thay gì k)
- Biên phòng Khựa làm lễ kéo, hạ cờ hàng ngày trang trọng lắm. Còn bên ta các bố ấy cũng có lễ kéo, hạ cờ nhưng làm lấy lệ lắm, không có tý trang trọng nào - Mà Thanh Thủy chỉ cách Hà Nội cỡ hơn hai trăm cây chứ mấy.
Hôm rồi xem lại mà kéo cờ ở lăng thì thấy làm nghiêm chỉnh lắm
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Có chuyện này em xin hóng:
Năm 2002 em qua cửa khảubTHANH Thủy sang Malipo - cách Bắc kinh chắc hàng nghìn cây các cụ nhỉ. Em thấy mấy cái này:
- Dân bên Malipo toàn ở chung cư từ những năm đấy, nhà cửa mới, đẹp lắm, bán hàng trong nhà tầng một chung cư. Trong khi đó bên mình bán vìa hè ợ, nhà cửa lèo tèo lắm ( không biết giờ có đổi thay gì k)
- Biên phòng Khựa làm lễ kéo, hạ cờ hàng ngày trang trọng lắm. Còn bên ta các bố ấy cũng có lễ kéo, hạ cờ nhưng làm lấy lệ lắm, không có tý trang trọng nào - Mà Thanh Thủy chỉ cách Hà Nội cỡ hơn hai trăm cây chứ mấy.
Hôm rồi xem lại mà kéo cờ ở lăng thì thấy làm nghiêm chỉnh lắm
Thưa cụ là Hà Giang bây giờ đẹp và sạch lắm, năm 2009 em có sang Malipo thì thấy so với Hà Giang là thua về nhiều mặt. Đẹp là phải vào tận châu Vân Sơn mới đẹp, đặc biệt dân Malipo không ưa dân Việt mình lắm bởi hướng đó ít giao thương với mình nên ký ức của họ về dân Việt mình là ấn tượng về những năm 80 với hàng đoàn xe chở thương binh tử sỹ của họ từ biên giới Việt Nam về Malipo.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top